What's new

[Chia sẻ] #27+28+29 Ôm trọn miền Tây...

Từ những ngày đầu xem chương trình "Mekong ký sự" của hãng phim TFS, nhóm chúng tôi đã ấp ủ ước mơ ôm trọn miền tây trong một ngày không xa. Lang thang trên mạng sưu tầm thêm thông tin, may mắn tìm được chương trình "ký sự 9 cửa sông rồng" của đài truyền hình Vĩnh Long, thêm 1 số bài chia sẻ của các đồng chí trên forum phượt, vậy là khăn gói hành trang chuẩn bị lên đường...

Cung đường chúng tôi chọn là cung đường vành đai dọc theo bãi biển, có những đoạn đường tốt, nhưng cũng có những đoạn chỉ là bờ đê, đường làng,... Cung đường dự kiến là khoảng 1000km đi và về, nhưng đó chỉ là chạy và chạy. Nhiều ý kiến tranh luận về việc khám phá những điểm dừng chân trên đường đi, vậy là lại phát sinh thêm những lộ trình mới, buộc phải chia làm nhiều chặng, vì công việc không cho phép chúng tôi dành quá nhiều thời gian cho niềm vui của mình...

230911_502952599722886_11216834_n.jpg


Lộ trình: Sài Gòn - Long An - Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau - Kiên Giang - An Giang - Đồng Tháp - Long An - Sài Gòn
 
Last edited:
Re: Ôm trọn miền Tây...

Đi lâu quá, chưa tới Tiền Giang nữa! Không biết hiện tai lộ trình này bác đi tới đâu rồi ta?

Qua sông Vàm Cỏ là tới Tiền Giang rồi bác. Up hình thì lẹ, mất thời gian tổng hợp và chọn lọc thông tin thôi, chặng đường còn rất dài...
 
Re: Ôm trọn miền Tây...


Phà Mỹ Lợi, khung cảnh quen thuộc đến ngỡ ngàng dù đây mới chỉ là lần đầu chúng tôi dạo bước nơi đây. Dường như trước mắt chúng tôi là "bến phà Vàm Cống"? Lẽ nào chúng tôi đang gặp người anh em sinh đôi của "hắn" ?

449_504835129534633_520741049_n.jpg



Có một điều nghịch lý mà đôi khi chúng ta vẫn thường gặp trong cuộc sống. Bến phà này qui mô hơn, chất lượng hơn bến đò Kim Đông Thạnh nhưng chi phí thì lại rẻ hơn nhiều, chỉ mất 4.000đ cho 2 người và 1 xe, gần bằng phân nửa chi phí cho Kim Đông Thạnh... Theo chúng tôi được biết thì bến phà này hoạt động từ 5h sáng đến 22h đêm, chưa đầy 30 phút sẽ có 1 chuyến phà

449_504835132867966_211095619_n.jpg



Lặng nhìn dòng sông Vàm Cỏ, nghĩ về miền Tây mùa nước nổi. Đâu đó trên mảnh đất miền Tây này người dân đang phải chóng chọi với những cơn lũ quét, những đợt vỡ đê nhấn chìm hoa màu trong biển nước... Đâu phải nơi nào cũng được bình yên...

449_504835136201299_1180431142_n.jpg



Những chiếc phà khổng lồ vẫn ngày đêm nhộn nhịp qua sông. Nghe đâu có 1 dự án vài trăm tỉ đồng đang rót vào đây để xây dựng một cây cầu "ấn tượng". Rồi đây số phận những chiếc phà này sẽ đi về đâu ???

449_504835139534632_187938311_n.jpg


Vậy là chúng tôi đã đi xuyên qua hết địa phận Long An, chặng đường không dài nhưng để lại cho chúng tôi rất nhiều kỷ niệm. Những mái chùa, những dòng sông, những khung cảnh mưu sinh bên bờ sông hiền hòa là một hồi ức khó quên mà vùng đất Long An ban tặng chúng tôi...
 
Re: Ôm trọn miền Tây...

Bài viết của bác hay quá, em oánh dấu cái để theo dõi. À đây là ngày thứ mấy của hành trình vậy bác.
 
Last edited by a moderator:
Re: Ôm trọn miền Tây...

Bài viết của bác hay quá, em oánh dấu cái để theo dõi. À đây là ngày thứ mấy của hành trình vậy bác.

Hiện tại Tess đã về nhà, những hình ảnh bác vừa xem thuộc ngày đầu tiên của lộ trình
 
Re: Ôm trọn miền Tây...

2 - Địa phận Tiền Giang

Tạm biệt Long An, chúng tôi đặt chân lên vùng đất thứ 2 của chặng hành trình - Đất Tiền Giang. Sở dĩ chúng tôi mất khá nhiều thời gian cho những cái tên "Cần Giuộc", "Cần Đước" vì hầu như thấy rất ít người nói đến những vùng đất này. Dường như trong lộ trình của dân đi bụi, Long An chỉ là một bước đệm mà mọi người "phải đi qua"...

Tiền Giang trong tâm trí chúng tôi vẫn mang đậm dấu ấn của cuộc hành trình số 21 - "Hành xác: Tân An - Mỹ Tho - Bến Tre" được thực hiện vào 2 tháng trước - https://www.phuot.vn/threads/52552-21-Hành-xác-Tân-An-Mỹ-Tho-Bến-Tre

527304_505508266133986_2136734682_n.jpg



Từ phà Mỹ Lợi, chúng tôi tiếp tục rong ruổi trên con đường "khuyến mãi ổ gà" của QL50 để tiến về Gò Công

527304_505508269467319_332865037_n.jpg


Thị xã Gò Công là thị xã của tỉnh Tiền Giang. Tên gọi Gò Công xuất phát từ vùng gò có nhiều chim công, trước đây còn có tên gọi là Khổng Tước Nguyên

Lịch sử

Thị xã Gò Công từng là tỉnh lị tỉnh Gò Công xưa. Từ năm 1924, tỉnh lỵ của tỉnh Gò Công đặt tại làng Thành Phố, vốn là hai làng Thuận Tắc và Thuận Ngãi nhập lại.

Thời Việt Nam Cộng hòa, đây là quận lị Long Thuận của quận Gò Công, tỉnh Định Tường, sau đó là tỉnh lị tỉnh Gò Công tái lập năm 1963.


Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Gò_Công
 
Last edited:
Re: Ôm trọn miền Tây...

Đã nghe nói nhiều về vùng đất Gò Công này nên tâm trạng háo hức theo mãi chúng tôi từ phà Mỹ Lợi đến tận nơi đây. Tìm đến với địa danh Lăng Hoàng Gia, chúng tôi một lần nữa bắt gặp lại kiến trúc cung đình Huế, nét kiến trúc mà chúng tôi vừa đi qua nơi Ngôi nhà trăm cột...

Lăng Hoàng Gia là nơi yên nghỉ của những người quá cố thuộc dòng họ Phạm Đăng

Lăng Hoàng Gia được xây trên gò Sơn Quy (có hình con rùa nên dân gian gọi là Gò Rùa, sau được vua Tự Đức đổi thành Sơn Quy) thuộc ấp Lăng Hoàng Gia, xã Long Hưng, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang. (qua cầu Sơn Qui khoảng 1km, nhìn bên tay phải)

Khu lăng được xây dựng trong nhiều năm liền trên diện tích gần 3.000m2, nằm cách thị xã Gò Công khoảng 2km và cách thành phố Mỹ Tho khoảng 30km.

Dòng họ Phạm đã sống lâu đời và nổi tiếng ở đất Gò Công. Ông Phạm Đăng Khoa là người khai hoang lập nghiệp ở xứ này. Phạm Đăng Hưng là hậu duệ đời thứ tư. Vì là ông ngoại vua Tự Đức, cha của Hoàng thái Hậu Từ Dụ, tước Đức Quốc công, nên sau khi Phạm Đăng Hưng mất (1825), triều đình nhà Nguyễn cho xây dựng tại đây nhà thờ và lăng mộ dòng họ Phạm Đăng đúng theo kiến trúc dành cho lăng tẩm vua quan lúc bấy giờ, và được người đời gọi là Lăng Hoàng gia.


Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Lăng_Hoàng_Gia
 
Last edited:
Re: Ôm trọn miền Tây...


Cổng vào lăng

557815_505517076133105_791885039_n.jpg



Toàn cảnh Nhà thờ họ Phạm Đăng...

557815_505517086133104_587177377_n.jpg


Nhà thờ họ Phạm Đăng

Qua cổng tam quan rêu phong là một ngôi nhà thờ bề thế, được cất theo kiến trúc cung đình, để thờ những người trong dòng tộc Phạm Đăng. Tương truyền, công trình do trưởng nam của Phạm Đăng Hưng là ông Phạm Đăng Tá cho xây dựng năm 1888 thời vua Thành Thái và trùng tu năm 1921 thời vua Khải Định. Hiện nay, ngôi nhà bao gồm một nhà thờ, nhà khách, nhà kho và công trình phụ. Mười trụ cột chính giữa, lớn nhất được thiết kế thành hai hàng song song như những đôi bàn tay khổng lồ vươn lên chống đỡ toàn bộ lăng. Những đường hoành, rui, mè đều được thiết kế sắc sảo, độc đáo, vững chắc bởi các loại gỗ nâu quý được vận chuyển từ Huế vào. Trong nhà thờ có một tấm bia gỗ sơn son thiếp vàng chép lại nội dung bia dựng trước mộ Phạm Đăng Hưng.

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Lăng_Hoàng_Gia


Vết son của thời gian...

557815_505517079466438_1062256315_n.jpg


557815_505517082799771_396102905_n.jpg


 
Re: Ôm trọn miền Tây...


Cách điện thờ không xa, chúng tôi men theo con đường nhỏ dẫn lối vào mộ Phạm Đăng Hưng - ông ngoại của vua Tự Đức

149796_505518689466277_1731493754_n.jpg


149796_505518682799611_5582990_n.jpg



Nằm yên bình trong một góc khuôn viên, khu mộ gây ấn tượng rất mạnh cho chúng tôi bởi lối kiến trúc mang đậm phong cách của những gia đình vương giả. Khát vọng thâu tóm quyền lực dường như được thể hiện rất rõ nơi đây...

149796_505518686132944_198411829_n.jpg



Mộ Phạm Đăng Hưng

Đã có 13 người qua đời được xây lăng mộ tại đây trong khoảng thời gian từ năm 1811 đến đầu thế kỷ 20. Đặc biệt, trong đó có mộ của Phạm Đăng Hưng được xây dựng từ năm 1825, là một kiến trúc tâm điểm, độc đáo với diện tích hơn 800m², cách nhà thờ khoảng 500 m phía bên phải. Tương truyền, ông Hưng được chôn ở tư thế ngồi và trong quan ngoài quách [1].

Mộ được xây dựng với kiểu kiến trúc hình bát giác mang dáng dấp của một chiếc mũ triều phục. Bốn trụ thấp cách điệu giữa búp sen và chiếc nón cùng biểu tượng đôi cá vượt vũ môn được đặt phía trước. Sau bức hoành phi là bốn con rồng ngự trị trên cao giương cặp mắt sáng quắc (hiện tại chỉ còn 3 con, một con bên phải đã bị hư hỏng vì thời gian). Phía dưới là hình tượng ngũ lân (tượng trưng cho ngũ tước: công, hầu, bá, tử, nam; ngụ ý năm đời đều danh giá) khảm trai hình độc đáo (hiện con 3 con đã bị hư hỏng nặng phần đầu và chân).

Đặc biệt nơi đây có đến hai nhà bia ghi lại công trạng của Phạm Đăng Hưng, với lý do sau:

Nhà Bia phía bên phải mộ được làm bằng đá cẩm thạch trắng (đá Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng) có khắc bia văn do Phan Thanh Giản soạn năm 1858. Nhưng khi di chuyển từ Huế vào đến Sài Gòn thì bị quân Pháp lấy làm mộ bia cho Đại úy Barbé vừa bị nghĩa quân Trương Định chém chết 1860. Năm 1999, tấm bia này đã được chuyển về đây. Tính ra tấm bia đá mang tên hai người chết một Pháp một Việt này đã luân lạc đúng 140 năm (1859-1999).

Nhà bia phía bên trái mộ dựng tấm bia bằng đá hoa cương (đá Ganis) do vua Thành Thái sai làm năm 1899, sau khi tấm bia đầu đã bị quân Pháp chiếm đoạt. Nội dung tấm bia này giống y tấm bia trước.


Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Lăng_Hoàng_Gia


Tìm đến nhà bia 2 bên mộ, chỉ còn lại trơ trọi những tấm bia không. Thời gian dường như là kẻ tàn phá lạnh lùng khi xóa xòa những ký ức
 
Re: Ôm trọn miền Tây...

Rời Lăng Hoàng Gia, chúng tôi đi sâu vào nội ô thị xã Gò Công, một đô thị buồn và yên tĩnh. Phần lớn những người chúng tôi gặp là trẻ em, trung niên và người cao tuổi. Nhịp sống yên bình và lặng lẽ. Loáng thoáng nghe thấy cái tên "chợ gà vịt" nghe cũng hay hay, hỏi ra mới biết đây là cách gọi rất "thuần nghĩa đen" của người dân vùng sông nước...

Dọc theo đường Nguyễn Trãi, chúng tôi ghé bước vào Nhà thờ Thánh Tâm (số 49 - Nguyễn Trãi), nơi từng một thời là một trong những toà nhà cao nhất Gò Công...

Nhà thờ Thánh Tâm được xây dựng năm 1940, chỉ sau 2 năm là hoàn thành. Nhà thờ xây theo kiến trúc Roman, hai bên tháp chuông nhà thờ là hai thiên thần ca hát Phiá trước nhà thờ là tượng Đức Bà đang dang tay ban phép lành...

Nguồn: http://saigonphoto.net/sg/News/print/sid=74.html


565058_505521862799293_954130435_n.jpg


565058_505521866132626_2007406897_n.jpg



Đã đi được không ít nhà thờ nhưng cái cảm giác cao vời vợi của tháp chuông nơi đây làm chúng tôi khá ngưỡng mộ, bàn tay kỳ diệu của con người đã để lại cho đời thật nhiều kiệt tác...

565058_505521869465959_1321307200_n.jpg

 
Re: Ôm trọn miền Tây...

Từ Gò Công, chúng tôi phân vân không biết nên đi thẳng về bãi biển Tân Thành hay rẽ hướng về cửa biển Xoài Rạp. Miền Tây không chỉ có 9 cửa sông rồng mà còn rất nhiều cửa biển hoành tráng khác, và Xoài Rạp là một trong số đó.

Sông Soài Rạp hay Xoài Rạp là một phân lưu của hệ thống sông Sài Gòn - sông Đồng Nai

Sông được bắt đầu từ đoạn xã Phú Xuân, Nhà Bè và xã Bình Khánh, Cần Giờ theo hướng nam đổ ra biển Đông tại cửa Soài Rạp, và làm ranh giới tự nhiên giữa huyện Cần Giờ và Nhà Bè, giữa Cần Giờ và huyện Cần Giuộc (Long An), giữa Cần Giờ và huyện Gò Công Đông (Tiền Giang).

Sông có chiều dài khoảng 40km, khúc rộng nhất của sông khoảng 3km nằm phía hạ lưu nơi ranh giới giữa xã Lý Nhơn, Cần Giờ và xã Gia Thuận, Gò Công Đông.

Hiện nay, sông Soài Rạp hiện đang được UBND Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành nạo vét độ sâu của lòng sông vì tương lai sẽ có 1 hệ thống cảng biển lớn và hiện đại của quốc gia năm trên luồng sông này đó là cảng Hiệp Phước nhằm thay thế cho hệ thống cảng Sài Gòn cũ


Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Sông_Soài_Rạp


Cân nhắc nhiều thứ, chúng tôi đành phải bỏ qua địa danh này. Bỏ qua Cửa Xoài Rạp đồng nghĩa với việc chúng tôi phải bỏ qua Thị trấn Vàm Láng, một địa danh nổi tiếng với những phiên chợ cá tấp nập, lễ hội Nghinh Ông náo nhiệt vào những dịp rằm về...


Dừng chân bên Ao Trường Đua, hít thở khí trời trước khi tìm đường về với biển

28036_505890526095760_505574174_n.jpg


Ao Trường Đua (thị xã Gò Công) có lịch sử hình thành từ hơn 80 năm nay. Thời Pháp thuộc, nhằm mục đích lấy đất đắp đường vào chợ vốn xây dựng ở vùng đất trũng ven kinh rạch và chủ yếu để phục vụ nhu cầu giải trí xa hoa của giới thống trị, nhà cầm quyền huy động dân phu đào một ao vuông chu vi độ 3.000 mét, sâu 5 mét, bờ lề rộng 5 mét, giáp đường Tổng Thứ (nay là đường Nguyễn Huệ), dựng khán đài cho quan khách ngồi xem đua ngựa. Những ngày lễ lớn của Pháp như ngày 14 Juillet (kỷ niệm phá ngục Bastille năm 1789), bọn thực dân tổ chức đua ngựa, vui chơi để dân ta quên sự nghèo đói, hận thù, đấu tranh. Người Gò Công mỉa mai gọi là lễ "Chánh chung". Dịp này, chính quyền sở tại tỏ ra dễ dãi đôi chút với kẻ phạm pháp, bởi thế có câu truyền tụng thời ấy "Cách- to- ru- dết, đánh chết không tội!". Một cuộc đua xe đạp kỳ thú đã diễn ra tại vòng bờ ao Trường Đua, chỉ có 4 nhân viên Nhà Dây thép tham dự. Nguyên do cả Gò Công vừa được cấp 4 chiếc xe đạp dùng liên lạc công văn, giấy tờ mà không ai biết sử dụng. Thế nên trên Sài Gòn phải đưa một "chuyên gia" người Pháp về dạy cách dẫn xe, đạp xe. Các "vận động viên" lóng ngóng, leo lên té xuống vất vả cả nửa tháng rồi cũng chạy tạm được. Ngày hội đua xe đạp rất đông người hiếu kỳ đến xem. Kết quả: một anh thì xe bung vỏ đặc không gắn lại được, hai anh bỏ cuộc vì ngã riết đâm sợ, còn một anh ráng gò lưng đạp quanh quẹo về tới đích. Phần thưởng gồm gạo, vải và cái vinh dự "hạng nhất cuộc đua xe đạp đầu tiên ở Gò Công"...

Nguồn: http://www.tiengiang.gov.vn/xemtin.asp?idcha=3609&cap=2&id=11271
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
57,346
Bài viết
1,159,286
Members
190,542
Latest member
w88wedding
Back
Top