xich lo
Phượt quái
Xe buýt chạy lạng lách theo đèo trở lại Vinã Del Mar làm cho tôi hơi bị xỉn. Hôm nay trời lại nắng đẹp, thật là xui quá.
Chúng tôi phải đợi đến chiều mới có xe đò đi Calama. Trên xe chúng tôi được phục vụ bữa tối.
Sáng nay xe dừng lại Antofagasta, một thành phố cảng để xuống khách, rồi tiếp tục lên đường với vài khách còn lại. Bữa ăn trưa được phục vụ trên xe, trong khi xe từ từ leo lên dãy núi Andes và ngang qua khu sa mạc rộng lớn, Atacama. Sa mạc này là nơi ít mưa nhất trên thế giới
Gần chiều thì xe chạy tới Calama, nằm ở độ cao 2700 mét, trên dãy núi Andes. Du khách đến thành phố nhỏ giữa xa mạc này là để tiếp tục đi qua Bolivia hay là Argentina. Ngoài ra nơi đây cũng có vài điểm để đi thăm quan: làng dân tộc Chiu Chiu, Tatio Geysers (mạch nước phun nóng) và Chuquicatama (mỏ khai thác đồng lớn nhất thế giới (mỏ trần, với chiều dài 4,3 km, chiều rộng 3 km và chiều sâu 900 mét). Những người hâm mộ máy móc khổng lồ, họ thích thăm quan nơi đây, để chiêm ngưỡng những chiếc xe tải, hơn 100 chiếc, với chiều cao là 7 mét và bề ngang 8 mét, trị giá là 5 triệu $ /chiếc. Mỗi xe có thể tải 400 tấn (gắp 20 lần xe tải thường, còn chỉ tải gấp có 10 lần so với xe tải Việt Nam thôi, hihi).
Việc đầu tiên là chúng tôi thăm hỏi chuyến xe đi Uyuni, thuộc Bolivia, phải đến ngày chủ nhật mới có xe, là vào 2 hôm nữa.
Ở trên độ cao như thế này vào đêm rất lạnh, và chúng tôi nguyên đêm đã không ngủ được. Không phải là lý do lạnh trong phòng, mà đó là những chịu chứng khi bạn bất thình lình lên độ cao như thế này. Nếu bạn yếu thì bạn sẽ thấy mệt mỏi và khó thở.
Thành phố này nhỏ lắm, đi một chút xíu là hết phố. Hôm nay chúng tôi dời qua nhà trọ mới, vừa rẻ hơn mà lại được nấu nướng.
Tuy là nằm giữa xa mạc, nhưng khu công viên của thành phố cũng khá xanh.
Chúng tôi sẽ lên đường vào tối nay, chủ nhà trọ đã vui vẻ cho chúng tôi ở lại đến tối mà chỉ lấy nửa giá thôi. Chiều đến là chúng tôi đã tranh thủ lội bộ đến bến xe và ngồi chờ. Tại đây chúng tôi chứng kiến 1 vụ giật đồ tại bến xe, anh phụ xe đã nhanh chóng đuổi theo tên trộm và anh chàng kia phải bỏ lại bịch đồ.
Trên xe rất nhiều hành khách và cũng nhiều hàng hóa. Tôi thấy mọi người đều mặc áo ấm dày và còn thủ thêm mền. Đến khuya chúng tôi mới bắt đầu thấy lạnh, quần áo chúng tôi mặc không đủ ấm. Tấm mền nhỏ bé mà chúng tôi mang theo phủ không kín thân sác 2 thằng, tuy là đã phủ mền qua đầu mà chúng tôi cứ run cầm cập.
Khi xe dừng lại một ngôi làng nhỏ, nhiều hành khách trên xe tranh thủ xuống xe để đi tiểu tiện. Chúng tôi cũng xuống theo, quàu, chưa bao giờ tôi thấy một bầu trời đêm đẹp đến thế này, hàng ngàn, hàng triệu sao sáng lấp lánh.(có 3 yếu tố theo tôi nghĩ mà bầu trời đẹp nhứ thế, là vì trên độ cao không khí trong sạch, thứ hai là khu này không có mây, tứ ba là xa ánh sáng đô thị).
Dĩ nhiên là cả đêm chúng tôi không ngủ được. Xe đò tự nhiên dừng lại vào lúc 5 giờ 30 sáng, và tài xế tắt máy xe. Mọi người đều ngồi trên xe và ngủ, không một ai biết tiếng Anh để cho chúng tôi hỏi lý do gì mà phải ngủ trên xe (họ rất nhiệt ính và cố gắng giải thích, nhưng 2 thằng chẳng hiểu mô tê chi hết).
Hai thằng tôi đành ngồi run và theo dõi đồng hồ từng giây phút. Đến 6 giờ thì ánh sáng ban mai mới từ từ ló lên, chúng tôi hết sức là vui, nhưng mọi người xung quanh vẫn còn ngủ.
Mãi đến 7 giờ sáng trời mới ấm và hành khách trên xe bắt đầu thức dậy.
Ah thì ra chúng tôi đang chờ ngay cửa khẩu, Ollagüe, phải tới 8 giờ sáng họ mới bắt đầu làm việc.
Vì cũng có vài xe chờ trước, đến 9 giờ chúng tôi mới ra khỏi ranh giới Chi Lê. Ngay khu vực vùng đệm chúng tôi chuyển sang xe khác để chạy tới ranh giới Bolivia. Khi xe dừng lại mọi người tủa nhanh ra khỏi xe, thì ra không phải dành nhau để qua cửa khẩu mà là chạy đến mua thức ăn từ những quày bán rong tại ranh giới (hơi giống Việt Nam), thấy thế chúng tôi cũng bắt chước, dĩ nhiên là tôi đã rút kinh nghiệm và đã đổi tiền Bolivar trước. Bây giờ tôi mới hiểu, là họ đã thèm thuồng ẩm thực của họ. Tôi phải công nhận họ có một văn hóa ẩm thực riêng, thức ăn họ phong phú, lạ và rẻ. Ngược lại nền ẩm thực của Chi Lê chỉ có nào là pizza, gà rán, burger… mà lại mắc.
Thủ tục nhập khẩu tại Bolivar cũng rất dễ, nhưng hành khách trên xe phải kiên nhẫn đợi đến 11 giờ 30 trưa, xe mới lăn bánh, cũng vì phải đợi 2 bà buôn.
Lâu lâu chúng tôi thấy những con llama hoang, không có tên bằng tiếng Việt (một loại lạc đà) chạy băng ngang đường, làm bác tài xe phải bóp còi ỏm tỏi. Khoảng 2 giờ trưa thì xe dừng lại San Cristobal, một thị trấn nhỏ, để cho chúng tôi ăn trưa.
Sau bữa ăn trưa, xe chạy khoảng một tiếng là đến Uyuni. Một thị trấn nhỏ với chỉ 21,400 dân cư và nằm ở độ cao 3675 mét. Hàng năm có khoảng 60.000 du khách đến đây là để thăm quan hồ muối, Salar de Uyuni. Nơi đây cũng là điểm thông thương và qua lại giữa Bolivia và Chi Lê.
Đường rày này chỉ phục vụ một chuyến trong một tuần thôi, vận chuyển giữa Calama và Uyuni có thể mất 24 tiếng (nhiều du khách tả lại, cuộc hành trình trên đường sắt rất là không thoải mái).
Tôi thích thăm quan chợ, người dân ở đây không thích bị chụp hình, vì thế phải chụp lén lút. Quày thịt là thịt llama đó. Chợ ở đây rất thiếu rau cỏ nhưng lại có nhiều loại khoai tây lắm (khoai tây xuất xứ từ Bolia và Peru).
Đến 12 giờ trưa chúng tôi đi theo tour thăm quan những điểm du lịch tai đây. Chúng tôi xuất phát hơi trễ, ơ đây họ dùng giờ dây thun, hihi.
Nghĩa trang xe lửa. Trước kia những chiếc xe lửa chạy bằng hơi nước này dùng để vận chuyển khoáng sản đến các vùng cảng ven biển. Trong những năm 1940, ngành công nghiệp khai thác khoáng sản sụp đổ, một phần là do sự cạn kiệt khoáng sản. Xe lửa đã bị bỏ hoang và từ đó tạo thành nghĩa trang xe lửa.
Thăm quan làng sản xuất muối. Họ bán quà lưu niệm cũng làm bằng muối.
Khí hậu khắc nhiệt, nên 2 gò má các đứa trẻ đều bị tím bầm. Dân ở đây họ còn nghèo lắm.
Last edited: