What's new

Nẫu Ơi, Nhớ Lắm!

Đã bao lâu rồi tôi không về Bình Định?! Nào phải quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, cũng đâu phải nơi tôi lớn lên nghĩa nặng tình thâm hay quê chồng nặng gánh, vậy mà sao cứ trĩu lòng, da diết!

Bình Định - mảnh đất thơ ca, văn vật hoàng thành - tôi đã đến, đã đi, đã hít thở cái không khí trong lành của miền quê thanh bình và cảm nhận sự thanh thản, bình an; để rồi luôn trong tôi là cảm giác thèm muốn, nỗi khát khao quay trở về.

Nơi ấy,

Sóng vỗ dạt dào biển cả







Sừng sững những ngọn tháp Chăm uy nghiêm, cổ kính.





Nơi ấy,

Sản sinh người anh hùng áo vải làm khiếp sợ bao vạn quân Thanh






Có những người dân chân chất, hiền lành





Là bức họa đồng quê trong ký ức trẻ thơ






Là chốn bình yên không của riêng mình.

r
 
Last edited:
Bác biết chỗ này không
20343147670_eea1e6ba08_b.jpg


Mình không biết chỗ này bạn ạ. Đi lòng vòng Đập Đá, anh xã mua 1l rượu nhà tự nấu, về mọi người khen ngon.

Không biết uống rượu, bia nên không tìm hiểu trước, nhưng nghe bạn hỏi như vậy chắc là cũng hay lắm đây. Sẵn đây, bạn cho thêm ít hình ảnh và đôi chút thông tin để mọi người cùng biết nhe. Lần sau mình sẽ tìm đến.



[video=youtube;qIW4zQAVqZQ]https://www.youtube.com/watch?v=qIW4zQAVqZQ[/video]
Đợt vừa rồi đi Bình định, được thưởng thức cải lương xứ nẫu. Ở nơi khác thì hát rong vỉa hè, sân kho sân bóng, ở xứ này gánh hát cắm sàn trên bãi biển. Bà con vác ghế, trải chiếu, nằm ngồi xem thật phê :D

Đúng là phê thật, vừa xem hát, vừa thưởng thức gió biển mà còn được ngắm cảnh biển về đêm nữa. Nhưng lý ra phải là hát bội mới đúng chất Bình Định chứ hè.
 
Re: Theo Dấu Cổ Thành

Rừng hoang vu..... Vùi lấp bao nhiêu uất căm hận thù.
Ngàn gió ru... muôn tiếng vang trong tối tăm mịt mù.
Vạc kêu sương... buồn nhắc đây bao lúc xưa quật cường.
Đàn đóm vương.... như bóng ai trong lúc đêm trường về.

Giọng ca sầu vong quốc ai oán não lòng của Chế Linh đã thực sự đưa tôi trở về với thời oanh liệt vàng son của đế chế Chiêm Thành mà những bài học lịch sử lúc bé chỉ vừa đủ ươm mầm.

Kinh đô, tháp thiêng, lầu các… hận vong quốc….


Và cả những dòng thơ của Chế Lan Viên

Đây những tháp gầy mòn vì mong đợi
Những đền xưa đổ nát dưới thời gian
Những sông vắng lê mình trong bóng tối
Những tượng Chàm lở lói rỉ rên than...

Đây những cảnh ngàn sâu cây lả ngọn
Muôn ma Hời sờ soạng dắt nhau đi
Những rừng thẳm bóng chiều tan hỗn độn
Lừng hương đưa rộn rã tiếng từ qui...



[video=youtube;1AbsYHGtzY8]https://www.youtube.com/watch?v=1AbsYHGtzY8[/video]
 
Cái này em vô tình chạy từ Thành hoàng đế theo tỉnh lộ 636A đi Eo Gió bắt gặp:
http://www.baobinhdinh.com.vn/nguyetsan/2006/9/31932/
Chợ Rượu tọa lạc bên cạnh đình làng Thuận Thái, tổng Háo Đức Thượng (nay thuộc xã Nhơn An, huyện An Nhơn). Đất này là đất ngoại ô của kinh thành Hoàng Đế. Tương truyền, Chợ Rượu được hình thành để đáp ứng nhu cầu ăn chơi, hưởng thụ của giới quan lại, hàng công tử vương tôn trong triều đình và thị dân giàu có. Như vậy, Chợ Rượu là chợ phù hoa ở chốn kinh đô, rất nổi tiếng thời bấy giờ.
ăm 1776, Nguyễn Nhạc xưng vương, lấy hiệu Thái Đức, xây dựng lại thành Đồ Bàn - đế kinh của vương quốc Chămpa xưa - thành kinh đô và đặt tên mới là thành Hoàng Đế. Từ trung tâm thành Hoàng Đế đi Chợ Rượu, có đường bộ và đường sông, đều tiện lợi. Du khách đi ngựa hoặc xuôi thuyền buồm trên sông Côn, đi từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lên cao vài sào thì tới nơi.

"Buôn có bạn, bán có phường", rượu ngon trong vùng, dẫu ở đâu cũng đổ về Chợ Rượu: rượu nếp hương, rượu nếp lưu niên, rượu cơm nếp của vùng Phú Đa, Háo Lễ; rượu gạo tăm của Cảnh Hàng, An Tây, Chánh Mẫn; rượu nho tươi xứ Kim Châu, rượu Bàu Đá "danh bất hư truyền" ở miền Tây…; rượu cần của người Chăm, người Bana ở vùng Tây Sơn thượng đạo, Tây Sơn hạ đạo cũng theo thuyền chở trầu nguồn, măng le xuôi sông Côn mà đổ xuốùng. Chợ Rượu, lều quán dãy dài. Rượu bày bán ngoài lều phục vụ cho đủ hạng tửu đồ: nông dân, hàn sĩ, dân trác táng, lính lệ, con buôn, thậm chí người thất tình thất chí, người cơ nhỡ ăn xin… Rượu bày bán trong các hàng quán chăng đèn kết hoa dành cho giới thượng lưu: quan lại, công tử, khách hào hoa phong nhã… Chốn này, tửu đồ uống rượu thường kèm theo ngâm vịnh đầy hứng chí và hay gọi đào nương, kỹ nữ đến để mua vui; không ngoài chuyện trêu hoa ghẹo nguyệt, phục vụ ca xang cùng là mời chuốc chén tạc chén thù.
 
Mình không biết chỗ này bạn ạ. Đi lòng vòng Đập Đá, anh xã mua 1l rượu nhà tự nấu, về mọi người khen ngon.

QUOTE

Phải chai rượu hôm đầu tiên đến nhà Anh chị, được anh Hải đem ra đãi không chị! Hôm đó đã có uống rượu rồi. Vậy mà uống thêm rượu Đập Đá vào, tỉnh lại luôn...
 
Last edited:
Cái này em vô tình chạy từ Thành hoàng đế theo tỉnh lộ 636A đi Eo Gió bắt gặp:
http://www.baobinhdinh.com.vn/nguyetsan/2006/9/31932/
Chợ Rượu tọa lạc bên cạnh đình làng Thuận Thái, tổng Háo Đức Thượng (nay thuộc xã Nhơn An, huyện An Nhơn). Đất này là đất ngoại ô của kinh thành Hoàng Đế. Tương truyền, Chợ Rượu được hình thành để đáp ứng nhu cầu ăn chơi, hưởng thụ của giới quan lại, hàng công tử vương tôn trong triều đình và thị dân giàu có. Như vậy, Chợ Rượu là chợ phù hoa ở chốn kinh đô, rất nổi tiếng thời bấy giờ.
ăm 1776, Nguyễn Nhạc xưng vương, lấy hiệu Thái Đức, xây dựng lại thành Đồ Bàn - đế kinh của vương quốc Chămpa xưa - thành kinh đô và đặt tên mới là thành Hoàng Đế. Từ trung tâm thành Hoàng Đế đi Chợ Rượu, có đường bộ và đường sông, đều tiện lợi. Du khách đi ngựa hoặc xuôi thuyền buồm trên sông Côn, đi từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lên cao vài sào thì tới nơi.

"Buôn có bạn, bán có phường", rượu ngon trong vùng, dẫu ở đâu cũng đổ về Chợ Rượu: rượu nếp hương, rượu nếp lưu niên, rượu cơm nếp của vùng Phú Đa, Háo Lễ; rượu gạo tăm của Cảnh Hàng, An Tây, Chánh Mẫn; rượu nho tươi xứ Kim Châu, rượu Bàu Đá "danh bất hư truyền" ở miền Tây…; rượu cần của người Chăm, người Bana ở vùng Tây Sơn thượng đạo, Tây Sơn hạ đạo cũng theo thuyền chở trầu nguồn, măng le xuôi sông Côn mà đổ xuốùng. Chợ Rượu, lều quán dãy dài. Rượu bày bán ngoài lều phục vụ cho đủ hạng tửu đồ: nông dân, hàn sĩ, dân trác táng, lính lệ, con buôn, thậm chí người thất tình thất chí, người cơ nhỡ ăn xin… Rượu bày bán trong các hàng quán chăng đèn kết hoa dành cho giới thượng lưu: quan lại, công tử, khách hào hoa phong nhã… Chốn này, tửu đồ uống rượu thường kèm theo ngâm vịnh đầy hứng chí và hay gọi đào nương, kỹ nữ đến để mua vui; không ngoài chuyện trêu hoa ghẹo nguyệt, phục vụ ca xang cùng là mời chuốc chén tạc chén thù.

Chị cũng đi đường đó ra Eo Gió nhưng sơ ý quá không nhin thấy. Để khi nào có dịp sẽ ghé ngang xem sao, tiện thể mua vài lít về ngâm. Cám ơn thông tin của em nhe.


Phải chai rượu hôm đầu tiên đến nhà Anh chị, được anh Hải đem ra đãi không chị! Hôm đó đã có uống rượu rồi. Vậy mà uống thêm rượu Đập Đá vào, tỉnh lại luôn...

Đúng rồi đó anh Dương Hải. Vì đường còn dài và mục đích chỉ mua về để ngâm thôi nên không mua nhiều. Rượu ngon, lần sau phải mua vài lít mới được.
 
Hồi trước em cũng có tìm hiểu về vấn đề này, lang thang 4 tỉnh Quảng Ngãi - Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa, gặp các cụ cao niên cũng như hỏi những học giả 4 tỉnh này.

Dù kiến thức còn nông cạn, em cũng xin góp chút lý giải: xứ Nẫu là Bình Định và Phú Yên, nhưng gắn với Phú Yên hơn. Nguồn gốc của từ "Nẫu" là biến âm của "Nậu", một đơn vị hành chính được đặt ra cho vùng này giai đoạn thế kỷ XVI-XVII.

Nói vắn tắt về lịch sử vùng này: cuối thế kỷ XV, vua Lê Thánh Tông đánh thắng Chiêm Thành, lấy kinh đô Đồ Bàn. Nước Chiêm Thành bắt đầu diệt vong. Các chúa và tướng lĩnh Chiêm Thành chạy qua đầm Cù Mông. Nước Việt chiếm được 2 trong số 4 tiểu quốc Amaravati và Vijaya của nước Chiêm Thành, đưa dân vào để mở đất, đồng hóa. Tiến trình phát triển theo hướng từ trên xuống, Amaravati (Quảng Nam - Đà Nẵng) trước, sau đó đến vùng phía Bắc Vijaya (Quảng Ngãi). Chúa Nguyễn Hoàng vào, lấy thêm được một nửa tiểu quốc Kauthara (cho đến đèo Cả). Vùng phía Nam Vijaya (Bình Định) và phía Bắc Kauthara (Phú Yên) là vùng đất mới, chưa thể quản lý theo kiểu hành chính theo địa lý mà chỉ có thể quản lý theo nhóm người, nhóm nghề. Khi đó quản lý theo Phường và Nậu. Phường là các làng nghề có quy mô, Nậu là tổ chức quản lý một nhóm nhỏ cùng làm một nghề, người đứng đầu gọi là đầu nậu.

Sách Đại Nam Thực Lục (tiền biên) ghi rõ: "Nậu, nguyên nghĩa là làm cỏ ruộng, rồi chỉ làng xóm và sau nữa thành tên một đơn vị hành chính, quản lý một nhóm người có cùng một nghề". Ví dụ: "Nậu nguồn" chỉ nhóm người khai thác rừng, "Nậu nại" chỉ nhóm người làm muối, "Nậu rổi" chỉ nhóm người bán cá, "Nậu rớ" chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, "Nậu cấy" chỉ nhóm người đi cấy mướn, "Nậu vựa" chỉ nhóm người làm mắm ...
[Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy]


Sau này, vùng đất này cũng phát triển, không quản lý theo nhóm người nữa mà quản lý theo địa chính. Từ "nậu" được biến nghĩa dùng để gọi một người trong đám người nào đó và sau này dùng để gọi đại từ nhân xưng ngôi thứ ba. Từ "Nậu" không xuất hiện độc lập mà chỉ có mặt trong các tổ hợp danh ngữ:
Trích dẫn ca dao của blogger Ba Đà Rằng:
- Chiều chiều mây phủ Đá Bia
Đá Bia mây phủ chị kia mất chồng
Mất chồng như nậu mất trâu
Chạy lên chạy xuống cái đầu chôm bơm.
- Tiếc công anh đào ao thả cá
Năm bảy tháng trời nậu lạ tới câu.
- Ai về nhắn với nậu nguồn
Mít non gởi xuống cá chuồn gởi lên.
Theo Trần Xuân Toàn và Ba Đà Rằng, khi chuyển hóa ngôi thứ ba, cũng giống như "ông" thành "ổng", "bà" thành "bả", "chị" thành "chỉ", ... "nậu" thành "nẩu".
Ca dao Bình Định:
- Thương chi cho uổng công tình
Nẩu về xứ nẩu bỏ mình bơ vơ.

Tại sao lại nói "xứ nẫu" gắn với Phú Yên hơn? Vì theo Trần Xuân Toàn và Ba Đà Rằng, vùng Phú Yên lúc đó dấu hỏi đều thành dấu ngã, đó là sự khác biệt giữa dân cư hai vùng này. Người vùng Phú Yên lúc đó nói "nẩu" thành "nẫu". Sau này, dù đã phân biệt dấu hỏi và dấu ngã, chữ "nẫu" vẫn gần gũi với người Phú Yên. Chữ "Nẫu" chết tên với vùng đất Phú Yên khi nhạc sĩ Phan Bá Chức ký âm bài "Trách phận" dân ca Phú Yên theo điệu Xuân Nữ của dân ca bài chòi Khu V do Nguyễn Hữu Ninh sưu tầm trong dân gian.

Như vậy, nói xứ Nẫu là nói đến Bình Định và Phú Yên, nhưng gắn với Phú Yên nhiều hơn.

Kiểu của nhà Nguyễn là đánh đến đâu, đưa dân đến đó, lập quân đội ở đó, tiến từng bước. Khi Phú Yên đã ổn, nước Việt đánh tiếp tiểu vương Chiêm Thành ở Kauthara, thành Diên Khánh thành chiến trường suốt nhiều năm. Cuối thế kỷ XVII, nước Việt thắng, lấy nốt phía Nam Kauthara và một phần Panduranga, lập nên đất Khánh Hòa. Khánh Hòa lại được quản lý theo kiểu xứ nẫu lúc trước, nên cũng ảnh hưởng, nhưng không phải là xứ nẫu.
 
Nắng dường như nhạt đi khi bước chân của cảm xúc đầy vơi, đưa tôi đến với cổ thành Champa. Thành Đồ Bàn – Hoàng Đế ngày nay chỉ còn là một phế tích đúng nghĩa! Mấy ai không chạnh lòng khi tận mắt chứng kiến cảnh tang thương dâu bể này!

Vẻ rực rỡ đã tàn theo năm tháng
Bao năm sau còn dội tiếng kêu thương...




Thành cổ Đồ Bàn nằm ở phía bắc thị xã An Nhơn, tọa lạc trên đất các thôn Nam Tân, Bắc Thuận và Bá Canh của xã Nhơn Hậu và cách thành phố Quy Nhơn 27 km về hướng bắc. Thành do Chiêm vương Ngô Nhật Hoan đứng ra xây dựng, kiến trúc thật kiên cố. Bên trong có dựng tháp Bảo chướng, bên ngoài có dãy đồi Kim Sơn án ngữ mặt tây, có núi Long Cốt làm tiền án và gò Thập Tháp yểm hậu.


Thành Đồ Bàn được xây dựng dưới triều đại vua Yangpuku Vijaya vào cuối thế kỷ 10, và là kinh đô cuối cùng của vương quốc Chămpa từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 15. Đến năm 1775, thành được triều đại Tây Sơn xây dựng lại, mở rộng về phía đông tới 15 dặm và được chính thức gọi tên là Thành Hoàng Đế từ năm 1778.

Năm 1799, nhà Nguyễn đánh chiếm thành Hoàng Đế, đổi tên là thành Bình Định để Chưởng hậu quân Võ Tánh và Lễ bộ thượng thư Ngô Tùng Châu trấn thủ.

Năm 1800, nghĩa quân Tây Sơn vây thành, năm 1801 Võ Tánh và Ngô Tùng Châu tự vẫn.

Năm 1802, quân Tây Sơn bỏ thành ra Bắc.

Khi Gia Long lên ngôi, nơi đây trở thành dinh Bình Định rồi trấn Bình Định.

Năm 1813, các cung điện cũ bị dỡ bỏ để lấy vật liệu xây dựng thành mới mang tên thành Bình Định tại thị trấn Bình Định ngày nay . Từ đấy, thành Hoàng Đế chỉ còn trơ một dãy gò đá, gạch ngổn ngang.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,491
Bài viết
1,153,206
Members
190,104
Latest member
tranvouu12
Back
Top