What's new

[Tổng hợp] Hãy gọi tôi là Mongolia

Mongolia-Không thể có lần thứ hai

(Bài viết này sử dụng nhiều và rất nhiều các tư liệu của các tác giả khác nhau, có thể nhiều nội dung không phù hợp nhưng chỉ với mục đích vui chứ không có ý gì khác. Xin cám ơn và thứ lỗi.)

Đến đất nước Mongolia lúc này như nhìn thấy một hình ảnh của Việt Nam ngày nào, vừa mừng cho đất nước bạn đã và đang phát triển, nhưng lại cũng nhiều tự sự, mọi thứ không thể khác được, quy luật cuộc sống hay quy luật của loài người là phải thế.

Mông Cổ, tôi không rõ cái tên này ở đâu ra, càng lớn nghe càng khó chịu vì một quốc gia sao lại phiên âm thành mông với cổ. Nam Triều Tiên-Đại hàn Dân quốc đã đề nghị gọi lại tên nước khi vào Việt Nam: Hàn Quốc. Vậy Mông Cổ sẽ phải đọc thế nào cho xứng danh đã từng là một quốc gia hùng mạnh, từng cai quản vùng đất và cả dân số đến gần 2/3 thế giới. Mà cũng có khi cái tên nó vận vào người, mông cưỡi ngựa chinh chiến khắp nơi, cổ lắc lư luôn chỉ hướng về phía kẻ khác để bách chiến bách thắng trong quá khứ, nhưng nay thì luôn phải nhẹ cúi đầu bước đi trên những thảm cỏ mùa hè hay mặt băng buốt giá mùa đông, nhỏ bé và nhẫn nại như cát sa mạc, như vài dòng suối lẻ loi thêm vài bông hoa khác lạ trên vùng đất rộng lớn thứ 19 thế giới, tất cả là để chờ đợi đến ánh hoàng quang lần thứ hai-như cầu vồng kép ở Mongolia, không biết bao giờ sẽ quay lại với dân tộc mình. Hay cái tên vậy nên con người nơi đây cũng chỉ quanh quẩn với tứ khoái, với những dê cừu bò thẩn thơ đồng cỏ và lạc đà chậm rãi trên sa mạc bao la bất tận ánh nắng trong cả mùa đông lẫn mùa hè, hay còn đó là ẩn chứa một nỗi đau ê ẩm (mông) và mỏi (cổ) đã thẩm thấu chạy vào mỗi trái tim lạnh của những người lính du mục vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới, để thỉnh thoảng lại le lói trở lại bởi những cơn gió băng quật vào mặt đã cháy sạm như nhắc nhở các thế hệ con cháu Thành Cát Tư Hãn về một thời xưng vương đã xa.

Mongolia, nên đến và ở lại để cảm nhận cuộc sống du mục, dù rằng chẳng còn bao nhiêu nếu bạn đến ở trong các thành phố, đặc biệt ở thủ đô Ulaanbaatar. Các thành phố Ulaanbaatar, Edernet, Murun, Karakorum,… đều đã không còn kiểu du mục nữa, nhà cửa đã đúng với tính chất …bất động sản và siêu bất động sản ở thủ đô, chứ không còn di động như du mục. Có khi tính du mục còn sót lại chỉ là bởi ánh nắng và bụi bẩn luôn hiện hữu ở khu dân cư mới trở thành đô thị, trong đó vẫn xen kẽ là một vài và nhiều lều (ger) của ai đó như chứng minh quá trình du mục-tái nghèo lại đang bắt đầu trở lại, khoảng cách giàu nghèo lại tái hiện.

Cũng như nhiều nơi khác, chỉ cần đi xa ra phía ngoài vài dặm là có thể thấy lại hình ảnh của chính mình vài chục hoặc vài trăm năm về trước, là cuộc sống luôn thiếu thốn, bần tiện, lạc hậu…, làm chân tay quần quật cũng chẳng đủ ăn, đừng nghĩ đến tính cho con cái ăn học bằng bạn bằng bè, nói thật tí là đến chỗ ị còn chẳng ra gì thì làm sao mà làm việc lớn được… Và tất nhiên bên cạnh đó, luôn luôn là tầng lớp những người con ưu tú, tinh hoa của dân tộc được hưởng những biệt đãi của trời đất và cha ông họ. Những con người ngồi xe sang với điều hòa lạnh như đêm mùa hè vẫn 10 độ C, cổ lại hướng mặt thẳng về phía trước, bên cạnh là bạn trai, bạn gái đầy nội lực và cả …phồn thực, mặt da trắng cứng tựa băng mùa đông 8 tháng dày đến cả mét bao phủ khắp đất nước.

Mongolian có thân thiện, dễ chịu, dễ tính… không. Để xét tính cách của một dân tộc từng thống trị gần cả thế giới này phải xét đến điều kiện tự nhiên nơi sinh sống. Với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, 4 tháng mùa hè từ tháng 6 đến tháng 9, còn lại là mùa đông, ngay trong những ngày hè, với lễ hội Nadaam thường được tổ chức từ 10/7-13/7, cũng không phải mùa hè như thông thường, bởi sáng và đêm vẫn rét, có khi dưới 10 độ C là rất bình thường, một ngày 4 mùa, là câu nói dễ nhất đối với ai đã từng một lần đến đất nước này vào mùa nóng nhất trong năm, hay mùa hè phải oto, mùa đồng chỉ có thể bằng máy bay.

Đã từng là một dân tộc lớn, không, phải là vĩ đại mới đúng, nay phải cam chịu phận cửa dưới thì rõ ràng là cực kì khó chịu. Nên bên ngoài thân thiện, cởi mở cũng là điều phải. Ngay cả Japan đế quốc, cướp biển England, thực dân France hay tư bản America cũng quá là tình thương mến thương với cả loài người, thì làm sao mà vó ngựa roi da Mongolia lại khác được. Còn thiếu một yếu tố quan trọng không thể không nhắc tới là cuộc sống du mục. Nhiều nơi trên thế giới đã bớt dần và gần như mất hẳn kiểu sống này, nếu có chỉ là mục đích khác, ví dụ như do yêu thích tự do, chứ khó có thể nói là bởi lý do sinh tồn như ở Mongolia(?). Vẫn còn đến khoảng 50% trong số gần 2,9 triệu dân (số liệu 2014) sống cuộc đời du mục hay bán du mục ở những vùng có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, mùa hè khoảng 40 độ C, mùa đông cũng âm đến con số đó…
 
Điểm sơ vài thành phố “lớn”

Tại Mongolia, có thể có 5 thành phố chính đại diện: Ulaanbaatar, thủ đô, trung tâm, đông dân nhất với 1,1 triệu dân (tổng dân số 2,9 triệu); Erdenet, miền bắc; Darkhan, miền bắc, giáp Nga; Choybalsan, cực đông; Olgiy (Ulgii), cực tây. Các thành phố này lần lượt sẽ xuất hiện trong bài viết này. Ngoài ra còn là: Moron, Dalanzadgad (sa mạc Gobi), Khan-Bogd…

UB, Erdenet và Darkhan là 3 thành phố phát triển và hiện đại nhất của Mongolia hiện nay. Hai thành phố kia chủ yếu là phục vụ công nghiệp khai thác mỏ. Người đi du lịch chắc chỉ ghé qua để nghỉ tạm chứ không có ý định nghỉ đêm và dài ngày tại Erdenet và Darkhan, trừ khi mong muốn trải nghiệm cuộc sống thành thị ở 2 thị trấn này. Khoảng 45% dân số Mongolia tương ứng 1,3 triệu người sống tại UB, Erdenet và Darkhan; chỉ riêng UB là hơn 1,1 triệu.


UB=State City, Nomad City

UB chiếm gần 50% dân số toàn Mongolia nên được gọi là State city, tạm dịch Thành phố nhà nước, gần như Monaca, Vatican hay Singapore.

UB cũng được gọi Nomad city, tạm dịch Thành phố du mục, vì khoảng 50% người dân sống trong các tòa nhà chung cư, biệt thự (nhà xây gạch, bê tông cốt thép thấp và cao tầng), còn 50% vẫn sống trong ger gọi “ger district” (ổ chuột).
Ger district: Mỗi gia đình có mảnh đất rào bằng gỗ, trong đó có một hay nhiều ger, có thể có nhà xây và các ger, hoặc giàu có hơn thì một hoặc nhiều nhà xây gạch, mái tôn... cùng nhà vệ sinh riêng.

Nước ở vùng dân cư nếu chưa có hệ thống ống dẫn sẽ được chở bằng xe thùng (như xe chở xăng dầu, cứu hỏa) đến đổ vào bể nước tập thể, bể này được bố trí đều trong vùng dân sinh sống, giá nước như vậy khoảng 15.000-20.000mnt/m3.

Hiện nay Mongolia có 18 tỉnh (aimags, provinces), có tài liệu là 21 tỉnh (chính thức), UB thuộc tỉnh Tov, bao gồm các tỉnh (tính từ tây sang đông, từ bắc xuống nam): Bayan-Ulgii (thị trấn là Ulgii, hay Olgii), Uvs (Ulaangom), Khovd (Khovd), Zavkhan (Uliastai), Govi-Altai (Altai), Khuvsgul (Murun), Arkhangai (Tsetserleg), Bayan-Khongor (Bayankhongor), Bulgan (Erdenet và Bulgan, với Erdenet là thành phố), Uvur-Khangai (Arvaikheer, nơi đây có cố đô Karakorum), Umnugovi (Dalanzadgad), Selegen (Darkhan và Sukhbaatar, Darkhan là thành phố), Tov (UB và Zuunmod), Dundgovi (Mandalgovi), Khentii (Undurkhaan), Dornogovi (Sainshand), Dornod (Choibalsan), Sukhbaatar (Baruun Urt)…
Vùng miền tây 5 tỉnh, miền đông 3 tỉnh, trung 7 tỉnh, vùng Khangai 6 tỉnh.

Trung tâm của các tỉnh nông nghiệp có thể gọi soums, là khu định cư của vài trăm gia đình, cả nước có khoảng 330 soums-huyện. Phụ nữ có khi là người chủ gia đình, đặc biệt trong các gia đình nghèo ở nông thôn.

Trong các thành phố, có thể chỉ tương đương làng, xã, thị trấn ở Việt Nam, thì Karakorum có vẻ không phải là thành phố như các nơi khác. Đây có khi chỉ là thủ đô cũ, phố cổ mà thôi, là thành phố cho du lịch ngắn ngày. Vì hầu hết các thành phố khác đều có các nhà máy khác thác khoáng sản, hay do nhu cầu khai thác vật liệu, khoáng sản mà có các thành phố đó.

Người nước ngoài đến Mongolia với ít thời gian, thì trước tiên là UB, sau đó thông thường nơi thứ hai sẽ là Karakorum, bởi đây là điểm đến khả dĩ nhất ngoài UB, đặc biệt là vào mùa đông rất khó để đi xa hơn, không thể đi trong điều kiện thời tiết làm tê liệt mọi phương tiện giao thông, và cũng chẳng còn nơi nào đáng xem hơn ngoài Karakorum. Vào mùa đông, tốt nhất là bay thẳng UB-Karakorum nếu thời tiết cho phép, nếu không thì bạn lại phải bay về UB, ghé thăm bức tượng khổng lồ Chinggis Khan, cách trung tâm UB khoảng 30km, rồi sau đó về nước.
 
Karakorum (Kharkhorin):

Thủ đô cũ của Mongolia ở thế kỷ 13. Cách UB khoảng 360km về phía tây. Vé xe buyt khoảng 15.000 mnt/người. Ở Mongolia có thể đi dạng taxi chung để rẻ hơn nhưng bạn cần tìm được người đi cùng.

Con đường tơ lụa Silk Road đi qua thành phố này. Tuy nhiên thời đó, đây là tuyến đường đắt đỏ do độc quyền khai thác, tiền thuế, phí các loại trên Silk Road đều thuộc về Đế chế Mongolia. Đây cũng là nguồn thu nhập chính của các vương triều Mongolia. Trước đó thì các Khan đã cho tiêu diệt, phá hủy không thương tiếc các con đường khác cũng như người dân Egypt hay Turkish để độc chiếm Silk Road.

Quay lại lịch sử, sau khi thống nhất các bộ lạc Mongolia, Genghis Khan hay Chinggis Khan (trước khi lên chức Khan năm 1189 có tên Temujin-Thiết Mộc Chân, Temujin sinh năm 1162 hoặc 1167, mất 1227) chọn căn cứ địa là Karakorum (năm 1206) và bắt đầu làn sóng chinh phục và mở rộng lãnh thổ, tạo ra một đế chế thống trị trên tất cả các trung tâm châu Á, Bắc Âu, miền bắc Ấn Độ, Trung Quốc và khu vực biên giới như miền Bắc Việt Nam và Nhật Bản.

Có tài liệu khác cho biết Karakorum trở thành thủ đô của Đế chế Mongolia năm 1235 dưới thời Ogedei Khan-Oa Khoát Đài, là con trai thứ 3 của Genghis Khan, lên thay Genghis Khan năm 1229 và mất cuối 1241.

Ogedei chuẩn bị đánh sang Châu Âu, đã đánh thắng vài trận đầu, chuẩn bị đánh lớn vào Trung Âu thì bị chết đột ngột năm 1241. Còn châu Âu thoát nạn Mongolia bắt đầu vào năm 1260, khi một đạo quân Mongolia ở đây thua trận ở vùng đất Egypt và Syria. Đây là trận thua lớn đầu tiên sau gần 70 năm chinh phạt bách chiến bách thắng của các kị binh Mongolia. Sau trận này, Kublai chỉ còn tập trung chủ yếu vào việc xâm chiếm đất nước China mà không ý chí chinh phục thế giới và mở rộng lãnh thổ về phía tây.

Sự cai trị toàn bộ hoặc một phần lãnh thổ của đế chế Mongolia này kéo dài cho đến khoảng năm 1370, khi con cháu của Genghis Khan mất quyền kiểm soát ở Bắc Kinh, và đến năm 1388 thì còn bị thua và thủ đô Karakorum bị tàn phá hết.

Ở Karakorum có tu viện Erdene Zuu Kharkhorin, cũng gần sông Orkhon, ngày nay vẫn như là một biểu tượng vĩ đại nhất của thời bắt đầu dựng nước Mongolia, nơi ghi dấu ấn quan trọng đầu tiên của Genghis Khan. Toàn bộ Kharkhorin thời Genghis Khan và tu viện Erdene Zuu thực ra đã bị hủy hoại hết, thành phố đã xây mới, tu viện Erdene Zuu (như kiểu Tây Tạng) được xây lại cũng như phục dựng và đang còn khảo cổ. Bên ngoài Erdene Zuu còn có rùa đá khá lớn.

Karakorum thuộc tỉnh Uvur-Khangai (Ovor-Hangai) với thủ phủ là thành phố Arvaikheer, chứ không phải Karakorum. Thực ra Karakorum có một điểm hay, theo tôi đây là một thị trấn có vẻ cổ kiểu Mongolia, dân số khoảng 5.000 người, không có và ít bị pha tạp như Erdenet và Darkhan với nhà chung cư 4-5 tầng của Liên xô cũ, hay các khu nhà cao tầng hiện đại ở UB đã và đang được xây dựng. Tuy nhiên Karakorum cổ chỉ còn hiện diện trong các trang sách lịch sử và bảo tàng.

Lúc này, đây là khu dân cư với chủ yếu nhà bê tông, gạch 1 tầng, nhà là ger như du mục, có điện đường trường trạm, vài nhà 2-4 tầng chắc trụ sở thành phố… Đường bê tông hoặc đất xen lẫn nhưng có vẻ đường đất nhiều hơn. Chỉ cần 1 đến 2 oto chạy thật nhanh quanh các con đường là toàn bộ Karakorum hay Bulgan,… sẽ mù mịt bụi.

Đất ở được chia kiểu lô và ngăn cách nhau bằng hàng rào gỗ. Trong lô sẽ bố trí nhà nằm ở một góc, một khoảng đất trống là sân rất rộng vì đất đang quá thừa, và một nhà vệ sinh lộ thiên hay bán lộ; có thể gọi đây là “căn hộ khép kín” kiểu Mongolia.

Kiểu bố trí nhà vệ sinh ở đây thật sợ, vì nhà nào cũng có một toilet đặt đâu tùy thích trong khuôn viên hàng rào nhà mình, to nhỏ, nông sâu, có hay không có mái che,… Thời tiết thì nắng hanh khô vào mùa hè, chỉ mới lướt xa xa đã thấy mùi bốc…

Ở Karakorum, bạn đi lên ngọi đồi để ngắm toàn cảnh thành phố, đỉnh đồi là các bản đồ rất lớn thể hiện Đế quốc Mongolia, lúc thịnh nhất với Beijing là thủ đô của Mongolia; đi xem linga và yoni đá. Sau hai nơi này, UB và Karakorum, có thể phải thêm tượng Thành Cát Tư Hãn cách UB khoảng 40km, mọi người có thể yên tâm về nước và hẹn Mongolia ở dịp khác.
 
Erdenet:

Thành phố đông dân thứ 2 sau UB với khoảng 95.000 dân, cách UB khoảng 350 km về phía tây-bắc. Năm 1979 thành phố Erdenet (tên trước đó là Orhon) tách khỏi tỉnh Bulgan để thành đơn vị hành chính riêng trực thuộc trung ương. Nằm trong thung lũng giữa hai sông Selenge và Orkhon ở miền bắc Mongolia, đây là một trung tâm công nghiệp lớn do Liên xô cũ xây dựng vào những năm 1970.

Lý do chính của việc xây dựng thành phố là để khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là đồng và quặng molypden. Đây là hai khoáng sản chủ lực trong xuất khẩu và đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế. Ở đây có nhà máy sản xuất thảm lớn nhất nước.

Erdenet nắm giữ 43% tổng giá trị xuất khẩu và 40% tổng sản lượng công nghiệp của Mongolia. Đường sắt xuyên China-Mongolia-Russia có một nhánh chạy tới Erdenet.

Đến Erdenet có thể bằng tàu hỏa chạy từ UB hằng ngày. Vé xe bus từ UB đến Erdenet khoảng 12.000 mnt/người.



Darkhan:

Năm 1966 thành phố Darkhan tách khỏi tỉnh Selenge để thành đơn vị hành chính riêng trực thuộc trung ương. Cũng là một thành phố công nghiệp quan trọng, nằm về phía tây bắc của thủ đô Ulaanbaatar, phía trên Erdenet, giáp biên giới Nga; dân số khoảng 75.000, cách UB khoảng 300km về phía bắc.

Darkhan cũng do Liên xô xây dựng vào những năm 1960 như một hình mẫu của đô thị, như kiểu xây dựng của Hà Nội dưới thời ảnh hưởng của Liên xô. Hiện nay, cơ sở hạ tầng của thành phố rất phát triển, đường lát đá, đường sắt, truyền hình vệ tinh, và các dịch vụ điện thoại di động. Đây là nơi tập trung của vật liệu xây dựng như xi măng, gạch, cùng với công nghiệp khai thác than đá, đồng và sắt. Chế biến thực phẩm, chăn nuôi, và dệt may cũng đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế của riêng thành phố.


Cả Erdenet và Darkhan dù là thành phố phát triển nhưng ô nhiễm, do khu vực các nhà máy đều gần khu dân cư, không xa là bao. Bên cạnh cửa hàng, chợ, sân vận động như của một thành phố tương đối hiện đại thì vẫn có những khu phố, khu chợ như chợ Bến Thành, Đồng Xuân hay chợ cóc ở Việt Nam.

Hằng ngày, đều có tàu hỏa chạy từ UB đến Darkhan và ngược lại.
Vé xe bus từ UB đến Darkhan khoảng 9.000 mnt/người.

Năm 2014, dự kiến có nhà máy lọc dầu đầu tiên ở Mongolia do Japan đầu tư sẽ bắt đầu hoạt động.
 
State City, Nomad City, Horse-Riding City, Red Hero

Thủ đô Ulaan Baatar:

Năm 1992, Hiến pháp mới của Mongolia quy định UB là thủ đô.
Biểu tượng và cờ của UB là con chim Khangarid (Khangarid Bird) hoặc gọi là Garuda. Garuda có 2 màu chủ đạo trắng đỏ, biểu tượng sẽ đặt trên nền đen, còn cờ là nền xanh. Mỗi một quận cũng sẽ có biểu tượng riêng.
Garuda tượng trưng cho sự ổn định và sức mạnh. Trên trán Garuda có Soyombo là biểu tượng có trên cờ Mongolia. Ngoài ra có các chi tiết, tay phải có chìa khóa là biểu tượng cho thịnh vượng và hiếu khách, tay trái cầm hoa sen là hòa bình, bình đẳng và tinh khiết. Ở móng vuốt bên phải của Garuda giữ một con rắn là biểu tượng của cái ác, với nghĩa không dung nạp cái ác…

Có diện tích lớn nhất, khoảng 5.000km2, nằm ở độ cao 1.350m, dân số khoảng 1,15 triệu người ở thời điểm này (trong tổng dân số là 2,9 triệu). Đây là thành phố duy nhất có trên 100.000 dân, được chia 9 quận (Soum), trong quận là phường (Khoroo) với 152 Khoroo; quận trung tâm là Sukhbaatar. Trên một số bản đồ thì UB được chỉ đến là 3 vùng đất tách rời nhau.

Năm 1960 dân số UB khoảng 150.000 người, năm 1980 là 400.000 người, năm 1990 (bắt đầu đổi mới theo kinh tế thị trường) là 600.000 người.
Nếu coi năm 1980 làm chuẩn với dân số 400.000 người, vì thành phố UB cũng được Liên xô cũ quy hoạch và giúp xây dựng, thì có thể thấy hạ tầng hiện nay ở UB đang quá tải, xuống cấp trầm trọng.

Riêng UB chiếm khoảng 60% GDP của cả nước.

Ở Ulaanbaatar, tháng 1 lạnh nhất trong năm có nhiệt độ trung bình âm 26 độ C, với trung bình thấp âm 32 độ C và trung bình cao âm 19 độ C. Tháng 7 nóng nhất trong năm thì nhiệt độ trung bình là 17 độ C, với mức trung bình thấp là 11 độ C và trung bình cao 22 độ C.

Tương tự như nhiều thành phố, thủ đô quan trọng của các nước, thành phố này cũng nằm dọc bờ sông Tuul ở độ cao 1.350 mét, xung quanh là 4 đỉnh núi (Four Holy Peaks) có tên Tsetseegum, Chingeltei, Songino Khairkhan và Bayanzürkh. Sông Tuul là một nhánh của sông Orkhon-sông dài nhất Mongolia.

Thành phố được thành lập vào năm 1639 như là một trung tâm tôn giáo với việc xây dựng tu viện Da Khure. Đây cũng là trung tâm giao thông của đất nước nhờ sự hiện diện của tuyến đường sắt xuyên Mongolia kết nối với cả Nga (vùng Siberia rộng lớn) và Trung Quốc. Tuyến đường sắt huyết mạch này do Liên xô giúp xây dựng và được hoàn thành năm 1956.
Năm 1937 thì UB đã bị phá hủy gần như hoàn toàn dưới thời Thủ tướng Choibalsan. Trong đó khu phức hợp đền-chùa trung tâm Zuun Khuree, nơi cư ngụ của giới quý tộc, nhiều khu vực ger (nhà truyền thống) cũng như các khu chợ chính đã bị phá hủy hoàn toàn để mở đường cho việc xây dựng các toàn nhà hiện đại hơn. Do vậy hiện UB chỉ còn lại một vài công trình từ trước 1937, chủ yếu là đền chùa, tu viện, vài tòa nhà…

Hiện hai bên bờ con sông này đã có khá nhiều các công trình trung tâm thương mại, trụ sở, nhà ở cao tầng. Có thể đến lúc nào đấy thì sông này lại thành suối hoặc có số phận tương tự như một vài con sông, kênh chảy qua các thành phố ở Việt Nam.

Cũng như một số thành phố khác, về đêm, để ngắm thành phố có thể leo lên ngọn đồi cao, oto chạy lên gần đến đỉnh, còn lại đi bộ tiếp. Ban đêm ở UB, phố vẫn rực sáng đèn, oto chạy qua lại không dừng cùng dòng người đi bộ nhộn nhịp, mọi thứ cảm giác như ban ngày, đối lập khoảng 8-9 giờ sáng thì vắng lặng ngoài đường, chỉ thấy học sinh, cán bộ đi làm.
Chỉ tính từ năm 1990 đến 2011 (năm 1990 Mongolia thay đổi sang kinh tế thị trường, chính trí dân chủ, đa đảng), dân số UB đã tăng 70%.

Tháng 7/1966, mùa Naadam, mực nước của sông Tuul tăng 3,12m so với mức bình thường và xảy ra lũ lụt tràn qua thủ đô, gây thiệt hại với số tiền là 300 triệu MNT, khoảng 7,5 triệu USD và 130 người đã thiệt mạng.

Như ở đã trình bày, xa trung tâm UB vẫn bắt gặp những ger hay tent của người dân nông thôn về thủ đô. Người nhập cư không thể tìm được nhà trong nội đô nên tạm phải ở trong các ger như trên thảo nguyên. Đô thị hóa quá nhanh đã hình thành những khu dân cư mà nhà làm bằng các lều (ger, yurt), được gọi là “ger district” hay “ger quarter”, có thể gọi khu ổ chuột. Tỷ lệ thất nghiệp ở UB cao nên sau một thời gian không thể trụ lại UB, người dân lại phải trở về cuộc sống du mục chăn nuôi trên các thảo nguyên.

Đến UB, du khách có thể yên tâm vì UB cũng như các thành phố đã và đang phát triển khác, chứ không quá nghèo nàn như ở vùng nông thôn với cuộc sống du mục. Nói điều này vì có thể còn nhiều và khá nhiều người coi UB và Mongolia là vùng đất ở thế kỷ của Thành Cát Tư Hãn.



Ngoài tên gọi UB là State City và Nomad City,
UB còn có tên: Horse-Riding City



UB được người dân gọi vui là Thành phố cưỡi ngựa (Horse-Riding City), vì oto đã kín hết cả UB (Car City).

Năm 2012, Hội đồng nhân dân UB đã thông qua quy định để giảm số xe ở UB bằng cách lấy số cuối trên biển số xe làm căn cứ cho xe đó ra đường những ngày nào trong tuần, ví dụ số cuối là 1,3 thì xe được lưu thông vào thứ 2,3, các ngày khác xe ở nhà. Các xe ở vùng khác vào ra UB cũng phải tuân thủ. Xe đăng ký ở UB có 2 chữ “YH” hay “YБ”.

Phương tiện chuyển chở công cộng: Năm 1929 xe buyt xuất hiện ở UB, Mongolia, năm 1954 bắt đầu có taxi, năm 1987 có xe buýt chạy điện.

Hiện nay, cả nước có khoảng 400.000 xe, riêng UB có tới 240.000 xe (60%), trên 50% xe có giá tiền từ 40.000usd trở lên.
Hệ thống đường bộ ở riêng UB có tổng chiều dài khoảng 500km.

Khoảng 80% số xe đã sử dụng trên 10 năm, 65% xe tay lái bên trái, 35% xe tay lái phải-nghịch.

Nếu như 3-4 tuổi đã có thể cưỡi ngựa thì thanh niên đến 18 tuổi cũng đều biết lái xe, 70% là nam, 30% là nữa tài xế. Tổng số tài xế toàn Mongolia ước 900.000 người.

Mặc dù đường xấu nhưng tai nạn chủ yếu lại do lỗi của tài xế (trên 80%), nên du khách thường không được cầm lái dù cho xe chạy một mình trên thảo nguyên hay sa mạc bao la.

Tại sao trên 80% tai nạn là do tài xế? Bởi người Mongolia uống rượu ít nhiều, lúc nào cũng có thể uống sữa ngữa… Dù là không nhiều nhưng cũng ảnh hưởng đến hành vi khi lái xe, từ đó dẫn đến các nguyên nhân khác như không tuân thủ luật, không giữ khoảng cách xe, không dừng đỗ xe bên phải, vượt quá tốc độ, hay kể cả người đi bộ say rượu nên đâm vào xe…

Số lượng tai nạn theo mùa khá đều nhau, khoảng 25% cho mùa xuân, hạ, đông. Riêng mùa thu tăng 30% do cả nước vào mùa khai giảng năm học mới.

Ở UB thì bãi đỗ xe thật kinh khủng, nhưng nói chung phương tiện công cộng có đủ cả, so với ở ta chắc chỉ thiếu xe máy ôm, họ vẫn còn giữ xe ô tô điện (loại trên nóc xe có cần) để vận chuyển hành khách công cộng, không có xe điện chạy trên đường ray sắt. Các thành phố khác cũng có xe buyt công cộng.

Có đến gần 100 tuyến xe buyt công cộng ở UB, chia làm 2 nhóm tuyến chính là trong thành phố và xung quanh thành phố. Đến nay, đã có gần 800 xe buyt và xe chạy điện (bánh lốp) chạy ở UB.

Có thể nói gần như mọi thứ ở UB cũng gần tương tự như Hà Nội xưa và nay.

Giá xe oto, đi được trong Mongolia chỉ cần loại với giá khoảng 20.000.000 mnt (220.000.000vnđ ~ 10.000usd), 1 ô tô tương đương 10-15 con bò, mỗi con nặng 150-200 kg. Người ta tính nhà giàu có khi dựa trên đàn gia súc sở hữu.

Giá thịt ước tính 10.000mnt/kg: 200kg*10.000mnt/kg = 2.000.000 mnt (22.000.000 vnđ) cho 1 con bò 200 kg.
Xe máy Tàu giá trung bình 1.000.000 mnt (11.000.000 vnđ) là chạy vù vù trên thảo nguyên, 1 xe máy tương đương 5 con dê, mỗi con 20kg.

Đến UB thì du khách nên qua chợ trời Naran Tuul (Khar Zakh, Black Market). Nó giống chợ cửa khẩu ở biên giới Việt Nam. Xung quang ô tô đỗ, dừng, đi; bên trong người và hàng rất chật chội. Quanh chợ là nhà 4-5 tầng cũ, xa hơn là các tòa nhà chung cư 10-20 tầng đã và vừa xây xong (thời điểm 2014). Đến khu này cần đề phòng móc túi.

Ở UB, có 14 di tích lịch sử cũng như văn hóa để du khách ghé qua, ngoài ra có 11 địa điểm đang được phục hồi và bảo vệ.
Quảng trường Sukhbaatar là trái tim của UB (như Quảng trường Đỏ ở Nga, Thiên An Môn ở Trung Quốc), thời kỳ Liên xô cũ còn mộ của ông ở quảng trường, nhưng từ 2004 đã được di dời vào nghĩa trang. Năm 2006, kỷ niệm 800 năm Chinggis Khan, khu triển lãm lịch sử quốc gia và tượng Chinggis đã được đặt thay thế. Đây là tượng Chinggis Khan lớn nhất trong nội đô.

Một số địa điểm khác: Mua sắm đến State Department Store, tìm hiểu lịch sử thì đến các bảo tàng… Ngắm cảnh thì lên núi có tháp truyền hình nhìn toàn cảnh UB cả ban ngày và đêm xuống, UB về đêm cũng vẫn rực ánh đèn.

Sân vận động quốc gia, nơi tổ chức Nadaam 11-13/7 cũng rất gần trung tâm thành phố, xung quanh sân này giống sân vận động Quân khu 7 ở Sài Gòn và Hàng Đẫy ở Hà Nội, xung quanh là nhà cao và thấp tầng vây kín.

Ngoài 4 môn truyền thống là vật, bắn cung, đua ngựa, shagai (bắn xương cừu), người Mongolia thích bóng rổ, bóng chuyền, còn bóng đá không phải là ưa thích nhất, với điều kiện thời tiết Mongolia thì chỉ có thể đá bóng trong nhà.
 
Kiến trúc công trình ở UB:

- Thời kỳ của ger: Kéo dài đến thế kỷ 19, 20.

- Nhà 2 tầng kiểu châu Âu đầu tiên được xây dựng năm 1863, do đại sứ Nga xây dựng. Là nhà cao nhất tại thời điểm này. Năm 1905 có thêm cung điện mùa đông là quà tặng của Sa hoàng Nga cho Bogd Khaan. Tòa cung điện này (Bogd Khaan Winter Palace) cũng là địa điểm thăm quan ở UB.
Vào những năm 1910, tu viện Gandan cao 39m đã được xây dựng phía bắc UB, tương đương tòa nhà 13 tầng.

- Từ năm 1950: Công trình với các trường phái kiến trúc khác nhau được xây dựng. Năm 1950-1960 theo phong cách cổ điển, giai đoạn 1960-1980 theo duy nhất kiểu Liên xô cũ với các nhà chung cư cao 5-9 tầng.

- Từ năm 2000, lại theo các kiểu kiến trúc hiện đại nhất thế giới, kiểu China, Russia, South Korea,...

- Năm 2015 dự kiến có tòa nhà cao 34 tầng Shangri-La và 41 tầng Mak Tower.

- Năm 2108 có Morin Khuur Tower cao 309m, cạnh Sân vận động quốc gia (sân gần sát trung tâm thành phố).


Bất động sản ở UB

Cũng như thế giới, có cả Việt Nam, bất động sản, xây dựng ở Mongolia cũng gặp khủng hoảng nặng năm 2007-2009, bắt đầu phục hồi trở lại từ 2010. Giá mua bán dao động lớn từ 400-8.000 usd/m2. Ngoài khu trung tâm UB, giá có thể giảm đi 25-30%.

Phần lớn giao dịch bằng tiền mặt. Mọi người dân, kể cả nước ngoài đều được mua bán và cho thuê bất động sản nếu có thẻ căn cước (chứng minh thư) hợp pháp.

Ở UB mới đáp ứng khoảng 50% số dân (50% của 1,4 triệu), nên bất động sản đang giai đoạn sốt, giống Việt Nam năm 2008-2010.

Cũng ở UB, trong một căn hộ trung bình có 6 người, diện tích trung bình của căn hộ là 65 m2.


Giá m2 bất động sản ở UB theo các hạng:

- Nhà chung cư thu nhập thấp-trung bình: 1.500-3.000 usd/m2.

- Nhà chung cư thu nhập trung bình-cao: 2.500-10.000 usd/m2.

- Văn phòng hạng A và B: 2.000-6.000 usd/m2

Giá bán lẻ ở các nơi khác: Căn hộ, nhà ở hạng A và B: 2.000-7.000 usd/m2.


Tính thử giá bất động sản theo số lượng đầu gia súc:

- Bò nặng 200kg, giá bình quân: 10.000mnt/kg. 1 con bò 200kg có giá tiền: 2.000.000 mnt/1 con bò.
- Giá trung bình m2 nhà: 2.500 usd/m2, đổi ra tiền MNT: 2.500 * 1850 = 4.625.000 mnt/m2.
- Giá 1m2 căn hộ theo bò là: 4.625.000/2.000.000 = 2,3 con bò/1m2, làm tròn: 2,5 bò/m2.
- Nếu 1 căn hộ 100m2 thì có giá: 2.500*100 = 250.000 usd/căn hộ 100m2.
- Quy ra bò: 2,5 * 100 = 250 con bò, mỗi con nặng 200 kg, nếu giá thịt là 10.000 mnt/kg.
- Quy ra tiền Việt Nam: Căn hộ 100m2 có giá: 5.500.000.000 vnd, hay 55 triệu vnd/m2 ở Mongolia.
Hiện giá nhà ở Việt Nam giá 15-20 triệu/m2.

Để có căn hộ 100m2 ở UB, mức giá trung bình, cần 250 còn bò hoặc 2.500 con dê hoặc 2.500 cừu.



Giá thuê nhà:
Tính cho căn hộ có 2 phòng
- UB: 600 usd/tháng (có đồ đạc), 450 usd (không đồ đạc)
- Erdenet: 400 usd, 250 usd.
- Darkhan: 350 usd, 250 usd
- Nơi khác: 250 usd, 180 usd


Giá mua ger:
- Loại 1 người ở (3 vách tường): 400 usd
- Loại 1-2 người ở (4 vách tường): 600 usd
- Loại 2-4 người ở (5 vách tường): 1000 usd
- Loại 3-5 người ở (6 vách tường): 1300 usd


Tín dụng

Do đa số người dân còn nghèo và rất nghèo, không có nhà ở (ger thì có), nói chung là không có gì để thế chấp, nên nhà nước có quy định mọi tổ chức ngân hàng, tài chính… phải cung cấp các khoản vay cho các doanh nghiệp nhỏ và cho mục đích về nhà ở.

Doanh nghiệp nhỏ được vay 70.000 usd, thời gian có thể đến 120 tháng (10 năm), lãi suất thấp (1-2%/tháng).

Vay để mua bất động sản: Để được vay, người vay phải chứng minh được thu nhập ổn định của cá nhân. Số tiền vay tối đa 70.000 usd tại UB, còn sống ở vùng nông thôn là 20.000 usd. Nhưng phải trả ngay tiền bằng 30% giá trị căn hộ, chỉ vay 70% của 70.000usd, và một số điều kiện khác.
 
Last edited:
Choibalsan:

Nằm ở cực đông bắc, giáp với cả Nga và China, thực ra là giáp Inner China, dân số 40.000 người. Đây ban đầu là một khu định cư của nhóm người theo đạo và đã phát triển tạo thành một thành phố thương mại dọc theo tuyến đường China-Siberia.

Choybalsan là trung tâm kinh tế của miền đông Mongolia. Có một nhánh đường sắt xuyên Siberia và tuyến đường oto chạy qua thành phố này để nối UB với thành phố Hovd ở cực phía tây, có thể gọi tuyến hành lang cực đông-cực tây, tuyến đường bộ này đang được xây dựng.

Thị trấn nằm hoàn toàn trong thảo nguyên và được bao quanh là vùng rộng lớn đồng cỏ và đất có thể trồng lúa mì. Thị trấn phát triển các ngành nghề: Công nghiệp nhẹ, khai thác mỏ, chế biến thực phẩm, xây dựng. Tỷ lệ thất nghiệp ở đây cao nhất trong cả nước. Choibalsan cách thủ đô UB 655 km.

Gần đây, đã phát hiện mỏ chứa uranium giàu ở Choybalsan, và người Nga đang đầu tư nhiều ở khu vực này.

Vé xe bus từ UB đến Choibalsan khoảng 30.000 mnt/người.

Choibalsan (Khorloogiin Choibalsan, 1895-1952) cũng là tên của một lãnh tụ thời cộng sản của Mongolia, nhưng không rõ có phải tên ông được đặt cho thành phố này, một trong những người thành lập nên Đảng nhân dân cách mạng Mongolia, đã từng giữ chức thủ tướng của Mongolia. Ông theo chủ nghĩa Stalin, một nhà dân tộc chủ nghĩa, độc tài.

Choibalsan muốn thống nhất mọi dân tộc và phục hưng đế chế Mongolia, lấy lại Inner Mongolia từ China nhưng không thành công. Nhiều người coi ông là một anh hùng dân tộc, nhưng tội ác kiểu Stalin thì rất nhiều, như thanh trừng người đối lập bắt đầu từ cuối thập kỷ 1930, hay đã phá huỷ hầu hết trong tổng số hơn 700 tu viện Phật giáo của Mongolia, cùng giết hại hàng nghìn tăng lữ (con số chưa chính thức là 18.000). Số lượng tu sĩ Phật giáo đã giảm từ 100.000 năm 1924 xuống còn 110 năm 1990(?). Trong các tu viện hiện nay, đều có bảo tàng hay tài liệu hướng dẫn nói về thời kỳ rất mạt vận này của Phật giáo Mongolia nói chung, và các cuộc thanh trừng nội bộ ở Mongolia.



Olgiy (Ölgii):

Thành phố hay thị trấn Olgii, còn có tên thành phố Kazakh (Kazakh city). Có thể nói đối xứng với Choybalsan là thị trấn Olgiy (Olgii, Ulgij) nằm ở cực tây bắc của Mongolia, giáp Nga, China, gần Kazakhstan; dân số 30.000 người (làm tròn). Mongolia không có biên giới với Kazakhstan nhưng khoảng 90% dân số ở đây là người Kazakhstan mới nên có tên Kazakh city; 10% còn lại là người Mongolia của các nhóm dân tộc khác nhau. Olgiy nằm cách thủ đô Ulaanbaatar khoảng 1.650 km về phía tây.

Không giống như phần còn lại của Mongolia, Olgiy là một thành phố đạo Hồi, người Kazakh ở đây chịu ảnh hưởng bởi mối quan hệ chặt chẽ với Nga và Kazakhstan. Do ở quá xa trung tâm văn hóa của Mongolia nên Olgiy vẫn giữ được truyền thống chủ đạo của Kazakhstan.

Người Kazakhstan cũng có một vị trí quan trọng trong đời sống chính trị Mongolia, đây là dân tộc thiểu số đông nhất ở Mongolia, ngôn ngữ sử dụng Turkic (tiếng Thổ).

Một số ngày lễ chính của người đạo hồi Kazakh ở Olgii:

a) Eagle Festival:
- Altai Kazakh Eagle Festival: 22-23/9 hằng năm
- Golden Eagle Festival: 5-6/10 hằng năm, đã được UNSECO công nhận.

b) Ngày lễ khác:
- Nauryz: 22/3, ngày Tết, như Tết âm lịch của Việt Nam.
- Nadaam: 11-13/7, ngày lễ chung của cả Mongolia.
- Altai Nomad's Festival : 21-22/7.

Vé xe bus từ UB đến Olgii khoảng 70.000 mnt/người.


Như vậy, điểm cực đông Choibalsan cách điểm cực tây Olgiy là (655+1.650)km=2.305km. Đây cũng là con đường hàng lang đông-tây quan trọng bên cạnh trục bắc-nam với thủ đô UB là giao của 2 trục giao thông này. Phía tây chạy vào Russia, đang tiếp tục xây dựng. Phía đông là tam giác 3 thành phố của 3 nước: Choibalsan (Mongolia)-Chita (Russia)-Manzhouli (China).


Murun:

Cũng cần kể thêm vài dòng đối với thành phố Murun, ở phía bắc, muốn đến Hồ Khovsgol thì phải đi qua Moron. Theo tiếng Mongolia thì “moron” là “sông”, thành phố nằm phía bắc sông Delger. Ở gần thành phố này có bức tượng đá ngôi khối nổi tiếng thế giới với hình con hươu đang bay.

Vé xe bus từ UB đến Moron khoảng 35.000 mnt/người.
 
Khoan dung

Ngoài việc tàn sát, mà ngày nay có thể gọi là khủng bố (như IS hiện nay hoặc v.v..) thì người Mongolia được cho là kẻ chiếm đóng có lòng từ bi, khoan dung.

Để chinh phục và cai quản cả một đế chế khổng lồ chiếm được bằng các trận chiến đẫm máu, người Mongolia đã phải hoặc tự phải chấp nhận những phong tục truyền thống của những người, những nơi mà họ chinh phục được. Người chiến thắng (thắng bằng vũ lực, thua giá trị văn hóa) phải đón nhận rất miễng cưỡng đối với mọi tôn giáo và cả các tập quán hay thói quen của các dân tộc bị khuất phục.

Đây cũng là điều bất lợi với kẻ chiến thắng, vì điều này khiến họ thực tế không có gì, không giữ lại được cho mình bất cứ thứ gì nếu xét về lâu dài.

Lịch sử đánh giá đây là một trong các yếu tố làm cho Đế chế Mongolia không tồn tại được lâu, dân tộc Mongolia không phát triển vì thiếu quyền lực mềm hay nền văn hóa dân tộc Mongolia thiếu gốc rễ bền chặt, không đủ mạnh để áp chế các nền văn hóa và tôn giáo khác.

Ngày từ thế kỷ 13 thời Nhà Nguyên-Mông, Đạo Phật đã thành quốc giáo và đến thời Mãn Thanh đô hộ thế kỷ 16-19 thì Phật giáo Tây Tạng đã thâm nhập sâu vào mỗi con người Mongolia, như là để kìm lại tính hung hãn trước kia, gia đình nào cũng có người theo Phật giáo. Đến nay có cảm giác như 50% Mongolia là Tây Tạng?



Hiếu khách

Ngạn ngữ Mongolia có câu: Người hạnh phúc là người thường xuyên có khách đến chơi, luôn có ngựa của khách cột trước cửa nhà.

Điều này có được là bắt nguồn từ lối sống du mục, thêm vào bởi thời tiết khắc nghiệt, khoảng cách lớn, đi lại giữa các bộ lạc hay để gặp được nhau cũng là rất khó khăn và xa xôi.

Không bắt tay với người cao tuổi, vì phong tục cho rằng việc đó sẽ làm bẩn tay người đáng kính. Đàn ông gặp nhau hoặc bắt tay hoặc gật đầu, bạn bè thân thiết hơn thì ôm vai nhau.

Người Mongolia hiếm khi bắt tay với người nước ngoài, chỉ chào hỏi thôi. Đối với phụ nữ thì cũng không bắt tay mà chỉ trao đổi qua lời nói.

Văn hóa của Mongolian có nguồn gốc từ các phong tục trên thảo nguyên từ ngàn đời xưa. Nói chung, người Mongolia được đánh giá là khá nhút nhát, ít to tiếng và có lời nói bất lịch sự, đặc biệt với khách.

Cũng do điều kiện thời tiết, đi lại rất khó khăn, nên hầu hết mọi Mongolian đều đối xử lịch sự, chu đáo, ân cần với người lạ, các vị khách đến với mình hay đến với đất nước mình.

Các ger đều được hướng mặt chính về phía nam, có tài liệu là luôn hướng về phía đông nơi mặt trời mọc. Khi bước vào ger, nam giới phải bước về bên trái (phía tây), còn nữ giới ở phía đông của ger. Nếu khách nước ngoài có vi phạm thì cũng không sao.

Trước kia, người du mục có thể rời nhà mà ger (yurt) vẫn mở cửa, họ để cho du khách có thể vào ger, tự pha trà, sưởi ấm, rồi lại tiếp tục hành trình.

Ngay ở UB, du khách có thể ghé thăm các ger ở “Ger District” nếu không có điều kiện du mục thảo nguyên và sa mạc. Vì khoảng 50% số dân sinh sống ở UB vẫn đang phải ở trong ger, 50% còn lại sống trong nhà như ta vẫn đang hiểu (nhà chung cư, biệt thự… xây bằng gạch, bê tông, thép).

Tặng quà là một văn hóa quan trọng thể hiện lòng hiếu khách của người Mongolia. Đây là thể hiện sự kính trọng, tôn trọng, tình hữu nghị ở người Mongolia từ xa xưa, họ luôn muốn liên kết chặt chẽ hơn giữa các bộ lạc du mục, kể cả là các kẻ thù gặp nhau thì họ vẫn có thể trao đổi quà hay thực phẩm.

Sẽ là rất bất lịch sự (thậm chí là xúc phạm) nếu du khách từ chối những món quà hoặc thức ăn mà người dân du mục đưa cho. Do đó, bạn nên nhận dù rằng không muốn nhận và ăn những đồ ăn đó.

Theo truyền thống, người Mongolia sẽ không đến chơi nhà người khác mà không mang theo quà, đặc biệt là nhà có trẻ em hay người già, có thể kẹo cho trẻ em, sữa và sản phẩm từ sữa cho người cao tuổi, nhưng cũng có thể tặng thực phẩm hay thuốc lá. Với nam giới có thể rượu sữa ngựa (airag, qumis, kumis) hoặc chai vodka. Trà cũng là quà tặng có giá trị với người Mongolia bởi nó tượng trưng cho tình làng xóm hữu nghị và bền vững.

Vào những ngày lễ quan trọng như Tết Âm lịch (Tsaagan Sar), thì khăn lụa dài màu xanh (khadag) tượng trưng cho bình an, lòng kính trọng là món quà truyền thống để tặng những người cao tuổi.



Tuy nhiên, lòng hiếu khách chỉ còn ở đâu đó chứ thời nay thì gần như không còn, không chủ ger nào muốn thấy khách ghé vào thăm, trừ trường hợp bị hỏng xe dọc đường, bị bệnh,... thì đương nhiên được giúp đỡ. Ger với đủ tiện nghi, như bên ngoài ger sẽ thấy oto, xe máy, pin mặt trời, anten chảo vệ tinh, đó là những thứ không thể dấu trong ger, như vậy trong ger chắc chắn có nhiều đồ hiện đại, đắt tiền thì làm sao để khách tự tiện vào được. Ở vùng nông thôn khoảng 1/10 gia đình có xe oto.

Vùng nông nghiệp du mục, xe oto không phải là hiếm nhưng không phải là dễ thấy bởi còn nhiều gia đình nghèo phải thuê lái xe, vẫn dùng xe ngựa để di chuyển, nghèo hơn nữa thì phải nhờ họ hàng, bạn bè, trông chờ các phương tiện công cộng, đi nhờ, cuối cùng là đi bộ.

Ngay như việc mượn xe máy để dạo chơi khi nghỉ ngơi cũng không phải đơn giản, tất cả đều là tiền, tư nhân hóa đã về đến bản làng du mục.

Đi trên các đoạn đường vắng, chỉ cỏ và đất đá, thỉnh thoảng ta vẫn gặp xe ngựa sắt 4 bánh (oto) hỏng để lại bên đường, chủ xe và khách đã nhờ xe khác để đến nơi gần nhất. Nói chung, người dân vẫn phải giúp nhau khi gặp nạn.
Các phương tiện di chuyển theo luật bên phải như Việt Nam, nhưng xe tay lái nghịch vẫn được chấp thuận.

Ban đêm, đi ngoài đường ở UB cần cẩn thận, vì xe đi tốc độ rất nhanh do lúc này mọi người (đi bộ, lãi xe) đều có thể đang say rượu.
 
Bảo vệ tổ quốc bằng quân đội của quốc gia láng giềng

Lời mở đầu Hiến pháp của Mongolia, một dân tộc đã có những năm tháng ở tột đỉnh của loài người và đã tàn lụi như cỏ cây bởi bão Ugalz và Zud (Dzud):

Chúng tôi, nhân dân Mongolia:
Giữ vững độc lập và chủ quyền dân tộc.
Trân quý nhân quyền, tự do, công lý và đoàn kết dân tộc.
Nối tiếp truyền thống tình nghĩa dân tộc, lịch sử và văn hóa.
Tôn trọng những thành quả của văn minh nhân loại.
Và hướng đến mục tiêu tối thượng là xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh, nhân bản trong toàn quốc.

Mongolia có chung đường biên giới với 2 quốc gia có vũ khí hạt nhân là Russia dài 3.543km, với China dài 4.677km. Tổng chiều dài đường biên giới là: 8.220km.

Vị thế địa chính trị này khó cho Mongolia trong quan hệ với cả hai nước, không thân cũng không được, mà lạnh nhạt cũng không xong, chắc lại phải học Việt Nam là ta làm bạn với tất cả các nước, họ có chính sách Người láng giếng thứ 3-Third Neighbor Policy. Mongolia đang quan hệ chặt chẽ hơn với Korea và Japan bằng việc đã mở các đường bay thẳng tới cả 2 quốc gia này.

Danh sách các nước, tổ chức “Third Neighbor Policy”: US, South Korea, Japan, Australia, Canada và EU.

Quân đội Mongolia có bộ binh và không quân, không có hải quân, họ đã tham gia lực lượng giữ gìn hòa bình của UN ở nhiều quốc gia: South Sudan, Sierra Leone, Ethiopia, Congo,… Nữ quân nhân không tham gia các nhiệm vụ quốc tế này. Việt Nam cũng mới chỉ có 2 sỹ quan tham gia lực lượng của UN.

Thanh niên nam nữ trong độ tuổi 18-25 đều đi nghĩa vụ quân sự 12 tháng, bao gồm cả trong lực lượng cảnh sát, hàng năm có 31.000 nam và 30.000 nữ trong độ tuổi gia nhập quân đội, cảnh sát. Cũng có binh lính dạng hợp đồng (khoảng 2,5%).
Tổng quân số lực lượng quân đội, cảnh sát: Nam 750.000 (từ 16-49 tuổi); nữ: 800.000 (từ 16-49 tuổi); tổng là khoảng 1,6 triệu quân.

Tổng dân số 3 triệu người thì 50% là lính, cảnh sát, một con số quá vô lý, đây có lẽ là lực lượng trong độ tuổi lao động và sẽ phải làm nghĩa vụ quân sự khi tổ quốc cần. Mà nửa số dân này thì không phải tất cả đều cầm súng.

Có tài liệu nói lực lượng quân đội (bộ binh, không quân) chuyên nghiệp, chính qui chỉ có khoảng 6.000 người mà thôi. Con số này có vẻ tin hơn.

Chi phí quân sự ước 1,2% GDP.

Cảnh sát Mongolia nói chung nhìn khá to lớn, vạm vỡ như các đấu sĩ.

Khí tài quân sự phần lớn của Nga. Không quân thì không có khả năng chiến đấu.

Quân đội Liên xô cũ đóng quân ở Mongolia trong những năm 1960-1990.

Lực lượng quân đội này cũng được xác định luôn là không thể chống được bất cứ cuộc xâm lược nào. Do đó, chiến lược quân sự của Mongolia là: Bảo vệ tổ quốc bằng lực lượng quân đội của quốc gia láng giềng, nghĩa là hoặc Nga hoặc Trung Quốc; cũng vì thế nên quân đội Mongolia chủ yếu chỉ thực thi nhiệm vụ hệ thống cảnh báo sớm, làm sao phát hiện các cuộc di chuyển quân của địch, tình báo thì phát hiện xem khả năng sẽ bị ông bạn láng giềng nào đánh mình …trước thì báo anh bạn còn lại đổ quân đánh giúp. Có thể dự báo chiến tranh ở Mongolia là cuộc chiến giữa Nga và Trung Quốc.


Năm 1999 Quốc hội còn thông qua cả Luật Biển. Mongolia cho phép tàu biển nước ngoài đăng ký và treo cờ Mongolia, hiện đã có khoảng 1000 tàu đăng ký và cắm cờ Mongolia, công suất các tàu đạt khoảng 1 triệu tấn. Không rõ trong số tàu treo cờ Mongolia này có tàu chiến không?

Thời Đế chế Mongolia thì cả thế giới sợ vó ngựa của Mongolia, đã không bao giờ lặp lại.

Nguồn gốc Nadaam ngày nay cũng bắt đầu từ quân đội, còn gốc rễ là từ thời Hung Nô 2000 năm trước. Nếu không kể thời xưa là Nadaam được tổ chức để thờ vị thần núi. Quân đội Mongolia thường tụ tập để tổ chức lễ cưới, biểu diễn võ thuật. Sau đó, Nadaam được tổ chức cho toàn dân, nhưng chỉ có 3 môn thể thao mang tính chiến đấu dành cho nam (vật, bắn cung, đua ngựa), đó cũng là vì các môn này thể hiện được cuộc sống và chiến đấu từ xa xưa của tổ tiên người Mongolia trên thảo nguyên.


Mongolia hiện đang phải đối mặt với nạn di dân từ ông bạn láng giềng là China, liệu có giống Việt Nam khi công nhân China đang kéo vào làm việc ở các dự án trong nước. China cũng đầu tư vào Mongolia qua các dự án khai thác khoáng sản thô và xây dựng, gần giống như Việt Nam; 60-70% vốn đầu tư nước ngoài vào Mongolia là của China, 70% là xuất khẩu sang China là khoáng sản thô và nguyên vật liệu phục vụ các nhà máy ở China. Mongolia là nhà sản xuất lớn thứ ba thế giới về fluorspar và nằm trong top ba nhà sản xuất lớn nhất ở Châu Á-Thái Bình Dương về đồng và molybdenum. Chính phủ và người dân Mongolia cũng đang cố gắng thực hiện chính sách thoát và thoái China. Nhưng thoát China thì lại quay về Russia, vẫn chỉ là vòng tròn như vậy.


Khi Mongolia thống trị China thì đây là lần đầu tiên trong lịch sử mà toàn bộ China đã bị cai trị bởi người nước ngoài hoặc người không có nguồn gốc China (người Hán), sau đó vài thế kỷ thì mới có người Mãn Châu thành lập nhà Thanh để cai quản người China.


Về khu tự trị Inner Mongolia (Nội Mông) đang thuộc China: Diện tích 1,2 triệu km2 (Mongolia là 1,56 triệu km2). Khu này lại khá đông dân Mongolia với khoảng 4 triệu, trong khi cả nước Mongolia chỉ 2,9 triệu. Nhưng cùng sinh sống với 4 triệu dân Mongolia này là khoảng 21 triệu người China (người Hán), chẳng mấy chốc sẽ không còn người Mongolia nữa. Ngay như thời Nhà Nguyên (1271-1368) do Kublai Khan (Hốt Tất Liệt) dựng nên và cai trị, nhưng đến đời con cháu Kublai Khan đã bị Hán hóa hết đến nỗi bản thân người Mongolia còn coi những người con cháu này là người China.
 
Cai quản 100 triệu dân ở thế kỷ 13-14, nay còn 3 triệu dân.

Dân số rất trẻ:
- 49% đang đi học (dưới 24 tuổi).
- 46% đang còn làm việc (25-59 tuổi).
- 5% (trên 60 tuổi).

Một vài con số về dân số của Mongolia:

Tổng dân số: 2.953.190 (7/2014). Năm 1994 có khoảng 2,3 triệu. Năm 1921 chỉ khoảng 800.000 dân.
Cơ cấu tuổi: 0-14=26,8%; 15-24 tuổi=18,7% (nam: 278.912/nữ: 273.167); 25-54 tuổi= 44,5% (nam: 636.799/nữ: 677.236); 55-64=5,9%; từ 65 trở lên=4,1% (nam: 49,314/nữ: 70,877).

Độ tuổi trung bình: 27,1; nam: 26,3 và nữ: 27,8. Một dân tộc rất trẻ.
Tốc độ tăng trưởng dân số: 1,37%.
Dân số sống ở đô thị: 68,5%.
Thủ đô UB: 1,184 triệu.

Tuổi thọ: Nam 64,72, nữ 73,45.
Tỷ lệ giới tính trung bình: 1/1 (nam 49,54%/nữ 50,45%).
Tỷ lệ con của người phụ nữ: 2,22 trẻ/mẹ.

Tuổi sinh lần đầu trung bình là 22.
Sử dụng biện pháp tránh thai: 55%.

Tỷ lệ biết chữ: 97,4%; trên 15 tuổi có thể đọc, viết. Một con số rất cao, và có ý nghĩa hơn nữa vì Mongolia có mật độ dân số thấp nhất thế giới.

Lao động trẻ em từ 5-14 tuổi: 18%.
Tỷ lệ béo phì: 14,4%.

Người nước ngoài ở Mongolia: Tổng số khoảng 22.000 người, đây là đăng kí chính thức:
- Trung Quốc: 10.000 hoặc hơn (45%).
- Nga: 3.000 (14%).
- Phương Tây, Hàn Quốc và Nhật Bản: 6.000 (27%).
- Khác (trong đó có Việt Nam): 3.000 (14%).


Người dân đi bầu Quốc hội (Parliamentary) và Tổng thống. Quốc hội bầu 4 năm lần, mới nhất là năm 2012. Tổng thống bầu 4 năm lần, mới nhất năm 2013. Thủ tướng giữ vai trò chính (là người đứng đầu Quốc hội) còn Tổng thống chỉ mang tính biểu tượng nghi lễ.

Hiện có 76 nghị sĩ, 2 đảng nắm giữ chính là: Democratic Party (Đảng Dân chủ) 46%-35 ghế, Mongolian People’s Party (Đảng Nhân dân) 33,3%-25 ghế; còn lại: Justice Coalition 14%-11 ghế, Civil Will Green Party 0,3%-2 ghế, Nghị sĩ độc lập 0,4%-3 ghế.


Nói chung tất cả các hệ thống pháp luật đều được Mongolia tham khảo từ các nước EU, US và áp dụng.



Văn hóa, xã hội, giáo dục, gia đình…

Phụ nữ và em gái không phải đối mặt với chuyện phân biệt đối xử về giới tính. Phụ nữ vẫn chiếm một tỷ lệ cao trong lực lượng lao động. Đàn ông và phụ nữ chia sẻ các quyền con người cơ bản giống nhau mặc dù vai trò của họ khác nhau theo phân công lao động.

Trước kia, đàn ông như người lính, là những người chủ gia đình, cai quản, người chăn nuôi. Họ chịu trách nhiệm với các công việc như săn bắt, giết mổ động vật, tham gia vào công việc có tay nghề cao, nặng nhọc. Trong khi phụ nữ có trách nhiệm chủ yếu trong việc chăm sóc con, làm việc nhà, nấu ăn, dọn dẹp và công việc nội trợ khác.

Nay thì cả hai phái đều làm những việc gần như nhau, ở nông thôn thì phụ nữ cũng giết mổ thịt gia súc mang bán, ở thành thị họ cũng đi làm. Ở nông thôn thì việc phụ nữ làm chủ hộ đang có hướng gia tăng, do đàn ông đi ra các thành thị để tìm việc và làm việc.

Theo ước tính thì có 32% dân Mongolia sống dưới mức nghèo khổ, 1/4 dân Mongolia có mức sống dưới 1,25USD/ngày. Chắc đây là con số không chính xác, vì du mục và bán du mục thì khó mà tính toán theo chuẩn quốc tế hay chuẩn nào đó.

Ngay như các gia đình du mục, bên ngoài ger, bạn sẽ thấy có oto, xe máy, tấm pin năng lượng mặt trời, hầu hết đều có truyền hình vệ tinh, hay có thể gọi với tên “Ger with Satellite”.
Người cao nhất thế giới 2,36m sống tại Inner Mongolia là anh Bao Xishun cưới cô Xia Shujian là người Mongolia cao 1,68m.


Tsagaan Sar
(Traditional Mongolian Lunar New Year)

Có thể nói nó gần giống Tết cổ truyền Việt Nam ở khoản chi phí mua sắm Tết, nhất thiết phải “no 3 ngày Tết”, quần áo phải đẹp. Mọi chi phí đều tăng trong dịp Tết: Đi lại, hàng hóa thực phẩm, vui chơi,…
Bộ trang phục truyền thống (đã viết ở bài trước) gồm Deel (áo khoác), Sash (dây lưng), Gutul (ủng), Louz (louz) có giá 100.000-1.000.000 mnt bộ cho người lớn, trẻ em có giá từ 100.000mnt.


Hệ thống giáo dục

Có 4 cấp độ:
- Nhà trẻ, mẫu giáo: Dưới 6 tuổi.
- Phổ thông: Tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
- Đào tạo nghề.
- Đại học.

Trẻ em Mongolia trong độ tuổi đi học nhưng khó được đến trường, như ở thủ đô UB, vì do khi sinh ra ở các vùng quê không có giấy khai sinh. Nhiều tổ chức từ thiện quốc tế phải mở các lớp dành riêng cho đối tượng này.

Ở nông thôn thì hệ thống các trường học gần như không còn tồn tại, trường học phải đóng cửa ở các vùng xa xôi, đặc biệt vào mùa đông. Thường khi đến tuổi đi học, các em bé được chuyển về vùng thành thị để đi học, nếu không có nhà người họ hàng quen thì sẽ phải ở nội trú trong các kí túc xá cũ, bẩn.

Số trẻ em vô gia cư ở UB cũng đang ngày một gia tăng. Trẻ em ăn xin và nhặt rác không phải là hiếm. Để thoát khỏi lạnh của mùa đông, các gia đình vô gia cư và trẻ em phải sống dưới lòng đất trong hệ thống cống rãnh thành phố, đốt rác, quần áo cũ, lốp xe để sưởi ấm… Thành phố đã nhỏ, mùa đông không khí lại càng bị ô nhiễm thêm.



Giáo dục phổ thông

Trước kia, thời Liên xô, giáo dục theo hệ 10 năm, sau đó là 11 năm, nay đang tiếp tục sang hệ 12 năm.
Năm 2004 hệ thống giáo dục chuyển từ 10 năm sang 11 năm, với tuổi bắt đầu đi học từ 8 tuổi xuống còn 7 tuổi. Giáo dục phổ thông chia làm 3 cấp: Cấp 1-tiểu học 5 năm (lớp 1-5, 7-11 tuổi), cấp 2-trung học cơ sở 4 năm (lớp 6-9, 12-15 tuổi), cấp 3-trung học phổ thông chỉ 2 năm nhưng không phải bắt buộc (lớp 10-11, 16-17 tuổi). Trong hệ 11 năm với 9 năm giáo dục bắt buộc (hết cấp 2).

Từ năm học 2008/2009, tiếp tục đổi từ hệ 11 năm sang 12 năm, tuổi đi học bắt đầu từ 6 tuổi, việc chuyển đổi sẽ hoàn thành vào năm 2016. Giáo dục phổ thông chia làm 3 cấp: Cấp 1-tiểu học 6 năm (lớp 1-6, 6-11 tuổi), cấp 2-trung học cơ sở 3 năm (lớp 7-9, 12-14 tuổi), cấp 3-trung học phổ thông 3 năm nhưng không phải bắt buộc (lớp 10-12, 15-17 tuổi). Trong hệ 12 năm với 9 năm giáo dục bắt buộc (hết cấp 2).

Ngày khai giảng 1/9.

Các kỳ thi chuyển cấp đều ở cấp quốc gia tổ chức. Kỳ thi vào đại học thường tổ chức 1 lần trong năm vào tháng 6.

Có khoảng 80 trường học chỉ cho cấp 1, chủ yếu ở vùng xa, hơn 250 trường học chung cấp 1 và cấp 2.

Đăng ký học cũng như ở Việt Nam, theo địa chỉ nơi sinh ra và đang sống, căn cứ trên ID cá nhân.

Có khoảng 120 đầu sách cho các cấp.

Theo chính sách chung (kiểu khống chế chỉ tiêu), hằng năm 94% học sinh cấp 1 được lên cấp 2, nhưng vẫn có khoảng 20% học sinh hằng năm phải bỏ học do chi phí cao, thiếu quan tâm của cha mẹ, nghèo quá… Khoảng 83% học sinh cấp 2 lên cấp 3, nhưng thực tế chỉ khoảng 60%-70% cấp 2 được lên cấp 3. Số học sinh trượt vào cấp 3 hoặc đi làm luôn, hoặc làm du mục, hoặc được tuyển vào trường kỹ thuật và dạy nghề để vừa học nốt cấp 3 vừa học nghề. Số còn lại học cấp 3 để thi vào đại học, nếu thi trượt cao đẳng, đại học thì cũng có thể vào trường kỹ thuật và dạy nghề hoặc đi làm tự do.

Đào tạo nghề cũng được học sinh và gia đình quan tâm, có thể nó như một kĩ năng thêm mà thôi, chứ không hẳn là nghề thấp kém. Các cơ sở đào tạo nghề cung cấp chứng chỉ chuyên môn các nghề, công việc: Phục vụ bàn, đầu bếp, thợ làm bánh, thợ may, xây dựng, thiết kế nội thất, kế toán, thợ cắt tóc,… Các khóa học đào tạo nghề thường kéo dài từ 14 ngày đến 2 năm.

Do khí hậu mùa đông nên các trường học từ bé đến lớn đều có ký túc xá.

Việc du học nước ngoài: Cũng theo điểm học tập đạt được, nhưng để đi các nước phát triển thì cũng cần có quen biết ít nhiều, chứ không hẳn điểm cao là được đi, rõ ràng đi USA, EU, Japan, Korea thì hơn hẳn là du học tại Việt Nam.

Trường tư có ở UB, Erdenet. Ở UB có trường cho người nước ngoài, trường dạy bằng tiếng Anh và Mongolia, có rất ít trường chỉ dạy bằng tiếng Anh. Có một số trường công chuyên tiếng nước ngoài: Nga, Trung, Đức, Nhật,… Có một trường quốc tế (International School of Ulan Bator) ở UB học từ lớp 1 đến 12.

Trường tư Hobby cấp 2-3 đầu tiên ở Mongolia do con gái Đại sứ Mongolia tại Nga mở năm 1994, dạy bằng tiếng Anh và Mongolia. Đến nay, có nhiều trường: Mongolia English School, American School, British School, Ulaanbaatar International High School,…



Giáo dục đại học

Cũng có các trường công tư, chất lượng trường tư thường kém hơn. Chính phủ cũng cấp học bổng, hỗ trợ học phí, cho vay đối với các sinh viên nghèo…

Có 3 nơi đào tạo đại học: Trường đại học, Trường cao đẳng, Tổ chức (Institutions). Có khoảng gần 190 trường đại học, cao đẳng, nhưng chỉ khoảng 50 trường công. Trước năm 1993 thì mọi thứ được trợ cấp hoàn toàn, còn nay phải đóng học phí.

Khoảng 100.000 sinh viên trong 50 trường công lập, còn 40.000 sinh viên trong các trường tư. Sinh viên học theo tín chỉ, tối thiểu 120 tín chỉ mới có bằng đại học.

Có đến hơn 100 Tổ chức (thường là tổ chức tư nhân) cung cấp các chương trình đào tạo.

Mọi cơ sở giáo dục đại học phải được kiểm định bởi cơ quan nhà nước, đặc biệt nhóm Tổ chức thường các chương trình đào tại đại học không được kiểm định.

Trường đại học đầu tiên được thành lập năm 1942.

Hai trường Đại học An ninh, Đại học Quân sự: Sinh viên được miễn các loại học phí. Các trường khác học phí khoảng 250usd/học kỳ.

Điểm số được lấy theo kiểu phương Tây, như A là 4 điểm hoặc 100 điểm, thì F là 1 hay 60 điểm.

Kỳ nghỉ hè từ 15/7 đến 25/8.

Các bằng ở nước ngoài, đặc biệt ở US, EU, Japan, South Korea,… đang là mốt.
Thời gian đào tạo: Đại học 5 năm, trường y 6 năm; thạc sĩ 1,5-2 năm, tiến sĩ 3-6 năm.
 
Y tế, sức khỏe

Ngành y tế có khoảng gần 6.500 bác sĩ và 15.000 nhân viên y tế.

Tính cả cơ sở công và tư nhân (tư nhân chỉ có từ sau 1990), có khoảng 15 bệnh viện đại học, 32 bệnh viện đa khoa, 13 bệnh viện tuyến quận-huyện, 334 bệnh viện tuyến xã-phường, 178 dạng phục vụ cho nhóm gia đình, 12 trung tâm y tế, 13 trung tâm các bệnh truyền nhiễm, 446 bệnh viện tư nhân, 35 trung tâm dịch vụ cấp cứu, 26 trạm truyền máu, và 319 nhà thuốc.

Các cơ sở này cũng được mở rộng cho tất cả người nước ngoài và khách du lịch, tất nhiên là phải mất tiền khám, chữa bệnh. Tiêu chuẩn dịch vụ vẫn chưa bằng ở châu Âu, cả châu Á nói chung.

Các con số trên chỉ tập trung ở UB và một vài thành phố mà thôi. Ở vùng sâu, vùng xa thì y tế gần như không có. Các quận, huyện (soum) cũng có nhưng không đủ, nếu bị bệnh nặng hay cấp cứu lên tuyến trên thì cũng quá khó khăn do đường xa, ở lại và chờ may mắn đến với mình.



Báo chí, truyền thông

Tự do, có đến hơn 500 báo và hơn 150 tạp chí các thể loại, của nhà nước và tư nhân.

Truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh đã kết nối với kênh nước ngoài. Nhưng đài phát thanh vẫn là phương tiện truyền thông chính phủ sóng khắp cả nước, đài phát đã có tiếng Anh, Nhật, Trung Quốc, và Nga…




Thu nhập (lương)

- Mức bình quân theo giới tính: Nam: 250.000 mnt/tháng (~140usd). Nữ: 220.000 mnt/tháng

- Mức bình quân theo khu vực:
+ UB: 250.000 mnt/tháng.
+ Vùng Trung tâm: 240.000 mnt/tháng.
+ Vùng Khangai: 220.000 mnt/tháng.
+ Miền Đông: 220.000 mnt/tháng.
+ Miền Tây: 215.000 mnt/tháng.


- Mức lương bình quân theo ngành nghề:

Xếp theo thứ tự từ cao đến thấp:
1) Tài chính, bảo hiểm: 600.000 mnt/tháng. Cao gấp đôi nghề thu nhập cao thứ 2 là giao thông.
2) Giao thông, kho bãi: 300.000 mnt/tháng.
3) Thông tin, viễn thông: 260.000 mnt/tháng.
4) Cán bộ nhà nước, công an, dịch vụ công: 255.000 mnt/tháng.
5) Mỏ: 250.000 mnt/tháng.
6) Khoa học, kỹ thuật: 230.000 mnt/tháng.
7) Giáo dục: 230.000 mnt/tháng.
8) Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy: 225.000 mnt/tháng.
9) Giải trí: 218.000 mnt/tháng.
10) Y tế: 217.000 mnt/tháng.
11) Lọc dầu: 214.000 mnt/tháng.
12) Xây dựng: 215.000 mnt/tháng.
13) Điện, gas, hơi nước: 214.000 mnt/tháng.
14) Quản trị và hỗ trợ: 195.000 mnt/tháng.
15) Quản lý nước, nước thải: 185.000 mnt/tháng.
16) Phục vụ: 175.000 mnt/tháng.
17) Bất động sản: 170.000 mnt/tháng.
18) Dịch vụ khác: 169.000 mnt/tháng.
19) Nông nghiệp, rừng, đánh cá, săn bắn: 145.000 mnt/tháng. Thấp nhất trong các nghề.


Lương hưu

Như ở Việt Nam, tuổi nghỉ hưu là 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam. Tiền lương hưu không hoàn toàn cố định mà nó phụ thuộc vào mức lương và thời gian đóng bảo hiểm xã hội của cá nhân. Tuy nhiên, mức lương hưu trung bình là 100 USD/tháng (= 1.850.000mnt = 2.000.000 vnd).

Chỉ mới có người Mongolia định cư, làm việc (xuất khẩu lao động) ở Hàn Quốc, khi về hưu quay về sống ở Mongolia thì được chi trả bằng với mức lương hưu nhận ở Hàn Quốc.


Trợ cấp thất nghiệp

Trợ cấp thất nghiệp hiện tại chỉ dành cho những người đã bị sa thải khỏi công việc và đã được nộp thuế bảo hiểm xã hội liên tiếp 20 tháng tính đến lúc thất nghiệp.

Trợ cấp thất nghiệp có thể được nhận chỉ trong khoảng thời gian 6 tháng mà thôi. Số tiền được trợ cấp hằng tháng dao động từ 70 USD đến 150 USD tùy thuộc vào số tiền lương trước đó.



Trợ cấp xã hội

Mọi người Mongolia, kể cả từ nước ngoài về nước sinh sống, đều được nhận khoản trợ cấp tiền mặt khoảng 20.000 mnt/tháng, nếu có tên trong sổ đăng ký địa phương, được trả vào ngày 15 hằng tháng, quĩ này có tên Human Development Fund.

Nhà nước còn đang dự tính trợ cấp cho các hộ gia đình du mục nghèo, ước khoảng 150.000 hộ, chiếm 1/5 tổng số hộ gia đình Mongolia. Theo đó, hằng tháng mỗi người lớn được khoảng 7.000 mnt, trẻ em nhận được 10.000mnt.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,642
Bài viết
1,154,374
Members
190,155
Latest member
ncvinh123
Back
Top