What's new

[Chia sẻ] Đi tìm Đế chế đã mất

P1: Từ giấc mơ tới hiện thực

Say mê với những miền đất lạ, đắm chìm trước những di sản mà loài người để lại. Kẻ phiêu bạt không muốn ngồi một chỗ hưởng thụ cuộc sống, khi đa số mọi người tính toán đổi nhà, mua xe.... Thì tôi lại đứng trước tấm bản đồ, đánh dấu những vùng đất chưa đến được và lập kế hoạch lên đường.
Nam Mỹ hay Mỹ la tinh, cái tên cũng đã đủ gợi lên trí tò mò của phượt thủ. Từ thánh địa Machu Picchu cho tới những con đường bụi bặm. Từ lối sống hoang dã của con người nơi đây cho tới những bộ ngực vừa đi vừa nhún nhảy như muốn bật ra khỏi chiếc áo pull của các cô gái bất kỳ lúc nào. Những điếu cigar được cuộn tròn trên ngón tay kẻ lãng tử hay ly rượu vang Chile sóng sánh như nước mắt của người Inca - khóc cho một đế chế đã mất. Tất cả những thứ đó thu hút trái tim và đôi chân tôi về nơi đây
Cái kế hoạch đi Nam Mỹ này đối với tôi cũng hết sức tình cờ. Trong thời gian đi phượt ở Nga bị gãy chân, ngồi ngắm tuyết rơi qua cửa kính chán chê. Tôi lôi đt ra tìm đọc một thứ gì đó. Vô tình đọc được cuốn "Lost city of the Incas" của Hiram Bingham (cũng là người tìm ra thánh địa này). Buổi tối tôi bàn với bạn đồng hành của tôi, thế là 2 thằng "Oh! Zee!" Bắt tay vào xây dựng kế hoạch cho đi Nam Mỹ vào năm tới.
Đối với một thằng đam mê văn hoá, lịch sử như tôi, trước khi đến một quốc gia nào, một công trình nào cũng phải tìm hiểu về nó trước. Thế nên khi về Vietnam việc đầu tiên là tìm những sách về Nam Mỹ để đọc. Nhưng tiếc thay, sách về Nam Mỹ cũng không có nhiều, ra hàng sách toàn thấy những tiểu thuyết mùi mẫn rồi cướp, hiếp giết.... Vậy là muốn đọc về nó, muốn tìm hiểu về nó phải đọc từ bản gốc. Lại cắn răng lên amazon.com ship mấy cuốn sách về đọc và tìm hiểu. Tránh trường hợp mình đến đó, đứng đó nhưng không biết nó là cái gì.
Cái chân què của tôi lành chậm hơn là tôi tưởng nên kế hoạch lại phải delay thêm gần 1 năm nữa. Sau khi trekking những con đường khó khăn tại Vietnam, cảm thấy cũng đã đủ sức khoẻ cho việc đi Nam Mỹ. Tôi bắt tay vào xây dựng kế hoạch
Việc đầu tiên là lập team đi, ngoài tôi và người bạn đồng hành đi cùng nhau từ Nga cần tuyển thêm vài người nữa. Khi chúng tôi bắn tin đi phượt Nam mỹ, có rất nhiều người muốn join cùng. Sau khi qua vài lần sát hạch chúng tôi cũng lập được 1 team gồm có 4 người toàn là những phượt thủ lão luyện. Nhưng có lẽ may mắn nhất cho chúng tôi là có được một người anh cả của nhóm. Bác này đã từng học ở Cuba 6 năm nên biết thông thạo cả 2 thứ tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Như vậy là quá đủ cho chuyến đi rồi.
Hết online rồi offline họp bàn phân chia công việc. Ông anh cả được nhận nhiệm vụ book vé máy bay, người bạn đồng hành đi từ Nga với tôi nhận nhiệm vụ book khách sạn, tôi nhận nhiệm vụ xin Visa vào các nước. Còn 1 ông nữa thì lăng xăng hỗ trợ anh em.
Họp bàn xong cũng ra được cái kế hoạch 45 ngày và budget khoảng 10.000 USD cho chuyến đi. Lại phải thu xếp công việc và quan trọng là cày ra cho đủ số tiền đó.
Đi Nam Mỹ, một mảnh đất xa lạ, một nền văn hoá khác biệt. Cách VN mình đến nửa vòng trái đất. Và quan trọng nhất là cực kỳ nguy hiểm. Nên tất cả bạn bè và người thân ai nấy cũng đều can ngăn tôi đi. Nhưng một thằng đã ngồi uống rượu trên Golan, đã từng xẻ dọc bờ tây sông Jordan đi vào vùng cài răng lược giữa Palestine và Israel. Hay lên vĩ tuyến 38 biên giới giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Thì cái chuyện đối mặt với nguy hiểm ở Nam Mỹ ư? Quá nhỏ. Nghĩ vậy nên tôi quyết chí ra đi. Xét cho cùng cuộc sống luôn phải đối mặt với hiểm nguy. Khi tham gia giao thông ở VN mình mà mỗi năm còn chết tới hơn vạn người thì những hiểm nguy kia chỉ là chuyện nhỏ đúng không các bạn? Hơn nữa cái máu xê dịch nó cũng ngấm vào tôi, khi đọc những dòng của cụ Nguyễn Tuân mượn từ Paul Morand làm lời đề từ cho truyện " Thiếu quê hương" "Ta muốn sau khi ta chết, có người thuộc da ta làm chiếc vali".

Đấy các cụ còn như thế, con cháu làm sao có thể hèn kém được. Nhấc mông lên và phi thôi các bạn.


Ảnh ăn cắp trên mạng và tất nhiên chưa được sự đồng ý của tác giả :))​



 
Cung điện của Đức Tổng Giám Mục Lima​


Ngay bên cạnh Giáo đường Lima là Cung điện của Đức Tổng Giám Mục. Trước đây nó là trụ sở của Cảnh sát và Nhà tù đầu tiên của Lima. Nhưng khi Đức Giáo Hoàng Paul đệ tam chỉ định nơi đây phải xây cung điện của Tổng giám mục thì bố ai dám cãi. Vậy là cung điện này được xây lên. Cung điện được xây bằng đá. Bên trên treo 2 cờ của Peru và Vatican. Điều đặc biệt ở đây là cũng có ban công kiểu Moorish (Thành phố Lima có rất nhiều ban công kiểu này tôi sẽ nói sau) để cho Đức Tổng Giám mục chiều chiều buồn buồn ra đứng ngắm con chiên của ngài ở Quảng trường chăng?






 
Last edited:
Tòa thị chính Lima​

Đối diện với Giáo đường Lima là tòa thị chính Lima. Trước đây nơi làm việc của Thành phố nằm luôn trong Dinh của Pizarro. Nhưng chắc do bất tiện nên Pizarro cấp cmn đất luôn cho Tòa thị chính ra đây.
Đây là nơi khởi đầu của các đám rước, đấu bò và nhiều sự kiện khác










 
Câu lạc bộ Liên hiệp​

Vào thế kỷ 19, 3 ông quyền cao chức trọng của Peru là đô đốc Miguel Grau , đại tá Alfonso Ugarte , và đại tá Francisco Bolognesi trước khi ra trận tham gia Chiến tranh Thái Bình Dương với Chile. Ngồi nhậu sau khi đã ngà ngà say bèn quyết định thành lập 1 cái gọi là CLB Liên hiệp (Club de la Union) tôi cũng không rõ chức năng của cái CLB này là gì? Chắc là chốn ăn chơi cho các sĩ quan thôi. Vấn đề là nó được chính phủ Peru cấp cho mảnh đất rất đẹp ngay cạnh Tòa Thị Chính Lima


 
Như tôi đã nói, giữa Tòa thị chính và CLB Liên Hiệp nó có một con đường nhỏ. Ngày xưa đây là nơi khởi đầu của các đám rước, đấu bò và các event khác. Bây giờ chỗ này thường xuyên tổ chức nhảy múa các điệu nhảy truyền thống cho khách du lịch xem. Lúc tôi đến tiếc là quá đông nên không vào tận nơi chụp ảnh được. Có vài cái ảnh bắn từ xa rồi crop lại hầu các bác

Bình thường thì nó như thế này






Còn đây là lúc họ nhảy múa



















 
Tòa nhà mầu vàng bên tay trái màn hình các bạn là trụ sở của Tờ báo Caretas giống như Báo Nhân Dân của mình vậy :). Nhưng báo này rất nhiều người đọc và là một trong những tờ báo nổi tiếng của khu vực





 
Xung quanh Plaza de Mayor là Trung tâm Lịch sử của Lima (Historic Centre of Lima) nơi đây có rất nhiều công trình nổi tiếng như Nhà quốc hội, Palacio Torre Tagle….và các tòa nhà mang đặc trưng kiến trúc thuộc địa.Những tòa nhà này ngày xưa là các quan lại, quý tộc người Tây ban Nha ở. Và bây giờ một số nhà nó vẫn thuộc quyền sở hữu của các gia đình này. Tại sao Peru sau khi giành được độc lập mà không làm cuộc CCRD long trời lở đất hay Cách mạng diệt Tư sảnmà thu lấy các nhà này các bác nhỉ? Xem ra các bạn Peru này còn thua chúng ta nhiều lắm. Vậy thì làm sao mà tiến lên XHCN được? :)















 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,618
Bài viết
1,154,017
Members
190,149
Latest member
inhopgiaycarton
Back
Top