What's new

[Tin tức] Thật xót xa cho cả một kho báu Hoàng Liên Sơn!

Mình xin phép Mod cho mình lập cái topic này. Vì thật sự là quá buồn và quá đau xót cho niềm tự hào của nóc nhà Đông Dương giờ đã mất đi sự huyền thoại và ý nghĩa của nó :(:(:(
Fansipan đã mất đi cái ý nghĩa của sự chinh phục, đổi lại nhiều người sẽ được thỏa mãn cảm giác được đặt chân lên fansipan hơn. Đối với một nước mà con người lười vận động như Việt Nam việc này hẳn sẽ có ý nghĩa kinh tế. Nhưng xét cho cùng thì nếu bạn ngồi trên cáp treo 15p thì bạn cũng không bao giờ có được cảm giác chinh phục của 2 ngày. Có chăng là được cái thành tích từng ở trên đỉnh Fansipan thôi!
http://dantri.com.vn/su-kien/xay-du...-nhat-chau-a-len-dinh-phan-si-pang-797719.htm
 
1. Nếu theo tư tưởng của bạn thì lên miền núi bạn nhìn mấy cái cột BTS, cột 110 KV trên đỉnh núi bạn cũng nghĩ là trực thăng cẩu lên chắc. Có khi bạn đến chân cột nghĩ nát óc cũng chả biết cách nào mà những cái cột đấy mọc lên được đâu vì đâu còn dấu vết gì để lại đâu ngoài cái chân móng là 4 trụ thép vươn lên trời.
2. Còn việc xả rác nếu làm cabin theo kiểu kín vừa ngăn xả rác lại ngăn ai đó thích bay ra ngoài bằng "đôi cánh của chính mình".
3. Các dự án thủy điện ở chỗ khác thế nào không biết chứ ở huyện mình ít nhất nó cũng để lại được con đường cấp phối dài gần 20 km vào trung tâm xã mà trước đây khi không có dự án thủy điện thì nó chỉ là con đường mòn mưa xuống thì chả khác gì cái ruộng và từ đầu năm đến giờ cái thủy điện đóng góp cho ngân sách huyện cũng gần 1 tỷ đồng tiền thuế rồi đó.
4. Nói ra thì bảo nói xấu nhà nước nhưng phần lớn các dự án tư nhân hiệu quả hơn các dự án của nhà nước nhiều đó bạn.
5. Còn nói về bảo tồn nếp sống văn hóa dân tộc thì mỗi thời mỗi khác cách nghĩ khác cách sống khác... Và nhiều rất nhiều các bạn kêu rằng bà con dân tộc giờ "khôn ranh lắm" không còn chân chất thật thà như trước, trẻ con thì biết chèo kéo đeo bám khách... nào đâu có biết rằng những cái đó là do các bạn tạo nên đấy... còn tạo nên bằng cách nào đừng hỏi tôi mà nên xem lại chính các bạn...

1. Bạn lại nhầm, cột BTS hay cột 110v lắp ráp khác với trụ cabin cáp treo, cái to cái nhỏ, kết cấu khác nhau rõ rệt, chưa kể còn phải làm ga hành khách đến và đi cho cáp treo. Ngoài ra ở nơi làm cột BTS người ta không làm chùa, cũng không xây sân golf và resort, mà cái này là cái đáng ngại. Nhà đầu tư đã tuyên bố sẽ xây dựng một khu du lịch tâm linh ở đỉnh núi. Liệu bạn có chắc người ta không bê tông hóa đỉnh núi Fansipan như đang làm ở Bà Nà ?
2. Cabin kín nhưng lên đến đỉnh liệu bạn ngăn được người ta không xả ra ? Chỉ đơn thuần ngày khai trương có 1 ngàn người tò mò lên đỉnh, có nhu cầu đi vệ sinh mà đỉnh núi bé, không đáp ứng nổi :D thì sao, đó là ví dụ nhỏ ?
3. Quê mình Lao Cai bạn ạ, mình đang nói vấn đề ở Lao Cai. Ngân sách đóng góp nhiều, kể cả nhà bạn mình cũng đầu tư xây thủy điện mini, lợi cho ngân sách là đúng, doanh nghiệp giàu, cũng chuẩn, chỉ mỗi dân khổ vì đất canh tác cằn, môi trường bị phá. Chủ trương phát triển là đúng, nhưng tiến hành ồ ạt, bỏ qua mọi thứ dẫn đến tiền thì có vào túi một số, còn số khác thì đói (vì đất cằn trồng cái gì được)
4. Mình chưa hiểu ý bạn nói hiệu quả ở đây ? tư nhân thì tăng cường bóc lột và tàn phá hơn để giảm chi phí đầu vào chứ (Nicotex Thành Thái, hay các làng ung thư ở Phú Thọ... mình ko cần dẫn link ra nữa nhỉ ?) :D còn nhà nước và tư nhân mình đều không ủng hộ ở chỗ họ đang xâm phạm khu rừng quốc gia, là nơi dự trữ sinh quyển, nhiều loài thú, chim quý. Bạn có thể tìm trên mạng về vườn quốc gia Hoàng Liên có bao nhiêu chim, thú đặc hữu, liệu nó có thành món đặc sản treo lủng lẳng ở cổng khu cáp treo giống như lan rừng, lợn rừng, hay hươu nai chùa Hương :D
Nếu chưa đủ khả năng để làm cho tốt thì hãy dừng lại, để đời con cháu nó làm, chứ đừng vì lợi trước mắt, bán hết cả thiên nhiên, môi trường giống như ta đang làm là móc quặng, móc khoáng sản lên bán với giá rẻ mạt (Lao Cai nhà mình đường xá nát hết vì quặng đồng và titanium bị chở hết sang TQ). Hay ví dụ khác là bauxite Tây Nguyên, cho thuê đất chiến lược quốc phòng an ninh ở Lạng Sơn là những ví dụ khá nhạy cảm của việc ngu dôt+nhiệt tình=phá hoại.
5. Bạn đang nói về hiện tượng chứ chưa nói về nguyên nhân và giải pháp. Mình ủng hộ, rất ủng hộ phát triển đời sống bà con, nhưng bằng cách tăng cường giáo dục, dạy nghề, giúp bà con phát triển kinh tế bền vững và giữ được bản sắc, giống như dân tộc ở các nước khác, họ vẫn đi xe hơi, vẫn dùng máy tính, tuy nhiên vẫn giữ được văn hóa lễ hội bản sắc. Mình rất muốn khi đến một vùng nào đó, bà con có thể có học, có tivi, vi tính, nhưng vẫn giữ được nét văn hóa chứ hoàn toàn không muốn họ khổ sở bần cùng để giữ vẻ nguyên sơ, không hề có chút mâu thuẫn nào ở đây.
Do phát triển du lịch vội vã, cả du lịch thường lẫn du lịch bụi mới là nguyên nhân khiến bà con bị "khôn ranh hóa" như bạn nói, một số nơi, một số vùng họ không làm gì cả, chỉ chờ hỗ trợ của người Kinh, của từ thiện đó bạn. Rồi họ cũng chuyển sang đi rừng kiếm những cây mà "người Kinh thích", buôn những thứ mà người Kinh ưa ... lưu manh,chèo kéo ... rồi vì thiếu học mà họ đem bán những cổ vật quý, rồi trẻ con lai Tây ... đó chẳng phải hậu quả của vội vã đó sao.
Vẫn xin lặp lại một lần nữa "nếu chưa đủ khả năng khai thác tốt, thì đừng khai thác", hãy phát triển nơi khác, như thị trấn Sa pa, các huyện vùng xa, tăng cường giáo dục, văn minh... đỉnh núi Fansipan đợi đến khi chúng ta được như Mỹ, như Nhật làm liệu đã muộn chưa ?
Vườn Quốc gia Hoàng Liên là một trong những khu rừng đặc dụng quan trọng của Việt Nam. Diện tích vùng lõi của vườn gần 30 ngàn héc ta, gồm một hệ thống núi cao thuộc dãi Hoàng Liên Sơn trong đó có đỉnh Fansipan cao 3143 mét. Vùng đệm của vườn rộng gần 38 ngàn héc ta gồm thị trấn Sapa, một số xã thuộc huyện Sapa, một phần huyện Văn Bản tỉnh Lào Cai, và hai xã thuộc huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu.

Vườn quốc gia Hoàng Liên là một trong những trung tâm đa dạng sinh học bậc nhất của Việt Nam. Ngoài hệ thực vật phong phú, Vườn quốc gia Hoàng Liên có 66 loài thú, 347 loài chim, 41 loài lưỡng cư và 61 loài bò sát.

Vườn quốc gia Hoàng Liên của Việt Nam cũng là Vườn Di sản ASEAN.
 
Last edited:
Người Việt vốn cả tin và nhiều khi cuồng tín , ngày xưa đi chùa Hương thì thấy, bao nhiêu chùa giả mọc lên nhưng dân ta vẫn cứ vô tư vào lễ bái, gọi thằng cha chủ chùa ( nghề chính là bán thịt lợn) bằng thầy xưng con như không. Rồi sắp tới, để tận dụng cho hết năng suất cáp treo, kiểu gì cũng sẽ cho xây dựng một vài ngôi chùa hay đền miếu gì đó tại 1 nơi cách đỉnh không xa, quăng ít tiền cho các "nhà nghiên cứu" để khoác lên những công trình mới toanh 1 sự tích gì đó để thu hút khách thập phương.
 
Người Việt vốn cả tin và nhiều khi cuồng tín , ngày xưa đi chùa Hương thì thấy, bao nhiêu chùa giả mọc lên nhưng dân ta vẫn cứ vô tư vào lễ bái, gọi thằng cha chủ chùa ( nghề chính là bán thịt lợn) bằng thầy xưng con như không. Rồi sắp tới, để tận dụng cho hết năng suất cáp treo, kiểu gì cũng sẽ cho xây dựng một vài ngôi chùa hay đền miếu gì đó tại 1 nơi cách đỉnh không xa, quăng ít tiền cho các "nhà nghiên cứu" để khoác lên những công trình mới toanh 1 sự tích gì đó để thu hút khách thập phương.

Hí hí, nếu ai cũng cứ động 1 tí là suy diễn viễn cảnh kiểu như bạn thì chắc VN mình chả bao giờ làm được cái gì cả đâu, khía cạnh tích cực thì không nghĩ đến, toàn cố tưởng tượng những cái tiêu cực nhất là thế nào.
 
Tất cả những điều phe phản đối lo lắng như : phá rừng, phá hoại cảnh quan, ô nhiễm môi trường, khách du lịch chán... thì nhà đầu tư người ta còn tính đến trước cả các bạn cơ. Khi lập dự án người ta cũng tính hết mọi khía cạnh văn hóa, kinh tế, thiên nhiên môi trường rồi
+ Hơn ai hết người ta biết cần phải giữ gìn cảnh quan thiên nhiên thế nào thì mới hút được khách chứ.
Người ta bỏ ra 1 đống tiền thế để làm dịch vụ DL thì người ta cũng biết phải kinh doanh bền vững chứ ai cũng biết làm cái đó đâu phải thu hồi vốn nhanh như xây nhà bán hồi trước đây. Nhóm đầu tư này sống học và làm ở Tây nhiều rồi họ cũng đã nghiên cứu nhu cầu DL cả của khách nước ngoài lẫn khách VN chán ra rồi.
+ Mà mấy bạn sao cứ tính số khách theo công suất tối đa nhỉ. Các bạn thật mâu thuẫn: lúc thì bảo sẽ ko có "ma tây" nào, lúc thì lại tính mỗi ngày có hàng vạn người lên. Các bạn mơ ngủ à?
+ Về chuyện rác, chắc chắn hội leo bộ xả rá nhiều hơn. Còn khi có cáp, người của cty sẽ quản lý đc vụ rác (về cơ bản) trên những con đường mà người ta mở ra. Còn đoạn đi cáp thì chả ai ngu gì mà cố thò tay ra vứt rác. Các bạn lấy gì để đảm bảo là các bạn (người leo bộ) có ý thức vệ sinh hơn người đi cáp nhỉ? Thật nực cười.
+ Về chuyện đưa nguyên vật liệu lên, XD cột trụ thế nào, các bạn đã ko có chuyên môn lại cứ ngồi lo bò trắng răng. Sao lúc xây cột điện cao thế các bạn ko thắc mắc đi?
+ Còn về việc ai giầu lên thì có làm sao? Người Kinh giàu lên tạo nhiều công ăn việc làm cho người thiểu số thế chẳng tốt hơn là tất cả cùng nghèo à?
 
- Nhà nước ta cái gì chả tính rồi hả chị Nheva, em thấy chuyên gia Tây, rồi người đi Tây cũng nhiều, nhưng sao vẫn nhiều ví dụ đến thế, gúc phát ra cả đống, bauxite, thuê đất Lạng Sơn, thuê rừng Nghệ An ... đủ cả báo cáo đánh giá môi trường rồi này nọ, nhưng kết quả sao? Liệu không nghi ngờ có được không ? Xả lũ miền Trung thì doanh nghiệp có lợi nhưng dân thì ăn trâu bò chết. Lao Cai giành khá nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư, vậy các dự án này khả nong đóng góp ngân sách cũng không nhiều, bét ra chục năm đầu. Một vấn đề khác là dự án xâm phạm rừng quốc gia trên 50ha đều phải đưa ra Quốc Hội, nhưng vụ này hơi im tiếng.

- Mục tiêu của tư nhân là lợi nhuận, muốn có lợi nhuận thì phải giảm chi phí, mà giảm dễ nhất là phí môi trường, nhân công. Lúc đấu thầu bên nào chả hoành tráng.
- Tính toán công suất khách tối đa đơn giản vì đây là kinh doanh, muốn có lợi thì phải tăng công suất tối đa, có vậy thôi chị ạ. Không ai làm một dự án, nhất là nghỉ dưỡng, cáp treo mà chỉ có lèo tèo vài người đến nghỉ, tận 30 50 năm mới thấy lợi nhuận. Còn nếu "không có ma tây nào" thì lại càng hài, một dự án xâm phạm rừng quốc gia, vườn di sản Asean, trong khi đó khả năng sinh lợi thấp, vậy thì cấp phép đầu tư làm gì :D
- Còn việc xây cột trụ thì chị đưa cái ví dụ cột điện cao thế vào đây thật là vô lý, em xin nhắc lại đây là rừng quốc gia Hoàng Liên, vì vậy không ai xây cột điện cao thế ở khu này :D ở đây chỉ có cột BTS của Vinaphone, Viettel, còn cái cột BTS thì nó thế này ạ (phiên bản trên Fansipan chắc nhỏ hơn)
BTS%20Ta%20Tong.jpg


Đây là anh công nhân VNPT đi xây cột BTS:
cong%20dau%20len%20tram.JPG

Đây là xây dựng cột trụ cáp treo Tây Thiên:
Nhung-hinh-anh-dau-tien-va-Cap-treo-Tay-Thien-2.jpg


Em nghĩ chắc cũng không cần chuyên môn để thấy cái nào lớn cái nào nhỏ, nhất là ở khả năng xây dựng VN và việc các doanh nghiệp tích cực giảm chi phí. Tuyến cáp treo Fansipan dài nhất VN và có khi cả thế giới, vậy thì số trụ là bao nhiêu, chưa kể cáp treo 3 dây, trụ còn to hơn cáp treo Tây Thiên này nhiều

- Ai giàu hay nghèo đúng là chả có làm sao :D nếu việc anh người Kinh giàu lên đẩy anh dân tộc thành lưu manh, khôn vặt, thất học, tàn phá mọi thứ để bán cho anh Kinh coi là bình thường.
 
Last edited:
Hí hí, nếu ai cũng cứ động 1 tí là suy diễn viễn cảnh kiểu như bạn thì chắc VN mình chả bao giờ làm được cái gì cả đâu, khía cạnh tích cực thì không nghĩ đến, toàn cố tưởng tượng những cái tiêu cực nhất là thế nào.

Bác thật là hài khi quy chụp tất cả những phản biện như vậy, mọi vấn đề đều phải đặt trong bối cảnh của nó, không ai nghĩ tiêu cực nếu một dự án phát triển ở Sapa, hay dứoi đồng bằng ... nhưng xây dựng ở giữa vườn quốc gia thì lại hoàn toàn khác.
 
Bác thật là hài khi quy chụp tất cả những phản biện như vậy, mọi vấn đề đều phải đặt trong bối cảnh của nó, không ai nghĩ tiêu cực nếu một dự án phát triển ở Sapa, hay dứoi đồng bằng ... nhưng xây dựng ở giữa vườn quốc gia thì lại hoàn toàn khác.

Haiz, đề nghị bạn đọc cho kĩ xem bài viết đấy của tôi là trả lời nội dung nào nhé, mệt với mấy bạn thích phản biện quá.
 
Đằng nào thì xây thì vẫn xây rồi, mấy bác phe ủng hộ bảo phe phản đối quy chụp, còn các bác thì đưa ra được những điều gì để khẳng định hiệu quả của dự án?
1. Các bác có dám chắc không ảnh hưởng đến môi trường không? Các bác đi qua Vịnh Lăng cô sẽ thấy, ừ đúng là có cái cầu vượt vịnh Lăng Cô đi lại dễ dàng hơn rất nhiều nhưng khu vực Vịnh lăng cô về mặt cảnh sắc phần nào bị cái cầu ấy làm ảnh hưởng (không biết các bác thấy thế nào chứ, em công nhận về mặt di chuyển cái cầu đấy có lợi thật, nhưng nó phá vỡ cảnh quan của vùng Lăng Cô - đó là cái nhìn riêng của em, nhưng dẫu sao ở Lăng cô thì còn gọi là hợp lý vì nó phục vụ việc đi lại trong xã hội - nhu cầu này thiết yếu). Vụ cáp treo này cũng thế thôi. Đi trong rừng Quốc gia thỉnh thoảng có cái cáp treo nó phóng vù qua đầu thì tha hồ mà ngắm. Còn Tây Thiên nữa, trước khi có cáp treo đi vào Tây Thiên thấy vắng lặng, thiêng liêng, giờ có cái cáp treo thấy nó nhộm nhoạm hẳn. Đừng bác nào bảo cáp treo không ảnh hưởng đến rừng, nói thế chính là ngụy biện đấy.
2. Mấy bác ủng hộ, có chắc là có dự án này thì dân sẽ giàu lên không? Em chỉ chắc một điều là có dự án này thì ông đầu tư chắc chắn sẽ có lợi nhuận, với tít quảng cáo "thiền viện trên nóc nhà Việt Nam chẳng hạn" kiểu gì chẳng hút thị hiếu, ban đầu người ta sẽ đổ xô đến, một hai lần rồi người ta chán không đến nữa (em dám chắc rằng không nhiều người quay lại Bà Nà lần thứ 3, thứ 4 đâu - được 2 lần là người ta chạy rồi). Fan đang phát triển theo kiểu Tuần Châu, Bà Nà ..., nói chung là kiểu phát triển không bản sắc. Nhưng nó đủ giúp nhà đầu tư kiếm đủ lợi nhuận trước khi đi tàn phá những chỗ khác. Còn người dân ư, em không nghĩ mấy ông đầu tư nghĩ đến dân nhiều thế đâu. Trước kia Sapa được biết đến với sự dân dã, với cuộc sống đậm nét của đồng bào Mông, mất đi điều này em nghĩ Sapa cũng không phát triển lâu dài được đâu. Việt Nam bây giờ đang chỉ là mới bắt đầu phát triển thị trường du lịch, Sapa hiện nay chưa bị cạnh tranh nhiều, đến lúc người ta cần tìm về giá trị thực, cốt lõi thì có lẽ lúc ấy không nhiều người chọn Sapa nữa.
3. Nói gì thì nói, ai chẳng cho là quan điểm của mình là đúng. Mấy bác phe ủng hộ đưa ra bao vấn đề này nọ và quy chụp luôn thế là chính thống, thế là chuẩn mực, em nói thực đấy cũng chỉ là quan điểm riêng của các bác mà thôi, cho nên các bác không đừng nên lấy quan điểm của mình để phủ nhận quan điểm của phe kia.
4. Còn em dám chắc một điều: Một khi cáp, sân gôn, khách sạn, chùa được xây dựng thì tự nhiên Fan từ của chung trở thành của riêng của một vài người (giống như Vinpeal hay Bà Nà bây giờ vậy). Họ mất bao nhiêu tiền để xây dựng hạ tầng vật chất và những chỗ ấy đương nhiên sẽ thành của riêng họ. Người khác vào là phải chi tiền, không chi tiền cho họ thì lang thang bên rìa thôi (vậy còn có phải là vườn quốc gia nữa không). Các bác có tin không? Ra Vinpeal mất luôn 500/n nếu không thì đừng ra - vậy Vinpeal là của chung hay của riêng? Đi dọc bờ biển nha trang đến chỗ quây lại cho Tây tắm (thuộc resort) mời vòng ra ngoài vậy là biển của chung hay của Resort? Bà Nà có khác không? Fan sau này có khác không và khác đến đâu?
Em nói thật chứ, mấy cái dự án đấy theo quan điểm của em chỉ để làm giàu cho mấy ông thôi, còn dân và môi trường ư, là việc của họ ...
Còn bây giờ xây thì xây rồi, cũng chẳng cản được, còn từ lâu rồi em không đến Sapa nữa - Sapa đẹp thì đẹp đấy nhưng em nói thật nếu Sapa cứ như bây giờ thà buổi tối ra làm một vòng đi dạo Hồ gươm còn thấy hơn Sapa khi sapa đã quá pha tạp!
 
Với những dự án xây dựng ở Việt Nam dùng vốn trong nước nói chung, thì nếu ai đã từng tham gia làm, cũng phải thấy rằng, vấn đề môi trường luôn được xếp vào hàng thứ yếu, có để đấy cho đủ các bước lập dự án, còn trong quá trình thi công thì mặc nhà thầu thi công muốn làm sao thì làm, tư vấn giám sát với chủ đầu tư cũng nhắc nhở qua loa lấy lệ. Cái này khác hẳn với dự án nuwocs ngoài, khi thành lập riêng 1 đội Giám sát môi trường chặt chẽ từ đầu tới cuối.


Điển hình như những nhà máy thủy điện nhỏ tràn lan, góp phần không nhỏ trong việc tạo lũ cho đồng bào hạ lưu.Hay mới đây, còn ngang nhiên lập dự án xây dựng thủy điện Đồng Nai ngay trong vùng cấm của rừng quốc gia Cát Tiên, hệ thống sinh quyển lớn thứ nhì VN, chuyện chỉ xảy ra tại VN, thế thì có xây cáp treo ở Hoàng Liên cũng chả có gì khó hiểu?

Còn việc 4.400 tỷ đồng, các bác hãy đừng nghĩ đó đều là "tiền của tư nhân bỏ ra " nhé. Chả có Doanh nghiệp nào bỏ chừng ấy tiền ra đâu, trong đó phân được vay ưu đãi, rồi được bảo lãnh cũng không ít đâu. Rồi sau đó họ còn kinh doanh thu hồi vốn nữa mà, cho nên không thể nói là " tiền của tư nhân bỏ ra thì muốn làm gì thì làm"
 
@Quanghuy: mình nói một đằng, bạn hiểu một nẻo. Ngưng tranh luận nhé.
@Haanh167 : các bạn ko thể so sánh đồng nhất công trình này với các dự án khai thác khoáng sản hoặc thủy điện để khẳng định rằng
" vấn đề môi trường luôn được xếp vào hàng thứ yếu" nhé. Bởi vì chúng khác hẳn nhau về bản chất.
Lý do rất đơn giản: dự án này dựa trên chính vẻ đẹp của thiên nhiên của cảnh quan núi rừng để kinh doanh nên họ không ngu gì phá hoại cảnh quan môi trường các bạn nhé. Họ thừa hiểu khách DL đến đó là để tận hưởng thiên nhiên, vậy tàn phá thiên nhiên thì họ còn gì để hút khách?
Một người tầm thường cũng thể hiểu được điều đó huống hồ là những người kiếm ra được và dám bỏ ra hàng trăm triệu USD để đầu tư thì họ càng phải quan tâm để giữ cho nó đẹp đặng còn thu hồi vốn chứ :)
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,728
Bài viết
1,155,195
Members
190,161
Latest member
Tranggg1102
Back
Top