What's new

[Chia sẻ] Một lần đến Lào Cai - Yên Bái ngắm mùa lúa chín

Xin chào tất cả các bạn trên diễn đàn Phượt lần nữa.

Việt Nam là môt nước trồng lúa truyền thống lâu đời. Ông cha ta hầu hết gắn với ruộng đồng và hoạt động nông nghiệp. Sinh ra giữa sau thế kỷ 20 và lớn lên ở chốn thành thị, xa lạ với ruộng vườn, nơi khan hiếm bóng mát cây xanh, loanh quanh mãi đâu đâu cũng lô nhô kết cấu của nhà gạch tôn, ngói, bê tông …nên tôi vẫn hằng mong muốn sẽ 1 lần đến với nông thôn, đặc biệt vào giữa mùa lúa chín với hy vọng bắt gặp những cảnh đẹp tự nhiên của ruộng đồng VN cũng như trực tiếp tai nghe mắt thấy sinh hoạt nghề nông- giai đoạn thu hoạch lúa của bà con nông dân. Sau hết cũng để tri ân những người lao động trực tiếp làm ra hạt gạo như câu ca dao VN ai cũng đã từng học qua- thuở còn cắp sách đến trường:

"Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần …".



Chuyến bay Sài Gòn-Hà Nội do mưa bão thời tiết xấu nên trì hoãn đến 3 lần trong buổi chiều tối một ngày tháng 9/2017. Đặt chân đến phi trường Nội Bài lúc 23g45, mọi chuyến xe đêm của các hãng xe chính thức đi Sapa đã lăn bánh vài tiếng đồng hồ trước . Thật may mắn cho tôi khi được 1 anh bạn mới quen trên máy bay - quê Việt Trì có xe nhà đón cho quá giang ra ngã tư Kim Anh , chỗ đón xe đầu Quốc Lộ 2A , vừa kịp đón đuợc 1 chiếc xe dù đi Lào Cai có lên thẳng Sapa lúc kim đồng hồ đã chỉ quá 12g đêm. (Cảm ơn anh Tuấn- Việt Trì lần nữa nhé, rất trân trọng sự nhiệt tình giúp đỡ của anh )

DSC01584r.jpg


Xe máy thuê hẹn giao tại bến xe Sapa với chủ nhân của dịch vụ thuê xe là 1 cô gái xinh xắn, nhiệt tình, xởi lởi . Sau khi nhận xe ,tôi hồ hởi lượn 1 vòng quanh thị trấn Sapa để đổ xăng và kiểm tra xe luôn. Xe Honda Wave khá mới , máy móc bốc, vận hành khá ngọt. Yên tâm việc phương tiện di chuyển rồi , tôi nhắm hướng đèo Ô Quy Hồ thẳng tiến. Mục tiêu đầu tiên của tôi sẽ là Y Tý.- một xã vùng cao của tỉnh Lào Cai nơi các phượt thủ kháo nhau là có mùa lúa chín đẹp tuyệt.


Dùng chân bên đường ngắm từ xa một nhà vườn trồng hoa,rau,củ, quả... bên đường đèo Ô Quy Hồ.
IMGP5866.JPG


IMGP5867.JPG


Khu vực Ô Quý Hồ được coi là vựa su su của huyện Sa Pa với tổng diện tích 100 ha, trong đó có 80 ha su su lấy quả và 20 ha su su hái ngọn.
Trước đây, su su Ô Quý Hồ là thực phẩm tự cung, tự cấp của người dân nơi đây

IMGP5869.JPG


IMGP5870.JPG


IMGP5871.JPG


IMGP5872.JPG


Theo Quốc Lộ 4D khi gần tới Thác Bạc, rẽ phải vào đường tỉnh DT155 để đi Y Tý.
IMGP5873.JPG


Vào dốc đường tỉnh DT155, tôi choáng ngộp pha lẫn hồi hộp vì là là lần đầu tiên điều khiển xe máy trên các cung đèo Tây Bắc dù bản thân đã qua lại các cung đèo miền Trung và miền Nam cũng như đi dọc đường Trường Sơn vài lần. Cảm giác nghiêng ngả chơi vơi lúc xuống đèo làm tôi khá căng thẳng, giảm tốc độ và hết sức tập trung cho tay lái vì độ dốc lớn và đường đèo ngoằn ngoèo khó đoán cái gì sẽ xuất hiện sau mỗi cua ngoặt !!
IMGP5874.JPG


IMGP5877.JPG
 
Last edited:
IMGP4387.JPG


IMGP4388.JPG


IMGP4389.JPG


IMGP4390.JPG


IMGP4391.JPG


Đường vẫn tiếp tục đi lên.
IMGP4392.JPG


IMGP4393.JPG


Lên xuống núi ở bản Lìm Mông giờ đã có đường nhựa. Nếu còn là đường đất mà gặp trời mưa thì tay lái người miền xuôi như tôi chắc là khó lòng vượt qua !
IMGP4394.JPG


Giữa bao la đất trời, các ngôi nhà đơn lẻ này có những nét ung dung tự tại của riêng nó .Thật đáng khâm phục !
IMGP4395.JPG


IMGP4396.JPG
 
Last edited:
IMGP4398.JPG


Càng lên cao tầm nhìn càng thoáng đãng hơn.
IMGP4399.JPG


IMGP4400.JPG


IMGP4402.JPG


IMGP4403.JPG


Người Kinh thăm bản Mông khá là... "ê mông " !
IMGP4405.JPG


IMGP4406.JPG


Nông dân là những người được gọi là: " Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời " !
IMGP4408.JPG


Những thửa ruộng này là nơi cả cuộc đời họ gắn bó !
IMGP4409.JPG


Núi non, con người và ruộng đất hòa quyện với nhau nên trong lễ nghi cúng tế của người miền ngược thuờng có cả : Sơn Thần, Thổ Địa.
IMGP4410.JPG
 
Last edited:
IMGP4411.JPG


IMGP4412.JPG


IMGP4416.JPG


Chị nông dân người Mông này có lẽ thuộc nhóm Mông hoa xanh theo cách ăn mặc. Trang phục của phụ nữ H’Mông thường chia làm 4 nhóm: H' Mông trắng,
H'Mông hoa xanh, H' Mông hoa đỏ và H’ Mông đen. ( định bỏ chữ H' đi gọi tắt cho gọn, nhưng không có thì khi đọc-nghe nó kỳ lắm ! )
IMGP4417.JPG


IMGP4419.JPG


IMGP4420.JPG


Phơi rơm trên mặt ruộng , cách làm mới, vừa giảm công lao động, vừa tận dụng để sản xuất cây rau màu tránh ô nhiễm môi trường.
IMGP4422.JPG


Chỉ cần nắng 2 ngày là rơm khô; về mùa đông giá lạnh, rơm là nguồn thức ăn hữu hiệu cho trâu bò.
IMGP4424.JPG


IMGP4421.JPG


Rơm sau khi thu hoạch còn được bà con chặt nhỏ che phủ luống các luống rau cải, rau cúc, mùi… khi đã gieo hạt. Việc làm này có tác dụng giữ ẩm, ngăn nước mưa tác
động trực tiếp vào cây mầm, vừa che mát giúp cho hạt giống nảy mầm nhanh trong điều kiện nắng nóng.
IMGP4423.JPG
 
Last edited:
IMGP4425.JPG


IMGP4426.JPG


Cùng với sử dụng rơm để trồng rau, bà con nông dân còn dùng rơm để trồng hành, trồng nấm...
IMGP4427.JPG


IMGP4428.JPG


IMGP4430.JPG


IMGP4431.JPG


Rơm còn được sử dụng lót nền giữ ấm cho đàn gia súc khi tiết trời giá rét…
IMGP4434.JPG


Phương tiện di chuyển, chuyên chở : nông cụ, nông phẩm... của bà con nơi đây.
IMGP4435.JPG


Cách phơi rơm này giải phóng khỏi việc phải phơi trên mặt đường gây mất an toàn giao thông. Các tỉnh đồng bằng miền Bắc, miền Trung và miền Tây cả nước trên các
Quốc Lộ, Tỉnh lộ năm nào cũng có rất nhiều tai nạn do bà con nông dân phơi rơm rạ trên mặt đường khiến người tham gia giao thông trên các tuyến tỉnh lộ, đường liên
huyện ... phải "vừa đi vừa né".
IMGP4437.JPG


Năm ngoái, một vụ tai nạn giao thông liên hoàn trên cao tốc trên đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây khiến nhiều người bị thương,
các phương tiện hư hỏng nặng mà nguyên nhân ban đầu là do khói đốt bỏ rơm dưới đồng tràn qua đường cao tốc khiến tài xế bị hạn chế tầm nhìn.
Do đó việc phơi rơm tại ruộng như này là biện pháp an toàn cho giao thông rất đáng hoan nghênh.
IMGP4439.JPG
 
Last edited:
IMGP4440.JPG


IMGP4441.JPG


Vũ điệu Valse lan tỏa của sóng lúa dập dồn.
IMGP4443.JPG


Cả thung lũng trông như một sân khấu lớp lang đầy màu sắc đang trình diễn vũ khúc của ngày mùa !
IMGP4444.JPG


IMGP4446.JPG


IMGP4449.JPG


Những hàng lớp nhà cửa trông xuống thung lũng như đám đông khán giả trong nhà hát ở những tầng trên cao đang chăm chú theo dõi buổi biểu diễn đặc sắc đang
diễn ra bên dưới !
IMGP4450.JPG


IMGP4451.JPG


Và những "vũ công" dưới kia vẫn nhịp nhàng, nhấp nhô, "nắn nót" trong những bước đi trên "sân khấu đồng ruộng" mượt mà màu lúa chín!
IMGP4448.JPG


IMGP4453.JPG
 
Last edited:
IMGP4454.JPG


IMGP4455.JPG


Sóng lúa nghiêng ngả chơi vơi như sóng nước xôn xao, rạo rực tâm hồn người thưởng lãm phong cảnh trong tiết thu quang đãng, trong sáng.
IMGP4456.JPG


IMGP4462.JPG


"Sóng lớp lớp, sóng lớp lớp, sóng đem nguồn vui
Đang chơi vơi, đang chơi vơi, sóng lan mọi nơi
Khi đau thương, khi yêu đương, thiết tha vô vàn
Sóng dâng trong lòng ta mơ màng
..."
(Sóng nước biếc- Les flots du Danube -Lời Việt: Phạm Đình Chương)
IMGP4458.JPG


IMGP4460.JPG


IMGP4462.JPG


IMGP4464.JPG


Sau cái hàng rào cây mong manh này là bờ vực thung lũng, tuy say sưa với phong cảnh xung quanh nhưng cũng phải tự nhắc bản thân là : "Mọi thứ đều có ranh giới của nó !"
IMGP4465.JPG


IMGP4463.JPG


Tại sao người ta lại trồng những bụi cây lúp xúp dọc theo từng luống ruộng bậc thang như ảnh dưới ? Có lẽ để giữ đất bờ bao chăng ?
Tôi không chắc, bạn nào biết chỉ giùm nhé.
IMGP4466.JPG
 
Last edited:
Cac thửa ruộng đã được gặt 1 số lượng kha khá.
IMGP4467.JPG


IMGP4468.JPG


IMGP4471.JPG


IMGP4472.JPG


Bây giờ , tôi đã lên đến mực khá cao của Lìm Mông rồi. Nhìn xuống các mái nhà, con người ,...chỉ còn nhỏ nhỏ xinh xinh như búp bê !
IMGP4473.JPG


IMGP4476.JPG


IMGP4478.JPG


Hàng rào đá của người Mông thường được xây dựng rất thủ công theo truyền thống của dân tộc Mông.
IMGP4479.JPG


Nhà kho chứa củi gỗ của 1 gia đình người Mông. Rất quan trọng giúp họ sưởi ấm, nấu nướng để qua mùa đông giá rét.
IMGP4480.JPG


Đến đây đã hết đường nhựa, từ đây lên nữa là đường đất nhỏ hẹp, chỉ còn cách đi bộ nếu muốn lên cao hơn nữa mà thôi !
IMGP4481.JPG
 
Những mái nhà gần như là cao nhất của bản Lìm Mông.
IMGP4482.JPG


Đường dốc khá gắt !
IMGP4483.JPG


Một con lợn bản tôi gặp ở đây, giống lợn nhỏ con, mõm dài, lông rậm, da đen chũi... được chăn thả tự nhiên ở vườn rừng đồi. Thịt lợn bản khá thơm ngon vì
nguồn thức ăn tự nhiên cũng như sự vận động tích cực của chúng ở địa hình núi đồi !
IMGP4484.JPG


"Bóng hồng" trên ruộng bậc thang ! Ở đây là địa phận bản Mông nên khi thấy trang phục màu hồng của người phụ nữ này tôi cũng hơi bất ngờ, có lẽ đây là 1 phụ nữ
của bản Lìm Thái .
IMGP4485.JPG


IMGP4486.JPG


Không còn đường cho xe lên nữa, vậy là phải kết thúc khám phá bản Lìm Mông ở đây, đã đến lúc theo chân anh chàng người địa phương này xuống núi thôi.
IMGP4487.JPG


IMGP4488.JPG


IMGP4489.JPG


IMGP4490.JPG


IMGP4491.JPG
 
Last edited:
Có một chiều Thu tôi đã qua đây !
IMGP4493.JPG


IMGP4494.JPG


IMGP4495.JPG


IMGP4496.JPG


Ngắm cảnh mùa Thu tuyệt đẹp trên cánh đồng Cao Phạ.
IMGP4498.JPG


IMGP4499.JPG


"Cuối trời mây trắng bay
Lá vàng thưa thớt quá
Phải chăng lá về rừng
Mùa thu đi cùng lá ..."

(Thư tình cuối mùa Thu- Phan Huỳnh Điểu)
IMGP4513.JPG


IMGP4514.JPG


Nhưng nếu bớt mơ mộng chút, tỉnh táo lại thì có lẽ sóng lúa mùa Thu ở đây có thể nói chằng chịt như mạng cáp hữu tuyến Internet của khu phố tôi ở !
IMGP4492.JPG


IMGP4497.JPG
 
Hạ sơn cho ta ấn tượng lo lắng mạnh mẽ hơn đăng sơn !
IMGP4516.JPG


Tùy theo độ dốc địa hình phải giữ xe nổ máy ở số thích hợp để ghìm bớt độ tuôn xuống dốc, nếu không ta sẽ như " cánh chim tự do và bay về nơi vô định" - Điều mà
mới nghe qua ai cũng mơ ước song nếu xảy ra thực tế thì không ai mong muốn cả !
IMGP4519.JPG


IMGP4520.JPG


IMGP4521.JPG


IMGP4522.JPG


Quang cảnh bên dưới đẹp không chê được.
IMGP4525.JPG


IMGP4530.JPG


Đây là lý do tại sao vào mùa lúa chín người ta thường tổ chức lễ hội dù lượn : "Bay trên mùa vàng Cao Phạ".
IMGP4531.JPG


IMGP4532.JPG


IMGP4533.JPG
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,586
Bài viết
1,153,839
Members
190,138
Latest member
NgoDieu
Back
Top