What's new

Đi bụi như bay Nepal - India 15 ngày trong cái nóng 49 độ C của mùa hè xứ Phật

Đi bụi như bay Nepal - India 15 ngày trong cái nóng 49 độ C của mùa hè xứ Phật

Brief về chuyến đi bụi như điện xẹt vừa rồi mình vừa thực hiện trên đất Nepal và India.
Bên dưới là lịch trình cơ bản nhóm mình gồm 4 Mems vừa mới thực hiện trong khoảng thời gian từ 1/7/2014 đến 15/7/2014.
Nói chung, đây là chương trình đi bụi kiểu cưỡi gió bắt mây, đi còn hơn ăn cướp nữa, :Dít thời gian lại tham nơi đến, nên có thể coi là cưởi tên lửa ngắm hoa.=))

1/7: Bay từ Sài Gòn qua KL, Malaysia, lưu đêm ở KL

2/7: Bay từ KL qua Kathmandu, thủ đô của Nepal, lưu đêm ở Kathmandu

3/7: tham quan thung lũng Kathmandu, lưu đêm Kathmandu

4/7: đón xe bus đi Pokhara (gần 8 tiếng), lưu đêm Pokhara

5/7: dạo chơi Pokhara, chơi các trò chơi mạo hiểm, lưu đêm Pokhara

6/7: đón bus từ Pokhara đi Lumbini (8,5 tiếng), Lưu đêm trên đường vượt
biên giới Nepal - India

7/7: đón xe lửa từ Gorakhpur đi Lumbini (8 tiếng), lưu đêm Lumbini

8/7: tham quan Lumbini, tối khuya thuê car đi Varanasi (ngủ trên xe)

9/7: tham quan Varanasi, tối đón train đi Agra (dự định ngủ trên xe lửa), ai dè bể tour do missed train. đành phải thuê private car đi Agra trong đêm (10 tiếng)

10/7: tham quan Taj Mahal. lưu đêm Agra

11/7: tham quan buổi sáng ở Agra, chiếu thuê car đi về Delhi (3 tiếng), lưu đêm Delhi.

12/7: Tham quan Delhi, lưu đêm Delhi

13/7: đáp chuyến bay từ Delhi đi Bangalore (2 tiếng 45 phút), lưu đêm Bangalore.

14/7: tham quan Bangalore, nữa đêm đáp chuyến bay về KL, Malaysia (4,5 - 5 tiếng)

15/7: sáng đáp KL, đón MRT đi Putrajaya, tham quan buối sáng, trưa quay về sân bay KL đáp chuyến bay về XÌ GÒN.

Home Sweet Home

Nhóm 4 người, tính tổng chi phí cho 15 ngày đi cho một người là 1200$ ăn xài + 530$ vé máy bay. Tổng chi phí đâu đó khoảng 1750$, chưa kể quà lưu niệm hay shopping.
từ mai sẽ úp lên thông tin chi tiết cho mọi người theo dõi và rút kinh nghiệm nếu có ý định đi bụi Nepal, India.

G9 all. To be continued....
 
Last edited:
Re: Đi bụi như bay Nepal - India 15 ngày trong cái nóng 49 độ C của mùa hè xứ Phật

Chi tiết các chạm khắc thể hiện tính ngưỡng phồn thực trên một tháp thờ Ấn Giáo



















 
Last edited:
Re: Đi bụi như bay Nepal - India 15 ngày trong cái nóng 49 độ C của mùa hè xứ Phật

Làng gồm kế bên trung tâm Durbar Square



















 
Re: Đi bụi như bay Nepal - India 15 ngày trong cái nóng 49 độ C của mùa hè xứ Phật

Ăn trưa xong, cả nhóm lên xa tiếp tục tham quan đến Pashupatinath. Đền này nằm cách KTM khoảng 5 Km về hướng Đông Bắc, khá gần sân bay Tribhuvan. Từ Bhaktapur, tụi mình đi tới đền Pashupatinath mất tầm 30 phút cho 10 km. Trời nóng quá xá nên lên xe thì mạnh đưá nào đứa đó ngủ. Hông nhớ 2 bên đường có gì, chỉ nhớ là vừa ngủ vừa đổ mồ hôi ròng ròng. Do tụi mình thuê xe hông có máy lạnh. Thật ra ở KTM cũng rất khó để mà tìm ra 1 chiếc xe du lịch có máy lạnh. Hôm trước, cái anh giám đốc bán tour bên khách sạn có nói giá thuê xe AC cho cả ngày giá 80 $ nhưng tụi mình hok thuê. Ăn sáng ra xong bắt trúng chiếc taxi này, hôk máy lạnh. Tới lúc này mới tiếc là hok chịu đặt xe từ KS cho khoẻ và mát ... ^^

Pashupatinath là Ngôi đền Hindu linh thiêng nhất Nepal và là một trong những thánh địa tôn thờ thần Shiva lớn nhẩt. Ngôi đền toạ lạc bên bở sông Bagmati, Dòng sông thiêng được xem là sông Hằng của người dân KTM.. Đối với người dân KTM, dòng sông Bagmati là nơi họ sinh ra và cũng là nơi mà họ về với sông mẹ khi từ giả cõi đời này. Nên cũng thật bình thường để bắt gặp hình ảnh một người nào đó khi qua được sẽ được đem thiêu xác ở bên bờ sông.



Ngôi đền cũng thờ quốc thần, thần Pashupatinath. toàn bộ khuôn viên đền thờ được UNESCO công nhận là di sản thế giới. toàn bộ khuôn viên đền là một phức hợp bao gồm các đền thờ, nơi tĩnh tu, các pho tượng, các tác phẩm chạm khắc, được xây dựng qua vài thế kỷ dọc bờ sông linh thiêng Bagmati. Đền Pashupatinath cũng là 1 trong 7 nhóm đền thờ trong thung lũng KTM được công nhận bởi UNESCO.

Đền Pashupatinath là một trong 275 đền Shiva lớn nhất châu lục. Trong suốt chiều dài lịch sử, chỉ có những người sỉnh ra từ gia đình theo đạo Ấn mới được phép bước vào đền. những người ngoài Ấn giáo chỉ được phép nhìn vào ngôi đền từ bờ bên kia sông. Hoặc nếu đi vào lối khác, thì chỉ được phép đứng ngay ngoài cổng chính nhìn vào thôi. tuy nhiên cũng có vài ngoại lệ. nhưng nhóm mình lại không thuộc nhóm ngoại lệ này. buồn tý xíu.



Dọc bên bờ sông là nơi người ta thiêu xác người chết. ngộ lắm nghe, ở bên này khi một người chết, người đó ngay tức thì được đưa tới bên bờ sông Bagmati (càng nhanh càng tốt). Họ không cử hành tang lễ tại nhà như mình. mọi thư đều diễn ra bên bờ sông. Nhóm mình vừa tới thì thấy có chiếc xe nhỏ, chở xác một người đàn ông tầm 60 tuổi mới qua đời. Ông này lập tực được chở bằng xe tới gần bờ sông, sau đó ngta khiêng xác trên một cái kiệu đơn gian. Và rồi người ta đặt xác người quá cố trên bờ sông. Bà con họ hàng, người thân bạn bè lúc này sẽ làm những nghi thức cầu nguyện cho người chết. mọi thứ nhìn rất đơn giản các bạn à. Bạn bè, người thân sẽ đi xuống GHAT (là bờ sông, nhưng bờ sông này được xây dựng thêm các bậc thang nhỏ để ngta có thể bước lên xuống dễ dàng. GHAT là nơi mà các lễ hội Ấn giáo được thực hiện), và dùng 2 bàn tay hứng một ít nước sông Bagmati. rồi dùng nước sông vẫy lên thân người chết để tiễn đưa họ về cõi vĩnh hằng kèm theo những lời cầu nguyện cho sự bình yên. Các hình bên dười mình sẽ up theo thứ tụtwe khi xe tới cho tới khi thiêu nha.



người ta vừa chở xác người chết tới bên sông Bagmati.











Sau khi được đặt trên bờ sông, người thân sẽ chuẩn bị nghi thức đưa người quá cố về cõi vĩnh hằng. Người ta sẽ di dời xác người chết xuống rất gần nước sông, ngay tắm Sheet trắng đang được chuẩn bị.




Click vào hình trên để xem Video.
 
Last edited:
Re: Đi bụi như bay Nepal - India 15 ngày trong cái nóng 49 độ C của mùa hè xứ Phật

Người thân và bạn bè của người quá cố đang ngồi bên bậc thầm của GHAT khóc thương người chết. Người ta đang trang điểm và sửa soạn cho người quá cố ...



sau đó, họ khiên xác của người quá cố xuống gần với sông Bagmati và bà con họ hàng bắt đầu cầu nguyện cho ngồi quá cố.





Lúc này, người thân bạn bè bắt đầu xuống sông cầu nguyện và chia tay người đã khuất.



Mới các bạn xem Video sau. Bạn nào xài IPAD thì coi ok. còn máy tính thì mình chịu do mình quay = IPAD, mà quay ngược. hôk biết chỉnh lại thế nào hết - up đại cho mọi người coi qua.



Sau cùng là chuẩn bị thiêu... người được thiêu chỉ được quấn quanh người bới các tấm vải. Hoàn toàn không có áo quan như mình. họ chỉ chất củi bên bục thiêu. châm lửa và thiêu thôi.





Đây là khu vực thiêu xác có mái che được dùng chủ yếu khi trời mưa. còn hôm trời nắng đẹp họ sẽ thiêu người chết ở bục thiêu nào cũng được.



Quang cảnh sau khi thiêu gần xong ... khi thiêu, tro cốt sẽ được thả xuống dòng sông thiêng ...



 
Last edited:
Re: Đi bụi như bay Nepal - India 15 ngày trong cái nóng 49 độ C của mùa hè xứ Phật



Đến Pashupatinath là ngôi đền Ấn giáo cổ nhẩt trong thung lũng KTM. Người ta không biết ngôi đền được xây chính xác vào thời gian nào. Nhưng theo các sử thi Nepal như Mahatmaya và Himvatkhanda thì cho rằng ngôi đền được xây vào thế kỷ thứ 4 sau công nguyên. Ngôi đền vẫn còn lưu giữ rất nhiều các biểu tượng linh thiêng của thân Shiva như các bộ Linga - Yoni... có rất nhiều truyền thuyết giải thích cho việc xây dựng ngôi đền Pashupatinath ở vị trí hiện nay. Theo truyền thuyết BÒ THẦN, có lần thần Shiva đã hoá thân thành 1 chú linh dương, đang đùa giỡn với các vị thần khác trong cánh rừng sâu nằm bên bờ đông của sông linh Bagmati. Các vị thần này trong lúc đùa giỡn với thần Shiva đã nắm chặt sừng của chú linh dương và vô tình làm gãy Sừng. Chiếc sừng bị gãy đưuọc người dân sau đó tôn thờ như một linh vật tượng trưng Linga. Sau một thời gian, không hiểu tại sao chiếc sừng đưuọc mang đi chôn xuống đất, sau đó bị mất. Một hôm nọ, có một người chăn gia súc đang thả bò ở đây đã thấy một sự việc lạ lùng đang diễn ra. Một chú bò trong đang bổng nhiên dùng sữa của nó tưới uớt một khoảnh đất nhỏ. Thấy lạ anh ta bèn đào sâu xuống thì phát hiện ra chiếc sừng đã từng bị mất tích. người dân cho rằng nơi đây là vùng đất linh. Và tiến hành xây dựng ngôi đền này nhằm tôn vinh sức mạnh và long ngưỡng mộ đối với thần Shiva.





Ngôi đền được xây mới lại vào thế kỷ 17 bởi vua Bhupatindra Malla khi ngôi đền củ bị huỷ hoài mởi mối mọt. Rất nhiều các ngôi đền lớn nhỏ khác ưưuọc xây mới xung quanh ngôi đền chính 2 tầng này. Các vị tu sĩ Ấn giáo ở đây đều có nguồn gốc từ Ấn Độ. Những tu sĩ này đã đến đây từ hơn 350 năm trước. Các tu sĩ hiện tại là hậu duệ của những người Ấn Độ di cư đến đây. Họ có vai trò rất lớn trong đời sống tâm linh ở KTM. vị tu sĩ chủ trì của đền này chỉ trả lời các câu hỏi liên quan đến thần linh và tôn giáo của Vua Nepal mà thôi. Người thường rất khó có cơ hội tiếp xúc với vị chủ trì này.



Cái ông Sadhu kia đang giơ tày đòi tiền kìa. Ai chụp hình là ổng đòi tiền. hic



Hình dưới là Viện dưỡng lão. Đây là nơi những người già vô gia cư được săn sóc. Ngộ là không được chụp hình trong khuôn viên viện. Khi vào trong, toàn thấy những người rất lớn tuổi, họ ngồi, nằm tán dóc với nhau không hà. Nhìn họ cứ buồn buồn làm sao á. Viện dưỡng lão này đựuoc nhà nước bảo hộ.



cổng vào đền







đây là cổng vào đền. nhưng người ngoại đạo không thể vào trong. nhiệt độ lúc này các bạn thấy trên bảng đo nhiệt bên trên.

 
Last edited:
Re: Đi bụi như bay Nepal - India 15 ngày trong cái nóng 49 độ C của mùa hè xứ Phật















Bò được thả rong, đi khắp phố phường...





đây là chiếc taxi tụi mình đi trong ngày

 
Re: Đi bụi như bay Nepal - India 15 ngày trong cái nóng 49 độ C của mùa hè xứ Phật

Visa và tiền Nepal có vẻ hơi xấu :D
 
Re: Đi bụi như bay Nepal - India 15 ngày trong cái nóng 49 độ C của mùa hè xứ Phật

Hi hi, Cái Visa của Nepal thì phải nói là xấu nhất mình từng thấy. Còn tiền thì ôi thôi, củ gì đâu luôn. mấy Tờ tiền mình chụp là mới nhất ùi đó. còn khi mua bán, họ đưa lại tiền thôi kinh khủng lắm kìa.
 
Re: Đi bụi như bay Nepal - India 15 ngày trong cái nóng 49 độ C của mùa hè xứ Phật

Cuối cùng, tụi mình đi tham quan ngôi chùa Tây Tạng Boudhanath, cách Pashupatinath 3 km. ngồi chùa được xây dựng vào thế kỷ thứ 5, cũng được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1979 cùng với 6 di tích khác ở KTM.







Boudhanath còn có các tên gọi khác là Boudha, Bouddhanath hay Baudhanath hoặc the Khāsa Caitya, là một ngôi chùa tháp có hình thù giống một cái chuông lớn được úp ngược ở Kathmandu, Nepal. Chùa nằm ở vùng ngoại ô cách trung tâm thành phố KTM khoảng 11km về hướng đông bắc. Đây là ngôi chùa có đồ hình mạn đà la lớn nhất Nepal.

Ngôi chùa này thống trị bầu trời xung quanh bởi độ cao của tháp. Đây là một trong những ngôi chùa tháp cổ nhất thế giới. Năm 1979, Boudhanath trở thành di sản thế giới được Unesco công nhận. Cùng với Sưayambhunath, Boudhanath là một trong những điểm thu hút nhiều du khách nhất KTM.







Ngôi chùa nằm trên con đường thương mại cổ bắt đầu từ Tây Tạng nối tới Patan rồi KTM. Các nhà buôn Tây Tạng trên con đường thuơng mại cổ này đã đi ngang qua và ghé lại nghỉ ngơi và cầu nguyện ở nơi này qua nhiều thế kỷ. Khi người tỵ nạn Tây Tạng đến. Nepal vào thập niên 1950, nhiều người trong số họ đã quyết định sinh sống quanh Boudhanath. Ngôi chùa cũng còn lưu giữ nhiều xá lợi của Đức phật kassapa.









 
Last edited:
Re: Đi bụi như bay Nepal - India 15 ngày trong cái nóng 49 độ C của mùa hè xứ Phật

Bạn chủ thớt xem lại link up hình xem, link ngủm hết rồi.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,627
Bài viết
1,154,146
Members
190,153
Latest member
kientruckhangvinh
Back
Top