What's new

Hai lần hành xác ở mũi Đôi

FBI cảnh báo: bài viết mang nặng tính thành tích, nên cân nhắc trước khi xem ;)

Đó là hai lần tôi đi tới mũi Đôi bằng cách nhảy đá men bờ biển và cũng là hai lần độc hành tới mũi Đôi. Lần thứ nhất vào tháng 3/2014 mất bốn ngày, lần thứ hai vào tháng 4/2017 mất hai ngày.

Để tới mũi Đôi, có nhiều cách đi; bạn có thể chọn cách đi tàu; có thể băng rừng, qua những đồi cát nắng cháy, luồn dưới rừng cây bụi đầy gai góc; hoặc có thể nhảy đá. Tôi thì chẳng chọn gì cả, đơn giản nó đến thì làm thôi (just do it). Con đường tôi đi đã được người trước đó gọi là đường ghềnh, tôi thấy chữ “ghềnh” ở đây có vẻ không đúng lắm nên tạm gọi là nhảy đá; có thể đi theo nhánh phía Bắc hoặc đi theo nhánh phía Nam. Nhánh phía Nam xuất phát từ bãi Na. Nhánh phía Bắc có thể xuất phát nhà chú Ba Thanh, dài hơn thì từ nhà chú Hai Châu, hoặc có thể dài hơn nữa.

Nhóm đầu tiên khai phá theo nhánh phía Bắc là nhóm fatjoe92 (Hoàng Minh Khôi) vào năm 2012, nhóm này đi nhảy đá và về bằng đường rừng. Sau đó, một số nhóm có khai phá theo nhánh phía Nam nhưng thông tin không công khai. Năm 2013, nhóm 7 người có nick facebook là Trung Pham, Chu Du (Nguyễn Tiến Hùng), Tuấn Lê, Rồng Ẩn Mình, Thích Ăn Chay (Tân Thanh Lê), Panda Panda (nữ duy nhất), Đỗ Lạ đã đi trọn hai nhánh trong ba ngày: đi nhánh Nam, về nhánh Bắc. Sự thành công của nhóm này đã khởi nguồn cho phong trào đi mũi Đôi toàn nhảy đá.

Mũi Đôi đến với tôi hoàn toàn tình cờ, khi tranduykts (Trần Duy) tạo topic “Cực Đông nhảy ghềnh, vờn sóng đêm trăng”; trước đó, tôi đã nghe qua về địa danh này nhưng chưa có dịp trải nghiệm. Để luyện tập cho chuyến đi, Trần Duy đã khai phá ra cung leo Bà Đen mà bây giờ gọi là Đá Trắng. Trong chuyến luyện tập này, tôi vừa đi vừa ngủ do tối hôm trước phải làm việc đến gần 2 giờ sáng, sau đó chạy đi đón ôm rồi phi lên Tây Ninh, tới nơi là 5 giờ sáng, chỉ kịp chợp mắt chút. Vừa tự ái do bị Trần Duy nghi ngờ về sức khỏe, vừa để tranh thủ đi sớm để cuối tháng 4 tham gia chuyến leo Fansipan từ Lai Châu (chuyến này cuối cùng tôi không đi được) nên tôi quyết định nhảy đá một mình vào tháng 3/2014.

Tháng 9/2015, nhóm Tran Minh Tuyen (mrlonely909) mất một ngày để nhảy đá từ bãi Na ra mũi Đôi nhưng sau đó không đủ sức phải về bằng đường rừng. Nghe nói đầu năm 2016, nhóm Tran Minh Tuyen đi trọn 2 nhánh trong 15 giờ, xuất phát từ bãi Na, không rõ điểm kết thúc ở nhánh phía Bắc. Tin này đến khiến tim tôi lại rộn ràng, lại muốn thử sức một lần nữa. Nhưng cũng phải hơn một năm, tôi mới có thể thu xếp cho chuyến đi thứ hai này, tháng 4/2017.
 
@Linhmoitote: ây da, nhảy đá mà mặc quần cụt à ? Mình chơi quần dài thôi, dễ trầy xước lắm.

Chỗ khe nước ấy, đi vòng chữ U theo đúng hình khe nước; bên kia có chỗ bám trèo lên, nhưng vác ba lô 20kg thì hơi ớn :D. Thực ra, đi như vậy là ăn gian vì nhảy đá đúng nghĩa thì phải đi vòng qua mũi đá lởm chởm ở bên phải nhưng chắc đó là điều không thể. Trên đường đi ở nhánh phía Bắc có rất nhiều chỗ nếu cắt ngang như vậy sẽ tiết kiệm nhiều sức lực và thời gian.
 
Bãi Na hoang sơ không một bóng người, cũng không có rác luôn. Nhìn từ góc này đâu thua bất cứ bãi biển nổi danh nào (thông cảm, trình chụp ảnh còi, máy chụp ảnh cùi, không làm toát lên vẻ đẹp trinh nguyên của em nó).

attachment.php


Trên bãi cát, một loài thực vật mọc bò lan, trông như một con bạch tuộc đang vươn những cánh tay ra đe dọa tôi không được làm phiền đến sự yên bình của bãi biển này.

attachment.php


Chuyến này, để tranh thủ thời gian, tôi đi ngay, không có thời gian tắm biển. Còn lần trước, tôi không kìm được ý muốn lao xuống dòng nước. Cởi hết quần áo (cởi hết nhá), để lại cặp mắt kính ở bờ cát, tôi nhảy xuống, thỏa sức vẫy vùng với làn nước mát.

attachment.php


Thật không may mắn, sau đó ít phút, trời sẫm lại, biển nổi sóng, buộc tôi phải lên bờ sớm. Lúc đó, màu nước biển xanh như màu vỏ chai, giống như trong bài văn sách cấp một tôi đã đọc từ nhỏ (hình chụp từ máy Olympus chống nước cùi, vừa bơi vừa chụp).

attachment.php


Lên bờ, điều không may mắn hơn nữa là cặp mắt kính mất tiêu, có lẽ để gần mép nước quá, bị sóng cuốn trôi rồi. Còn cặp mắt kính dự phòng trong ba lô, tôi dò dẫm lấy ra sử dụng. Vì cận thị nặng, gần như trong các chuyến đi xa, tôi luôn thủ sẵn một cặp mắt kính dự phòng; tôi khuyên các bạn phải đeo kính cũng nên như vậy nếu không muốn trở thành gánh nặng cho bạn đồng hành khi mất kính, hoặc tệ hơn, trở thành tai họa cho chính mình.

Đeo mắt kính xong, vừa chổng mông mặc quần thì nghe tiếng nói phía sau. Hai người đàn ông mặc quần dã chiến của bộ đội đang xách một can khoảng 20 lít, có lẽ trong đó là nước. Tôi và họ cất tiếng chào rồi họ đi về cuối bãi Na, phía ấy có trạm gác yến sào. Họ tranh thủ tắm rửa dưới biển; khi thấy tôi có ý định đi mũi Đôi, họ có nhã ý chỉ đường rừng nhưng tôi đã quyết định nhảy đá rồi nên không để ý đường họ chỉ là đường nào. Lúc đó khoảng 10h30.

Còn lần này, đi tới trạm gác yến sào, thấy tôi, một người đàn ông lớn tuổi cất tiếng: “Chào sếp”. Tôi vội nói: “Em không phải là sếp. Em đang ra mũi Đôi” (như đã nói ở trên, lại quen miệng gọi là anh, mặc dù người đó khá lớn tuổi). Hình như, trong ý nghĩ thông thường của mọi người, cứ ai mặc đồ rằn ri là bộ đội; hay là trông tôi giống bộ đội nhỉ. Lúc đó tôi mặc quần dã chiến của chỉ huy chứ không phải lính nhưng lại mặc áo thun, đầu mang mũ tai bèo, mang mắt kính. Lúc ở bến xe Miền Đông cũng vậy, khi thấy tôi, anh phụ xe hỏi tôi: “Bộ đội à ?”. Tôi trả lời không thì anh lại bảo: “Bộ đội thì mới mặc thế này chứ ?”.

Vừa đến trạm gác yến sào được một phút thì phía biển có tiếng í ới. Một tàu gỗ đưa hai người cập bến, người đàn ông lớn tuổi ra đón. Từ xa, thấy hai người trẻ tuổi mang mũ tai bèo, một mặc áo cờ Việt Nam, tôi tưởng họ đi du lịch nên cất tiếng hỏi: “Đi mũi Đôi về à ?”. Một người đáp: “Ở mũi Đôi cả tháng rồi, muốn về mà không được ấy chứ”; thì ra họ làm ở Công ty yến sào. Chào họ, tôi bắt đầu bước nhảy đá đầu tiên; cậu trẻ tuổi e dè: “Đi mũi Đôi đường đó sao được !”, “Được mà, mấy năm trước mình đi thế này rồi, chỉ là đi lại thôi”, tôi trả lời.
 
@Linhmoitote: ây da, nhảy đá mà mặc quần cụt à ? Mình chơi quần dài thôi, dễ trầy xước lắm.

Chỗ khe nước ấy, đi vòng chữ U theo đúng hình khe nước; bên kia có chỗ bám trèo lên, nhưng vác ba lô 20kg thì hơi ớn :D. Thực ra, đi như vậy là ăn gian vì nhảy đá đúng nghĩa thì phải đi vòng qua mũi đá lởm chởm ở bên phải nhưng chắc đó là điều không thể. Trên đường đi ở nhánh phía Bắc có rất nhiều chỗ nếu cắt ngang như vậy sẽ tiết kiệm nhiều sức lực và thời gian.

Lúc đầu tôi mặc quần dài (quần tháo ống được do mình tự thiết kế và đặt may phục vụ việc đi bụi). Sau nóng quá tháo cả ống, bỏ cả tay áo chống nắng, chỉ bôi mỗi tí kem chống nắng. Về đến nhà kiểm tra thấy xây xát hết cả 2 đầu gối, ống chân, cùi trỏ, bàn tay, cổ tay, găng tay cũng rách tóe loe, người thì đen nhẻm.
Cái đoạn khe kia tớ chịu không qua được phải vòng đường rừng 1 đoạn qua khu rừng táo hay cây gì đó thấp thấp ngang bụng, lại còn nhiều gai nữa, cúi người xuống dùng cả tứ chi để bò vẫn bị mắc ba lô. Can tội mang vác cồng kềnh, cả lều lẫn túi ngủ. :D
 
Từ ngã ba Đầm Môn - Sơn Đừng đi đến điểm rẽ vào đường mòn đi mũi Đôi khoảng 1,5 km đường nhựa (đo trên Google Maps).

Từ ngã ba Đầm Môn - Sơn Đừng đến khu dân cư ở Đầm Môn khoảng 500 m đường nhựa (đo trên Google Maps).

Từ điểm đầu đường mòn đến bãi Na, mình đi hết 1h đồng hồ (hành lý nhẹ).
 
Những bước nhảy đá đầu tiên của chuyến đi khá oải. Nhảy một chút đã thấy mệt; có thể buổi sáng, cơ thể chưa quen với vận động mạnh, hoặc cũng có thể, bức xạ mặt trời buổi sáng khá lớn. Buổi sáng đầu tiên, nhảy được khoảng nửa giờ là thấy oi bức, tôi thỉnh thoảng phải núp dưới bóng râm của những tảng đá để tránh nắng và nghỉ đôi chút (hình chụp gần trưa ngày đầu tiên, chuyến đi đầu)

attachment.php


Trang phục trong chuyến đi đầu tiên của tôi có chút không phù hợp: áo thun mùa đông của bộ đội, dài tay nhưng lại có màu tím than, mũ (nón) tai bèo màu đen; màu sẫm và bề mặt xốp của trang phục làm tăng việc hấp thụ bức xạ mặt trời khiến cơ thể khá khó chịu. Quần dã chiến của lính kiểu cũ với túi hộp hai bên đùi có thể bỏ nhiều thứ vào, khá tiện lợi. Giày bộ đội bám đá khá tốt. Đôi tay trần cũng đảm bảo việc bám víu nhưng đá granit với bề mặt nhám sắc đã làm cho hai bàn tay trầy trụa.

Rút kinh nghiệm, chuyến này tôi vẫn mặc quần dã chiến (của sỹ quan) nhưng áo thun ngắn tay trắng, nón tai bèo xanh rêu. Để chống nắng cho tay, tôi mua hai ống tay chống nắng; đồng thời, trang bị thêm bao tay hạt nhựa để bảo vệ hai bàn tay. Ống tay chống nắng và bao tay, tôi đều mua ở sieuthiphuot.com; ở đây, tôi mua thêm cả đèn pin đội đầu nữa vì không có nhiều thời gian chuẩn bị (sáng mua, tối lên xe). Hàng hóa của cửa hàng cũng tương đối đa dạng, giá cả tương đối được. Một điểm trừ là nhân viên bán hàng không mấy xởi lởi. Hai người bán thì một người lấy hàng, một người hơi có ý canh chừng kiểu sợ bị lấy trộm; tôi không muốn bình luận gì thêm. Đây là lần đầu tiên sử dụng ống tay chống nắng nhưng tôi thấy ống tay chống nắng Let’s Slim khá hiệu quả; không rõ các sản phẩm khác thế nào.

Trở lại với chuyến đi lần đầu, những lúc nghỉ ngơi cũng là lúc tôi được thưởng thức cảnh tượng tuyệt đẹp, trời xanh, mây trắng, nắng vàng, biển xanh. Sẽ thật là sảng khoái nếu nằm dài trên ghế, dưới một cây dù ở bãi biển mà ngắm cảnh này; nhưng giờ thì tôi đang thở hồng hộc, mặt đỏ bừng, mồ hôi tuôn ra ướt áo nên chỉ mong có được cơn gió mát, thế là đủ. Bữa trưa diễn ra sau lúc nghỉ trưa, tôi vừa trệu trạo nhai lương khô vừa chiêu thêm nước cho dễ nuốt. Khẩu phần lương khô trong bữa đầu tiên rồi cũng xong. Nước dùng phải hết sức tiết kiệm vì không rõ cả hành trình còn lại có thể lấy nước ở đâu. Cho chuyến đầu này, tôi mang theo 3,66 lít nước (sáu chai 0,5 lít và hai chai 0,33 lít). Và bữa trưa đã tiêu tốn hết nửa chai 0,5 lít. Trong chuyến thứ hai, vì đã biết rõ điểm lấy nước, tôi chỉ mang một chai 0,5 lít nước.

attachment.php
 
Sơ bộ hành trình hai chuyến đi. Đường đỏ là của chuyến đi đầu. Đường xanh là của chuyến đi sau.

[GMAP]<iframe src="https://www.google.com/maps/d/embed?mid=1YvDGt_ZOktoiLUwLoy31VnnN-WM" width="640" height="480"></iframe>[/GMAP]

-------------------------------
Lỗi gì vậy ta ? Sao không nhúng bản đồ vào bài viết được nhỉ ?
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,623
Bài viết
1,154,074
Members
190,153
Latest member
kientruckhangvinh
Back
Top