What's new

Vùng Cao Hà Giang và mặt trận Vị Xuyên

khanhmaituantu

Phượt thủ
Hà Nội 8h tối xuất phát từ bến xe phía Nam.Xe giường nằm BP.4h sáng nghe lao xao mời gọi đi Mèo Vạc, Đồng Văn tim gan đã sôi lên rồi.Vạ vật tí 7h30 sẽ khám phá Vùng Cao.Nơi đó là vùng đất của hoang sơ địa chất, bâng khuâng phố Tàu, Vua Mèo cùng pạc hoọc, địa đầu Tổ quốc và địa danh khói lửa Vị Xuyên.Đi để lấp đầy hiểu biết sơ sài về lịch sử Dân tộc.
 
Thực ra tôi đi lại giữa Hà Giang và Hà Nội rất nhiều lần và hay đi đêm nhưng hôm qua phải bổ xung thêm một số kinh nghiệm khi đi xe giường nằm như sau:
1. Đi tuyến này nên đi xe giường nằm có uy tín-họ chạy xe an toàn-nhưng cũng không nói trước được vì các loại xe khác chạy điên cuồng luôn-tuy nhiên loại trừ rủi ro càng nhiều càng tốt.
2. An toàn nhất là nằm dãy giường giữa xe, tầng 1.
3. Nếu phải nằm giường hai bên sườn xe thì nên xin 2 cái chăn.1 cái kê dưới chân, 1 cái quấn quanh đầu vừa ấm vừa đỡ va vào thành xe.
4. Nên thắt dây an toàn khi ngủ vẫn tốt hơn là không.
 
7h30 chúng tôi gồm 4 người xuất phát từ thành phố Hà Giang.Từ Hà Giang đi thị trấn Yên Minh khoảng 100km nhưng trước khi tới Yên Minh ta sẽ thấy hình ảnh hay xuất hiện khi tới Hà Giang là Núi Đôi ở Quản Bạ.Hai gọn núi này hình bát úp khá tròn trịa và đều nhau.Sau khi vượt qua đèo và Cổng Trời thì tới Quản Bạ và Núi Đôi nằm nagy đầu thị trấn này.Hôm đó trời qua mù vì vậy hình ảnh Núi Đôi chỉ hiện ra mờ mờ.Tuy nhiên chúng tôi cũng dừng lại hưởng chút không khí mát lạnh, trong lành ngắm núi non và còn cả việc chống lại triệu chứng ban đầu của say xe sau khi tống hai chén rượu và bát phở của anh Lủ vào bụng.
attachment.php

Nhìn về phía Núi Đôi mờ mịt sương
attachment.php

Đường vào thị trấn Yên Minh
attachment.php

Quán phở anh Lủ
attachment.php

Anh Lủ
 
Last edited:
Xe dừng lại ở trước sân của nhà Vương.Đối diện nhà Vương là một khu chợ và một dãy nhà sau này mới biết là nhà nước làm cho toàn bộ gia đình con cháu Vương dọn ra ngoài ở còn khu nhà Vương thì chuyển thành khu di tích tham quan phục vụ khách(vụ này mà để bà con ở Hai Bà Trưng-Hà Nội làm thì con cháu nhà Vương sống 30 đời chẳng hết tiền).Phía ngoài nhà Vương có phần mộ của thân mẫu và mộ cụ Vương Chính Đức-Pháp phong cho làm Bang Tá cai quản Đồng Văn.Cụ sinh năm 1865 ở Xà Phìn cũng là nơi tọa lạc của nhà Vương.
Nhà do cụ Vương Chính Đức thân sinh ra ông Vương Chí Sình làm trong nhiều năm mới xong và tiêu tốn hết 15 vạn đồng bạc trắng.Ông Vương Chí Sình vốn một thời là "Vua Mèo" tự xưng, sau là đại biểu Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Hai bên lối vào là hàng cây sa mộc mà lúc đầu tôi tưởng là tùng.Địa điểm xây dựng do thầy địa lý Trung Quốc xem có hình mai rùa và hàng cây sa mộc nhằm mục đích giúp dòng họ và con cháu cụ Vương không bao giờ sụp đổ.Nhà chia làm 3 lớp tiền, trung và hậu dinh sâu 46m, rộng 22m và cao hơn 10m có 4 nhà ngang, 6 nhà dọc, 24 buồng, mái ngói Tàu bịt đầu bằng hoa văn chữ thọ. Qua lớp cấm thành phía ngoài sẽ thấy hai bên cửa chính của tử cấm thành là hai câu đối:
Bên trái : Gia tích thiện hiền nhân xuất nhập.
Bên phải : Môn phong lưu quí khách vãng lai.
Khải Định năm thứ 8-1923 tặng ông 4 chữ ghi trên cửa chính phòng khách “Biên Chính Khả Phong” nhằm “Cung tụng bang tá Vương công Chính Đức đức chính”.
Thời hoàng kim có khoảng 30 lính sống và bảo vệ trong nhà Vương.Giữa nhà có sân trong rộng lát đá xanh thoát nước rất thông minh(có lẽ học anh Tàu).Các góc nhà có lô cốt cao để bảo vệ.Các kho vũ khí, kho vàng bạc, kho thuốc phiện do các bà vợ Vương chia nhau cai quản.
Công trình được công nhận di tích nghệ thuật cấp quốc gia năm 1993 và trùng tu năm 2004-2005.
 
Chúng tôi nghỉ ở Đồng Văn một đêm ở khách sạn Cao Nguyên Đá.Ăn tối ở chợ và cà phê ở nhà cổ Đồng Văn.Buổi tối ở Đông Văn có vài quán xá nhưng vẫn còn buồn lắm.Hẹn mấy anh em bên công an thị trấn sang chơi,chúng tôi ngồi chờ.
Xã Sà Phìn toàn là người Mông.Họ Vương (còn gọi là họ Vàng) đã có tới hàng người. Lương thực chủ yếu của người Mông ở Sà Phìn là ngô. Ngô thường trồng một vụ vào mùa mưa; thu hoạch xong họ đánh đống lại ở nương phơi cây cho khô rồi để dành làm thức ăn cho ngựa vào mùa khô thiếu cỏ. Ở Sà Phìn nói riêng và ở miền cao nguyên đá Đồng Văn là thiếu nước. Vì vậy ở đây nhân dân được nhà nước đầu tư cho xây dựng rất nhiều bể, gọi là bể treo.Gọi vậy thôi chứ nó là loại bể nằm ở nằm ở đáy một cái thung rất to, rộng nhưng nông để chứa nước cho bà con dùng.Các cơ quan nhà nước cấp huyện cũng thường có một cái bể ấy thi thoảng vẫn cho bà con chứ không bán.Thằng em họ tôi kể đến phiên chợ, chồng(người Mông) đi trước, vợ cầm ô(che nắng cho chồng khi nắng và khi lão đối ngoại với bạn ở chợ say lăn quay ra đất) nách cắp con gà hoặc con lợn(dân xuôi gọi là lợn cắp nách) dung dăng dung dẻ trông tình lắm.Họ thường không bán mà chỉ đổi hàng lấy hàng hoặc xuống chợ uống rượu, làm bát thắng cố đãi bạn là hết.Họ nghèo, sống thành thật nên ai mà lại đang tâm bán nước ăn cho họ chứ.Con gà chỉ khi nào đến chợ mới bán, dọc đường trả tiền trăm cũng lắc đầu.Nhưng bạn mà làm họ ưng cái bụng thì họ cho luôn.Người Mông có mấy thứ quí đó là súng kíp, nỏ, chim họa mi cực kỳ khó kiếm nhưng được tặng thì cũng đừng ngạc nhiên nhé.Xin dẫn lời một chị về cái cảnh thiếu nước ở Vùng Cao-”chúng tôi lãng quên cái sự khô khát ở Sà Phìn nên đã dùng nước một cách vô tư, hào phóng như đã từng dùng nước máy Phần Lan cấp vào từng nhà ở Hà Nội. Cô nhà báo trẻ hiền thục cùng đi từ thủ đô lên còn tỉa tót bụi bẩn ở các kẽ móng tay, kẽ ngón chân. Chả mấy chốc, hai can nước loại hai mươi lít đã sạch bách mà cô nhà báo trẻ vâcn chưa kịp rửa mặt. Chỉ đến khi Thiếu úy Nam chạy sang bên Trạm y tế Sà Phìn vay một can nước về thì chúng tôi mới biết mình vô ý quá. Cô nhà báo trẻ đã khóc. Có thể cô là người mau nước mắt, có thể cô khóc vì sự vô ý, khóc vì ngượng, khóc vì thấy mình thừa ra, lạc lõng giữa đất trời Đồng Văn. Tôi chợt nghĩ, lúc ấy cô tiểu thư Hà Nội mới thực sự biết thương những người lính vùng biên”.Cái khổ của thiếu nước ở Đồng Văn chỉ là một trong những nỗi khổ mà con người ở đây phải gánh chịu.Thiếu úy Thắng-cảnh sát hình sự công an huyện Đồng Văn nhiệt tình đến mức vừa đi bắt phạm về xong tắm rửa qua loa rồi qua chỗ tôi luôn.Thắng còn trẻ lắm-đẹp trai rất phong trần.Em kể rất hào hứng, tội phạm ở Đồng Văn, gây án xong là trốn sang bên kia biên giới phải rất khôn khéo và thông thạo địa bàn mới bắt lại được.Vì dân 2 bên vùng biên cũng có họ hàng với nhau cả nên không cẩn thận mình không bắt được phạm mà còn bị tổn thương ấy chứ.Sau một chầu rượu ngô, trứng vịt lộn, cháo gà vừa lai rai Thắng vừa kể.Khoảng 1 đến 2 tháng em về nhà một lần khoảng 3,4 ngày.Vợ mới cưới và con vừa sinh đều ở Hà Giang.Anh đội trưởng đội hình sự đi cùng Thắng thì còn lâu hơn mới được về.Cũng may thị trấn Đồng Văn còn có khách du lịch lên nên cũng đỡ buồn vì các dịch vụ đi kèm xuất hiện.Thắng nói thú vui giải trí của em là đánh bia và thi thoảng đi hát karaoke còn không thì 9h là đi ngủ.Nhiệt tình, mến khách mấy anh em hình sự Đồng Văn ép tôi ăn uống.Tôi lấy số máy của Thắng và nói với em rằng tôi sẽ trở lại vào đầu năm để giúp một xã nào mà em thấy nghèo nhất trong địa bàn em quản lý.Thắng và mấy anh em hình sự vui ra mặt, thì ra chàng trai này cũng như các anh trong công an Đồng Văn là vậy-vất vả, hiểm nguy coi như bổn phận và nỗi nhớ vợ con dâng đầy trong khóe mắt khi tâm sự về gia đình nhưng khi có điều kiện giúp những cảnh ngộ gian khó hơn thì họ lại quên luôn bản thân mình.Thành thật cảm thấy xấu hổ về mình trước những người đàn ông can trường ấy.
Thắng à,anh sẽ còn quay lại cùng mấy anh em đi về bản và mấy anh em mình còn hẹn nhau đi chợ tình Khâu Vai cơ mà.Lần sau anh “gọi hội” đi cùng-(cái món rượu ngô của chú làm anh tí toi)-chú đừng tinh tướng vội nhé.Tạm biệt Đồng Văn, tạm biệt những con người dũng cảm.

attachment.php


Chợ thị trấn Yên Minh

attachment.php


Bể treo Đồng Văn

attachment.php


Ăn phở ở chợ Đồng Văn
 
Last edited:
Bác có lên cao điểm 940 Vị Xuyên k?tôi được nghe các anh trực tram viba trên đó(bây giờ là trạm viba Làng Luông) kể ngày xưa quân mình đánh quân khựa trên đó anh dũng lắm
 
Bác yên tâm tôi sẽ hầu chuyện Bác khi kể tới Vị Xuyên.Tôi đã gặp những người đã trải qua những ngày ác liệt ấy.Phần lớn là cán bộ lực lượng vũ trang Vị Xuyên-công an, bộ đội.Người dân thì có các cụ lão thành cách mạng đủ để thông tin đáng tin cậy.Tôi cũng sẽ tìm thông tin Bác nêu để thỏa mãn phần nào mong muốn tìm hiểu của Bác.Thứ ba này tôi đi Hà Giang tôi sẽ cố gắng tìm thông tin ngay.Thân ái chào Bác.
 
Cột cờ Lũng Cú nằm trên đỉnh núi Rồng trong khu vực chỏm cực Bắc của Tổ quốc.Tôi lên đó lần đầu khi cột cờ còn chưa thi công xong.Chơi với anh bạn thiết kế và cả xếp chủ nhiệm dự án này nên tôi đã tận mắt bản vẽ của nó.Mấy anh em chú cháu mấy lần hẹn nhau lên đó một chuyến nhưng chẳng lần nào đi được cùng nhau.Nói chung thiết kế ban đầu tôi cho là đẹp nhưng bị chỉnh sửa nhiều lần bởi các lý do khác nhau nên bây giờ nó như các bạn thấy.Tôi hơi thất vọng trong lần quay lại(khi cột cờ đã xong) bởi mấy điều.Thân cột cờ ốp đá mable nên sẽ bị phong hóa rất nhanh và khi ấy trông sẽ rất tệ.Bài học nhãn tiền là tượng đài Bắc Sơn ở cuối Vườn Hồng.Tệ hơn là lần sau tôi trèo lên thấy lù lù, ngang hàng và cùng cỡ với bia ghi mốc giới chủ quyền và địa danh là tấm “bia tưởng niệm” một ngân hàng lớn của Việt Nam-nơi đã có công góp tiền xây cột cờ.Cuối cùng là một phát hiện của một bạn tên Mai Thanh Hải tôi xin dẫn đường link để các bạn đọc http://maithanhhaiddk.blogspot.com/2011/05/bia-chu-quyen-tai-cot-co-lung-cu-bi-sai.html
Theo tôi lỗi bây giờ chẳng xét của ai mà có lỗi thì phải sửa.Bỏ cái”bia tưởng niệm” đi, làm thêm một dòng trên tấm bia chính là “54 dân tộc Việt Nam đã góp sức xây dựng cột cờ này” tôi thấy có lẽ ổn hơn.Sở dĩ nói”54 dân tộc Việt Nam”là do có người phản đối khi nói”54 dân tộc anh em Việt Nam”.”Đã gọi là anh em thì phải xếp hàng dọc, anh trước em sau không bình đẳng, bỏ chữ anh em thì có nghĩa là xếp hàng ngang cùng tiến lên-trích lời một bác cán bộ dân tộc Tày” hệ hệ.Lan man tí nhưng để nếu sau này có bạn nào đó lên Đồng Văn rồi qua cột cờ Lũng Cú thì xem họ đã sửa sai chưa.
Nói gì thì nói chúng ta cũng phải khẳng định làm nên cột cờ Lũng Cú là cả một sự cố gắng to lớn của đơn vị thi công.Nguyên vật liệu dĩ nhiên phải chuyển từ” xuôi lên” nhưng chuyển tới chân công trình đã là một kỳ công.Nước thì các bạn đã biết là thiếu rồi mà thất thoát nước trong xây dựng thì khỏi phải nói.Cảnh hàng đoàn cha mẹ con em, cô dì chú bác người Mông gùi từng gúi đá to(cái quai gùi họ thường vắt ngang trán) để đưa lên máy xay đá chuyển thành đá cỡ 3-4 và lấy mạt đá mịn như cát làm vật liệu trộn bê tông là một hình ảnh rất cảm kích rồi.Bà con nghèo lắm lại thật thà nữa, bị bóc lột là cái chắc, thấy thằng anh và con chị(chắc thế) ôm hòn đá bằng cái mũ cối trèo lên thang vứt vào máy xay sau khi vượt qua đống đá sắc như đá tai mèo bằng chân không, thằng em cỡ 2 tuổi gì đó thì cởi truồng, mặc mỗi cái áo mỏng, nhem nhuốc bò lê bò la bên cạnh bãi đá trông mà ứa nước mắt.Tôi mò mãi được 1 cái bút chì, một quyển vở và một gói bim bim đưa tụi trẻ.Sách bút con chị nhận lấy chạy vào lán cất, gói bim bim nó bóc ra rồi bốc trộm một cái duy nhất cho tọt vào miệng sau đó trả lại ngay cho thằng em đang khóc um lên.Hình ảnh đó ám ảnh tôi cho tới khi xuống núi.Video về việc các bạn đồng trang lứa không được đi học và phải lao động vất vả tác động ghê gớm tới con bé nhà tôi-sinh viên năm tư đại học chữ to-nó ăn uống và học hành tự giác lên rất nhiều.Các bạn đi Hà Giang chạy qua Đồng Văn, Mèo Vạc, Xín Mần sẽ thấy tụi nhỏ lao động vất vả thế nào.Các bạn chuẩn bị ít bim bim, vở, bút, sách…nhỏ gọn, nhẹ thôi(mua ở huyện lỵ nhé)-mang nặng và nhiều để các tổ chức lớn.Tôi hi vọng 1000 con người đi qua đó ít nhất cũng có 1000 quyển vở, 1000 cái bút, 1000 gói bim bim….đem lại niềm vui nhỏ nhoi cho lũ trẻ quá thiệt thòi ấy.
Trở lại cột cờ Lũng Cú, khi bạn phóng tầm mắt ra xa thì phía sau mấy quả núi là biên giới.Thật ra người dân ở đây có khi sáng làm nương bên kia biên giới chiều quay về nhà bên này biên giới.Tình hình mà hòa bình yên ổn thì họ qua lại hai bên biên giới vui vẻ, thậm chí cưới xin, sinh con đẻ cái là chuyện thường tình.Bạn sẽ thấy rất nhiều nét đặc trưng của văn hóa người Mông Hà Giang ở đây(người Mông không thích bị gọi là người Mèo đâu nhé).Nhà trình tường đất dày, có gác xép để tích trữ lương thực.Đứng trước nhà bạn sẽ thấy ngay bởi các xà ngang đỡ gác xép thòi ra khỏi tường mặt tiền.Nhà nói chung là có cấu tạo ba gian.Tường bao quanh nhà được xếp bằng đá rất khéo léo mà không có chất kết dính.Đây là một nét nghệ thuật xây dựng đặc sắc của người Mông.Cổng vào nhà thường bằng gỗ có mái dốc che ở phía trên.Trong khuôn viên người Mông hay quây một khu có tường thấp để chăn nuôi gia súc như trâu, lợn, gà.Từ trên cao cột cờ tôi nhìn thấy 2 điểm rất đẹp, một là ngôi nhà người Mông có tường bao hình tròn bố trí rất khéo, hai là một cái giếng nước hình tròn-tôi gọi là giếng mắt Rồng.Đứng trên lan can cột cờ, ngẩng đầu nhìn lên trên cao thấy phần phật lá cờ Tổ quốc bay, phóng mắt ra xa là đất Mẹ mênh mông, núi non trùng điệp hùng vĩ cũng lâng lâng trong lòng lắm.

attachment.php


Cột cờ Lũng Cú khi đang thi công

attachment.php


....Bây giờ với "bia tưởng niệm"
 
Last edited:
Chúng tôi tiếp tục lên đường để đến đỉnh Mã Pì Lèng.Con đường lên tới đỉnh Mã Pì Lèng được gọi là con đường Hạnh phúc.Con đường này được tạo nên bằng rất nhiều nỗ lực và cả xương máu của đồng bào Mông và rất nhiều người Kinh từ các tỉnh Cao Bắc Lạng, Hà Tuyên Thái, Hải Hưng, Nam Định trong gần 6 năm, riêng dốc Mã Pì Lèng mất 11 tháng.Dốc Mã Pì Lèng này thậm chí nhiều lúc tưởng không thể làm nổi và toàn bộ lối mòn nhỏ mà ngày nay mở rộng thành con đường đều phải làm hoàn toàn bằng tay.
Đứng bám vào lan can xây gạch ở mép vực trên đỉnh” sống mũi ngựa” này nhìn xuống dưới thấy sâu hun hút và cảm giác buồn buồn nơi bắp chân, vậy mà cha chú mình ngày xưa treo mình trên sườn núi đục đá chôn mìn thì thật là “ quên mình vì nhiệm vụ”.
Cậu lái xe cười rinh ríc khi thấy tôi say lử đử khi lên tới nơi.Cuộc gặp gỡ hôm đó khi nó nhận lái xe đưa tôi đi tưởng như vô tình nhưng hóa ra anh em đã biết nhau từ lâu.Lúc còn nhỏ nó ở nhà ông bác là hàng xóm nhà tôi, anh em đi bắt cào cào châu chấu với nhau mãi.Lớn lên đi học đại An ninh tôi cho nó đi nhờ xe đạp vì cùng đường vào trường.Bẵng đi một thời gian tôi chuyển chỗ ở vậy là anh em không gặp nhau.Sáng hôm đó tôi vừa ra khỏi nhà thấy một khuôn mặt quen quen và nó nói” anh đưa cái túi đây em đớ cho” thì tôi phì cười và hỏi luôn”Hưng à?”, vậy là quả đất tròn hai anh em gặp lại nhau sau gần mười hai năm.Thực ra cu cậu cũng lang bạt kỳ hồ khắp nơi khắp trốn cuối cùng về định cư tại Hà Giang.Bây giờ nó cũng “đình huỳnh” lắm nhà riêng vợ con nõn nà.Anh em chúng tôi nán lại trên đỉnh đèo chút rồi trực chỉ Mèo Vạc.Trên đường cu cậu mở mắt cho anh em tôi khối chuyện.Chuyện chợ tình Khâu Vai người ta cho phép vợ chồng gặp gỡ “tình cũ”thế nào, ma chay cưới hỏi của đồng bào Mông ra sao, cấm kị khi vào nhà người Mông và cuối cùng là thành tích tán gái Mông của nó.Rồi còn chuyện rượu ngâm cao Hổ, cao Ngựa bạch, rượu ngâm nguyên một con gấu Ngựa...hehe toàn đồ kinh dị cả.Chuyện cháo Ấu tẩu, bún chó, thịt vịt, cá Anh vũ... tôi cũng sẽ kể lại trong “ chuyên mục” ăn uống sau.Cái chuyện ăn uống này là tôi cũng “phái” lắm.
Đường chạy về Mèo Vạc bé tí ngoằn ngoèo nhất là qua Lũng Phìn mà tôi thấy nó chạy toàn 60,70km/ giờ nôn nao hết cả người.Đến thị trấn Mèo Vạc khoảng 3h chiều xe dừng lại để anh em tôi xuống mua dao quắm .Đây là dao mới chứ không phải là dao cũ nên chẳng mua nữa.Hưng cười nhe nhởn-lần sau anh đi chợ Lũng Phìn là có dao cũ ngay và phải làm bát Thắng cố, uống rượu ngô và ăn mèn mén.Sau này mới thấy chỉ có món mèn mén là xơi được.

Cảnh lao xe như bay trên đường từ Đồng Văn về Mèo Vạc

[video=youtube;zV7gzO5aMv0]http://www.youtube.com/watch?v=zV7gzO5aMv0[/video]
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,426
Bài viết
1,147,047
Members
193,489
Latest member
buyoldgmailaccouo0i
Back
Top