What's new

Forester-Bạn là ai?

Em vừa húc vào con đường chạy từ Chiêm Hóa về Bằng Lũng. Cảm giác phải nói là quá "phê". 40km chạy mất 3 giờ. :shrug: Vừa ăn tối xong đi vào con đường đó cảm giác cơm cháo nó lộn tùng phèo. Nghe dân nói đường đó giành riêng cho xe chở quặng, xe đâu chẳng thấy chỉ thấy đường bị phá nát toàn đá mẹ đá con lổn nhổn. X( Lết đến Bằng Lũng thì xe hết xăng, người hết cơm, hết chuyện nói luôn. May mà có cái nhà nghỉ to đùng ngủ đỡ. :shrug:

Đoạn đường từ Bằng Lũng sang Định Hóa xuôi về Thái Nguyên thì lại quá ngon. Riêng đoạn thị trấn đang lộn nhào đá với đất lép nhép thì thôi, khỏi tính. :D
 
Cái đèo Colia đấy em qua rồi. Một hôm lão Đú già hỏi em là chú biết tại sao lại có cái đèo tên Tây ở VN không? Quả này thì rõ lão định chơi khó mình. Thấy em ngồi im thin thít lão mới tự đắc bảo đấy là do con gái 1 ông quan tây nào đó đi qua vùng này bị hổ vồ chết. Ngày xưa thì rừng núi hoang vu lắm, hổ báo đầy rẫy. Sau người ta lấy tên cô gái đó đặt cho đèo.

Bây giờ lại nghe bác kể sự tích khác. Hôm nào em phải quay lão già kia mới được.

Còn mấy thằng phá đình chùa em mong chúng nó chết cụ hết đi.
 
Bác homeless man khi nào đi đâu cho em bám càng với, em chưa dc ở như bác bao giờ :(( lần đi tiếp theo của bác khi nào thế bác ui :L
 
Last edited:
Tại sao người ta nghèo (tiếp...)

Em kể tiếp một trường hợp rất điển hình về một hộ nghèo tại xã Bản Thi.

Anh Triệu Tiến Long sinh năm 1970 (người trong thôn, xã gọi là Ton), sống cùng vợ và con trai tại thôn Kéo Nàng, xã Bản Thi, Chợ Đồn Bắc Kạn. Trước khi chuyển đến đây ở, anh sống cùng với mẹ tại thôn Khuổi Đăm, xã Quảng Bạch cùng huyện Chợ Đồn, cách Kéo Nàng hơn 30 km. Anh Long là người Dao Đỏ như tất cả các hộ dân khác trong thôn. Theo truyền thống của người Việt Nam nói chung và người Dao nói riêng, khi mẹ anh Long đi lấy chồng (lấy một ông goá vợ tại Kéo Nàng), bà chẳng nhận được tí đất hay của cải nào từ phía gia đình, mặc dù khi nhà nước giao đất, giao rừng trước đó cho người dân ở nông thôn, anh Long và mẹ cũng được tính là hai khẩu để nhận hai phần đất như các khẩu khác trong hộ, trong thôn.

Khi đến nơi ở mới, anh và mẹ cũng chẳng có thêm tí đất nào vì đất đã được giao khép kín hết từ trước đó. Anh Long và Mẹ ở trên một mảnh đất mượn của con trai người bố dượng. Mấy năm sau ông bố dượng này chết, cái gia đình này trở thành một trong những gia đình nghèo nhất trong thôn, trong xã.

Long lấy vợ năm 1999, một người đàn bà ở xã bên cạnh. Vì gia đình rất nghèo, mẹ lại bị bệnh (biếu cổ) nên anh chẳng có tiền để lấy một người vợ “bình thường”. Em không thích dùng từ này vì nghe nó phân biệt đối xử quá nhưng thực sự không còn từ nào dễ chịu hơn. Vợ anh mắc bệnh tâm thần, ngẩn ngơ từ bé mà nôm na người dân địa phương gọi là điên hay thần kinh. Bản thân anh Long cũng không lành lặn. Lúc nhỏ do không được tiêm chủng đầy đủ nên anh mắc bệnh bại liệt. Di chứng là một chân bị teo tóp, ngắn hơn chân kia, đi lại nhật ngưỡng, khó khăn.

Hai con người nghèo, bệnh hoạn về sống với nhau nhưng vẫn phải làm đầy đủ thủ tục cưới hỏi, lễ lạt như các đám khác rất chi là tốn kém. Rượu, gạo, lợn, tiền mặt cho nhà gái. Ăn uống tại nhà trai cộng với mỗi người khi về còn xách theo một khoanh thịt heo cỡ một kg theo đúng phong tục, thì đối với hộ nghèo như gia đình anh Long quả là một gánh nặng ngặt nghèo.

Anh Long đã phải khất món lễ cho nhà gái để trả sau. Long có hai người con trai, một đứa sinh năm 2000, một đứa sinh năm 2003. Khoảng một năm sau sinh, đứa con thứ hai này bị nhà gái (vợ anh Long) bắt để trả nợ cho phần lễ cưới còn thiếu năm xưa. Bắt cháu đem cho người khác làm con nuôi và nhận mấy triệu. Thực chất đây là bán cháu trừ nợ núp dưới cái vỏ cho con nuôi. Đến thế kỷ 21, những năm sau 2004, các bác, các ACE còn nghe ở đâu có chuyện bán con, bán cháu trừ nợ như thế này không? So với chị Dậu gần trăm năm trước bán con, bán chó chắc cũng không khác nhau là mấy. Vấn đề là tại sao lại bắt đứa thứ 2 chứ không phải đứa đầu? Tại sao người ta lại nhận (mua) con trong trường hợp như thế này? Tại sao? Tại sao…? Tất cả cái này đều liên quan đến phong tục (hủ tục?) của người Dao Đỏ có dịp em sẽ kể chi tiết trong một sub-topic khác.

Như vậy, gia đình anh Long có một bà mẹ già với cái biếu to hơn cái cổ, một người vợ điên, một ông chồng què, một đứa trẻ lên chín trông giống như đứa lên năm thì làm gì để sống trong khi ở trên đất mượn, không có ruộng, rừng, không có cái gì cả?

Gia đình Long sống trong cái lều rách nát. Đến năm 2004 được chính quyền địa phương giúp xây một ngôi nhà hộ nghèo theo dự án 134, mái tranh+Fibro-cement+vách nứa. Chả biết cái nhà được xây hết mấy tiền nhưng có thể nói nó vẫn là túp lều lụp xụp.

Năm 2006, khi em vô Sài Gòn dự một Hội thảo Quốc tế về quản lý bảo vệ rừng góp phần xoá đói, giảm nghèo, em có kể câu chuyện của hộ anh Long cho một bạn người Malaysia. Bạn này nghe song, rơm rớm nước mắt, nói không lên lời, vét tất cả số tiền Việt mà bạn ấy có bỏ vào phong bì bảo em mang về cho gia đình Long. Sau đó em phải đến nhà Long mấy lần mới gặp được anh này để trao số tiền đó.

Hai cha con Long bên túp lều

sieuthiNHANH2009051313220zwqxzmu4m22885683.jpeg

Bên bếp lửa nguội lạnh

sieuthiNHANH2009051313220zjdlmjzlnd2556540.jpeg


sieuthiNHANH2009051313220ndkxymi0zm2621991.jpeg

Trong nhà, bên những đồ đạc chả có cái gì đáng giá.

sieuthiNHANH2009051313220mjg2odhimg2284130.jpeg


sieuthiNHANH2009051313220mwjimmuzot3069967.jpeg


sieuthiNHANH2009051313220ztg2zmvlod2411753.jpeg
 
Còn có lý do nữa là nếu đi muộn chút (tháng 6-7) sẽ có cơ hội chén cái này, các bạn có biết là cái gì không? Các bạn cứ đoán, mình sẽ kể trong các bài tới.

sieuthiNHANH2009043011918mmuzndljow1490021.jpeg

Ôi, hình như là mấy con em hay chén trong cuộc nhậu, có thể chiên bơ hoặc nướng nhưng em chỉ khoái món này ăn sống. Ngâm trong chén nước mắm nhĩ một lúc cho chàng uống say rồi đuồng đuỗng ra, cắn một đầu rồi hút cái rột phần ruột béo béo thơm ngậy của nó, xong rồi nhai nhai cái da giòn giòn, nhả cái đầu ra vì cứng cứng như mày bắp chả có hương vị gì cả.
Nhà hàng bảo là con đuông chà là và bán tới vài chục ngàn một con ạ. Em là cứ phải xơi bốn năm con một lần mới đã, nhiều hơn lại ngán.

Anh vô gia cư phong độ đẹp trai lại có bạn tâm giao là nàng huongyen thì bọn mình chỉ việc an tâm ra vào nghe kể chuyện để lấy kinh nghiệm đi phượt mà thôi;)
 
Để nuôi sống gia đình, Long hàng ngày vào rừng nhặt các khúc cây, khúc gỗ bìa (là gỗ người ta xẻ lấy lõi, bỏ cái vỏ ngoài) mang ra xã bán. Phương tiện mà anh có là một cái xe không biết tả như thế nào, các bác xem ảnh. Một điều đặc biệt là cái túi vải nhỏ đeo trước ngực, các bác có biết đựng gì không? Lúc đầu em cũng không biết đựng gì. Hoá ra trong đó có một cái búa và mấy cái đinh. Đây là dụng cụ để chữa cái xe kéo bất cứ khi nào nó hỏng.

Để có ngày 15-20 ngàn, Long phải đi vào rừng từ 5-6 h sáng. Len lỏi trong rừng, chọn cái bìa, khúc cây người ta bỏ để lấy. Kéo, lôi, vác, đẩy, lăn xuống đường đất, bỏ lên cái xe kéo có hai bánh gỗ như cái đồ chơi của trẻ con, kéo về xã bán cho các xưởng gỗ, cho người mua làm củi... Mà nào đường đi có ra cái gì. Toàn đèo dốc, đất đá lổn nhổn mà cái bánh xe bé tí kia thì đi thế nào được. Còn ngày mưa, ngày lũ, ngày cầu trôi chưa kịp bắc lại…thì chỉ có ở nhà nhịn đói. Ngày suôn sẻ, Long sẽ kết thúc công việc lúc 2h chiều. Mua vội bìa đậu phụ và cân gạo, Long phải tất tả ngược 4 km đường núi, qua 4 cái cầu chả ra hồn cầu về nhà cho kịp nấu bữa cơm tối.

sieuthiNHANH2009051413320ytm2mtuxyz1602488.jpeg


sieuthiNHANH2009051413320mjrhnzi3mj1552438.jpeg


sieuthiNHANH2009051413320mtbkyjrhnt1664269.jpeg

Sau này cái xe kéo được sửa lại với hai bánh to hơn tí để hai cha con kẻ đẩy, người kéo.

sieuthiNHANH2009051413320n2u0mdhjnd3483924.jpeg

Long phải đóng cái đinh ghim vào một đầu cây, buộc sợi dây để kéo như trâu. Với một chân bị liệt, đi trên đường bằng đã khó nữa là đi qua bốn cái cầu. Do hết quota post ảnh, em chỉ up ba cái.

sieuthiNHANH2009051413320njaymgy5mw1459758.jpeg


sieuthiNHANH2009051413320ytc3njc3yj1230666.jpeg


sieuthiNHANH2009051413320ntc0ywyzmt1441533.jpeg
 
Em có hỏi trong thôn, chính quyền, đoàn thể không giúp gì sao, không làm gì sao? Tại sao lại để người ta bắt cháu gán nợ, bán con bán cháu.

Thôn nói, mọi người ở đây không nghèo như hộ Long nhưng cũng là các hộ nghèo. Họ có thể giúp một vài lần nhưng không giúp được mãi. Họ sống cạnh cái nghèo mài thành ra chai sạn, chả có cảm giác gì. Mới thấy thấm thía câu chuyện của Lão Hạc hơn 60 năm về trước mà Nam Cao đã kể. Đó là vợ giáo Thứ cằn nhằn chồng khi biết hắn đem khoai cho lão Hạc. Không phải con vợ giáo Thứ xấu, mà nó nghèo quá, nó còn đói quá, con nó còn đói quá lên nó cũng chai lì với cái đói của người khác. Như Nam Cao viết, khi người ta đau chân, người ta chỉ nghĩ về cái chân đau của mình thôi.

Chính quyền cũng đưa hộ gia đình này vào danh sách hộ nghèo, hàng năm được hỗ trợ gạo, nồi, màn, hạt giống, phân bón…toàn những thứ hoặc chả thấm vào đâu hoặc chả dùng được phải đem bán rẻ vì gia đình làm gì có đất mà trồng.

Chính quyền cũng cho vay 6 triệu từ vốn hỗ trợ người nghèo, trong đó 3 triệu không lãi, 3 triệu lãi rất thấp để mua một cặp bò. Nhưng vợ điên, con dại, chồng kiếm ăn hàng ngày ai chăn? Sau thời gian ngắn, gia đình Long phải mang bò ra trả xã.

Chả lẽ bó tay? Không làm được gì? Tại sao hộ này lại cứ nghèo mãi? Tại bản thân họ hay tại xã hội? Có phần trách nhiệm gì của chúng ta ở đây không?

Trường hợp này em nghĩ mãi không biết làm thế nào để giúp họ. Các hoạt động bình thường không đòi hỏi nhiều kiến thức, vốn, lao động thì các hộ khác tham gia được rất là dễ dàng, nhưng đối với hộ như gia đình Long thì ngoài khả năng. Vậy phải làm gì? Tiếp tục cho tiền, gạo…?

Kéo một khúc củi nặng đi bán

sieuthiNHANH2009051413320zjm2odnizt3763324.jpeg

Nặng quá, phải nhờ thêm đứa con đẩy giúp

sieuthiNHANH2009051413320njnmytk3ym3462702.jpeg

Đây là toàn cảnh gia đình Long chụp cuối năm 2008. Bà mẹ có cái biếu cổ to tướng, còn chị vợ ngẩn ngơ lại chửa sắp sinh.

sieuthiNHANH2009051413320ntyyn2i0zm1398040.jpeg


sieuthiNHANH2009051413320mdqwmwu5zm1648279.jpeg
 
Năm 2007, vợ Long lại chửa to tướng. Chúng tôi bảo gia cảnh nghèo như thế, đừng đẻ nữa. Sau đứa con này đẻ ra được vài tuần thì chết. Vấn đề là bà mẹ rồ tha lôi đứa trẻ mới đẻ còn đỏ hỏn đi khắp nơi và nhét những thứ linh tinh vào mồm nó. Không được chăm sóc đầy đủ, đúng cách thì cháu bé chết cũng là điều dễ hiểu. Ở nhà nghèo, đi một mạng người cứ nhẹ như không. Nghĩ phận người trong nghèo khó sao mà quá mỏng manh. Vẫn câu hỏi phải làm gì để giúp gia đình này.

Anh em mang lên cho Long một hộp bao cau su vì vợ Long không đặt được vòng nhưng đến giữa năm 2008, vợ Long lại chửa. Các bác có thể bảo: cho mày chết. Đã nghèo, không biết nuôi con còn đẻ sòn sòn như gà. Nhưng mà tội lắm các bác ạ. Trong một cuộc trao đổi với cả thôn, bà con nói đứa con đó không phải của Long. Số là người vợ ngẩn ngơ suốt ngày lang thang ngoài đường, nửa đêm còn mò mẫn đi nên bị nhiều thằng đểu nó làm ẩu trong xó rừng, trong bụi rậm nên chị này lại có bầu. Mà ngẩn ngơ như thế thì biết đứa nào với đứa nào đâu mà báo chính quyền.

Để thoát nghèo, tự gia đình Long không có khả năng nâng cao ngưỡng tham gia (Entry level) do đó cộng đồng phải chung tay góp phần giúp đỡ. Chúng em liên hệ trưởng thôn, tổ chức một cuộc họp để mọi người bàn xem giúp Long thế nào. Một loạt các giải pháp được áp dụng gồm:

1. Vận động các gia đình có rừng, cho phép Long vào rừng khai thác các loại lâm sản (theo quy định của pháp luật) để hộ này kiếm được cái ăn hàng ngày.

2. Cộng đồng tạo điều kiện cho Long tham gia vào nhóm quản lý và bảo vệ rừng. Dù không đi tuần rừng xa được nhưng hàng ngày mò mẫm ven rừng, Long thu thập được nhiều thông tin xâm hại rừng và có thể báo cho nhóm, chính quyền.

3. Nhóm bảo vệ rừng chia đều kinh phí bảo vệ cho các thành viên và cả Long. Dù số tiền hàng năm không lớn (khoảng 800 k/năm) nhưng cũng rất quan trọng cho gia đình Long. Và hơn nữa, hộ này được tham gia vào các hoạt động của thôn, có cơ hội đóng góp tiếng nói của mình vào các quyết định chung của cộng đồng.

4. Sau khi vợ Long sinh đứa con thứ 4 này, Hội phụ nữ thôn có trách nhiệm phối hợp với cơ quan liên quan để triệt sản. Một điều băn khoăn là chị này ngẩn ngơ mà cứ đè ra “hoạn” thì có vi phạm quyền của chị này không? Có vi phạm pháp luật không?

Long luôn ngồi lặng lẽ trong cuộc họp bàn về mình và gia đình mình. Tất cả mọi việc đều được mang ra mổ sẻ, bao gồm cả việc tế nhị nhất. Rất may, người Dao họ không có phản ứng như người Kinh khi biết cái bầu vợ mình đang mang không phải là con mình. Theo phong tục nguời Dao đỏ, gần như không có sự phân biệt con đẻ, con nuôi.


sieuthiNHANH2009051613520zgm4ytfkyt934936.jpeg
 
Các giải pháp chăn nuôi cũng được nghĩ đến để giúp gia đình Long. Nếu nuôi gia cầm thì không ổn vì hai lý do là địa bàn hay mất trộm và bà vợ ngẩn ngơ, cứ chồng không có nhà là bắt tất ra cắt cổ bất kể lớn nhỏ. Nuôi lợn, dê thì không có người chăm, thả rông phá hại hoa mầu của bà con khác là không được. Nuôi bò thì đã thất bại từ trước vì không ai chăm. Cuối cùng quyết định nuôi Trâu. Nuôi trâu có mấy ưu điểm:

1. Trâu hiền, đi chậm, ăn dưới thấp chứ không như bò, cứ trời nắng là men lên cao, rất khó chăn. Trâu có thể cọc lại và tự ăn, còn bò theo dân địa phương nếu cọc lại dễ bị quấn dây vào chân và ngã chết.

2. Con của Long giừo đã 8 tuổi có thể chăn, chăm cho con trâu này.

3. Trâu có thể kéo gỗ cho các hộ có phép khai thác kiếm thêm tiền.

4. Trâu cái sinh sản, có thêm thu nhập

5. Trâu giúp Long kéo được nhiều củi, bìa để bán thay cho người kéo. Long có thể kiếm nhiều củi hơn, khi đủ thì kéo ra bán chứ không phải đi hàng ngày. Thời gian tiết kiệm dành cho gia đình, chăm sóc trâu.

Việc cần kíp là làm vấn đề làm thế nào huy động cả thôn vào cùng giúp gia đình này. Những gì sẵn có thì bà con góp, những gì không có chúng tôi giúp. Sau khi mọi người bàn thì quyết định:

1. Lập một nhóm các hộ gần hàng ngày, tuần cắt cử người đến kiểm tra việc chăm sóc trâu trong thời gian đầu. Có vấn đề gì, báo ngay cho thôn xử lý.

2. Thôn góp công, gỗ sẵn có làm chuồng trâu, chúng tôi giúp tấm lợp và vận chuyển đến thôn để lợp chuồng.

3. Hộ gần nhà Long cho mượn đất để trồng cỏ. Chúng tôi giúp giống cỏ tốt nhất hiện nay là VA06 để phòng ngày không chăn được, trâu không bị đói.

4. Trâu giao cho Long trong vòng 3 năm không được bán. Nếu không làm tốt trâu sẽ trả về thôn trao cho hộ khác. Sau 3 năm, hộ Long toàn quyền sử dụng.

5. Chỉ giao trâu khi đã làm song chuồng.

Vấn đề là mua một con trâu cái khoảng 3 tuổi thì sẽ vực kéo ngay và sớm sinh sản nhưng giá lại cao. Nhưng đã giúp thì giúp đến cùng. Chúng tôi phải mất gần tháng mới có đủ 10 triệu mua trâu. Còn quần áo cũ thì huy động mọi người quyên góp.

Sau rất nhiều đi lại, đôn đốc, kiểm tra, chuồng trâu mới làm song. Chúng tôi phối hợp với thôn, xã mua một con trâu cái tốt ở thôn bên, không mang ở bên ngoài đến để tránh lở mồm long móng.

Mời các bác xem lại hình ảnh rất đáng thương của hộ nghèo này

sieuthiNHANH2009051613520nduwngnhnd1578008.jpeg

Mời các bác xem cái chuồng trâu. Trông đơn giản thế nhưng không phải hộ nào cũng có vì họ toàn thả rông thôi.

sieuthiNHANH2009051613520nzm4zwnjmw2277419.jpeg


sieuthiNHANH2009051613520ndfintmxyz2289167.jpeg

Mấy tháng sau kiểm tra lại thấy chuồng rất sạch sẽ chứng tỏ trâu được chăm sóc tốt.

sieuthiNHANH2009051613520yznjytzmng1253473.jpeg

Đây là trâu chúng em mua cho nhà anh Long ạ

sieuthiNHANH2009051613520nmm4yjvhzg1675695.jpeg
 
Lễ bàn giao trâu cho hộ Long diễn ra cuối năm ngoái. Một vài hình ảnh tại buổi lễ.

Bà con trong thôn đến chia vui với gia đình nhà Long

sieuthiNHANH2009051613520zdflyju0yj1972478.jpeg

Phượt tử đang có lời phát biểu với đại diện chính quyền địa phương và thôn

sieuthiNHANH2009051613520nmizotgznj983485.jpeg


sieuthiNHANH2009051613520ytu5ndfmnd1318265.jpeg

Bác chủ tịch xã lên nói lời dặn dò Long chăm sóc cẩn thận con trâu vì đối với hộ này, nó là một tài sản lớn

sieuthiNHANH2009051613520ogexyjzlyj1488604.jpeg

Long ngập ngừng phát biểu, quên cả tiếng Kinh, phải nói bằng tiếng Dao.

sieuthiNHANH2009051613520otyznmuyot1974356.jpeg


sieuthiNHANH2009051613520ntdindbhow1646906.jpeg


sieuthiNHANH2009051613520mmjjndljzj1253019.jpeg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,483
Bài viết
1,153,153
Members
190,102
Latest member
wynn09casino
Back
Top