What's new

Forester-Bạn là ai?

Hiện hệ thống cáp và cột của nó vẫn còn, nhiều đoạn cắp vẫn còn treo từ đỉnh cột này sang đỉnh cột kia. Nhưng nói chung, sau hơn trăm năm mọi thứ đã thành phế tích.

Đây là hai cây cột cáp treo, không phải là cột điện, đứng giữa hai đỉnh núi. Vẫn còn hai sợi cáp mắc vào tồn tại đã trăm năm.

sieuthiNHANH2009041810716yzg0yzbjyj677416.jpeg


sieuthiNHANH2009041810716mddiyzjhnj286715.jpeg

Hai cái đây cáp vẫn treo lủng lẳng

sieuthiNHANH2009041810716y2u4zddkzt612244.jpeg

Có một cái gầu quẳng vẫn treo lơ lửng trên cáp. Người địa phương kể rằng trên đó có một xác người bị tai nạn trên núi. Cho vào gầu quặng tải xuống. Đến ngang đường thì hệ thống dừng lại từ đó đến nay. Có nghĩa là trên đó vẵn còn bộ xương người xấu số nhưng chả ai giám trèo lên lấy xuống. Chả biết thực hư thế nào.

sieuthiNHANH2009041810716mdg2zme4zm1005625.jpeg

Một cây cột còn sót lại gần chân núi

sieuthiNHANH2009041810716zta4m2i2od939726.jpeg

Và hệ thống giàn cáp chân núi đã bị bỏ hoang nhiều năm

sieuthiNHANH2009041810716njzizdmxnw1277146.jpeg


sieuthiNHANH2009041810716nzmyogeyow1354927.jpeg
 
Như em đã kể ở trên, sau khi tiếp quản và bỏ hệ thống vận chuyển quặng bằng tời, mình dùng hệ thống đường bộ. Để từ chân núi lên đến đỉnh, đoạn đường quanh co theo núi rất nguy hiểm có độ dài khoảng 10km. Đã có nhiều xe lao xuống vực và người bỏ mạng trên con đường này. Năm ngoái, lúc đi ở đoạn này thấy các mảnh nhựa vỡ tung tóe tại một khúc cua tay áo. Sau xuống núi mọi người kể có vụ xe lao xuống vực, đi đứt một mạng người.

Nguyên tắc đi lại trên đoạn đường núi này là xe đi lên bao giờ cũng phải nhường đường cho xe xuống (có tải) và luôn đi phía ta luy dương bất kể trái phải. Đoạn đường này có biển cấm xe máy, nhưng nói chung người địa phương vẫn đi được.

Một số hình ảnh trên đoạn đường này.

Từ trên nhìn xuống thung lũng, nơi có xí nghiệp chì kẽm Chợ Điền-Công ty Kim loại mầu Thái Nguyên.

sieuthiNHANH2009042010917owy5zjgwzm705730.jpeg



sieuthiNHANH2009042010917nzdlntm4nm1180879.jpeg


sieuthiNHANH2009042010917mdu3mdjhnj1314573.jpeg


sieuthiNHANH2009042010917mtmwotk0zg1364917_1.jpeg
`

sieuthiNHANH2009042010917mmy4yzawm21337832.jpeg
 
sieuthiNHANH2009042010917n2vintrmmj1026347.jpeg


sieuthiNHANH2009042010917nwe3nduzmw1201173.jpeg


sieuthiNHANH2009042010917zwi2zwq0md994539.jpeg


sieuthiNHANH2009042010917zge5ntu3mt1331585.jpeg

Trên đỉnh núi, ở độ cao 1000 m thời tiết thay đổi rất nhanh. Lúc sương mờ mịt không nhìn thấy gì. Một cơn gió mạnh thổi bạt đi, trời lại quang đãng, rồi lại mù. Mùa đông ở đây chưa có tuyết nhưng hiện tượng đóng băng thì thường xuyên, năm nào cũng có.

sieuthiNHANH2009042010917y2i4n2yxnd538350.jpeg


sieuthiNHANH2009042010917nwmyzwrkzt861514.jpeg


sieuthiNHANH2009042010917zwy1ntmxzt806048.jpeg
 
Trên đỉnh núi có chia ra hai khu: Thôn Phia Khao và Bình Chai.

Bình Chai là một thung lũng nhỏ chỉ có vài hộ dân sinh sống. Ngoài ra có một dãy lán trại của công nhân khai thác quặng và một trạm bảo tồn rừng do người dân địa phương phối hợp với kiểm lâm địa bàn quản lý. Đây là con đường để lên đỉnh cáp, tức là đầu mối thu gom quặng trước đây để chuyển xuống núi của người Pháp.

Để lên đầu cáp có hai đường.

Đường thứ nhất, đi theo đường bộ loại UAZ hay Landcruiser có thể leo được lên đến Tuynel đầu tiên, sau đó đi bộ theo đường gom quặng (đường goòng cũ để đến đầu cáp). Nói chung, chúng tôi đi theo đường này nhiều lần.

Đường thứ hai, là đường mòn đi xuyên qua rừng già và nhiều đoạn leo dốc. Đường ở đây chủ yếu xếp đá, rộng hơn mét cho người đi bộ và ngựa. Những đoạn đường mòn băng qua khe, hẻm mới thấy hết kỳ công của người xưa khi xếp các lũy đá làm đường. Dù đã trăm năm mà hầu như vẫn rất ít đoạn bị sạt lở, chúng tôi có đi theo con đường này một lần. Có lẽ đaòn chúng tôi là một trong những đoàn cuối cùng còn đi con đường này vì nó đã bị bỏ hoang nhiều năm, không ai còn dùng nữa, trừ mấy người đi săn trộm.

sieuthiNHANH2009042311217nzy5ytkwyt1706030.jpeg

Hôm đi lên đây, trời rất mù và rất ẩm ướt. Ảnh chụp rất xấu. Tháng tới đầu hè, nếu có dịp đi lại khu này sẽ gửi các bác bộ ảnh chi tiết hơn.

sieuthiNHANH2009042311217m2i0nwqwnj2028676.jpeg
 
Thung lũng Lủng Trang-Một ốc đảo thanh bình

Lủng Trang là một thung lũng bao quanh bốn bề là núi. Đây là nơi người Pháp ở ngày xưa để quản lý và bảo vệ cái đầu cáp này. Đường vào là con đường độc đạo duy nhất cũng được xếp đá rất đẹp. Hiện có 5 hộ người Dao đỏ quản lý và sinh sống. Nhưng vì Lủng Trang nằm lọt trong vùng lõi của khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc nên nhà cửa không được làm kiên cố, và chính quyền địa phương có xu hướng chuyển họ ra ngoài thôn Phia Khao (cách đó khoảng 7 km).

Do ở đây rất đẹp nên chúng tôi vào đây rất nhiều lần. Mỗi lần dẫn khách đến Bản Thi, chúng tôi đều đưa lên đây chơi. Tất nhiên phải có công an và cán bộ xã đi kèm. Không phải là sợ mình làm gì mà chủ yếu để đảm bảo an toàn. Nếu không có họ dẫn đường lúc đầu, có cho vàng tụi em cũng không giám đi một mình và nó rất heo hút, vắng lặng.

Con đường đi vào Lủng Trang, đi qua khai trường quặng cũ.

sieuthiNHANH2009042311217yzk5ntkzmd1321109.jpeg

Con đường mòn qua núi do người Pháp làm để vào Lủng Trang

sieuthiNHANH2009042311217odyxota4mz1312283.jpeg


sieuthiNHANH2009042311217yjizmmy2nm1271765.jpeg

Con đường ghép đá, sau trăm năm nó còn như thế này.

sieuthiNHANH2009042311217ndu5zti0mt1292279.jpeg

Toàn cảnh Lủng Trang chụp vào tháng 5 khi đang là mùa ngô.

sieuthiNHANH2009042311217ymfhmdlkot1303989.jpeg
 
Bà con người Dao đỏ ở đây cũng không phải là dân gốc. Họ mới chuyển đến gần trục năm nay. Trước đó chỉ có người Pháp, người Kinh và một số người địa phương ở. Sau này người kinh chuyển ra thôn Phia Khao ở ngoài hoặc xuống núi về Bằng Lũng hay Thái Nguyên. Còn nhớ, lúc lên Thái Nguyên, qua khu thương mại Đồng Quang (gần bến xe) có biển treo rất to: Nội thất Hoàng Mấm. Hoàng Mấm chính là một tay ở Phia Khao heo hút này, sau khi hạ sơn đã thành danh tại Thái Nguyên.

Xuống đến thung lũng, toàn ngô là ngô. Người ta như có cảm giác mình đang ở trên một biển ngô, núi cao bao bọc xung quanh khiến mình như có cảm giác đang bay vậy.

sieuthiNHANH2009042311217nzkxyzzmot1272488.jpeg


sieuthiNHANH2009042311217ztvmotzhzm1268933.jpeg


sieuthiNHANH2009042311217zmfinjnjzt1209484.jpeg



sieuthiNHANH2009042311217ndjizjm5mz1361995.jpeg

Cái khu nhà xây tường đấ đổ nát, cây mọc um tùm xa xa kia là các nhà cũ của người Pháp. Sau này dân ở đây không giám dùng nữa vì cho rằng nó có ma.

sieuthiNHANH2009042311217mjy4otbkn21288202.jpeg


sieuthiNHANH2009042311217odyyntk5mt1273613.jpeg
 
Như đã kể ở trên, chúng tôi còn quay lại Bình Chai nhiều lần và mỗi lần đều rất thích thú vì có nhiều cái để xem và tìm hiểu. Khi công tác tại Bản Thi, tối đến lại lên núi, về trạm tuần rừng ngủ. Có hôm lạnh quắt tai. Cái túi ngủ cộng với bao nhiêu quần áo mang theo mặc hết lên người mà cả đêm còn run cầm cập. Chưa bao giờ bị lạnh như thế.

sieuthiNHANH2009042311217ztvmztdjzd786817.jpeg


sieuthiNHANH2009042311217ymfkowyymt905533.jpeg

Trạm bảo tồn Khu Bảo tồn Nam Xuân Lạc nơi chúng tôi thường ở khi phượt tại vùng này.

sieuthiNHANH2009042311217nmi1mdjjyj520438.jpeg


sieuthiNHANH2009042311217m2nkotuyym1690092.jpeg


Quay lại vào tháng 8, ngô đã thu hoạch song, ruộng để cỏ mọc cho đến tận mùa sau.

sieuthiNHANH2009042311217mzmzngq0nz1544838.jpeg


sieuthiNHANH2009042311217ngmwnjmymw1066613.jpeg

sieuthiNHANH2009042311217oty3mdeynd458473.jpeg
 
Gửi các bác thêm hai cái ảnh về con đường ghép đá khi chúng em đưa đoàn khách đến đây thăm địa bàn. Nói chung, chúng em đã dẫn rất nhiều đoàn khách đến đây. Cũng có một đoàn Việt Nam được một cậu đưa lên đây tham quan năm ngoái, nhưng nói chung ít ai biết khu vực này để khai thác nó thành điểm du lịch.

sieuthiNHANH2009042311217n2y4yzm0zj1357997.jpeg



sieuthiNHANH2009042311217zdy4oduwnw1276357.jpeg

Lại một vụ ngô mới với ước mơ được mùa và đủ ăn đến tận mùa sau.

sieuthiNHANH2009042311217m2y4zdg3mw2624718.jpeg

Nước ăn ở đây được lấy từ cái giếng được ghép từ các tảng đá, có niên đại trăm năm. Nước trong vắt dù là mùa khô. Mùa mưa, nước trên núi chảy xuống thung lũng, cái giếng này nước đùn lên thành vòi.

sieuthiNHANH2009042311217n2vlzge5y21495265.jpeg


sieuthiNHANH2009042311217mdlhnmmyot1271584.jpeg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,621
Bài viết
1,153,975
Members
190,147
Latest member
daniel22
Back
Top