doanhdoanh
Phượt tử
TÂY NINH DU KÝ
Một ngày cuối tuần, chúng tôi quyết định đào thoát khỏi Sài Gòn nóng bụi hầm hập và kẹt xe, lô-cốt bằng một chuyến du lịch Tây Ninh. Khoảng cách khá gần –chỉ 100km- nên phương tiện lý tưởng là xe gắn máy để tha hồ khám phá…
Phần 1: CON ĐƯỜNG BÁNH TRÁNG
Rời Thành phố lúc 4h sáng, khi mà những con đường bình thường kẹt cứng giờ rộng thênh thang. Thật dễ chịu khi hít hơi sương trong lành buổi sớm pha lẫn mùi cà-phê phảng phất từ quán cóc ven đường đang dọn hàng. Cảm giác đón ánh bình minh đầu tiên ló dạng trên cánh đồng lúa mênh mông ở Trảng Bàng, như xua đi những phút căng thẳng chen nhau nhích từng bước một mỗi sáng đến sở làm trên con đường đô thị sình lầy đang đào dang dở...
Điểm đến đầu tiên của chúng tôi là làng báng tráng ở thị trấn Trảng Bàng. Bánh tráng Trảng Bàng phơi sương cuốn thịt luộc, rau sống là đặc sản Tây Ninh nổi tiếng ai ai cũng biết. Người Sài Gòn dẫu chưa một lần đến Trảng Bàng vẫn có thể đã từng được thưởng thức món ăn tuyệt vời này, qua các quán bánh tráng phơi sương Tây Ninh mở ra ngay tại TP Hồ Chí Minh. Nhưng đến làng bánh tráng vào lúc bình minh vừa lên để xem bánh tráng đang phơi sương thì chắc là có người chưa từng biết. Bánh tráng Trảng Bảng làm từ bột gạo tẻ và phải tráng thành 2 lớp. Sau khi phơi trên vỉ tre, bánh được đem nướng ,qua công đoạn nướng mới đem phơi sương từ nửa đêm đến sáng. Lúc này đây trên các con đường trong xóm đều tràn ngập bánh tráng, muốn đi phải bỏ xe, đi bộ len lỏi giữa các dãy bánh tráng đang phơi. Ấy vậy mà chỉ ít phút nữa thôi, khi các vỉ bánh tráng đã phơi xong, bánh được đem vào và gói bằng lá chuối . Nắng sẽ lên và con đường bánh tráng biến mất , trở lại thành con đường làng xe cộ tấp nập.
H1: Con đường bánh tráng
Phần 2 : ĐƯỜNG LÊN ĐỈNH NÚI
Núi Bà Đen cao 986m là địa điểm hành hương nổi tiếng với các di tích như : Điện Bà, chùa Hang, chùa Trung, động Kim Quang.. tạo thành 1 quần thể du lịch. Việc lên Điện Bà thắp nhang trở nên dễ dàng và nhanh chóng do có hệ thống cáp treo khá hiện đại với thời gian đi chỉ mất khoảng 15 phút . Tuy nhiên ta có thể chọn 1 cách khác để chinh phục đỉnh núi - đó là đi bộ . So với đi cáp treo, đi bộ leo núi có thể ghé thăm nhiều địa điểm dọc đường hơn và quan trọng nhất là thưởng thức được nhiều cảnh đẹp . Tiết trời sáng mát mẻ , thật thích thú khi bắt gặp cảnh sương mù như 1 tấm chăn bông đắp lấy đỉnh núi Bà Đen huyền ảo.
H2 : Sương mù trên đỉnh Bà Đen
Đối với dân Sài Gòn công chức ngồi ghế nhiều hơn đi bộ thì con đường lên núi không phải là dễ dàng thoải mái cho lắm. Dọc đường chúng tôi liên tục nghỉ mệt, ngắm cảnh, mua nước uống tiếp sức và cảm thấy hơi bị tự ái khi thấy các ông già, bà lão từ tốn dắt nhau chậm rãi qua mặt cánh thanh niên ngồi thở hổn hển ! Quyết không chịu thua, sau hơn 1 giờ đồng hồ chinh phục, cả nhóm đã lên gần đến đích. Và ở đây , ai cũng sững sờ khi gặp cảnh tượng những người phu khuân vác đang miệt mài cõng từng bao xi-măng 50 kg , từ chân núi lên đỉnh núi. Những mệt nhọc sau một chặng leo núi dài của dân văn phòng không còn chỗ đứng khi so sánh với mỗi bước chân đi – mỗi giọt mồ hôi rơi lã chã của những người bán mặt cho đất , bán lưng cho trời này ! Cất tiếng hỏi thăm, nhưng nhìn ánh mắt mệt nhọc, hơi thở gấp gáp và bước chân run rẩy, chúng tôi chợt hiểu với chút sức lực còn lại của họ bây giờ một câu trả lời là quá xa xỉ thừa thãi…
H3: Bán mặt cho đất
H4: Bán lưng cho trời
Mới sáng sớm nhưng Điện Bà đã đông người đi dâng hương, lễ Bà và .. xin xăm. Các dịch vụ như : gạo , muối, giấy tiền vàng bạc và cả heo quay cúng đều có người cung ứng đầy đủ. Khách hành hương chỉ cần mua ngay tại chỗ chứ không cần mang từ nhà tới, thật tiện lợi. Lưu ý rằng những ngày rằm, mùng một hay ngày Hội xuân Núi Bà vào tháng giêng âm lịch thì giá cả cũng leo theo cao ngất như núi Bà Đen vậy !
H5 : Người đi lễ Bà sáng sớm
Thắp hương lạy Bà xong, chúng tôi quay xuống núi bằng máng trượt. Hai người ngồi 1 xe trượt, có cần tăng giảm tốc và thắng. Cảm giác trượt ào ào từ đỉnh núi xuống thật thú vị, nhất là những đoạn ôm cua vòng vèo giữa tiếng la hét của cánh đàn ông và những đôi mắt nhắm tịt của chị em phụ nữ. Nếu như phải mất hơn 1 tiếng đồng hồ leo lên đỉnh thì chỉ sau 5 phút trượt máng, ta đã ở chân núi . Với giá vé bằng với cáp treo, cảm giác mạnh hơn nhiều , loại hình này phù hợp với thanh niên hơn là người lớn tuổi.
H6: Núi Bà nhìn từ máng trượt
Một ngày cuối tuần, chúng tôi quyết định đào thoát khỏi Sài Gòn nóng bụi hầm hập và kẹt xe, lô-cốt bằng một chuyến du lịch Tây Ninh. Khoảng cách khá gần –chỉ 100km- nên phương tiện lý tưởng là xe gắn máy để tha hồ khám phá…
Phần 1: CON ĐƯỜNG BÁNH TRÁNG
Rời Thành phố lúc 4h sáng, khi mà những con đường bình thường kẹt cứng giờ rộng thênh thang. Thật dễ chịu khi hít hơi sương trong lành buổi sớm pha lẫn mùi cà-phê phảng phất từ quán cóc ven đường đang dọn hàng. Cảm giác đón ánh bình minh đầu tiên ló dạng trên cánh đồng lúa mênh mông ở Trảng Bàng, như xua đi những phút căng thẳng chen nhau nhích từng bước một mỗi sáng đến sở làm trên con đường đô thị sình lầy đang đào dang dở...
Điểm đến đầu tiên của chúng tôi là làng báng tráng ở thị trấn Trảng Bàng. Bánh tráng Trảng Bàng phơi sương cuốn thịt luộc, rau sống là đặc sản Tây Ninh nổi tiếng ai ai cũng biết. Người Sài Gòn dẫu chưa một lần đến Trảng Bàng vẫn có thể đã từng được thưởng thức món ăn tuyệt vời này, qua các quán bánh tráng phơi sương Tây Ninh mở ra ngay tại TP Hồ Chí Minh. Nhưng đến làng bánh tráng vào lúc bình minh vừa lên để xem bánh tráng đang phơi sương thì chắc là có người chưa từng biết. Bánh tráng Trảng Bảng làm từ bột gạo tẻ và phải tráng thành 2 lớp. Sau khi phơi trên vỉ tre, bánh được đem nướng ,qua công đoạn nướng mới đem phơi sương từ nửa đêm đến sáng. Lúc này đây trên các con đường trong xóm đều tràn ngập bánh tráng, muốn đi phải bỏ xe, đi bộ len lỏi giữa các dãy bánh tráng đang phơi. Ấy vậy mà chỉ ít phút nữa thôi, khi các vỉ bánh tráng đã phơi xong, bánh được đem vào và gói bằng lá chuối . Nắng sẽ lên và con đường bánh tráng biến mất , trở lại thành con đường làng xe cộ tấp nập.

H1: Con đường bánh tráng
Phần 2 : ĐƯỜNG LÊN ĐỈNH NÚI
Núi Bà Đen cao 986m là địa điểm hành hương nổi tiếng với các di tích như : Điện Bà, chùa Hang, chùa Trung, động Kim Quang.. tạo thành 1 quần thể du lịch. Việc lên Điện Bà thắp nhang trở nên dễ dàng và nhanh chóng do có hệ thống cáp treo khá hiện đại với thời gian đi chỉ mất khoảng 15 phút . Tuy nhiên ta có thể chọn 1 cách khác để chinh phục đỉnh núi - đó là đi bộ . So với đi cáp treo, đi bộ leo núi có thể ghé thăm nhiều địa điểm dọc đường hơn và quan trọng nhất là thưởng thức được nhiều cảnh đẹp . Tiết trời sáng mát mẻ , thật thích thú khi bắt gặp cảnh sương mù như 1 tấm chăn bông đắp lấy đỉnh núi Bà Đen huyền ảo.

H2 : Sương mù trên đỉnh Bà Đen
Đối với dân Sài Gòn công chức ngồi ghế nhiều hơn đi bộ thì con đường lên núi không phải là dễ dàng thoải mái cho lắm. Dọc đường chúng tôi liên tục nghỉ mệt, ngắm cảnh, mua nước uống tiếp sức và cảm thấy hơi bị tự ái khi thấy các ông già, bà lão từ tốn dắt nhau chậm rãi qua mặt cánh thanh niên ngồi thở hổn hển ! Quyết không chịu thua, sau hơn 1 giờ đồng hồ chinh phục, cả nhóm đã lên gần đến đích. Và ở đây , ai cũng sững sờ khi gặp cảnh tượng những người phu khuân vác đang miệt mài cõng từng bao xi-măng 50 kg , từ chân núi lên đỉnh núi. Những mệt nhọc sau một chặng leo núi dài của dân văn phòng không còn chỗ đứng khi so sánh với mỗi bước chân đi – mỗi giọt mồ hôi rơi lã chã của những người bán mặt cho đất , bán lưng cho trời này ! Cất tiếng hỏi thăm, nhưng nhìn ánh mắt mệt nhọc, hơi thở gấp gáp và bước chân run rẩy, chúng tôi chợt hiểu với chút sức lực còn lại của họ bây giờ một câu trả lời là quá xa xỉ thừa thãi…

H3: Bán mặt cho đất

H4: Bán lưng cho trời
Mới sáng sớm nhưng Điện Bà đã đông người đi dâng hương, lễ Bà và .. xin xăm. Các dịch vụ như : gạo , muối, giấy tiền vàng bạc và cả heo quay cúng đều có người cung ứng đầy đủ. Khách hành hương chỉ cần mua ngay tại chỗ chứ không cần mang từ nhà tới, thật tiện lợi. Lưu ý rằng những ngày rằm, mùng một hay ngày Hội xuân Núi Bà vào tháng giêng âm lịch thì giá cả cũng leo theo cao ngất như núi Bà Đen vậy !

H5 : Người đi lễ Bà sáng sớm
Thắp hương lạy Bà xong, chúng tôi quay xuống núi bằng máng trượt. Hai người ngồi 1 xe trượt, có cần tăng giảm tốc và thắng. Cảm giác trượt ào ào từ đỉnh núi xuống thật thú vị, nhất là những đoạn ôm cua vòng vèo giữa tiếng la hét của cánh đàn ông và những đôi mắt nhắm tịt của chị em phụ nữ. Nếu như phải mất hơn 1 tiếng đồng hồ leo lên đỉnh thì chỉ sau 5 phút trượt máng, ta đã ở chân núi . Với giá vé bằng với cáp treo, cảm giác mạnh hơn nhiều , loại hình này phù hợp với thanh niên hơn là người lớn tuổi.

H6: Núi Bà nhìn từ máng trượt