Rừng hoang vu..... Vùi lấp bao nhiêu uất căm hận thù.
Ngàn gió ru... muôn tiếng vang trong tối tăm mịt mù.
Vạc kêu sương... buồn nhắc đây bao lúc xưa quật cường.
Đàn đóm vương.... như bóng ai trong lúc đêm trường về.
Giọng ca sầu vong quốc ai oán não lòng của Chế Linh đã thực sự đưa tôi trở về với thời oanh liệt vàng son của đế chế Chiêm Thành mà những bài học lịch sử lúc bé chỉ vừa đủ ươm mầm.
Kinh đô, tháp thiêng, lầu các… hận vong quốc….
Và cả những dòng thơ của Chế Lan Viên
Đây những tháp gầy mòn vì mong đợi
Những đền xưa đổ nát dưới thời gian
Những sông vắng lê mình trong bóng tối
Những tượng Chàm lở lói rỉ rên than...
Đây những cảnh ngàn sâu cây lả ngọn
Muôn ma Hời sờ soạng dắt nhau đi
Những rừng thẳm bóng chiều tan hỗn độn
Lừng hương đưa rộn rã tiếng từ qui...
[video=youtube;1AbsYHGtzY8]https://www.youtube.com/watch?v=1AbsYHGtzY8[/video]
Nắng dường như nhạt đi khi bước chân của cảm xúc đầy vơi, đưa tôi đến với cổ thành Champa. Thành Đồ Bàn – Hoàng Đế ngày nay chỉ còn là một phế tích đúng nghĩa! Mấy ai không chạnh lòng khi tận mắt chứng kiến cảnh tang thương dâu bể này!
Vẻ rực rỡ đã tàn theo năm tháng
Bao năm sau còn dội tiếng kêu thương...
Thành cổ Đồ Bàn nằm ở phía bắc thị xã An Nhơn, tọa lạc trên đất các thôn Nam Tân, Bắc Thuận và Bá Canh của xã Nhơn Hậu và cách thành phố Quy Nhơn 27 km về hướng bắc. Thành do Chiêm vương Ngô Nhật Hoan đứng ra xây dựng, kiến trúc thật kiên cố. Bên trong có dựng tháp Bảo chướng, bên ngoài có dãy đồi Kim Sơn án ngữ mặt tây, có núi Long Cốt làm tiền án và gò Thập Tháp yểm hậu.
Thành Đồ Bàn được xây dựng dưới triều đại vua Yangpuku Vijaya vào cuối thế kỷ 10, và là kinh đô cuối cùng của vương quốc Chămpa từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 15. Đến năm 1775, thành được triều đại Tây Sơn xây dựng lại, mở rộng về phía đông tới 15 dặm và được chính thức gọi tên là Thành Hoàng Đế từ năm 1778.
Năm 1799, nhà Nguyễn đánh chiếm thành Hoàng Đế, đổi tên là thành Bình Định để Chưởng hậu quân Võ Tánh và Lễ bộ thượng thư Ngô Tùng Châu trấn thủ.
Năm 1800, nghĩa quân Tây Sơn vây thành, năm 1801 Võ Tánh và Ngô Tùng Châu tự vẫn.
Năm 1802, quân Tây Sơn bỏ thành ra Bắc.
Khi Gia Long lên ngôi, nơi đây trở thành dinh Bình Định rồi trấn Bình Định.
Năm 1813, các cung điện cũ bị dỡ bỏ để lấy vật liệu xây dựng thành mới mang tên thành Bình Định tại thị trấn Bình Định ngày nay . Từ đấy, thành Hoàng Đế chỉ còn trơ một dãy gò đá, gạch ngổn ngang.
Ngồi ở thành Đồ Bàn (An Nhơn ) vào ban đêm , nhất là đêm có trăng (thượng tuần) sẽ có cảm giác rất ma mị . Không hiểu vì sao .
Không cần đến đêm, mà ngay giữa trưa, một mình đi sâu vào bên trong cũng đã có cảm giác ma mị. Còn những người đợi đến đêm một mình vào trong đó, ắt hẳn là gan rất to.
Khi đó (hình như năm 1999) , mình vào khu vực tháp Cánh tiên để thăm 1 người bạn đang làm trợ lý cho một nhóm khảo cổ của Nhật Bản đang khảo sát tại thành Đồ Bàn ( Vijaya) .
Ngủ lại đêm và cảm nhận rỏ ràng về cảm giác ma mị nơi đó , những câu chuyện mà những người dân địa phương ( làm công cho nhóm khảo sát ) kể lại còn huyền bí và ma mị hơn . Thật sự không hiểu và không diển tả được .
Cảm giác ma mị vì cảnh sắc hoang vu, rờn rợn. Nơi đây đã chứng kiến bao trận đánh, biết bao đầu rơi máu chảy!!... Ai là người không cảm xúc, không quay về với một thời lịch sử đẫm máu khi lầu bát giác, lăng mộ Võ Tánh, ngô Tùng Châu vẫn còn đó?!
Lầu bát giác nhìn từ bên ngoài, hai bên là hai sư tử đá
![]()
Lăng mộ Võ Tánh