What's new

1 người- 1 xe đạp- 26 ngày- 34 tỉnh, thành

CHẶNG ĐƯỜNG TỪ HÀ TĨNH- ĐỒNG HỚI (QUẢNG BÌNH):daì khoảng 148km.
Chia tay Đức Anh, anh Nhật- những người bạn mới quen ở Hà Tĩnh, tôi tiếp tục hành trình với mục tiêu trong ngày là vượt qua đèo Ngang sang Quảng Bình rồi tính tiếp... với tôi, để mọi thứ theo tự nhiên sẽ dễ dàng và thú vị hơn so với cứ cứng nhắc theo kế hoạch đã vạch ra sẵn.
Chặng đường này không hề dễ chịu và thoải mái chút nào, nếu không muốn nói là nó đã ngốn hết năng lượng vừa mới nạp đầy lúc sáng nay bằng món bánh canh Hà Tĩnh thơm phức.
Lần đầu tiên được nếm cái nắng, cái gió khắc nghiệt miền Trung, cái khí hậu mà tôi chỉ được biết qua các cuốn sách địa lý thời trung học cũng như các kênh dự báo thơì tiết, không hơn. Những cơn gió Tây nam mang theo không khí nóng thổi ngược hướng di chuyển cùng với cái nắng chói chang có khi lên đến 40 độ làm việc di chuyển càng trở nên khó khăn hơn.

Tôi dần quen hơn với việc ghé vào nhà dân hai bên để xin nước và cũng vì thế tôi có cơ hội gặp gỡ, nói chuyện với những con người nơi đây giúp tôi mở mang sự hiểu biết hạn hẹp của mình về quê hương đất nước. Đặc trưng của hoàn cảnh sống đã rèn luyện cho con người miền Trung những tính cách đặc biệt để chiến đấu với tự nhiên, để tiếp tục sinh sống và phát triển bên mảnh đất không mấy hiền hoà này. Người miền Trung ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác kiên cường chịu đựng và đấu tranh với thiên nhiên, chắt chiu từng chút những giá trị của sự sống. Có phải vì vậy, trong tố chất con người miền Trung luôn lộ rõ phẩm chất chịu thương chịu khó, không ngại khổ hạnh, luôn kiên trì tích tiểu thành đại, luôn vận động đầu óc để vượt qua những trở ngại của cuộc sống.
www.Aloxovn.com-75.jpg

Được gia đình chị mời dùng bữa trưa tại Kỳ Anh- Hà Tĩnh

Đến chân đèo Ngang khi gió thổi ngược to đến nỗi xe xuống dốc vẫn phải đạp. Trong hầu hết các con đèo ở miền Trung hầu như chạy theo hướng Bắc- Nam hoặc TB- ĐN, nhưng con đèo này kỳ lạ đúng như cái tên được đặt từ xa xưa- Đèo Ngang chạy ngang ra biển Đông. Thuộc dãy Hoành Sơn, thuộc ranh giới hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.
www.Aloxovn.com-79-1.jpg


Gần đây, hầm qua đèo NGang đã được hoàn thành, con đường đi đã trở nên dễ dàng hơn, nhưng chúng ta, ai cũng muốn một lần vượt qua đỉnh đèo Ngang, đặt chân lên Hoành Sơn quan. Cửa ải Hoành Sơn quan nằm trên đỉnh đeò Ngang là một cổng bằng gạch đá được xây vào năm 1833, thời vua Minh Mạng để kiểm soát việc qua đèo.
www.Aloxovn.com-81-2.jpg

Cửa ải Hoành Sơn Quan

www.Aloxovn.com-84.jpg


www.Aloxovn.com-81-4.jpg

Đèo Ngang là ranh giới giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.

www.Aloxovn.com-87.jpg
 
Last edited:
QUẢNG BÌNH- Nơi đem lại những bất ngờ
Sau khi vượt qua đèo Ngang sang địa phận tỉnh Quảng Bình, đi khoảng 20ph đến Vũng Chùa- Đảo Yến- Nơi đặt Lăng mộ Đạo tướng Võ Nguyên Giáp. Vũng Chùa - Đảo Yến nằm cách Đèo Ngang (ranh giới giữa 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh) khoảng 7 km. Người dân địa phương từ lâu vẫn gọi đây là thế đất rồng cuộn hổ ngồi, nơi dãy Hoành Sơn đâm từ dãy Trường Sơn ra biển lớn.
Thời gian cứ trôi đi, cát bụi lại về với cát bụi nhưng chắc chắn trong tâm trí của nhân dân Việt Nam và nhiều bạn bè quốc tế thì hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ luôn hiện hữu. Một vị anh hùng lỗi lạc, vị Tướng huyền thoại, cho đến giờ đây khi muôn người chan hòa nước mắt vĩnh biệt Bác thì Bác vẫn ra đi đến nơi đầu sóng, ngọn gió xa xôi để bảo vệ Quê hương đất nước mà không yên nghỉ giữa Thủ đô Tráng lệ thanh bình. Xin kính cẩn nghiêng mình trước Bác, thầm kính phục vô vàn người vô cùng đáng kính... Bác mãi bất tử trong lòng người dân Việt Nam.

96.jpg

Từ Lăng mộ Đại tướng, nhìn thẳng ra Đảo Yến- toát lên dáng vẻ một thế núi uy nghi, nằm trấn giữa đất liền và biển cả. Quang cảnh mênh mông, thoáng đẹp, nước biển xanh biếc.

Thật tình cờ, trên đường vào viếng gặp một đôi bạn trẻ vào viếng mộ bác Giáp. anh chị em nói chuyện, tán gẫu rồi mới biết đồng hương Yên Bái- một cuộc gặp gỡ vô cùng thú vị vô, cùng ngẫu nhiên và vô cùng thân thiết như những người anh em lâu ngày không gặp vậy. Được anh chị mời ăn tối xôi gà và nghỉ chân tại Nhà khách ga đường sắt Đồng Hới.
97.jpg


Sáng sớm hôm sau, chúng tôi dậy từ 5h, mục đích là tìm một bãi biển nào đó ở Đồng Hới để tắm và ngắm mặt trời mọc, và cuối cùng chúng tôi chọn bãi biển Bảo Ninh- Cái đồi cát nhỏ nhoi nằm án ngữ ngay trước thành phố Đồng Hới xinh xắn.
Bảo Ninh có bờ biển nguyên sơ mịn màng trải dài như vô tận, như một hòn non bộ sơn thủy hữu tình. Những ngôi nhà cao tầng lợp ngói đỏ xen lẫn với những hàng dừa và rừng phi lao xanh ngát làm cho Bảo Ninh có sức cuốn hút kỳ lạ đối với du khách tham quan.
99.jpg

Biển Bảo Ninh là một bãi biển rất đẹp của Quảng Bình.
Tại đây cũng là nơi chúng tôi chia tay nhau. Anh chị chuẩn bị lên đường trở về Yên Bái để tiếp tục công việc còn tôi lại lang thang trên cuộc hành trình của mình vào đến điểm cực Nam tổ quốc.
 
Tiếp tục rong ruổi tớ Quảng Trị. Một ngày đầy nắng và gió, tuy khoảng cách từ Đồng Hới đến Quảng trị khoảng 100km nhưng cái nắng nóng và khô hanh đặc trưng của thời tiết miền trung không thể giúp mình có mặt ở Thành Cổ Quảng Trị theo dự kiến là 16h. Phải đến 20h mình mới đặt chân được đến đây, những cơn gió thổi ngược chiều khiến cho cái nóng và mất sức càng nhiều.


Đặt chân đến địa phận tỉnh Quảng Trị. Đây là tỉnh có Khu phi quân sự vĩ tuyến 17, là giới tuyến chia cắt hai miền Nam - Bắc Việt Nam, do đó cũng là một chiến trường ác liệt nhất trong suốt 20 năm của cuộc Chiến tranh Việt Nam (1954 - 1975).

Đặt chân đến Quảng Trị. Điều thấy mình thực sự thích thú đó là khung cảnh hai bên bờ sông Hiền Lương và Bến Thủy.
Vĩ tuyến 17, đường quy ước địa lý ấy bình thường như tất cả mọi vĩ tuyến khác trên trái đất, nhưng từ khi nó được quy định là giới tuyến quân sự tạm thời chia cắt hai miền Nam - Bắc thì không những đã thu hút sự chú ý của quân và dân cả nước Việt Nam ta, và còn làm cho nhân dân cả thế giới đều biết đến. Ðể xóa được đường ranh giới tạm thời ấy, con người Quảng Trị và cả dân tộc Việt Nam đã phải đi qua cuộc trường chinh gần 20 năm với bao đau thương, mất mát, hy sinh nhưng vô cùng oanh liệt trong cuộc chiến tranh giải phóng chống lại đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai.
Cảm thấy tự hào. Lại nhớ đến câu nói của Hồ Chí Minh "Dân tộc Việt Nam là một, non sông Việt Nam là một, núi có thể mòn, sông có thể cạn, nhưng chân lý đó không bao giờ thay đổi".


Chụp với những đứa trẻ vô tư và hồn nhiên trong khi nghỉ chân tại Đông Hà


Với sự giúp đỡ nhiệt tình của chú bảo vệ thành cổ mình đã được nghỉ nhờ và ăn uống tại quán cơm Ý HẰng đối diện khu di tích Thành cổ.


Chú bảo vệ khu vực thành cổ- nhiệt tình và mến khách


Vì ở đây bán hàng ăn nên mở cửa rất sớm, và mình được chị chủ quán mời một bát phở trước khi tạm biệt lên đường.


Bến thả hoa đăng bên bờ sông Thạch Hãn- là nơi hy sinh của không biết bao nhiêu chiến sĩ từ phía Nhan Biều, Ái Tử vượt sông để vào Thành Cổ để tiếp tế và chiến đấu. Vào các ngày lễ lớn hàng năm, đặc biệt vào Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7), chính quyền địa phương tổ chức lễ thả đèn, thả hoa trên sông Thạch Hãn để tưởng niệm liệt sĩ đồng thời ở hai bên bờ sông.


Trò chuyện bà và bác đang tập thể dục dọc bờ sông Thạch Hãn - những con người đã sinh ra và lớn lên trên mảnh đất với những bản tráng ca hào hùng. "Hãy là một người lữ hành, đừng là một khách du lịch. Hãy thử những điều mới mẻ, gặp gỡ những người mới và hiểu rõ hơn nữa những gì ngay trước mắt bạn. Đấy chính là những bí quyết để hiểu hơn về thế giới tuyệt vời mà ta sống trong đó"


Thành Cổ Quảng Trị một tòa thành nằm bên dòng sông Thạch Hãn, được biết đến qua cuộc chiến 81 ngày đêm giữ thành đầy khốc liệt trong lịch sử dân tộc. Ngày nay Thành Cổ là một điểm tham quan gây nhiều xúc động, đây được coi là nghĩa trang không nấm mồ, là ngôi mộ chung của những người lính Thành Cổ đã ngã xuống vì quê hương vì sự hòa bình thống nhất đất nước.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,461
Bài viết
1,147,518
Members
193,531
Latest member
smmallservice894
Back
Top