What's new

Đi bụi như bay Nepal - India 15 ngày trong cái nóng 49 độ C của mùa hè xứ Phật

Đi bụi như bay Nepal - India 15 ngày trong cái nóng 49 độ C của mùa hè xứ Phật

Brief về chuyến đi bụi như điện xẹt vừa rồi mình vừa thực hiện trên đất Nepal và India.
Bên dưới là lịch trình cơ bản nhóm mình gồm 4 Mems vừa mới thực hiện trong khoảng thời gian từ 1/7/2014 đến 15/7/2014.
Nói chung, đây là chương trình đi bụi kiểu cưỡi gió bắt mây, đi còn hơn ăn cướp nữa, :Dít thời gian lại tham nơi đến, nên có thể coi là cưởi tên lửa ngắm hoa.=))

1/7: Bay từ Sài Gòn qua KL, Malaysia, lưu đêm ở KL

2/7: Bay từ KL qua Kathmandu, thủ đô của Nepal, lưu đêm ở Kathmandu

3/7: tham quan thung lũng Kathmandu, lưu đêm Kathmandu

4/7: đón xe bus đi Pokhara (gần 8 tiếng), lưu đêm Pokhara

5/7: dạo chơi Pokhara, chơi các trò chơi mạo hiểm, lưu đêm Pokhara

6/7: đón bus từ Pokhara đi Lumbini (8,5 tiếng), Lưu đêm trên đường vượt
biên giới Nepal - India

7/7: đón xe lửa từ Gorakhpur đi Lumbini (8 tiếng), lưu đêm Lumbini

8/7: tham quan Lumbini, tối khuya thuê car đi Varanasi (ngủ trên xe)

9/7: tham quan Varanasi, tối đón train đi Agra (dự định ngủ trên xe lửa), ai dè bể tour do missed train. đành phải thuê private car đi Agra trong đêm (10 tiếng)

10/7: tham quan Taj Mahal. lưu đêm Agra

11/7: tham quan buổi sáng ở Agra, chiếu thuê car đi về Delhi (3 tiếng), lưu đêm Delhi.

12/7: Tham quan Delhi, lưu đêm Delhi

13/7: đáp chuyến bay từ Delhi đi Bangalore (2 tiếng 45 phút), lưu đêm Bangalore.

14/7: tham quan Bangalore, nữa đêm đáp chuyến bay về KL, Malaysia (4,5 - 5 tiếng)

15/7: sáng đáp KL, đón MRT đi Putrajaya, tham quan buối sáng, trưa quay về sân bay KL đáp chuyến bay về XÌ GÒN.

Home Sweet Home

Nhóm 4 người, tính tổng chi phí cho 15 ngày đi cho một người là 1200$ ăn xài + 530$ vé máy bay. Tổng chi phí đâu đó khoảng 1750$, chưa kể quà lưu niệm hay shopping.
từ mai sẽ úp lên thông tin chi tiết cho mọi người theo dõi và rút kinh nghiệm nếu có ý định đi bụi Nepal, India.

G9 all. To be continued....
 
Last edited:
Re: Đi bụi như bay Nepal - India 15 ngày trong cái nóng 49 độ C của mùa hè xứ Phật

Bụi Nepal India ..
Ngày thứ 2 trên đất Nepal
Giấc ngủ đầu tiên trên đất Nepal ngon dễ sợ, đến nổi hông nghe cả tiếng đồng hồ báo thức luôn. Cả đám cứ ỷ y, phòng này ngủ quên thì phòng kia dậy đánh thức, ai dè ngủ quên hết cả đám.
9h sáng lật đật dậy ăn sáng. quyết định hok ăn sáng ở khách sạn, cả bọn đi loanh quanh kiếm chút gì đó nạp năng lượng. Hỏi qua lễ tân KS thì được nói là xung quanh có nhiều lắm, yên tâm đi. Mà ôi thôi, đi cả 10 phút chả thấy gì, do ngta còn đang ngủ. Phải nói là dân Nepal ngta ngủ rất sớm mà được cái là dậy rất là ....trễ. 9h30 tối là thấy thành phố đóng cửa còn 9h sáng vẫn chả thấy mấy cửa hàng mở cửa.
cuối cùng sau 10' mới thấy được cái bảng hiệu nhà hàng kiêm motel. Thui lở ùi, vô đại luôn. Cái ấn tượng đầu tiên là cái mùi j đó, hok diễn tả được đâu, phải ở đó mới biết làm mình có cảm giác dợn dợn. Nói chung là cái mùi đặc trưng ở mấy xứ cari này. Định bỏ cuộc nhịn ăn sáng, mà tụi kia nó nói đói quá nên thui vô ăn đại.
Lối lên nhà hàng tôi tối như dẫn khách vào đường hầm tối tăm, ẩm thấp lại bốc mùi nữa chớ. Bước lên tới nhà hàng thì cả đám định quay đi nhưng thui, sáng sớm ngta mới mở cửa làm vậy dễ bị ăn đạn lắm. Ngậm ngùi kiếm 1 chỗ vừa có chút ánh sáng vừa có chút không gian thoang thoáng để quên bớt cái mùi không được hoan nghênh kia.
Cái menu nhìn cũng phong phú nhưng có cái cảm giác không sành sạch cho lắm. E dè kêu vài món. Mỗi đứa mỗi món. Mình thì kêu cái Pizza, mà nói thiệt là chỉ nuốt được 1/10 cái Pizza của nó. chả hiểu sao? Pizza cũng có mùi cà ri và mấy cái mùi không thể nuốt nổi nếu mình chưa quen. Thui kệ lát đi lòng vòng mua vài trái cây ăn đở đói cũng xong.
lần lữa mãi tới tận 10h sáng mới xuất phát đi tham quan KTM, chạy xuống lòng đường đón mấy chiếc taxi. Nhớ là hôm qua có anh giám đốc công ty du lịch trong khách sạn cho cho giá thuê xe AC nguyên ngày 8 tiếng tầm 80$, nên mình cũng có cái để so sánh và trả giá chút đỉnh. Cuối cùng thoả thuận với anh tài xế nói được chút xíu tiếng Anh nhưng phải kiên nhẫn tý mới hiểu được sơ sơ ảnh nói gì. Do bắt vài chiếc taxi mà toàn mấy bác tài xế lớn tuối lại hok nói được j chút tiếng Anh. Hỏi đi tới mấy điểm tham quan cũng hok biết nữa. Giá thoả thuận là khoảng 25$ để tham quan Patan (cách KTM 5km), Bhaktapur (15km) và Bordanath, Pashupatinath temple luôn trong 1 ngày. Mà xe hông máy lạnh nha pà kon. 80$ của khách sạn thì có máy lạnh. nói chung là tiền nào của đó. Nhưng đi 1 lúc mới thấy tiếc nuối không sử dụng xe khách sạn bới vì trời càng lúc càng nóng. Sáng 9h thì nhiệ độ chỉ tầm 29 độ C thấy có vẻ êm êm, sau đó tăng dần lên tới cuối ngày là 45-46 độ C. và về đêm thì mát mẻ lắm chỉ khoảng 25-27 độ thôi. Có 1 cái an ủi nhẹ là anh tài xế quá nhiệt tình. Ảnh nói quá trời, ảnh giới thiệu quá trời luôn mà hok hiểu ảnh nói j hết trơn trọi. Nhưng cũng vui vui vì cái phong thái của ảnh. Mình không hiểu anh ta muốn nói gì nhưng cảm kích thực sự các sự hiếu khách của ảnh.
 
Last edited:
Re: Đi bụi như bay Nepal - India 15 ngày trong cái nóng 49 độ C của mùa hè xứ Phật

bài viết khá hay... không biết còn nửa không bạn!!! :v
 
Re: Đi bụi như bay Nepal - India 15 ngày trong cái nóng 49 độ C của mùa hè xứ Phật

Tks bạn, mấy hổm rày mình hơi bận tý việc. Hôm nào tranh thủ up tiếp
 
Re: Đi bụi như bay Nepal - India 15 ngày trong cái nóng 49 độ C của mùa hè xứ Phật

Ngày thứ 2 trên xứ Nepal

Cả nhóm xuất phát đi Patan hay còn gọi là Lalitpur cách KTM 5km trước.



Patan, tên chính thức là Lalitpur cách trung tâm KTM 5km về hướng Nam. Là một trong 3 thành phố chính ở thung lủng KTM, Nepal. TP này nổi tiếng là trung tâm văn hoá nghệ thuật và kiến trúc với các công tình bằng gỗ được chạm khắc rất tinh tế, bên cạnh các tháp thờ điển hình Nepal. Patan còn được gọi là thành phố của các lễ hội đầy màu sắc, thành phố của các buổi đại yến của các công trình kiến trúc bậc thầy với các bức tượng và phù điêu làm bằng kim loại và đá.



Dân số của thành phố vào năm 2011 là 226,728 người. Thành phố nằm lọt thỏm giữa thung lũng KTM, bên bờ Nam của dòng sông thiêng Bagmati chia cắt thành phố này với phần phía Bắc và Tây của thung lũng.
Người ta cho rằng thành phố được thành lập vào thế kỷ thứ 3 trước CN bởi triều đại Kirat sau đó được mở rộng hơn vào thế kỷ thứ 6 bởi triều đại Licchavis và mở rộng hơn nữa vào thời trung cổ bởi triều đại Mallas.

Có rất nhiều truyền thuyết về tên gọi của thành phố Patan này. Truyền thuyết được biết đến rộng rãi nhất giải thích rằng xưa kia ở giữa thung lũng KTM đã tồn tại 3 vương quốc nhỏ tồn tài thành bình. bổng nhiên xảy ra một trân hạn hán khủng khiếp kéo dài trong nhiều thập niên làm cho mọi vật trở nên tiêu điều và đói khát. Lúc bấy giờ, có 1 nhóm 3 người dân làm đại diện cho 3 vương quốc này đã đi đến Kamaru Kamachhya, ở Assam, India để thỉnh cầu vị thần Rato Machhindranath tới thung lủng KTM gọi mưa để cứu vớt mùa màng, chúng sanh. Một trong ba người này tên Lalit là một nông dân đã cõng thần Rato Machhindranath từ Assam đến Patan và ban mưa cho vương quốc. Nhờ vào công đức của mình, tên của Lalit đã được người dân đặt tên cho thành phố. Pur có ghĩa là thị trấn hay thành phố. Vào thàng 5 hàng năm, Lễ hội Bunga Dyah Jatra được tổ chức ở Patan nhằm tôn vinh vị thần mưa Rato Machhindranath. Trong lễ hội, bức tượng của vị thần mưa Rato Machhindranath được đặt trên 1 xe ngựa và được diễu hành quanh các con đường trong thành phố nhằm ban cho mọi người hạnh phúc và oọt vụ mùa bội thu.
người ta nói rằng Lalitpur được thành lập vào năm 299 bởi hoàng đế Veer Deva. Tuy nhiên, vẫn chưa có sự nhất trí haonf toàn của các độc giả về giả thiết rằng Patan từng là một thành phố phát triển và hoàn thiện trong thời cổ đại. Nhiều tài liệu lịch sử cổ xưa ghi chép rằng Patan là thành phố cổ xưa nhất trong thung lủng KTM. Theo biên niên sử rất cổ Kirat, Patan được thành lập bởi các vị vua Kirat rất lâu trước khi triều đại Licchavi đến thung lủng KTM. Theo biên niên sử này, thủ đô cổ nhất được biết đến của triều đại Kirat là Thankot. KTM, thủ đô hiện tại có lẽ đã được dời từ Thankot đến Patan sau khi vị vua Kirati Yalamber lên nắm quyền vào khoảng thế kỷ thứ 2 sau công nguyên.

Tên được người bản xứ KTM hay dùng nhất cho Patan là Yala. Người ta kể rằng vua Yalamber hay Yellung Hang đã đặt tên thành phố theo tên của mình và xưa kia thành phố cổ này được biết đến là Yala. năm 1768, Lalitpur được sát nhập vào vương quốc Gorkha bới vua Prithvi Narayan trong trận chiến Lalitpur.



Patan là thành phố khá lớn. Ở đây cũng có một công trình phức hợp tuơng tự ở Kathmandu. Đó là khu phức hợp Durbar Square hay còn gọi là khu hoàng cung. Khu phức hợp bao gồm rất nhiều tòa tháp thờ các vị thần Ấn Độ Giáo như Siva, Krishna... Tháp thờ cao nhất và đẹp nhất khu vực này là tháp thờ nữ thần Krishna, một vị nữ thần đầy quyền năng của Ấn Giáo. Vào mỗi năm tại khu vực này đều có các lễ hội lớn nhằm tôn thờ vị nữ thần này. Trong các lễ hội này, người dân Nepal hay người Ấn giáo nói chung sẽ thực hiện các lễ hiến tế dâng cúng nữ thần, dùng máu tươi của các con vật được hiến tế như dê, gà... Để xin nữ thần biến nguyện vọng của họ thành hiện thực. Đối với cộng đồng cư dân địa phương, nữ thần Krishna được xem là vị thàn quyền năng nhất và cũng là vị thần khát máu nhất. Tục kể rằng một khi nữ thần nổi giận thì trời long đất lỡ, mọi thứ sẽ bị hủy diệt. Nhưng ngài cũng có một trái tim nồng hậu và vị tha. Do đó người Nepal thường cầu xin phước lành, may mắn và sức khỏe... Tuy nhiên đi cùng với các điều khấn nguyện là các vật tế thần...





Đây là khu vực sinh hoạt văn hóa tâm linh, cũng là khu vực nghĩ ngơi thư giãn của người địa phương. Khu vực này được Unesco công nhận là di sản thế giới nên được bảo vệ và gìn giữ khá tốt và sạch sẽ.



Cây cột đá ở phía sau đưuọc gọi là trụ đá Asoka hay còn gọi là trụ đá vua A Dục. Tương truyền rằng vào năm 250 trước CN, Vua Asoka (A Dục) đã đến thành phố Patan để thăm con gái của ngài, tên Charumati. Trong chuyến viếng thăm này, ngài đã cho xây dựng tổng cộng 5 trụ đá ở thành phố. trong đó 4 cột được xây ngoài bao quanh cây trụ trung tâm mà ta thấy. 5 trụ này là tượng trưng cho banh xe luân hồi. Hiện tại trụ Asoka trung tâm vẫn tồn tại hiên ngang giữa trung tâm khu hoàng cung Durbar Square của Patan.


Do nhóm mình không có nhiều thời gian tham quan thung lũng Kathmandu nên phải tranh thủ đi nhanh đẻ xem đủ mọi thứ. Nếu các bạn có nhiều thời gian hơn thì theo mình, bạn nên dành ít nhất nữa ngày hoặc 1 ngày trọn vẹn để dạo bước quanh các đền tháp và khu phố cổ Patan và để cảm nhận nhịp sống cũng như hơi thở của một thành phố trầm mặc này.



Hiện nay, trong khắp thành phố vẫn còn khoảng 1200 ngôi chùa và các công trình phật giáo với quy mô khác nhau. Durbar Square của thành phố Patan là một trong bảy khu di sản được UNESCO công nhận ở thung lũng KTM vào năm 1979. Nhìn chung, các công trình và di sản của thành phố được gìn giữ và bảo vệ rất tốt.
.


Trên các tháp thờ, có rất nhiều phú điêu và các bức gỗ được cẩn rất chi tiết và đậm chất Nepal. Kèm theo đó là các tháp thờ được trang trí với các bảng đồng. Nghe nói người Nepal có kỹ thuật chế tác đồ đồng thuộc hàng bậc nhất của nhân loại. Hiện nay họ vẫn còn gìn giữ các kỹ thuật truyền thống này nên khi đi quanh các phố ta không khó bắt gặp nhiều cửa hàng bày bán các vật dụng kim khí...

 
Last edited:
Re: Đi bụi như bay Nepal - India 15 ngày trong cái nóng 49 độ C của mùa hè xứ Phật

Khi tham quan Kathmandu, các bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh của những người có diện mạo lạ mắt và kì dị. Bên dưới là hình ảnh của một vị Sadhu. Hầu hết các vị Sadhu ở Nepal đều đến từ Ấn Độ. Có nhiều bạn thắc mắc rằng Sadhu là ai và có vai trò gì trong xã hội Nepal?
thì theo mình biết: Sadhu được người Ấn Độ Và Nepal cho là hiện thân thiêng liêng của con người, là ánh sáng và sự giác ngộ giúp con người giải thoát khỏi kiếp luân hồi.

Ở Nepal và Ấn Độ, Ấn Độ Giáo đóng một vài trò rất quan trong trong đời sống xã hội. họ tin vào sự hiện diễn của muôn triệu vị thần, trong đó, theo quan niệm của người Ấn Giáo, Đức Phật cũng là một trong triệu triệu vị thần mà họ tôn thờ. Họ coi việc lễ bái, thờ phụng thần thánh là việc thường ngày. Người ta thường nói, người Ấn và Nepal nghèo về vật chất nhưng giàu có về tâm linh. Đức tin trong mỗi người rất sâu sắc.

Trong quan niệm Ấn Độ giáo, trời, đất, mấy núi, sông suối, đá, cây cỏ đều ẩn chứa sự thiêng liêng, đều là các hóa thân của thần linh. Tương tự như một số loài động vật như: bò, khỉ, voi, công, cá… Người Ấn Giáo tin vào hàng triệu vị thần linh. Vị thần này là hoá thân của vị thần kia. một vị thần có thể có nhiều hoá thân. Thật là bình thường khi một người Nepal không thể nhớ hết tên của các vị thần mà họ thờ phụng.

Vậy nên không có gì ngạc nhiên khi con người cũng có thể trở thành thánh. Và những thánh nhân Ấn Độ và Nepal không ai khác chính là các Sadhu.

Với người Hindu, sự giác ngộ là mục tiêu cao nhất trong cuộc đời. Một người được giác ngộ, đồng nghĩa với cuộc đời của người đó có ý nghĩa và đáng sống hơn.

Một người bình thường, sẽ cần đến nhiều lần đầu thai chuyển thế để có thể đạt đến ngưỡng thông tuệ, hòa làm một với đấng tối cao, để có thể nhìn thấy thần linh.

Tuy nhiên, từ thời xa xưa đã có những người (thường là đàn ông) đi theo những con đường tắt để có thể giác ngộ, thay vì phải trải qua nhiều kiếp luân hồi. Họ chính là Sadhu.



Sadhu, tạm dịch là Tu sĩ khổ hạnh. Họ là những đạo sĩ yoga tu hành khất thực, từ bỏ mọi thú vui trần tục, quy ẩn trong các hang động, rừng rậm, hoặc những ngôi đền trên khắp các vùng thuộc Ấn Độ và Nepal.

Những Sadhu đã tồn tại từ hàng ngàn năm về trước, đến này còn khoảng 4-5 triệu người.
Cách tu hành của Sadhu không nhất thiết giống nhau. Có người quy ẩn ở trong rừng sâu, trên núi vắng để tìm kiếm sự thanh tịnh nhằm giúp họ tiến nhanh hơn trên con đường tìm tháy sự giác ngộ. họ thường chỉ uống nước, ăn cây cỏ, trái cây (thường cố gắng ăn thật ít), có người có thể đi bộ với một tay giơ trong không trung trong một thập kỷ, có người dành thời gian hút charas (loại thuốc hút làm từ cần sa), có người ngồi thiền, thực hành Yoga... chỉ với một mục đích tối thượng là SỰ GIẢI THOÁT.

Sadhu thường mặc đồ có màu nâu, vàng nhạt, biểu tượng cho sự hi sinh, quên mình và xa rời thế tục.

Thường ngày, họ sống bên lề xã hội, không có nghĩa vụ phải làm việc và dành phần lớn thời gian tôn thờ vị thần họ đã chọn. Một số người thi hành những nghi lễ phép thuật nhằm... liên lạc với thần linh.

Ngoài ra, một số Sadhu tha phương chữa trị cho cộng đồng, loại bỏ "mắt quỷ" hoặc ban phước lành cho mọi người, tác hợp những cặp đôi tiến tới hôn nhân.
Những thánh nhân khác thực hiện những động tác yoga với cường độ mạnh kèm thiền định nhằm nâng cao năng lượng tinh thần và tiếp thu được những kiến thức thần bí.

Với họ, yoga được cho là sự tập luyện giữ thăng bằng cho cơ thể, kết hợp với cách thở, sự tập trung tư tưởng, niềm tin vào đấng siêu nhiên.



Tín đồ tôn thờ Sadhu cho rằng, chỉ cần ngắm nhìn họ đã có thể nhận được những tia năng lượng tinh thần. Tín đồ quyên góp mọi nhu yếu phẩm dâng lên thánh nhân, cũng như dâng lên Chúa trời và tin rằng sẽ được ban phước lành.

Phong tục này đã có từ xưa trong xã hội Ấn Độ, nhằm hỗ trợ những con người của thần linh.

Với những vị Sadhu thật sự, tài năng , họ đã được tôn thờ như những vị thánh sống. Tuy nhiên, cũng có nhiều người giả dạng Sadhu và xin tiền, lừa đảo lòng tin của người dân và khách du lịch.
theo như mình cảm nhận thì vị sadhu bên trên không phải là một chân Sadhu. Nếu các bạn để ý, hãy nhìn bàn tay phải của ổng. đó là động tác đòi tiền người chụp hình ổng. khi mình chụp hình này, ổng nhìn về mình và đòi tiền....






trước cổng vào khu Durbar Square ở Patan, có rất nhiều các Shop lưu niệm bày bán ngoài trời. Nếu các bạn có ý định mua quà lưu niệm thì mình nghĩ đây là nơi đáng mua. tuy nhiên bạn cần trả giá thật nhiều hen. ngta nói tahcsh khủng lắm. tụi mình trả giá tới hơn 70% luôn á. Nghĩa là nếu họ đưa giá 100 NR thì bạn nên trả 30 NR thôi.








 
Last edited:
Re: Đi bụi như bay Nepal - India 15 ngày trong cái nóng 49 độ C của mùa hè xứ Phật

tiếp đi bạn... mình đang hóng.... đang tính đi chổ này, nên thu thập thông tin...:v
 
Re: Đi bụi như bay Nepal - India 15 ngày trong cái nóng 49 độ C của mùa hè xứ Phật

Bạn ơi cho mình hỏi từ Indi qua Nepal có cần phải xin Visa ko vậy bạn? Hoặc từ SG qua Ìndia mình làm visa arival luôn ah?
 
Re: Đi bụi như bay Nepal - India 15 ngày trong cái nóng 49 độ C của mùa hè xứ Phật

Từ India qua Nepal, người Việt phải xin visa on arrival, ko được miễn đâu bạn hen.

Từ Sài Gòn đi India thì người việt nam xin dc VOA nhưng phải nhập cảnh ở 4 sân bay lớn nhất thôi bao gồm sân bay Delhi, Mumbai, Chennai và Kolkata. Nhưng chỉ xin được visa loại single (một lần) và có thời hạn 30 ngày, giá 60 USD. Còn bạn nào muốn đi India bằng đường bộ thì Bắt buộc phải xin Visa ờ Việt Nam!. Bạn ghé qua lãnh sự quán India góc nguyễn đình chiểu- phạm ngọc thạch, chi phí thấp hơn.
http://india-consulate.org.vn/v/vi/13#

Ah, nhưng bạn phải điền form xin visa India thông qua trang web của lãnh sự đã. Sau đó họ sẽ cấp phát cho bạn 1 mã visa rồi bạn in form visa đã hoàn thiện ra. Đem kèm vài tấm ảnh 4x4 tới lãnh sự quán. Trong 1 tuần bạn có thể lấy visa.
1 lưu ý là lãnh sự chỉ cấp visa 3 - 7 ngày trước ngày đi thui. Nên khi bạn làm visa trước 1 tháng trước chuyến đi thì họ sẽ giữ PP lại rồi hẹn tới gần ngày đi mới cấp visa và trả PP lại. Hơi bất tiện nếu bạn cần đi công tác nc ngoài trong khoảng giữa này.

Visa india dễ xin lắm. Bạn khỏi phải lo j hết. Có 1 cái lằng nhằng là nhiều bạn ko điền form xin visa trực tuyến dc. Nên cũng hơi bực mình vì sự hại điện này. Chúc bạn đi vui vẽ

To bạn pig4... Cám ơn bạn. Nếu có khuất mắt j trong việc lên plan cho cho chuyến Nepal india bạn có thể inbox mình. Nếu biết thì mình gỡ rối dùm bạn cho. ^^
Mấy hôm rầy bận quá, hok kịp viết bài nên hok cập nhật được. Sang tuần quỡn tý làm nốt topic này luôn.
 
Last edited:
Re: Đi bụi như bay Nepal - India 15 ngày trong cái nóng 49 độ C của mùa hè xứ Phật

Thông tin người Việt không được VOA là bạn hỏi trực tiếp lãnh sự hay lấy tại đâu vậy. Còn nếu Sg-Bangkok, rồi Bangkok-India. Hay Sg-KL rồi KL-India vé rời thì sao, cụ thể bay airasia.
 
Re: Đi bụi như bay Nepal - India 15 ngày trong cái nóng 49 độ C của mùa hè xứ Phật

Người Việt xin được VOA tại các sân bay lớn thôi. Lần trước mình đi Ấn Độ đặt vé AirAsia từ KL qua Bangalore thì họ nói ko cấp visa cho người Việt tại Sân bay này. nên mình fai làm visa ở Sài gòn.

Bạn có thể bay tới India bằng nhiều tuyến bay mà. Nhưng chặng Bangkok - Del thì phổ biến nhẩt. nhưng nếu bạn muốn đi hành hương xứ phật thì nên bay từ KL - Kolkata. từ Kolkata bạn có thể đi tham quan Bohd Gaya rồi đi hết mấy khu vực hành hương luôn. sau cùng tới Dehli đáp máy bay về lại KL hoặc BK tuỳ bạn.
Mình thì thích đi chặng từ KL hơn. tại chặng BK - Dehli luôn đông khách. và giá vé thường mắc hơn đi từ KL.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,626
Bài viết
1,154,144
Members
190,153
Latest member
kientruckhangvinh
Back
Top