What's new

[Tổng hợp] Từ Yên Tử đến Yên Phụ

Phân vân khi viết topic này, vì tớ vốn định viết về một vùng đất rộng lớn hơn cái Yên Tử.

Định topic về Trấn Hải Đông, cho đủ bộ Tứ Chính Trấn của Thăng Long xưa: Trấn Kinh Bắc, Trấn Sơn Tây, Trần Sơn Nam, Trấn Hải Đông. 3 Trấn kia đều đã có topic cả rồi. Chỉ sợ cái tên trấn Hải Đông xa lạ với mọi người quá.

Hoặc là định viết về cả Yên Tử - Yên Phụ với dấu tích nhà Trần, vì nhiều người nói đến nhà Trần là chỉ nghĩ đến Nam Định là hoàn toàn sai lầm. Với nhà Trần thì đất An Sinh - Đông Triều và Hưng Hà - Thái Bình có lẽ còn quan trọng hơn đất Nam Định.

Nhưng thôi cứ từ từ đã, viết đến đâu hay đến đó.

Còn cứ bắt đầu từ Yên Tử.
 
Cách không xa khu lăng mộ An Sinh là chùa Quỳnh Lâm, một ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất thời Lý, nay chỉ còn lại cái danh tiếng quá vãng xa xưa.

picture.php
 
Chùa Quỳnh Lâm ở Đông Triều thời Lý là ngôi chùa rất lớn. Theo lịch sử, tại đây Quốc sư Minh Không đã đúc pho tượng đồng Phật Di Lặc cao 6 trượng (18m), rồi xây tòa điện cao 7 trượng phủ ra ngoài. Tượng và điện đứng cách 10 dặm cũng còn nhìn thấy.

Không biết vào thời Lý liệu người Việt có đủ trình độ đúc nổi thứ lớn đến thế không, chỉ biết tượng này cùng với ba bảo vật khác được xếp vào An Nam tứ đại khí. Không sách sử nào ghi tượng đã bị phá hủy như thế nào, chỉ nghi ngờ là vào thời Minh, tượng bị Vương Thông sai phá cùng với 3 Đại khí kia.

Vào thời Trần, sau khi Trần Nhân Tông tu trên Yên Tử sáng lập Thiền phái Trúc Lâm, thì Quỳnh Lâm trở thành một trong các trung tâm truyền bá, và gọi là Viện Quỳnh Lâm, quy mô rộng lớn.

Lịch sử đẹp đẽ đó không còn lại gì, chỉ còn 7 ngôi tháp đá đứng hàng ngang dựng từ đời Lê, cái tháp chuông xây bằng ximăng mới dựng mấy năm nay, và ngôi chùa cũng mới như thế.

picture.php
 
Di tích khảo cổ nằm phía sau ngọn tháp mới dựng, đây đó là những hàng chân móng gạch, là chân cột đá nằm rải rác... Chùa mới dựng lùi vào sau một quãng, để lại khoảng đất trống bị đào xới nhưng có vẻ không được bảo vệ.

picture.php
 
Không biết vào thời Lý liệu người Việt có đủ trình độ đúc nổi thứ lớn đến thế không, chỉ biết tượng này cùng với ba bảo vật khác được xếp vào An Nam tứ đại khí. Không sách sử nào ghi tượng đã bị phá hủy như thế nào, chỉ nghi ngờ là vào thời Minh, tượng bị Vương Thông sai phá cùng với 3 Đại khí kia.
Hận quá ,các bạn Khựa không những tấn công mình trên nhiều lĩnh vực ,kinh tế ,văn hóa ...bây giờ còn biết thêm nữa là đã tấn công vào tâm linh người Việt từ hàng ngàn năm nay :((
 
cám ơn bác Chitto và bác VIT nhiều về mấy bài viết và tấm hình.

Nhưng nhìn cái chùa đồng sao mà rầu quá thể. Đi tìm về cửa phật linh thiêng thanh tịnh mà người người đông như mắc cửi, chen chúc, xô bồ. Còn đồ cúng đồ tế thì xanh xanh đỏ đỏ, vàng khè lòe loẹt, ban thờ người ngồi lê liệt giống như chầu chực trước cửa chờ tới giờ thầy bói lên đồng vậy, trông chẳng ra làm sao cả. Hy vọng tháng 11 tới em lên đó sẽ không đông vậy, không có người càng tốt, chỉ mình ta với trời cho nó thoải mái.

hy vọng là bác còn viết tiếp. :)
 
Dòng thiền Trúc Lâm hưng được có 3 đời, sau đó chìm dần vào quên lãng. Người ta vẫn nhắc đến Trúc Lâm Tam tổ, vậy còn hai vị tổ sau Trần Nhân Tông thì sao?

Lang thang trong miền Chí Linh thiêng liêng, tôi tìm đến ngôi chùa Thanh Mai, là nơi vị Tổ thứ hai của Trúc Lâm thiền phái gửi lại thân xác vô thường. Đệ nhị tổ Pháp Loa là môn đồ của Phật hoàng Trần Nhân Tông, được thầy truyền y bát (tương đương truyền lại chức lãnh đạo) khi mới có 23 tuổi, rồi 2 năm sau Phật hoàng mất, Pháp Loa chính thức lãnh đạo giới Phật giáo cho đến khi mất năm 46 tuổi, truyền lại cho Huyền Quang, khi đó Huyền Quang đã 77 tuổi, còn già hơn cả Pháp Loa.

Chùa Thanh Mai do Đệ nhị tổ Pháp Loa lập ra, nằm buồn bã trên lưng núi Phật Tích trong vùng Chí Linh linh địa. Năm tháng mưa dập gió vùi, chùa đã hoang tàn đổ nát, nên người ta dựng lại đồ mới hoàn toàn. Chỉ còn mấy ngọn tháp cổ, nơi táng của các vị Thiền sư là còn lại...


Quả núi Phật Tích, có thể thấy xa xa giữa núi là chùa Thanh Mai

picture.php
 
Không biết vào thời Lý liệu người Việt có đủ trình độ đúc nổi thứ lớn đến thế không, chỉ biết tượng này cùng với ba bảo vật khác được xếp vào An Nam tứ đại khí. Không sách sử nào ghi tượng đã bị phá hủy như thế nào, chỉ nghi ngờ là vào thời Minh, tượng bị Vương Thông sai phá cùng với 3 Đại khí kia.

Thời Lý thừa sức làm những thứ như vậy, một ví dụ khác là tượng Trấn Vũ ở Trấn Vũ quán (Đền Quan Thánh) đúc khoảng vài chục năm sau khi thiên đô về Thăng Long nhằm mục đích trấn yểm phương Bắc và cùng với Đền Voi Phục, đền Bạch Mã, đình Kim Liên tạo thành Thăng Long tứ trấn bất hủ.

Cái tượng mà bạn nói đúng là đã bị nấu chảy để đúc vũ khí từ thời Minh nhưng không phải do Vương Thông mà do thượng thư Hoàng Phúc tiến hành. Thượng thư Hoàng Phúc là một tên giặc vô cùng đáng ghét bởi hắn là một nhà bác học uyên thâm. Khi hắn sang Việt Nam, thấy cái gì hay mà mang về được là mang về hết (trong đó có bộ sách Vạn Kiếp bí truyền thư của Trần Quốc Tuấn mà mỗi lần nhắc đến là tôi rơi cả nước bọt lẫn nước mắt), cái gì không mang về được thì đốt hoặc phá hết. Chính chúng cũng đã cố phá tượng Trấn Vũ mãi mà không được.
 
Thời Lý thừa sức làm những thứ như vậy, một ví dụ khác là tượng Trấn Vũ ở Trấn Vũ quán (Đền Quan Thánh) đúc khoảng vài chục năm sau khi thiên đô về Thăng Long nhằm mục đích trấn yểm phương Bắc và cùng với Đền Voi Phục, đền Bạch Mã, đình Kim Liên tạo thành Thăng Long tứ trấn bất hủ.
...
Chính chúng cũng đã cố phá tượng Trấn Vũ mãi mà không được.

Có vẻ bạn có một số nhầm lẫn.

Tượng Trấn Vũ tại đền Quán Thánh đúc năm 1681 dưới thời Hậu Lê, 570 năm sau khi Lý Thái Tổ dời về Thăng Long, gần 200 năm sau khi quân Minh rút đi. Tượng này cũng chỉ cao có 4m, nặng 4 tấn thôi.

Xét theo pho tượng Phật Todaiji của Nhật Bản, cao 15m, nặng 500 tấn đồng, thì nếu pho tượng Quỳnh Lâm cao 18m thì phải nặng trên 600 tấn đồng (cao gấp đôi và nặng gấp 6 tượng Thích Ca tại chùa Bái Đính, là tượng đúc với công nghệ hiện đại).

Chênh lệch giữa pho Trấn Vũ và tượng Quỳnh Lâm truyền thuyết là quá lớn, tượng nhỏ mà đến 500 năm sau mới đúc được, thì làm sao cho rằng tượng lớn là chắc chắn phải to thế?

Thứ hai là Tứ trấn Thăng Long cũng là đời sau gán thôi. Khi Lý Thái Tổ dời đô, chỉ có đền Bạch Mã là cũ, dựng thêm Trấn Vũ. Mấy chục năm sau với có Voi Phục, và vài trăm năm sau, dưới đời Lê Tương Dực mới dựng đền Kim Liên. Cái truyền thuyết 4 đền trấn thành từ thế kỷ 17 mới có.

Nói thêm, chuông Quy Điền vĩ đại, một trong Tứ đại khí cũng chỉ nặng có 1 vạn 2 nghìn cân (cân ta), tức khoảng 4 tấn thôi.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,627
Bài viết
1,154,159
Members
190,153
Latest member
kientruckhangvinh
Back
Top