Phnom Penh đã quá thân quen với các bác rồi, nhưng em viết cho bác nào người Bắc, chưa từng biết đến mấy địa điểm nước ngoài vừa gần, vừa tiết kiệm. Phnom Penh là thằng đầu tiên, siêu gần, siêu dễ đi và ở đây có những trải nghiệm khiến bất cứ ai đặt chân đến sẽ không thể quên được.
Đôi điều lan man về Phnom Penh
Phnom Penh là thủ đô của Vương quốc Campuchia. Mình tin rằng sẽ có nhiều bạn ở Việt Nam (đặc biệt là miền Bắc) không biết Campuchia là Vương quốc và vẫn còn có vua chứ không phải một nước xã hội chủ nghĩa như Việt Nam, dù hai nước khá thân thiết.
Phnom Penh của cách đây khoảng 36 năm (thời 1979) từng được mệnh danh là thành phố ma, hay thành phố bỏ hoang, thành phố chết. Đó là thời kỳ đen tối trong lịch sử người Campuchia, thời Khmer Đỏ (Đảng cộng sản Campuchia) nắm chính quyền. Người dân bị đưa về nông thôn lao động chân tay, trí thức bị bắt nhốt vào nhà tù, bị tra tấn và cuối cùng bị đưa ra các cánh đồng hành quyết (giết). Thành phố bị bỏ hoang. Nhà cửa, công sở, sách vở… bị Pol Pot (cái tên quen thuộc) và quân đội của mình tàn tá. Quân Khmer Đỏ đã trực tiếp gây ra cái chết (tàn sát) hơn 1 triệu người Khmer. Và phải chịu với cái chết của hơn 3 triệu người (chết vì đói, bệnh tật). Rồi sau đón chôn họ ở các hố chôn tập thể. Theo thống kê thì cứ 4 người Khmer thời kỳ ấy bị giết bởi chính đồng bào của mình. Và phải nhờ tới quân đội của Việt Nam sang giải cứu thì quân Khmer Đỏ mới bị tiêu diệt. Đấy là một vài thông tin lịch sử quát nhất về thành phố Phnom Penh, về nạn diệt chủng Khmer Đỏ, nếu bạn quan tâm hiều hơn có thể tìm hiểu bộ phim “Cánh đồng chết” và nhiều tài liệu khác.
Bỏ lại quá khứ đen tối ấy, Phnom Penh đang vươn mình lớn mạnh mỗi ngày, trở là một trong những thành phố du lịch hấp dẫn ở Campuchia. Đây là thành phố chắc chắn phải tới nếu đi du lịch Campuchia, cùng với Siem Riep, nơi có quần thể Angkor – là kỳ quan tôn giáo vĩ đại của cả nhân loại. Thì ngược lại, ở Phnom Penh còn lưu giữ đầy đủ những chứng cứ rõ ràng nhất về nạn diệt chủng quy mô lớn nhất của thế kỷ 19 – 20.
Nên đi du lịch Phnom Penh bằng phương tiện gì?
Đi du lịch Phnom Penh bằng đường bộ
– Đường bộ từ thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn): đây là đường đi ngắn nhất (240km) và tiện nhất để đến Phnom Penh.
– Xe bus đi Phnom Penh (từ thành phố Hồ Chí Minh): bạn bắt xe bus trên đường Phạm Ngũ Lão (xe chạy qua đây nhiều nhất) và Bùi Viện. Giá vé từ 210 – 250.000VNĐ. Xe chạy hàng ngày, mỗi giờ một chuyến.
Mình đi xe Kumho, xe mới, sạch sẽ, thủ tục hải quan siêu nhanh – giá vé 210.000/1 chiều. Khứ hồi 380.000VNĐ. Nếu bạn đi Kumho có thể mua vé tại 239 Phạm Ngũ Lão, Q.1 và Lô E, Tản Đà, Quận 5. Giờ xuất bến: 07h00, 08h00, 09h00, 11h00, 13h00, 15h00.
Ngoài ra còn các xe tư nhân khác, bạn có thể xem tại bài viết mình tổng hợp danh sách xe đi Phnom Penh.
*Lưu ý: nếu bạn book phòng ở Sisowath Quay (khu phố Tây và khu cung điện Hoàng gia) bạn nhớ bảo lái xe cho xuống bến xe Phnom Penh gần đấy, đừng đi về bến xe khách sẽ mất công bắt tuk tuk quay lại tốn thêm 2-3$.
– Đi xe máy từ thành phố Hồ Chí Minh: bạn đi hướng Củ Chi, rồi qua Tây Ninh tới cửa khẩu Mộc Bài làm thủ tục nhập cảnh, nhớ mang đầy đủ giấy tờ xe và bằng lái.
– Từ Hà Nội: bạn nên đi tàu, máy bay hoặc xe bus vào thành phố Hồ Chí Minh rồi đi theo hướng trên nhanh và tiết kiệm nhất. Có đường khác là đi qua Lào, qua Thái rồi qua Campuchia nhưng rất mất công và thời gian. Trừ khi bạn kết hợp một chuyến xuyên Đông Dương thì nên đi theo cách này bằng đường bộ.
Đi du lịch Phnom Penh bằng đường hàng không
Đường hàng không bạn có thể book vé bay thẳng tại website của hãng hàng không, hơi mắc. Bài này đi bằng đường bộ.
Nên thuê khách sạn ở đâu Phnom Penh?
Phnom Penh nhỏ, các địa điểm cách nhau từ 1-2km, nhưng để tiết kiệm được thời gian bạn nên book ở 2 điểm: phố tây Sisowath Quay (điểm này lý và tiện lợi nhất) và khu gần tượng đài độc lập.
*Sisowath Quay: đây là phố Tây mới nằm gần quảng trường Royal Palace, sát sông Mekong, chợ đêm… hàng quán du lịch đều tập chung hết ở khu này. Bạn nên xem danh sách phòng tại trang Booking.com và đặt trước, lần trước mình chủ quan đến mới đặt rất vất vả, đi mấy nơi mới có.
Đây là thông tin về Dolphin Hostel nơi mình ở lần trước tại Phnom Penh, địa điểm vô cùng lý tưởng, giá 5$ (bạn có thể xem thêm thông tin và book tại trang của Booking.com)
Gợi ý lịch trình du lịch Phnom Penh 2 ngày 1 đêm (không tính thời gian di chuyển)
Ngày 1: Wat Phnom (2h) – Cung điện Hoàng gia (Royal Palace) (2h) – Bảo tàng quốc gia Campuchia(2h) – Center Market (2h) – Sisowath Quay (quảng trường Hoàng gia)(2h) – Night Market (2h)
Ngày 2: Tượng đài độc lập (30’) – Bảo tàng diệt chủng Toul Sleng (2h) – Killing Field (3-4h) – Chợ Nga (2h) – Lên xe về lại thành phố Hồ Chí Minh.
Kinh phí dự kiến
Tiền di chuyển từ SG – Phnom Penh (khứ hồi): 380.000VNĐ
Tiền thuê phòng nghỉ tại Phnom Penh: 120.000VNĐ/đêm (ở dorm room giá từ 5-7$, ở đây lấy ví dụ thuê phòng 5$. Nếu bạn ở 2 đêm chỉ cần cộng thêm 120.000VNĐ nữa vào tổng số tiền dự kiến)
Tiền mua vé các địa điểm trong lịch trình: 375.000VNĐ (16usd)
Tiền thuê xe máy và đổ xăng để di chuyển ngày thứ 2: 215.000VNĐ (7usd thuê xe và đổ xăng 2usd)
Tiền ăn 6 bữa cho 2 ngày: 215.000 VNĐ (trung bình mỗi bữa 1,5$)
Tổng số tiền khoảng : 1.300.000 VNĐ. Đây là số tiền tối thiểu để có một chuyến đi vui vẻ, thoải mái. Nhưng bạn nên chuẩn bị nhiều hơn để có cơ hội trải nghiệm nhiều dịch vụ hơn, ví dụ như uống thử bia Angkor, ăn cơm Khmer, ăn đồ nướng vỉa hè và mua quà tặng người thân (nếu bạn muốn mua quà có thể mua khăn Krama ở chợ, giá từ 2-3$/chiếc).
Các bác có thể xem nguồn bài viết tại đây

Đôi điều lan man về Phnom Penh
Phnom Penh là thủ đô của Vương quốc Campuchia. Mình tin rằng sẽ có nhiều bạn ở Việt Nam (đặc biệt là miền Bắc) không biết Campuchia là Vương quốc và vẫn còn có vua chứ không phải một nước xã hội chủ nghĩa như Việt Nam, dù hai nước khá thân thiết.
Phnom Penh của cách đây khoảng 36 năm (thời 1979) từng được mệnh danh là thành phố ma, hay thành phố bỏ hoang, thành phố chết. Đó là thời kỳ đen tối trong lịch sử người Campuchia, thời Khmer Đỏ (Đảng cộng sản Campuchia) nắm chính quyền. Người dân bị đưa về nông thôn lao động chân tay, trí thức bị bắt nhốt vào nhà tù, bị tra tấn và cuối cùng bị đưa ra các cánh đồng hành quyết (giết). Thành phố bị bỏ hoang. Nhà cửa, công sở, sách vở… bị Pol Pot (cái tên quen thuộc) và quân đội của mình tàn tá. Quân Khmer Đỏ đã trực tiếp gây ra cái chết (tàn sát) hơn 1 triệu người Khmer. Và phải chịu với cái chết của hơn 3 triệu người (chết vì đói, bệnh tật). Rồi sau đón chôn họ ở các hố chôn tập thể. Theo thống kê thì cứ 4 người Khmer thời kỳ ấy bị giết bởi chính đồng bào của mình. Và phải nhờ tới quân đội của Việt Nam sang giải cứu thì quân Khmer Đỏ mới bị tiêu diệt. Đấy là một vài thông tin lịch sử quát nhất về thành phố Phnom Penh, về nạn diệt chủng Khmer Đỏ, nếu bạn quan tâm hiều hơn có thể tìm hiểu bộ phim “Cánh đồng chết” và nhiều tài liệu khác.
Bỏ lại quá khứ đen tối ấy, Phnom Penh đang vươn mình lớn mạnh mỗi ngày, trở là một trong những thành phố du lịch hấp dẫn ở Campuchia. Đây là thành phố chắc chắn phải tới nếu đi du lịch Campuchia, cùng với Siem Riep, nơi có quần thể Angkor – là kỳ quan tôn giáo vĩ đại của cả nhân loại. Thì ngược lại, ở Phnom Penh còn lưu giữ đầy đủ những chứng cứ rõ ràng nhất về nạn diệt chủng quy mô lớn nhất của thế kỷ 19 – 20.
Nên đi du lịch Phnom Penh bằng phương tiện gì?
Đi du lịch Phnom Penh bằng đường bộ
– Đường bộ từ thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn): đây là đường đi ngắn nhất (240km) và tiện nhất để đến Phnom Penh.
– Xe bus đi Phnom Penh (từ thành phố Hồ Chí Minh): bạn bắt xe bus trên đường Phạm Ngũ Lão (xe chạy qua đây nhiều nhất) và Bùi Viện. Giá vé từ 210 – 250.000VNĐ. Xe chạy hàng ngày, mỗi giờ một chuyến.
Mình đi xe Kumho, xe mới, sạch sẽ, thủ tục hải quan siêu nhanh – giá vé 210.000/1 chiều. Khứ hồi 380.000VNĐ. Nếu bạn đi Kumho có thể mua vé tại 239 Phạm Ngũ Lão, Q.1 và Lô E, Tản Đà, Quận 5. Giờ xuất bến: 07h00, 08h00, 09h00, 11h00, 13h00, 15h00.
Ngoài ra còn các xe tư nhân khác, bạn có thể xem tại bài viết mình tổng hợp danh sách xe đi Phnom Penh.
*Lưu ý: nếu bạn book phòng ở Sisowath Quay (khu phố Tây và khu cung điện Hoàng gia) bạn nhớ bảo lái xe cho xuống bến xe Phnom Penh gần đấy, đừng đi về bến xe khách sẽ mất công bắt tuk tuk quay lại tốn thêm 2-3$.
– Đi xe máy từ thành phố Hồ Chí Minh: bạn đi hướng Củ Chi, rồi qua Tây Ninh tới cửa khẩu Mộc Bài làm thủ tục nhập cảnh, nhớ mang đầy đủ giấy tờ xe và bằng lái.
– Từ Hà Nội: bạn nên đi tàu, máy bay hoặc xe bus vào thành phố Hồ Chí Minh rồi đi theo hướng trên nhanh và tiết kiệm nhất. Có đường khác là đi qua Lào, qua Thái rồi qua Campuchia nhưng rất mất công và thời gian. Trừ khi bạn kết hợp một chuyến xuyên Đông Dương thì nên đi theo cách này bằng đường bộ.
Đi du lịch Phnom Penh bằng đường hàng không
Đường hàng không bạn có thể book vé bay thẳng tại website của hãng hàng không, hơi mắc. Bài này đi bằng đường bộ.
Nên thuê khách sạn ở đâu Phnom Penh?
Phnom Penh nhỏ, các địa điểm cách nhau từ 1-2km, nhưng để tiết kiệm được thời gian bạn nên book ở 2 điểm: phố tây Sisowath Quay (điểm này lý và tiện lợi nhất) và khu gần tượng đài độc lập.
*Sisowath Quay: đây là phố Tây mới nằm gần quảng trường Royal Palace, sát sông Mekong, chợ đêm… hàng quán du lịch đều tập chung hết ở khu này. Bạn nên xem danh sách phòng tại trang Booking.com và đặt trước, lần trước mình chủ quan đến mới đặt rất vất vả, đi mấy nơi mới có.
Đây là thông tin về Dolphin Hostel nơi mình ở lần trước tại Phnom Penh, địa điểm vô cùng lý tưởng, giá 5$ (bạn có thể xem thêm thông tin và book tại trang của Booking.com)

Gợi ý lịch trình du lịch Phnom Penh 2 ngày 1 đêm (không tính thời gian di chuyển)
Ngày 1: Wat Phnom (2h) – Cung điện Hoàng gia (Royal Palace) (2h) – Bảo tàng quốc gia Campuchia(2h) – Center Market (2h) – Sisowath Quay (quảng trường Hoàng gia)(2h) – Night Market (2h)
Ngày 2: Tượng đài độc lập (30’) – Bảo tàng diệt chủng Toul Sleng (2h) – Killing Field (3-4h) – Chợ Nga (2h) – Lên xe về lại thành phố Hồ Chí Minh.
Kinh phí dự kiến
Tiền di chuyển từ SG – Phnom Penh (khứ hồi): 380.000VNĐ
Tiền thuê phòng nghỉ tại Phnom Penh: 120.000VNĐ/đêm (ở dorm room giá từ 5-7$, ở đây lấy ví dụ thuê phòng 5$. Nếu bạn ở 2 đêm chỉ cần cộng thêm 120.000VNĐ nữa vào tổng số tiền dự kiến)
Tiền mua vé các địa điểm trong lịch trình: 375.000VNĐ (16usd)
Tiền thuê xe máy và đổ xăng để di chuyển ngày thứ 2: 215.000VNĐ (7usd thuê xe và đổ xăng 2usd)
Tiền ăn 6 bữa cho 2 ngày: 215.000 VNĐ (trung bình mỗi bữa 1,5$)
Tổng số tiền khoảng : 1.300.000 VNĐ. Đây là số tiền tối thiểu để có một chuyến đi vui vẻ, thoải mái. Nhưng bạn nên chuẩn bị nhiều hơn để có cơ hội trải nghiệm nhiều dịch vụ hơn, ví dụ như uống thử bia Angkor, ăn cơm Khmer, ăn đồ nướng vỉa hè và mua quà tặng người thân (nếu bạn muốn mua quà có thể mua khăn Krama ở chợ, giá từ 2-3$/chiếc).
Các bác có thể xem nguồn bài viết tại đây