Ngày thứ 1: Lúc 18:30 ngày 16/12/2004. Chúng tôi đón thêm người tại Nội bài và đi thẳng lên Hòa bình qua ngõ Hòa lạc, Lương sơn, Kỳ sơn. Miền trung du Bắc bộ Việt nam trải dài trước ánh đèn pha. Hòa bình gồm những tên huyện kỳ bí như Cao phong, Tân lạc, Mai châu, Lạc sơn, Yên thủy, Lạc thuỷ, Kim bôi. Chúng tôi ngủ lại Hòa bình sau một bữa rượu tối ngất ngây.
Buổi sáng ngày 17/12/2004, nghe đài phát thanh tiếng Mừơng? Thái?, đã vào một xứ sở khác rồi sao? dốc Kul hiểm trở, nơi đây làm nền cho hoa hậu xứ mường-Tô Hòai" hay Cát bụi chân ai-Phương Vũ" rẽ qua đèo Hủa tạt để đi Sơn la. Lúc này nắng đã vàng rực trên các triền núi cao, người Mường đi chợ, lên nương rất sớm, chẳng mấy chốc các triền núi thấp và ven đường cũng lóng lánh nắng và lấp lánh vàng hoa cúc quỳ.
Đến địa phận Sơn la lúc 8:30, các trung tâm phố chợ không có đường ngang dọc mà chỉ có lối nhỏ và các đường dọc theo sường núi, vực sâu. Đến Yên châu lúc 9:37, có những ông lão giắt đao đi rừng ngang hông ngược xuôi với xe đạp hoặc gùi sau lưng, đá trên núi đổ xuống đường là chuyện thường, đó đây có các tóan công nhân lo dọn dẹp đất đá cho xe đi, qua cầu Hát lót lúc 10:48 thì gần đến thủ phủ thị xã Sơn la, hoa trạng nguyên thắm núi đồi và chập chùng trong gió xuân.
Xe đi qua những nơi tưởng như tận cùng rồi nhưng vẫn thấy một lối ra, những ngã ba không hề có bản dẫn đường càng làm tăng vẻ bí ẩn và du khách đã hiểu ý nghĩa của cảm giác bâng khuâng nơi ngã ba đường, ghé một quán biên thùy gió lồng lộng đầy các sắc áo chiến trận và các em gái Thái trắng má hồng, đó là nhà hàng Bó ban (Hình như là tên một loài hoa) và học được vài chữ thái: Pình tom to (nướng cả con gà nướng), Pa nai pin to (cá chép), zhen henh (khen cô em xinh quá), lay djor ner (được cảm ơn), khăn trải bàn màu trắng, ở giữa thêu một vuông lụa đỏ, giữa những sắc màu rằn ri, đỏ, tím và trong một gian nhà sàn nền lát cói, trần lá cọ, chúng tôi ăn cơm nếp và thịt rừng hun khói, chúng tôi đã trở về với thiên nhiên hòan tòan. Bà chủ nhà hàng Bó ban tên Lò thị Hòa buộc tóc tằng cẩu (Đã có chồng) lịch sự tiếp chuyện chúng tôi.
Rời nhà hàng Bó ban lúc 13:24 và lại tiến trên đường thẳm vực chênh vênh, xe trệu trạo, người mệt nhừ và vượt đèo Pha đin
Đến Thượng mửa lúc 17:30, bên ngòai không còn là những người giắt kiếm ngang hông mà là những anh con trai mẹ âu cơ súng kíp vác ngang vai, qua cầu Muỗi phạ , Mường phăng là đến Điện biên, từ đây lên của khẩu Tây trang còn 40 km nữa Tây trang khắc nghiệt lắm ruồi vàng, bọ chó, gió tây trang mà! biên giới với Lào, điểm đánh ma túy.
Buổi sáng ngày 17/12/2004, nghe đài phát thanh tiếng Mừơng? Thái?, đã vào một xứ sở khác rồi sao? dốc Kul hiểm trở, nơi đây làm nền cho hoa hậu xứ mường-Tô Hòai" hay Cát bụi chân ai-Phương Vũ" rẽ qua đèo Hủa tạt để đi Sơn la. Lúc này nắng đã vàng rực trên các triền núi cao, người Mường đi chợ, lên nương rất sớm, chẳng mấy chốc các triền núi thấp và ven đường cũng lóng lánh nắng và lấp lánh vàng hoa cúc quỳ.

Đến địa phận Sơn la lúc 8:30, các trung tâm phố chợ không có đường ngang dọc mà chỉ có lối nhỏ và các đường dọc theo sường núi, vực sâu. Đến Yên châu lúc 9:37, có những ông lão giắt đao đi rừng ngang hông ngược xuôi với xe đạp hoặc gùi sau lưng, đá trên núi đổ xuống đường là chuyện thường, đó đây có các tóan công nhân lo dọn dẹp đất đá cho xe đi, qua cầu Hát lót lúc 10:48 thì gần đến thủ phủ thị xã Sơn la, hoa trạng nguyên thắm núi đồi và chập chùng trong gió xuân.
Xe đi qua những nơi tưởng như tận cùng rồi nhưng vẫn thấy một lối ra, những ngã ba không hề có bản dẫn đường càng làm tăng vẻ bí ẩn và du khách đã hiểu ý nghĩa của cảm giác bâng khuâng nơi ngã ba đường, ghé một quán biên thùy gió lồng lộng đầy các sắc áo chiến trận và các em gái Thái trắng má hồng, đó là nhà hàng Bó ban (Hình như là tên một loài hoa) và học được vài chữ thái: Pình tom to (nướng cả con gà nướng), Pa nai pin to (cá chép), zhen henh (khen cô em xinh quá), lay djor ner (được cảm ơn), khăn trải bàn màu trắng, ở giữa thêu một vuông lụa đỏ, giữa những sắc màu rằn ri, đỏ, tím và trong một gian nhà sàn nền lát cói, trần lá cọ, chúng tôi ăn cơm nếp và thịt rừng hun khói, chúng tôi đã trở về với thiên nhiên hòan tòan. Bà chủ nhà hàng Bó ban tên Lò thị Hòa buộc tóc tằng cẩu (Đã có chồng) lịch sự tiếp chuyện chúng tôi.
Rời nhà hàng Bó ban lúc 13:24 và lại tiến trên đường thẳm vực chênh vênh, xe trệu trạo, người mệt nhừ và vượt đèo Pha đin



Đến Thượng mửa lúc 17:30, bên ngòai không còn là những người giắt kiếm ngang hông mà là những anh con trai mẹ âu cơ súng kíp vác ngang vai, qua cầu Muỗi phạ , Mường phăng là đến Điện biên, từ đây lên của khẩu Tây trang còn 40 km nữa Tây trang khắc nghiệt lắm ruồi vàng, bọ chó, gió tây trang mà! biên giới với Lào, điểm đánh ma túy.
Last edited: