What's new

[Chia sẻ] Kate 2008 - Nắng như rang và gió như than...

Hơn một ngày trời lạc liếc linh tinh cộng thêm ngồi trên xe bus không đi vệ sinh, nằm đợi dài 8 tiếng đồng hồ dưới chân phà Niếc Lương (Cambodia) cộng 6 tiếng ngủ gà gật tại cửa khẩu Mộc Bài chờ tới giờ Hải quan làm việc, cuối cùng gần 10 giờ sáng cũng về tới Sài Gòn. Vậy là đoàn đi Phan rang đã khởi hành vào 10h đêm trước đó. Sáng mọi người đã nhắn tin nói đã lên tháp làm lễ khởi động mùa Kate 2008 rồi, còn mình thì vơ vất ở đây, với một cái đầu chưa chải hơn một ngày, cái miệng chưa đánh răng, bộ quần áo bẩn chưa thay và cái máy nhận một tin nhắn lại kêu rem rem rem hết pin mất lượt.
Trong óc chỉ có một suy tính duy nhất, là làm sao tới được Phan Rang càng sớm càng tốt. Thèm kinh khủng nước sạch để tắm rửa và nước nóng để ngâm hai chân đã sưng phù to như chân voi. Vậy là ăn quáng quàng bát phở, mua hai chiếc bánh bao rồi chạy taxi ra Bến xe miền Đông lúc gần 11 giờ. Theo mọi người cho biết thì ở bến xe này cứ nửa tiếng có một chuyến chạy đi Phan Rang, nhưng nếu mà tin thế thì chỉ có chết. Vì xe đi Phan Rang thì nhiều, nhưng có rất nhiều xe đậu bến đàng hoàng mà khi xuất bến thì chỉ chạy cách SG chừng trăm cây là sẽ sang khách. Lúc đó, khách chỉ có bơ vơ đậu dọc đường hoặc bị nhồi vào các xe khác, đi đứng sẽ rất khổ.
Hỏi chị nhân viên bán vé xe nào tốt nhất, chị ta hất hàm bảo cứ mua đi rồi có người dẫn ra xe, khỏi lo. Vé xe mất 90k. Ra đến nơi thì hóa ra xe chỉ khoảng 20 chỗ ngồi, báo 11h30 sẽ chạy. Trông cũng không cũ kỹ nhưng cũng chẳng có vẻ gì là xe mới, tuy ông chủ xe cho biết xe mới chạy được chưa đầy 10 tháng.
Trước giờ xe chạy, thôi thì các anh bán bật lửa, bán bánh mỳ, bán mấy đồ trang sức dỏm leo lên quảng cáo tía lia. Khi xe đủ 19 người, bắt đầu xuất bến, với lời hứa chạy 6 tiếng sẽ đến Phan rang.
Đêm hôm trước, mọi ng trong đoàn mua vé xe chất lượng cao của Tuấn Tú, chỉ khởi hành vào lúc 10h đêm tại Bến xe miền Đông, tới Phan Rang tầm 6h sáng với giá 140k. Xe này cũng sẽ chạy theo hướng ngược lại tương tự, xuất bến lúc 10h đêm tại bến xe Phan Rang trở về SG. Xe có giường nằm, máy lạnh, có toilet trong xe.

Đã được gửi đăng bở 2su! (06/01/2011)
 
Last edited by a moderator:
Nhưng mình hay có một niềm tin ngớ ngẩn rằng, cái gì khởi đầu gặp khó khăn thì sau đó rất dễ gặp nhiều thú vị và có khi thành công nhiều tới mức không thể ngờ đến.
Xe vừa ra khỏi Sài gòn thì gặp cơn mưa như trút nước. Nhưng mưa trút mạnh tới đâu thì trút, cửa xe vẫn cứ mở để anh lơ xe bắt khách dọc đường. Từ con số 19 người ban đầu, theo dọc đường, cho tới khi về tới Phan Rang đã gần 40 người, chen chúc nhau không chừa một chỗ trống. Để giải trí, màn hình bé xíu gần chỗ bác tài được bật lên, phục vụ nhu cầu thưởng thức của giới bình dân bằng hài Vân Sơn - Bảo Liên, kèm theo các thể loại film đánh nhau hự hạ của các bạn Thái trông rất ghê rợn. Bà con xem cười hí hí, hic hic có vẻ rất khoái chí. Trên chỗ ngồi của mình là dãy ghế gồm 4 mẹ con chị này người Chăm, con bé con cỡ 8 tuổi đứng lắc mông rất điệu nghệ và hát rất nhiều các bài não tình suốt dọc đường đi.
Cuối cùng, sau khi đã chứng kiến đủ các phi vụ hỉ nộ ái ố trên xe, bao gồm cả vụ cãi nhau chí chóe về giá vé, về chỗ ngồi thì tới hơn 7 giờ tối, xe cũng đậu vào bến xe Phan Rang. Mình chui vào chỗ Ban điều hành nhà xe xin gọi nhờ taxi để về khách sạn, mấy chị coi coi một lát rồi kêu: Đang mưa bão mà sao đi du lịch sớm thế nhỉ? Mình hỏi ở đây có taxi dù không, các chị trả lời là không, chỉ có Mai Linh và một hãng của thành phố. Vậy là mình gọi đại.
Lúc trước cả đoàn hẹn nhau ở Đen giòn resort, nhưng khi taxi tới nơi hỏi đoàn mình thì lễ tân trả lời đoàn đã trả phòng, không biết lý do gì. Đành mượn tạm mobile của cậu lái taxi gọi cho bạn, được bạn cho biết đã qua Long Thuận resort. Lúc đó quay ngược lại Long Thuận, check in với phòng double giá mùa thấp điểm là 380k/đêm có view nhìn ra biển. Chui vào phòng, vệ sinh sung sướng với nước nóng và ngủ một giấc đã đời.
Sau mới biết cả đoàn tẩy chay Đen giòn vì giá phòng quá cao, thấp nhất cỡ 500k/twin room/đêm và nói là đã hết phòng nhưng thực ra phòng còn rất nhiều để ép khách lấy phòng giá cao hơn. Đen giòn cũng chính là đơn vị đồng tài trợ cho mùa Kate 2008.
 
Sáng sớm hôm sau đi lên tháp Poklong Giarai từ lúc 7h sáng. Theo chương trình, 8h30 sẽ là lúc diễn ra lễ mở cửa đền.

2912383140_d57d1276c6.jpg


Dân tình đi lại nhộn nhịp, ai cũng rạng rỡ mặt mày và ăn mặc khá cầu kỳ. Từ phía xa, từng đoàn người đang leo lên tháp. Mới sáng sớm, nắng đã rát bỏng.

2911535227_8fa2ccd91f_o.jpg
 
Trước cửa khu trưng bày các sản phẩm của người Chăm là một sân khấu dưới nắng lóa. Cả mấy ngày lễ hội, ở nơi này đều diễn ra các màn biểu diễn múa hát truyền thống của người Chăm. Trong sinh hoạt văn nghệ của người Chăm, múa quạt là loại hình không thể thiếu. Có điều nắng quá nên trông mặt mấy chị cứ méo xẹo

2915274260_5726c9c2a1_o.jpg


Các tiết mục ca nhạc mang âm hưởng Chăm thì rất hay, nhưng nhạc điệu của người Chăm hầu như không có cao trào, cứ bằng bằng đều đều. Rất muốn nghe bài nào bốc bốc kiểu Tiếng trống Paranưng của chú Trần Tiến mà chờ hoài không có. Nghe nhạc chán thì bắt đầu nối theo đoàn người leo lên tháp. Đường đi tắc nghẹn, chen chúc nhau nghẹt thở dưới nắng, mồ hôi tã tượi. Khôn ngoan nhất là nên mang theo những chiếc khăn lụa mỏng và nhẹ để quàng, vừa thấm được mồ hôi, vừa tránh nắng. Một số những người khác để tránh dòng người đông đúc đã rẽ vào đường vòng quanh đồi, chấp nhận để xương rồng cào vào người.
Tới dưới chân tháp, thật khó để kiếm chỗ đứng.

2914430513_4539ac8fb5_o.jpg


Những mâm cỗ thế này bày kín xung quanh chân tháp. Mỗi gia đình trải một tấm chiếu, trên có đựng những mâm đồ cúng. Thường đồ cúng của người Chăm có thịt gà, xôi trắng, chuối, một số loại hoa quả, đặc biệt được trang trí bằng hoa phượng vĩ có mọc ở vùng đất này. Tất nhiên cũng không thể thiếu được rượu trắng. Người Chăm theo đạo Hồi không ăn thịt heo nên không có chuyện cúng chân giò như dân mình.
Theo tục lệ người Chăm, đây là lúc gia đình giả lễ. Vào mùa Kate năm trước, những gia đình nào đã đến xin lộc ở đây và được thọ lộc, thì năm nay họ sẽ mang lễ đến để lễ tạ ơn. Lễ sau khi được mang vào đền thì chuyển ra bên ngoài, cả gia đình ngồi ngay bên ngoài chân tháp, ăn uống vui vẻ.
Những người chưa tới lượt đưa lễ vào đền thì tiếp tục đứng ngoài chờ đợi

2914427391_7e2b9f4236.jpg


Khi được ra hiệu có thể mang lễ vào đền thì tới ngồi trước bậc tam cấp trước khi bước vào đền, cùng lầm rầm khấn nguyện

2914427909_347b69b9e4.jpg


Lễ của người già đôi khi chỉ giản dị thế này: dăm quả trứng luộc, vài lá trầu tươi

2915271748_3d895009b8.jpg


Lễ mang ra được chia cho cả những người trong ban nhạc đã chơi khi mở cửa đền, lúc này đang ngồi nghỉ trên những ngạnh tường quanh tháp

2915272404_c51ac1c1c0_o.jpg
 
Các bác trong ban tổ chức chắc khổ nhất, vì phải đứng hoài hoài ngoài nắng trông coi và sắp xếp cho mọi người tới lượt vào lễ

2914537583_f16c414f78.jpg


Trong số những người tới lễ có cả những bà cụ, chân đi không còn vững, mỗi bậc tam cấp là một lần bà cụ phải ngồi xuống, nhoài người thật chậm

2914537573_aec27f5ef0.jpg


Chú ý một chút sẽ thấy chiếc áo dài của người Chăm và người Việt không khác nhau là mấy. Có lẽ áo dài người Việt xuất thân từ áo dài của người Chăm. Đặc biệt là hình ảnh chiếc áo tân thời không cổ của Trần Lệ Xuân. Ngay cả các cụ già cũng điệu đà như thế này.

2914537577_8c0efc013e.jpg


Tháp Poklongarai hiện còn 3 tháp chính là tháp Cổng, tháp Lửa và Tháp chính là nơi thờ thần Poklongarai. Poklongarai là tên của một ông vua Chăm trị vì từ giữa thế kỷ XII tới đầu thế kỷ XIII. Đây là một vị vua gắn với nhiều thần thoại li kỳ, được nhân dân ngưỡng vọng, nhớ ơn.
Trước cửa ngôi đền là tượng thần Shiva

2914537603_3baa75420a.jpg


Tới giờ hành lễ, tượng thần sẽ được tắm

2914537597_fc46186faa.jpg


Sau nghi lễ này, sẽ có hai thầy cúng được mời tới cúng. Sau khi làm thủ tục từ bên ngoài, hai thầy cúng đi vào trong lòng ngôi đền. Ở đây diễn ra nhiều nghi thức kỳ bí hơn nhưng mình ko được vào xem. Sau này nghe kể lại, trong đó có làm lễ rửa linga và yoni nữa.
Trong lúc đó, ban tổ chức vẫn tiếp tục công việc giữ gìn trật tự, đặc biệt là ngăn cản báo giới, những tay máy cứ lăm le lao vào chộp chộp bắn bắn chẳng biết tôn nghiêm là cái chi cả

2914537591_741ab9003d_o.jpg
 
Tớ thanks rồi đấy nhá. Bây giờ vào bi bô tí không biết có bị coi là làm loãng topic nên phải xóa bài không.
Cái bài "Tiếng trống paranưng" viết về người Chăm (islam) ở An Giang nàng ợ. Làm sao mà nghe được ở Bình Thuận. Chưa kể các nàng Chăm An Giang thì đẹp thôi rồi. Họ theo Hồi giáo mới (thờ Thánh Ala và Mohamet), trùm khăn, che mặt, mắt đen láy và mũi cao. Nhìn là ngất ngây luôn. Hén chi chàng lãng tử Trần Tiến cứ là từng tưng tưng tưng...
Về lễ hội Kate thì phải nghe "Gíâc mơ Chapi" mới thấm hết cái "hồn người Raglei".
Một ngày, trước khi lễ hội chính thức diễn ra tại các Đền tháp Pô Nưgar, Tháp Pô Klong Garai , Tháp Pôrôme, tại làng Hữu Đức có tổ chức lễ đón rước y phục giữa người Raglei và người Chăm. Tớ đã từng đến làng Hữu Đức này, tình tang với một chàng Chăm cực kỳ manly và ngủ lại ở nhà họ hàng của ca sĩ Chế Linh. Sau nghe bảo gia đình đã đồng ý cho chàng lấy vợ Ê Đê nên tớ sợ quá chạy mất dép.
Tất cả các y phục của vua chúa thờ ở đền tháp Chăm đều do người Raglei cất giữ. Do vậy khi đến ngày lễ Katê thì người Chăm phải làm lễ đón rước người Raglei chuyển y phục về lại các đền tháp Chăm.
Nghe thì có vẻ người Raglei quan trọng nhưng thực ra trong xã hội phân biệt giai cấp xưa, người Raglei là nô lệ của người Chăm nên lúc chạy trốn họ mang theo những đồ đạc quý giá của chủ. Cả dân tộc sinh ra đã làm nô lệ chuyên phục vụ người khác. Ngày xưa đã nghèo, giờ cũng chẳng khá gì.
Chỗ người Raglei sinh sống là những ngọn núi khô cằn, nuôi dê cũng để phục vụ cho các lễ cúng. Vì thế vui buồn cũng chỉ có cây đàn Chapi.
Thật ra người Chăm cũng có nhạc vui, nhạc buồn. Nhưng tổng thể là rên rỉ cỡ Chế Linh. Các giai điệu rộn rã có thể nghe thêm từ những bài của nhạc sĩ Amư Nhân.

À, bắt giò thêm vụ "người Chăm đạo Hồi không ăn thịt heo" nhé. Hổng phải đạo Hồi không đâu à. "Người Chăm ở Ninh Thuận có khoảng trên 60 nghìn người, cư trú tương đối tập trung ở 22 làng thuộc 12 xã ở 4 huyện thị, theo hai tôn giáo chính là Bàlamôn (khoảng 38 ngàn người) và Hồi giáo. Trong Hồi giáo lại chia ra Hồi giáo cũ (Bàni 17 ngàn người) và Hồi giáo mới (Islam 20 ngàn người). Ngoài ra có một số người theo đạo Công giáo và Tin Lành (khoảng 700 người)"===> Đọc ở đề tài
"Tôn giáo người Chăm ở Ninh Thuận"
Lễ hội KaTê tại đền tháp được điều hành bởi Ban tế lễ chức sắc đạo Bàlamôn bao gồm:
- Thầy cả sư (Pô Dhia) trụ trì đền tháp làm chủ lễ
- Thầy kéo đàn Kanhi (Ôn Kadhar) hát thánh ca
- Bà Bóng (Muk Payâu) dâng lễ vật lên các vị thần.
- Ông Từ (Camưnay) chủ trì lễ tắm tượng.
- Và cùng một số tu sĩ Balamôn ( Paseh) phụ lễ.

Bà La Môn thì không ăn bò, Bà Ni thì không ăn heo ===> Cúng dê (tội nghiệp sư phụ wá)...he he
 
Cũng may là lần đi này được cả đoàn anh chị em văn nghệ sĩ người Chăm đi cùng, nên cũng có hiểu biết chút chút về người Chăm.
Đúng như dugiang nói, lúc ở Ninh Thuận thì nghĩ nhiều về bài Cây đàn Chapi của chú Tiến nhưng tại lúc nghe tiếng trống bập bùng rồi thì chỉ nhớ Pa ra nưng mà thôi. Còn Cây đàn Chapi thì không xài ở hội Chăm được, mà phải chờ lên núi Chúa, thả mình giữa bao la hoang dại núi rừng và cát trắng mênh mông, lúc đó có ca chắc mới hợp lý.

Một mâm đồ cúng giản dị của người Chăm - thú vị nhất là hai chai rượu có nút bằng lõi ngô

2921784678_c29f81a7b8.jpg


Những mâm cúng khác được đặt trên chiếc kệ làm bằng gỗ, mặt đan nan sơn màu nhẹ nhàng

2920940143_7b3ac05886.jpg


Sau khi dõi theo mọi nghi lễ mở cửa đền và tắm tượng, chúng tôi định đi tới tháp còn lại nhưng vì trời quá nắng và mọi người trong đoàn đã thấm mệt, nên quyết định buổi trưa đi ăn đặc sản Ninh Thuận. Đồ ăn rất ngon và rẻ, cả đoàn ăn uống tơi bời, 6 người cộng cả bia và nước ngọt, đủ các món như lưỡi lợn tẩm mật ong nướng, ốc hương nướng, canh cá rô cải, cá kèo kho tộ,... mà chỉ mất có hơn 500k. Chỗ ngồi thì cực đẹp, mỗi nhóm một cái lán giữa hồ và cây xanh mát rượi. Chị bạn tôi, người được đồng chí "Nếu mai anh chết" nắm tay đã quyết định bao toàn bộ bữa ăn, keke.
Đặc sản chính là cái này

2921791688_f79dc1ab70.jpg


Đây là con dông, hay còn gọi là thằn lằn đá. Con dông sống trên núi, hay chui dưới hốc đá. Hình dạng của nó giống một con thằn lằn. Kinh, bò sát là loài tôi chả dám ăn bao giờ, thế mà giờ chỉ vì thấy bảo bổ lắm mà cắm cúi ăn. Ai dè ăn xong mới biết là ngon quá trời ngon.
Dông được lột da, tẩm ướp rồi nướng trên than hoa ăn với lá cây ngay rừng. Lá ngay rừng trông giống lá quất nhưng nhỏ và sắt hơn, ăn rất thơm và rất đượm với vị béo ngậy của dông nướng. Có một loại khác là cây ngay nhà, nhưng cây ngay nhà người ta chỉ dùng nấu canh hàng ngày. Còn để ăn dông nướng và để làm cỗ, người ta phải đi hái lấy cây ngay rừng.
 
Ở trên bạn dugiang có nhắc tới Chế Linh. Chế Linh được người Chăm rất yêu mến. Ngay cả mấy anh chị văn nghệ sĩ người Chăm tên tuổi đi cùng chúng tôi khi thấy Chế Linh đều rất hãnh diện nếu được nắm tay. Hai năm nay, nhà Chế đều về quê ăn Tết. Và mỗi năm, chàng đều được vinh dự mặc đẹp nhất, được tự tay làm những nghi lễ thiêng liêng nhất đại diện cho cộng đồng người Chăm khi lên đền.


2921817056_57b17f8e69.jpg


Ở thế hệ tôi mà nói, Chế Linh đã là một cái gì đó xa vời. Thời nảo nao của Tuấn Vũ, Chế Linh đã đi qua với những cuộn băng cát-sét ẩm mốc. Chàng Chế ngày nào giờ đã 64 tuổi, chắc cũng đã ngang tuổi ông tuổi bà. Nhưng với những người cùng cỡ tuổi của chàng và lứa trung niên, chàng vẫn là "người hùng" trong lòng họ. Chẳng thế mà chị bạn trong đoàn đã sẵn sàng đãi cả bữa ăn trưa chỉ vì được chụp một tấm ảnh cùng chàng. Còn khi mẹ tôi nghe tôi kể chuyện gặp Chế Linh thì cứ... nghẹn ngào vì không tin nổi. Có lẽ những câu hát nỉ non "Nếu mai anh chết em có buồn không" vẫn còn ám ảnh một thế hệ.

Chế Linh giờ đã định cư bên Mỹ. Nghe phong thanh, cộng đồng người Chăm Việt Nam ở Mỹ hình như cũng lên tới cả mấy chục ngàn người. Ở Ninh Thuận, có một ngôi làng nổi tiếng, sống chủ yếu bằng tiền của Việt kiều ở Mỹ gửi về, mang tên làng Văn Lâm. Ngôi làng với những ngôi nhà giàu có, mọi người đi lại bằng xe hơi, những công trình công cộng tự xây bằng tiền túi và đường xá thì đẹp tuyệt vời.
Cộng đồng người Chăm là một trong những cộng đồng đoàn kết bậc nhất, tuy rằng sự đoàn kết của họ mang tính chất hơi bảo thủ. Như phía trên dugiang có cho thông tin về đạo Hồi cũ và đạo Hồi cải cách. Một ngôi làng tồn tại hai đạo Hồi cũng giống như hai quốc gia chung một biên giới gây tranh cãi. Đạo Hồi cũ bảo thủ, đạo Hồi mới cho phép những sự "phá cách", ví như có thể uống đồ uống có cồn. Nhưng theo như chính người Chăm nói, nếu ai đó vô tình của đạo Hồi cải cách đi qua khu đạo Hồi cũ với một cái miệng dính mùi cồn, thì chuyện anh ta bị đám đông xúm lại chửi bới và thậm chí đánh đập là chuyện hoàn toàn... đương nhiên.
Người Chăm cũng không thích người Kinh. Con trai Chăm không được phép lấy vợ người Kinh. Tất nhiên, trong trường hợp bất khả kháng, yêu quá đi thôi, thì thà người Chăm lấy vợ người Kinh còn hơn lấy người khác tôn giáo. Sợ ha?
 
Chế Linh có nhiều vợ, cũng có người kinh, trước làm ở Điện lực Sài gòn, nay còn 1 nữ hậu duệ cũng rất xinh gái và hát hay.
 
Tháp Poklongarai hiện còn 3 tháp chính là tháp Cổng, tháp Lửa và Tháp chính là nơi thờ thần Poklongarai. Poklongarai là tên của một ông vua Chăm trị vì từ giữa thế kỷ XII tới đầu thế kỷ XIII. Đây là một vị vua gắn với nhiều thần thoại li kỳ, được nhân dân ngưỡng vọng, nhớ ơn.
Trước cửa ngôi đền là tượng thần Shiva

2914537603_3baa75420a.jpg
Truyền thuyết về vua Pô Klông Giarai của người Chăm :

Ngày xưa, tại vùng này có hai vợ chồng già không con.Một hôm, ông bà vớt được một cái bọc đang trôi giữa sông, mở ra thấy một bé gái xinh đẹp lạ thường, bèn đem về nuôi như con.
Thời gian trôi qua, cô gái khôn lớn, một hôm vào rừng kiếm củi, uống nước trong một vũng nước trong rừng rồi thụ thai.Đến ngày sinh được một bé trai, mình đầy ghẻ lở kinh tởm, đặt tên là Pô Ông. Pô Ông lớn lên, chăm chỉ siêng năng, và một ngày nọ, bỗng có một con rồng hiện ra, liếm sạch các chỗ ghẻ lở, chàng trở nên xinh đẹp.
Khi vua Chiêm Thành mất mà không có hoàng tử kế vị, cả triều bối rối.Bỗng con voi trắng của nhà vua phá chuồng chạy đến chỗ Pô Ông, quỳ xuống đưa chàng về kinh đô. Chàng trai nhiều lần từ chối, nhưng con voi vẫn rống lên chạy theo. Thấy vậy, dân chúng tung hô, tôn chàng lên làm vua.
Đây là vị vua trong mộng của dân tộc Chăm. Nhà vua đào kênh dẫn nước tưới vùng đất khô khan này thành màu mỡ. Nhà vua đánh thắng dễ dàng các đạo quân nước ngoài. Sau khi đem lại ấm no cho dân chúng, nhà vua về trời, và là vị thần phù hộ cho dân tộc.


Theo : "Du lịch ba miền - Về miền Trung" - Bửu Ngôn
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,637
Bài viết
1,154,205
Members
190,154
Latest member
tranquochuy86
Back
Top