What's new

Forester-Bạn là ai?

Thấy cán bộ đến, trẻ con chạy theo lốc nhốc. Tất cả thôn đều tưởng tôi là Tây vì cái đầu trọc và dáng người của tôi. Điều này giúp tôi làm việc rất dễ dàng với bà con vì dù sao bà con mình vẫn nể Tây hơn dù sau này biết rõ tôi là người Việt =))

Chúng tôi chuẩn bị kỹ lắm với bao nhiêu điều muốn nói, muốn giải thích rõ. Nhưng khi lên đến đây, những điều mình chuẩn bị lại trở lên quá xa vời, thiếu thực tế. Và đặc biệt người dân không hiểu những điều, những thứ xa vời đó.

Nhập gia tùy tục, thay vì giới thiệu những thứ chuẩn bị, tôi chỉ gạn lọc lấy những ý chính và chuyển tải đến bà con thông qua các câu chuyện, đôi khi là các trận cười ngả nghiêng. Tôi cố dẫn dắt, lồng ghép, liên hệ đến đời sống thực tế để bà con dễ nhớ, dẽ hiểu. Do đó, buổi đầu đến thôn, công việc cũng diễn ra suôn sẻ và nhanh gọn:).

Sau buổi họp, chị Đặng Thị Coi-chi hội trưởng phụ nữ thôn dẫn tôi đến nương nhà chị. Chị chỉ cho tôi đặc sản ở thôn này là chè san tuyết. Đây là loại chè quý mà không phải ở đâu cũng trồng được.

sieuthiNHANH2009080321432zdewndm4nz65546.jpeg

sieuthiNHANH2009080321432ymjimzk5yz47745.jpeg
 
Ông trưởng thôn và bà con mời chúng tôi ở lại ăn cơm nhưng vì đã muộn, chúng tôi phải xuống núi ngay. Anh em hàng một, đi trở ra theo con đường mòn xuyên rừng.

sieuthiNHANH2009080321432yjjmm2mxy267032_1.jpeg


sieuthiNHANH2009080321432y2jjmmm4yj46512.jpeg


sieuthiNHANH2009080321432yte0yte1mj68129.jpeg

Đôi khi cũng gặp các vạt rừng bị bà con đốt để làm nương, trồng ngô hay sắn. Đúng là có lên đây mới hiểu tại sao bà con phải làm thế. Cứ ngồi ở Hà Nội mà kêu gào giữ rừng thì thật là quá dễ nhưng cũng quá phi thực tế, quá quan liêu.

sieuthiNHANH2009080321432zty3mdc5md63922.jpeg
 
Những dòng suối len lỏi chảy qua khe đá. Nếu tinh ý thì có thể tìm thấy vài chú cua rừng to tướng và có cái chân phớt đỏ.

sieuthiNHANH2009080321432ngzlmwuyzm51569.jpeg


sieuthiNHANH2009080321432nwnimgnkzm71437.jpeg

Bà con tận dụng các dòng suối để chạy máy phát điện nhỏ vì các thôn này không có điện lưới.

sieuthiNHANH2009080321432nje1yji4ng74285.jpeg

Các cây rừng mọc lẫn với đá. Các cây già thường có lan trên cành cao. Lúc chúng tôi về, bắt gặp một con Đang-Một loại linh trưởng mầu đen, đuôi dài đang truyền cành hái quả ăn. Chúng tôi cũng thấy rất nhiều dâu da đất nhưng chưa chín lên không hái.

sieuthiNHANH2009080321432njexzty5mm72385.jpeg


sieuthiNHANH2009080321432mjhmngfkot73066.jpeg

Và cũng như mọi nơi khác, rừng có gỗ thì có người khai thác. Gỗ nằm la liệt trên đường đi chuẩn bị đưa về xuôi, phục vụ các xưởng mộc ở Hà Tây-Hà Nội :T

sieuthiNHANH2009080321432nmfjywi3yj63338.jpeg
 
Trong quá trình phượt tại Bản Thi, chúng tôi còn quay lại Khuổi Kẹn nhiều lần và lần nào cũng thu nhận được nhiều điều mới. Như đã giới thiệu ở trên, Khuổi Kẹn là một thôn rất nghèo. Nói thì vậy thôi, chứ tôi thấy bà con ở đây cũng không phải quá bon chen như cuộc sống nơi đô thị.

Ở đây, bà con sống rất chậm rãi, thanh bình. Hàng ngày, công việc xoay quanh với núi rừng, chăn nuôi, trồng tỉa. Dù công việc còn khó khăn, vất vả. Văn hóa nghèo nàn nhưng bà con vẫn vui vẻ và mến khách. Và chưa chắc, cuộc sống đầy đủ tiện nghi tại Thành phố đã có nhiều hạnh phúc hơn ở đây :))

Trưởng thôn là cụ Phùng Dùng Mình, người đã từng lên đài báo trung ương để nói về cái nghèo đói của bà con nơi đây. Nhà ông có hai vợ chồng và một đứa con nuôi. Người Dao Đỏ không phân biệt con nuôi con đẻ từ cả phía người nhận nuôi và người được nuôi. Con nuôi ông trưởng thôn chính là đứa con gái út trong gia đình có 7 người con gái ở thôn bên cạnh. Dù biết bố mẹ đẻ mình là ai, sống ở thôn bên, nhưng hầu như người con nuôi không bao giờ về. Khi bố đẻ chết, gia đình xin con có một cái lễ là chai rượu và 10k đồng đến viếng là song:).

Ngôi nhà của cụ nằm nép dưới tán cây móc và những cây chè tuyết san cổ thụ.

sieuthiNHANH2009080421532zje3mgi1yw162134.jpeg

Ảnh chụp dưới tán cây chè trước nhà và máy vò chè chạy bằng máy dầu. Những thứ này do thôn được giúp đỡ nhưng giờ thì máy nổ đã hỏng, ít ai còn dùng

sieuthiNHANH2009080421532zdy2yje2ot268200.jpeg


sieuthiNHANH2009080421532m2yyy2qzmj127356.jpeg

Trong nhà, những bằng khen, giấy khen của cô con gái nuôi được treo lên tường và giữ cẩn thận. Từ những cái đầu tiên đi mẫu giáo đến học lên cấp 2 đều được tập hợp đầy đủ ở đây cả. Cái này, giờ ở phố chắc hiếm.

sieuthiNHANH2009080421532mmfhzwuxng127450.jpeg
 
Chúng tôi cùng bà con nghiên cứu cái thôn Khuổi Kẹn này xem đường đi lối lại thế nào, tên các khu rừng ở đây, ở đây có loại cây con gì, bà con có thể khai thác được ghì...Tóm lại với công cụ trực quan, bà con sẽ hiểu hơn về tiềm năng của chính những vùng đất mà họ đang sống. Đồng thời chúng tôi cũng hiểu rõ hơn họ sống như thế nào, tài nguyên nơi đây có cái gì...

Chúng tôi chọn nhà họp thôn làm nơi thảo luận. Đó là một căn nhà gỗ ọp trống toác, nền đất. Nó rất thuận lợi cho việc nghịch đất, nhưng sẽ là vô cùng đơn sơ cho một nơi được gọi là nhà họp thôn :(

Bà con vây quanh xem chúng tôi làm. Và các chị, đi đâu cũng không quên dắt theo một cây dao quắm sau lưng =))

sieuthiNHANH2009080421532yzkwnwmzot169310.jpeg

Chúng tôi giới thiệu công việc với bà con trong lớp mẫu giáo cũ. Với công cụ là đất, cây lá, bộ mầu các loại, bà con sẽ đắp sa hình toàn bộ thôn của mình. Các bà, các chị phụ nữ Dao không quên khoác vào mình những bộ cánh dân tộc Dao Đỏ mầu sắc sặc sỡ để chụp ảnh.

sieuthiNHANH2009080521632ymqzmwzlyw133654.jpeg


sieuthiNHANH2009080521632y2m0zjbhnt126011.jpeg

Sau đó chúng tôi chuyển sang nhà họp thôn bên cạnh và hướng dẫn bà con tự làm.

sieuthiNHANH2009080521632otixotkyyt127696.jpeg

Mô đất cao tượng trưng cho núi, lá cây tượng trưng cho rừng, khu dân cư là các tấm bìa nhỏ mầu trắng, tên các khu rừng được viết lên bìa và cắm tại trung tâm khu, đường đi mầu đỏ, suối mầu xanh...Sau mấy tiếng thảo luận và chỉnh sửa, cuối cùng cái thôn khuổi kẹn nó như thế này các bác ạ. Phương pháp này cũng được sử dụng trong quân sự trước khi mở các trận đánh vào cứ điểm địch...

sieuthiNHANH2009080521632mzexmdbhnt167653.jpeg
 
Trang phục người Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Thanh Y

Tôi đặc biệt ấn tượng với người Dao Đỏ. Ở các vùng khác, còn gọi là Mán sơn đầu. Đặc điểm của họ là hai gù đỏ chạy dọc từ trên cổ họ đến khoảng thắt lưng. Lần đầu tiên tôi gặp họ là năm 1992 khi đi thực tập tại Tĩnh Túc-Cao Bằng. Lúc đó bà con xuống chợ, mặc quần áo đẹp của dân tộc mình, đầu quấn khăn. Bộ trang phục, cái đầu cạo sạch như thầy chùa và những cái răng vàng chóe sáng sau nụ cười hết cỡ là cái tôi không thể quên. Hồi đó, cái gù đỏ là cả một gù sợi chạy dài chứ không chia thành từng búi như bà con ở Khuổi Kẹn mà tôi gặp sau này. Chỉ tiếc hồi đó máy cơ, phim mầu đắt nên bây giờ không có tấm ảnh nào sao sánh :(

Người dân tộc nói chung và người Dao nói riêng rất thích chụp ảnh. Những bức ảnh sau đây chúng tôi chụp cho họ và đã tặng ảnh. Những bức lưu lại giờ chuyển lên đây để các bác xem trang phục của người Dao là được sự đồng ý của họ. Nói chung về vấn đề bản quyền thì người dân tộc họ không quan tâm nhiều. Miễn sao chụp song gửi cho họ tấm ảnh kỷ niệm là quá ổn.

Các phượt gia, khi chụp ảnh người dân mà hứa gửi ảnh cho họ thì đừng có quên. Điều này tối kỵ vì người sau sẽ không thể chụp tiếp vì dân không tin nữa :T

sieuthiNHANH2009080521632mzg1mju1zw203043.jpeg


sieuthiNHANH2009080521632njjjzjrhmt191006.jpeg


sieuthiNHANH2009080521632zdczzjcyyj213505.jpeg

So sánh với người Dao Tiền có trang phục khác hẳn. Ảnh chụp tại Ngân Sơn-Bắc Kạn. Tuy nhiên đây chỉ là trang phục bình thường. Vì người Dao Tiền trang phục có những đồng xu kết với nhau thành vòng.

sieuthiNHANH2009080521632nwfmnmmxzj161945.jpeg

Người Dao Thanh Y (Dao áo xanh) chụp tại Đình Lập-Lạng Sơn.

sieuthiNHANH2009080521632yzjmytu3yt134603.jpeg

Được đi, được sống và làm việc, được hiểu biết thêm về bà con mình, được làm giàu thêm các kiến thức về phong tục tập quán của các dân tộc anh em, âu cũng là cái thú khi phượt. Tôi sẽ cố gắng chuyển tải những điều này một cách chân thực và chi tiết nhất đến bà con họ phượt ta.

P/S Để tránh bị chôm ảnh, tôi dùng chữ kí hơi to nên ảnh hưởng chất lượng hình. Bác nào muốn xem ảnh gốc, xin liên hệ trực tiếp với tôi. Thanks.
 
Last edited:
Tiện thể có mấy chị/cụ người Dao Đỏ mặc quần áo đẹp của dân tộc mình ra chụp ảnh nên chúng tôi chụp và giới thiệu với các bác, có so sánh với người Dao ở nơi khác. Nhân tiện cũng muốn trao đổi thêm là tiếng nói của các nhóm dân tộc Dao khác nhau cũng không giống nhau lắm. Có cái khác hẳn. Tuy nhiên tất cả các nhóm người Dao đều có từ uống rượu lại phát ấm giống nhau, đều là "Hợp tiu"=)).

sieuthiNHANH2009080621732nzlkmmrinj128050.jpeg

Trong cái sa bàn kia, có vùng đất nhọn và cao gọi là Bó Mằn, nơi một số gia đình người Mông sinh sống, để lên được đó, phải trèo qua các con dốc dựng đứng, đi lại rất khó khăn. Tôi đề cập trước việc này để bài tiếp theo đề cập kỹ hơn.

sieuthiNHANH2009080621732n2i2ndvkyj201625.jpeg

Làm song việc chúng tôi tập trung tại nhà cụ Mình trưởng thôn nấu ăn. Tất cả mọi người cứ vui như hội. Vợ cụ mình, là người trong bức ảnh trên cùng ở bài trên, sau khi bỏ bộ quần áo truyền thống ra lại tất bật cơm nước cho anh em. Lần này thì hợp tiu thật. Phong tục là mỗi người đến mời khách một chén. Chỉ cần uống với bà con mỗi người một chén là cán bộ đã nhòe rồi :))

sieuthiNHANH2009080621732mjjlnje0zd165309.jpeg
 
Trong topic này đã kể quá nhiều câu chuyện về sự nghèo khó, những cảnh đời cơ cực của bà con nơi đây. Giờ lại kể thêm chuyện ở Bó Mằn thì không biết có nặng nề quá không?:(

Thôi, các phượt gia đi đường lớn, chọn cảnh đẹp để chụp và up lên đây. Em bỏ đường lớn, phượt trong ngõ ngách được chứng kiến những cảnh đời trong thời gian dài, thì cũng xin kể lên đây, có thể bổ khuyết làm nền cho những bức ảnh đẹp trên đường lớn:)).

Con đường lên Bó Mằn điển hình cho việc đến với các bản người Mông xa xôi, ở chót vót trên đỉnh núi, sườn núi cao, thiếu nước và đi lại cực kỳ khó khăn. Rất nhiều lần tôi hỏi họ, sao phải ở cao như vậy? Sao không kiếm chỗ nào bằng, nhiều nước, đi lại dễ dàng mà ở...

Bản thân người Mông, họ cũng không ý thức rõ điều này. Họ làm theo truyền thống, theo thói quen. Có người Mông nói với chúng tôi, ở trên cao cho nó mát. Nhưng tôi thật sự biết rằng không phải như vậy.

Tìm hiểu kỹ hơn về dân tộc này thì thấy, họ không phải là người bản địa ở Việt Nam. Họ là dân tộc di cư xuống từ phương Bắc tới, mới được vài thế kỷ. Sau đi dần về phía Nam trong vài trục năm qua.

Là người mới đến, họ chỉ có thể ở tại các vùng đất mà các dân tộc bản địa khác chưa/không ở. Cho nên kiếm được mảnh đất tốt, mầu mỡ ven suối đối với họ là điều không tưởng. Họ không thể cạnh tranh được với người Tày, Dao. Hơn nữa là người đến sau, họ cũng bị xua đuổi khỏi những nơi có dân bản địa. Đây có thể là một số trong những lý do họ phải ở những nơi khó khăn, cách biệt.

Người Mông di cư đến Bó Mằn từ Cao Bằng hơn trục năm nay và cũng như tổ tiên, cha ông của họ, họ ở tít trên núi cao, nơi người Tày, Dao, Nùng ở Bản Thi không đến ở. Họ gồm 7 hộ gia đình với hơn 30 nhân khẩu. Để lên được nơi họ ở, phải đi qua những lối mòn dốc đứng, luồn lách dưới trong lau lách và dưới tán rừng.

Những con dốc đứng làm người ta nghẹt thở, chân tay rã rời, sường đau như thắt lại, mồ hôi đầm đìa và cuối cùng là ý chí suy kiệt. Những người không quen sẽ bắt đầu tự hỏi, tại sao mình phải khổ thế, không lên đây thì đã chết đâu. Ý định bỏ cuộc sẽ le lói hiện ra trong đầu khi trước mặt là một con dốc mới.

Leo núi cũng phải có kỹ thuật chứ không thể dùng sức mà cưỡng cầu được :))

Một vài hình ảnh của con đường lên Bó Mằn, những con dốc tức thở, gỗ xẻ thoải mái:

sieuthiNHANH2009080721832mtvjoddjod251885.jpeg


sieuthiNHANH2009080721832otyxmdg5zj187149.jpeg

Những cây to chỉ còn gốc khô sau nhiều năm bị đốn hạ để lấy đất làm rãy.

sieuthiNHANH2009080721832mjm0owe1zt203793.jpeg


sieuthiNHANH2009080721832ytkxzwvmmd205684.jpeg
 
Những con dốc đi giữa các cây đổ, mục cỏ cây mọc lút.

sieuthiNHANH2009080721832m2eynta0mg140422.jpeg

Những gốc cây cho thấy cách đây chưa lâu, nơi đây đã từng là rừng già :(

sieuthiNHANH2009080721832odk5mzk1ym137710.jpeg


sieuthiNHANH2009080721832zgixogrlod117828.jpeg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,574
Bài viết
1,153,763
Members
190,132
Latest member
thetkenoithat
Back
Top