What's new

PKM: ĐT769 & Mộ Cự Thạch Hàng Gòn (15/08/2010)

Status
Not open for further replies.
Cuối tuần này bạn đã có chương trình gì chưa?

Bạn biết gì về Mộ Cự Thạch Hàng Gòn? Một công trình kiến trúc kỳ lạ nhất Việt Nam

Nếu chưa biết làm gì, VẬY THÌ CÒN CHỜ GÌ NỮA, hãy cùng PKM - Phượt Không Mệt Mỏi - tiếp tục chuyến khám phá tiếp theo - Chương trình nhẹ nhàng trong tháng 8 với Đường đẹp - điểm đến kỳ bí - và - giải trí trong vườn trái cây

Hành trình như sau:
* Thời gian:1 ngày rưỡi + 1 đêm, khởi hành 13h trưa thứ 7 (14/08/10), về chiều chủ nhật (15/08/10)
* Phương tiện: xe máy
* Cung đường: Sài Gòn - Cầu Phú Mỹ - Phà Cát Lái - DT769 - Long Thành - Đại Tòng Lâm Tự - Ngủ nhà Deny - Mộ cự Thạch Hàng Gòn - Vườn trái cây Long Khánh - Ngã Ba Giầu Dây - DT 769 - Long Khánh - Sài Gòn
* Kinh Phí: 100k
* Xăng thì xế + ôm cưa đôi
*Các món ăn đặc sản:
1- Chả giò cá Nghĩa Thành
2- Dê nướng Suối Nghệ
3- Bánh Canh cá lóc Bình Ba
4- Chè bưởi Ngãi Giao
5- Zú dê nướng + Lẩu dê Bình Giã
6- Chôm chôm Long Khánh
7- Mít tố nữ Long Khánh

Đóng Danh sách - Chốt Đoàn

1- Deny
2- Tuanda
3- Tranuy
4- Pretty Bee
5- Bé Nhí

Thông tin về Mộ Cự Thạch


new_of_new_of_new_of_new_of_new_of_new_of_new_of_new_of_new_of_new_of_new_of_new_of_new_of_new_of_new_of_new_of_new_of_new_of_new_of_new_of_new_of_1.gif


Mộ cự thạch Hàng Gòn và chủ nhân khổng lồ
Mộ đá lớn (cự thạch) Hàng Gòn tỉnh Đồng Nai dành cho người khổng lồ có chiều cao trên 3m và có nền văn minh rất cao. Những phát hiện khảo cổ học gần đây cho biết có một lục địa cổ nằm ở vị trí Ấn Độ Dương của một tộc người khổng lồ có nền văn minh như vậy nhưng đã biến mất khi tiểu lục địa Ấn Độ vỡ ra và di chuyển về hướng Bắc.

Sau sự phát hiện và công bố của Jean Bouchot, nhà khoa học Parmentier H – chủ sự Sở Khảo cổ – ba lần khảo sát Mộ cự thạch Hàng Gòn đã phác thảo bản vẽ suy đoán dựng lại hai hàng đá quanh mộ. Ông cho rằng ban đầu phòng mộ đã được xây chìm xuống đất, trụ đã được dựng theo nấc hình thang sử dụng vào việc nâng hạ tấm đan nắp trong dịp mai táng và cũng khẳng định đây là mộ tập thể của nhiều vị quan hay chiến binh. Các nhà khoa học khác như: Gaspardone E, Loofs H, Malleret L, Saurin E thì đánh giá đây là ngôi mộ cổ lớn nhất đại diện cho loại hình mộ dolmen châu Á so với những ngôi mộ khác tìm thấy ở bán đảo Deskken, Transjordanie, Bắc Miến Điện, ja Va...Vì thế năm 1928, trường Viễn Đông Bác Cổ đã xếp hạng di tích lịch sử “Mộ Đông Dương, Mộ Dolmen Hàng Gòn Xuân Lộc – Biên Hòa” và đứng thứ 38 trong bảng danh sách di tích Nam kì (1930). Ngày 24/12/1982. Mộ cự thạch Hàng Gòn được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích khảo cổ học cấp Quốc gia (quyết định số 147/VH-QD)

Mộ cự thạch Hàng Gòn
Cự thạch - tiếng Hán Việt - nghĩa là "đá lớn". Quả thật ngôi mộ cổ được phát hiện gần chín chục năm qua trong địa phận lâm trường cao su Hàng Gòn huyện Long Khánh, tỉnh Đồng Nai vẫn đang là thách đố không chỉ đối với giới khảo cổ, mà cả các nhà công nghệ trong lĩnh vực chế tác đá tự nhiên tấm lớn.
Di tích nằm trên một cao nguyên bazan (nay là lâm trường cao su) có độ cao chừng 250m trên mực nước biển, nơi dãy Trường Sơn đổ dài xuống Miền Đông Nam Bộ. Đầu năm 1927, khi mở đường từ Xuân Lộc đi Bà Rịa, Bouchot J. - một kỹ sư cầu đường người Pháp - chú ý đến một cột đá nhô thẳng từ dưới đất lên, cạnh một cây cổ thụ lớn. Ông đã được phép Trường Viễn Đông Bác Cổ cho khai quật và đã phát hiện ra một kiến trúc gồm các tấm đá granit lớn, được mài nhẵn và nhiều cột đá - có tiết diện gần tròn hoặc hình chữ nhật tròn cạnh. Các nhà khảo cổ đều cho đây là một ngôi mộ cổ nhưng không còn vết tích xương cốt nào. Kiến trúc kỳ lạ này liên tục thu hút sự quan tâm của các nhà khảo cổ suốt gần thế kỷ từ khi phát hiện đến giờ. Năm 1984, Mộ cổ Hàng Gòn được Bộ Văn hoá nước ta xếp hạng "Di tích văn hoá khảo cổ quốc gia", một trong 10 di tích quan trọng hàng đầu ở Nam Bộ.
Trọng tâm của quần thể kiến trúc này là một hầm mộ hình hộp chữ nhật được ghép bằng sáu tấm đá hoa cương tự nhiên (granit) liền tấm. Chiếc quan tài đá này có chiều dài 4,2m, rộng 2,7m, cao 1,6m. Tấm đá đậy nắp dày 0,3m, nặng 10 tấn, mặt trên được mài nhẵn, phần rìa phía dưới được khoét rãnh để giữ bốn tấm dựng đứng. Bốn tấm thành mộ dày 0,2 - 0,3m, mặt phía ngoài cũng được mài nhẵn, được ghép chặt với nhau nhờ hệ thống rãnh đục dưới nắp mộ và tấm đáy. Hầm mộ được định vị khá chính xác theo hướng Đông – Tây. Hai bên hầm mộ là hai cột đá hoa cương có đỉnh bị khoét lõm thành hình trăng khuyết, tiết diện chữ nhật tròn cạnh có độ rộng cạnh là 1,1m và 0,35m, cột cao 7,2m và nặng đến 25 tấn mỗi cột. Ngoài hai cột đá hoa cương, mỗi bên mộ còn sáu cột đá nhỏ hơn, tròn, nhẵn, tổng cộng là 12 cột, mỗi cột dài 5m, nặng 5 tấn.. đặc biệt trên đầu các trụ đều được khoét lõm hình yêu ngựa. Ban đầu người ta thường nghĩ đến 1 loại mái che, nhưng với cách bố trí hàng trụ đá song song cân đối và vững chắc làm người ta liên tưởng đến hệ thống trụ ròng rọc để nâng hạ nắp mộ.

Vấn đề bí ẩn ở đây là công nghệ chế tác đá hoa cương. Với niên đại được xác định trong khoảng 3.900 đến 2.500 năm (tương ứng với hậu kỳ đá mới - sơ kỳ đồ đồng), thật khó hiểu chủ nhân của ngôi mộ đã dùng vật liệu mài gì để đánh bóng cột đá và mài nhẵn các tấm đá hoa cương. Đây là một loại đá rất cứng. Để mài nhẵn, cần thiết bị mài chế tác từ corindon (cương ngọc) hoặc kim cương; đó là thứ vật liệu khó có thể có được ở thời kỳ đồ đá. Mặt khác hoa cương là một loại đá có cấu tạo khối, phải có công nghệ rất cao mới có thể cưa cắt thành các tấm mỏng rộng đến 11m2. Ngày nay, những người thợ đá tài hoa cũng chỉ có thể làm được các tấm đá mài nhẵn rộng khoảng 3m2,còn các máy cắt đá hiện đại cũng chỉ cưa cắt được các tấm đá từ 2 đến 3m2.
Vấn đề tiếp theo là đá hoa cương ở mộ cổ Hàng Gòn là loại granit dạng porfia có rất nhiều ban tinh mica đen (biotit) trên nền fenspat và thạch anh màu trắng. Ở tình trạng mài nhẵn, các tinh thể lớn biotit màu đen trên nền trắng gợi nên cảm giác tang tóc. Vấn đề là nguồn cung cấp các đá hoa cương này từ đâu? Bouchot J. cho rằng chúng được khai thác từ một mỏ đá ở gần Đà Lạt, cách xa vị trí ngôi mộ gần 300km. Với trọng lượng lớn và khoảng cách xa xôi như vậy, lại không có đường xã như bây giờ, người tiền sử làm thế nào để vận chuyển, nâng hạ, lắp ráp ngôi mộ Cự thạch nặng nề này. Và chỉ với một vài rãnh ghép đơn sơ, ngôi mộ này vẫn đứng vững trong quãng thời gian trên dưới 30 thế kỷ!
Ông Tám, người được lâm trường cao su Hàng Gòn giao việc chăm sóc ngôi mộ Cự thạch còn cho biết, trời mưa to làm nhiều nơi ngập úng, nước đổ vào vị trí khai quật ngôi mộ nhưng ngấm rất nhanh, khiến cho ngôi mộ luôn luôn khô ráo. Ông còn cho rằng bên dưới ngôi mộ có thể có đường hầm thông ra sông Đồng Nai, làm đường vận chuyển các tấm đá (?).
Cho đến nay, một vài di tích lịch sử - khảo cổ khác có sử dụng các tấm đá lớn đã được phát hiện ở Nam Cát Tiên (Đồng Nai), nhưng đó là các tấm đá bazan, không phải là granit, và có niên đại rất muộn (thế kỷ thứ VII).

Những họ hàng của mộ Cự thạch Hàng Gòn
Ở Việt Nam, còn duy nhất hai địa điểm nữa sử dụng đá granit là bãi đá cổ Sa Pa và tấm bia Võ cạnh. Trong khi các nhà khảo cổ đang gắng sức giải mã các hình khắc trên đá Sa Pa, thì ít người chú ý đến việc tại sao người xưa lại không sử dụng đá hoa hay đá vôi vốn rất sẵn ở địa phương, mà lại sử dụng loại đá granit rất cứng. Hơn nữa, họ phải có một công cụ có độ cứng rất cao để tạo nên các đường nét điêu khắc tinh xảo mà hàng ngàn năm đã qua vẫn còn sắc nét. Địa điểm thứ 2 là tấm bia Võ Cạnh có khắc chữ cổ kiểu chữ Phạn ở Khánh Hòa được các nhà khảo cổ Việt nam xác định có niên đại khoảng thế kỷ 2 sau công nguyên cũng bằng vật liệu đá hoa cương. Sau thời gian đó các điêu khắc ở nước ta chỉ toàn trên vật liệu sa thạch (Chăm Pa) hay đá vôi (Việt), không còn thấy vật liệu granit nữa.
Tuy nhiên, kiểu kiến trúc Cự thạch cũng đã gặp nhiều nơi trên thế giới, đều có niên đại vào thời kỳ đồ đá, và đều còn chưa được hiểu thấu đáo. Đó là trận đồ đá tảng ở vùng Sarisiboli miền Nam nước Anh, gồm những trụ đá nặng đến 25 tấn có niên đại khoảng 5 ngàn năm trước. Công trình đài thiên văn cổ đại Stonhenge ở phía tây London (Anh) gồm 30 phiến đá được gia công nhẵn nhụi, có phiến nặng đến 50 tấn ở niên đại cách ngày nay gần 4 ngàn năm. Sàn đá Baanbec ở gần thủ đô Bayrut (Libăng) được ghép bằng 9 phiến đá liền khối có kích thước 9 x 3 x 4m được mài nhẵn và ghép khít vào nhau với độ chính xác 0,01mm khiến nước cũng không ngấm qua được, gần sàn đá còn gặp một tảng đá liền khối nặng gần 2.000 tấn. Pháo đài Xacsauman ở Peru được xây dựng từ những khối đá granit lớn nặng đến 150 tấn, và trong những vách đá granit phía sau pháo đài, có cả một thành phố được khoét vào vách núi với các bức tường đá granit được mài nhẵn và đánh bóng như gương ...
Rõ ràng trong suốt thời gian dài dằng dặc của thời kỳ đồ đá, trong khi một số nhóm người tiền sử bản địa đang hì hục với những bàn mài để chế tác ra các công cụ thô sơ như rìu đá, bôn đá, cuốc đá, làm các mũi tên bằng mảnh xương mà ngay tại Đồng Nai không xa mộ cự thạch Hàng Gòn cũng còn được phát hiện rất nhiều, thì cũng đã có một nền văn minh Cự thạch vĩ đại mà trình độ khoa học công nghệ ngày nay vẫn còn chưa thể với tới. Mộ Cự thạch Hàng Gòn cũng là một trong những sản phẩm của nền văn minh đó. Có lẽ chúng ta vẫn còn phải chờ đợi lâu để có câu trả lời về công nghệ chế tác Cự thạch ở Hàng Gòn. Nhiều nhà nghiên cứu Việt nam cho rằng mộ cự thạch Hàng Gòn là của cư dân thời đồ đá bản địa. Lý giải này không giải đáp được công nghệ chế tác cao siêu, vật liệu granit và kích thước lớn của công trình đá không có gì gần gũi với các điêu khắc đá bản địa về sau.

Picture4(1).jpg
 
Last edited:
OK, welcome mọi người ^^,

Wall bữa trước đi Hắc Dịch ra bờ suối câu cá đó phải không?
 
OK, welcome mọi người ^^,

Wall bữa trước đi Hắc Dịch ra bờ suối câu cá đó phải không?

vâng, nó đó bác ạ ^^. đợt này em nếu được thì em lại vác cần đi tiếp, bác nhé!. Cả đợt đi Cù Lao Câu nữa, em đem theo tuốt, chủ yếu là "cải thiện bữa ăn" thôi bác ơi. keke.
 
Status
Not open for further replies.

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,557
Bài viết
1,153,659
Members
190,123
Latest member
Clayjenson
Back
Top