What's new

Dạo xe máy 5 ngày trên đất Cam và những kỷ niệm không bao giờ quên.

Dạo xe máy 5 ngày trên đất Cam và những kỷ niệm không bao giờ quên.

Trước hết xin chúc mừng chuyến đi thành công tốt đẹp, mọi người đều về đến nhà an toàn.
Chủ thớt xin cảm ơn tất cả mọi người.
  • Cảm ơn Chị Mơ đã giúp đoàn mua bảo hiểm
  • Anh trhien82, tamcrazy, anh langthang-sg, bác TonyTrinh đã tư vấn chi tiết lịch trình và các địa điểm bên Cam và đặc biệt lambanghieu đã đến tận buổi OFF trước khi đi để chia sẽ cùng đoàn.
  • Cảm ơn Longvinasun gọi điện gần 20 phút để hổ trợ lúc đoàn bị kẹt tại cửa khẩu Xa Mát.
  • Chủ thớt đặc biệt cảm ơn anh Cường (brother7), leader đoàn quoạy lại PhnomPenh theo đường cũ.
  • Cảm ơn 5 xe máy với tinh thần phượt cao độ đã cùng chủ thớt chinh phục thành công lộ trình đã vạch ra.
  • Và trên tất cả đó là 28 thành viên trong đoàn, những kỷ niệm với mọi người sẽ không bao giờ quên.

Về chi phí cho chuyến đi sẽ đợi thủ quỷ tính toán lại và post lên cho mọi người xem sau, nhưng trước mắt sẽ có một số bạn chưa nhận tiền khách sạn đêm cuối cùng tại PhnomPenh thì mọi người sẽ nhận tại buổi OFF hoặc liên hệ trực tiếp với Thủ Quỷ.

Thông báo lịch OFF Share hình và kể cho nhau nghe về Thái, về Sisophon, về Cánh Đồng Chết.....

Địa điểm: Cafe Hi End (kế bên nhà hát Hòa Bình 204 đường 3/2 quận 10.)
Thời gian: 19h thứ 7 ngày 05/05/2012
 
Last edited:
Re: Dạo xe máy 5 ngày trên đất Cam và những kỷ niệm không bao giờ quên.

IMG_3412_resize.jpg


Ôi những con đường bên Cam sao mà nó tuyệt vời quá, nhìn hình lại thèm đi nữa rồi. :(
 
Re: Dạo xe máy 5 ngày trên đất Cam và những kỷ niệm không bao giờ quên.

CAMBODIA - ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI

Trừ những nơi đã đô thị hóa, phần lớn người dân Cambodia sống trong những ngôi nhà sàn. Khởi nguyên là những ngôi nhà sàn bằng gỗ mà họ dễ dàng có được bằng cách đốn hạ cây rừng. Họ sống kiểu du canh du cư, đốn rừng lấy gỗ rồi bỏ đi nơi khác. Hậu quả để lại ngày nay là nhiều cánh đồng chết khô hạn vì không có nước tưới tiêu. Đa phần họ chỉ trồng trọt trong mùa mưa, còn lại thì bỏ ngỏ.

Nhà khá giả hơn họ bắt đầu xây những ngôi nhà sàn bằng bê tông, và 1 ki ốt nhỏ để mua bán. Đây là mô hình trung gian rất rõ rệt của quá trình đô thị hóa.

IMG_3419_resize.jpg

Hình: Nhà sàn gỗ ở miền quê Cambodia

IMG_3352_resize.jpg

Hình: Một kiểu bắt đầu cho quá trình đô thị hóa?

Cho dù nhà gỗ hay nhà bê tông, giàu hay nghèo thì nhà nào cũng có 1 điểm giống nhau. Đó là bàn thờ trước sân. Bàn thờ này giống như bàn thờ Ông địa ngoài sân như một số nơi ở Nam bộ. Nhưng ở Việt Nam thì bằng gỗ hoặc Xi măng. Còn ở Cambodia thì đúc sẵn và sơn nhũ vàng rất đẹp. Họ sản xuất hàng loạt và bán tại các cửa hàng, người mua chỉ việc mang về và dựng lên là xong.

Trên bàn thờ họ chưng trái cây, chuối và hoa. Có một điểm chúng tôi ngạc nhiên là Tại sao Quốc hoa của Việt Nam lại được sử dụng rộng rãi trong đời sống nhân dân Cambodia như thế. Phải chăng họ tôn thờ Quốc hoa của chúng ta?

Câu trả lời là Việt Nam đã hoàn toàn sai lầm khi chọn Quốc hoa mà không làm chuyến đi phượt Cambodia. Ở đây hoa sen len lỏi trong cuộc sống của họ. Họ dùng để trang trí, chưng trên bàn thờ. Họ có những ao sen chuyên được trồng để bán. Hoa sen phải là quốc hoa của Cambodia mới đúng!

IMG_3348_resize.jpg

Hình: Bàn thờ kiểu này có ở mọi nhà.

IMG_3378_resize.jpg

Hình: Trang trí bàn thờ trong Hoàng Cung.

Trên mọi ngã đường ta có thể thấy những tấm bảng quảng cáo cho những Đảng khác nhau của Cambodia như Cambodian People's Party - Đảng Nhân nhân Cambodia, Sam Rainsy, Đảng Nhân quyền - Human Right Party, Norodom Ranariddh, FUNCINPEC. Họ cắm bảng không chỉ quảng cáo về Đảng mà còn như là đánh dấu và tranh giành quyền lực từ từng ngôi nhà, từng người dân. Riêng khoảng này, mình thấy độc đảng cũng tốt và yên bình đó chứ.

Đảng CPP là đảng cầm quyền hiện nay với số ghế trong Quốc hội áp đảo là 90/123. Đây là Đảng do Hunsen đứng đầu, là người đứng về phía Việt Nam trong chiến tranh Khmer Đỏ. Sam Rainsy với biểu tượng hình ngọn nến chiếm 26 ghế, còn 7 ghế ít ỏi chia đều cho 3 đảng còn lại. Tất nhiên sẽ có đảng được 3 và đảng đó là Human Right Party.

IMG_3347_resize.jpg

Hình: Đảng cầm quyền do Hunsen lãnh đạo

Không khó để nhận thấy đám cưới người Cambodia cũng tương tự như Việt Nam. Cũng rước dâu, cũng đi bộ theo đoàn vào cổng cưới có cả cô dâu, chú rể và hai họ. Nhưng đám cưới có ít người dự hơn, trang trí tiệc cũng chu đáo và trang trọng hơn. Điều khác biệt nữa là họ vẫn mặc đồ truyền thống của người Cambodia và rất đẹp trong khi Việt Nam hầu như đã nâng cấp lên phiên bản Vest và Sore. Đó là sự thất bại trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam.

_DSC0113_resize.jpg

Hình: Trang trí trong 1 đám cưới.

IMG_3432_resize.jpg

Hình: Cô dâu và chú rể tiến vào đền Angkor Wat

Một số cặp tân lang và tâng nương có thể chọn đền Angkor Wat để làm lễ cưới và chụp hình. Vì lòng tin của họ với ngôi đền cổ kính này. Một ngội đền rất đẹp và huyền bí mà cho đến nay người ta cũng không hiểu họ đã làm điều ấy như thế nào?

Xem tiếp: ANGKOR - NHỮNG NGÔI ĐỀN CỔ KÍNH VÀ HUYỀN BÍ
 
Last edited:
Re: Dạo xe máy 5 ngày trên đất Cam và những kỷ niệm không bao giờ quên.

Không ngờ Xế mình và anh 7 lại viết bài hay và xúc tích đến như thế (c)

Viết tiếp 2 xế nhé, em lót dép ngồi đợi bài của 2 anh đâyyyyyyyyyyyy:L
 
Re: Dạo xe máy 5 ngày trên đất Cam và những kỷ niệm không bao giờ quên.

ANGKOR - NHỮNG NGÔI ĐỀN CỔ KÍNH VÀ HUYỀN BÍ

Nếu như bạn mong đợi một bài viết chi tiết về Angkor, về lịch sử hay nền văn minh Angkor thì có lẽ bạn sẽ thất vọng mất. Vì tôi không chủ đích viết như thế. Có quá nhiều người đi trước, ngay trong diễn đàn này, đã nói về nó. Vì thế tôi chỉ nói về chúng tôi. Về những hành trình và những cảm nhận, những khoảnh khắc vui trong 1 ngày khám phá khu đền Angkor ở Siem Reap

Tôi không thích kiểu mẫu của những công trình cổ kính, mặc dù nó được làm rất công phu và nhiều sức người. Những tảng đá được đẽo gọt hoàn hảo và sắp xếp vừa khít với nhau mà không có vữa hoặc chất kết dính nào. Quy mô to lớn với gần 2000 km2 được bố trí kiến trúc hoàn hảo. Vị vua ngày xưa đã nghĩ gì khi xây dựng một khuôn viên rộng lớn như vậy? Có lẽ ông nghĩ con cháu sau này sẽ thu được 20$/ 1 người chăng?

Chúng tôi đi dạo chụp cảnh và chơi đùa. Trong đó phần lớn là sáng tác các kiểu ảnh mà có thể gây sốt và tạo 1 trào lưu trên FB sau này.

IMG_3449_resize.jpg


563129_169235943202303_100003476961378_241790_602943763_n.jpg

Hình: Sieunhanqn blog

546643_169180156541215_100003476961378_241667_1109883930_n.jpg

Hình: Sieunhanqn blog

Hầu hết kiểu kiến trúc giống nhau ngoại trừ Ta Prohm. Ở đây ngoài đá được chồng lên nhau thì có những loài cây khổng lồ bằng nhiều hình thể khác nhau, bao bọc hoặc len lỏi trong các ngôi đền. Tạo cảm giảm hòa quyện giữa sản phẩm nhân tạo và thiên nhiên. Tăng cảm giác huyền bí bằng những câu chuyện về những loài cây. Trong đó có cây với Bộ rễ thủy chung.

IMG_3466_resize.jpg


Sự tích này nghe có vẻ như là sự tích trầu cau của Việt Nam vậy, nên ai đến sờ vào bộ rễ này thì sẽ trở nên thủy chung hơn. Nhưng đa số mọi người lại đem gán truyền thuyết ấy cho 1 loại cây khác có tên là Cây dâm bụt và thi nhau sờ vào nó :Đ

IMG_3451_resize.jpg


Angkor có nhiều cảnh đẹp. Và một trong những thời gian đẹp nhất để chụp ảnh phong cảnh là hoàng hôn. Chúng tôi chạy đua với thời gian để lên Phnom Bakheng nằm trên đỉnh 1 ngọn núi nhỏ để mục sở thị cảnh mặt trời Cambodia có khác gì Việt Nam không. Bây giờ đã là 17h15.

IMG_3479_resize.jpg

Hình: Một phong cảnh hoàng hôn trong khuôn viên Angkor.

IMG_3480_resize.jpg

Hình: Những người đến sớm sẽ được ngắm cảnh mặt trời đi ngủ từ trên cao.

Khi chúng tôi đến đã là 17h35 và đã trễ 5 phút. Vì vậy không thể chụp cảnh hoàng hôn từ đỉnh Phnom Takheng. Mà chỉ có thể ngắm nó trên đường chúng tôi về.

Nhưng nổi thất vọng đó sẽ là không đáng kể nếu so với niềm vui của chúng tôi đêm trước đó, đêm đầu tiên ở Siem Reap. Đêm đó, sau khi dùng buffet ở 1 quán gần Khách sạn, chúng tôi đã được người chủ quán dễ mến dẫn chúng tôi đi chơi overnight trên những con phố Siem Reap. Thưởng thức như thú vui hơi quậy phá 1 chút, cái mà những người trong đoàn gọi chúng tôi bằng 1 từ không mấy thiện cảm: Thác loạn.

Xem tiếp: "THÁC LOẠN" Ở SIEM REAP

Bài học:
Nếu bạn muốn xem cảnh hoàng hôn trên núi Ta Prohm, hãy nhớ đi trước 5h00 PM, vì 5h30 PM sẽ đóng cửa và thời gian đi bộ khoảng 30 phút cho 2km đường núi. Dù trễ 1 phút cũng không được vào.
 
Last edited:
Re: Dạo xe máy 5 ngày trên đất Cam và những kỷ niệm không bao giờ quên.

To anh Bảy: quá đỉnh anh Bảy ơi, em đang trông chờ chuong tiếp theo và cũng là chương nhìu tình tiết hấp dẫn nhất trong chuyến Cam này của tụi em....mong chờ chiếc tuk tuk có 1 ko 2 của đoànoanf mình ...mong chờ chân dung của chị Ha, một người vn xa xứ nhưng luôn hướng về vn thân yêu , và cùng các mems trong hội thác loạn ở Siêm Riep "yên bình"

Theo tinh thần Apsara, em góp 1 hình cũng theo hướng style này của anh phó nháy đoàn mình:

540264_441027715911569_100000130338022_1777367_1197567306_n.jpg

Hình từ Tranghypo Face
 
Last edited:
Re: Dạo xe máy 5 ngày trên đất Cam và những kỷ niệm không bao giờ quên.

Hello Angkor Vat trong bình minh rực nắng... đẹp ngẩn ngơ... không uổng công 4h sáng mò đi mua vé...
6994898490_18fb4509b5_b.jpg


6994899088_719c98d64e_b.jpg


7140991779_60b66fdc4f_b.jpg


6994900076_8dd1068468_b.jpg


6995235722_7468146282_b.jpg


7141330531_4f9aff84b6_b.jpg
 
Re: Dạo xe máy 5 ngày trên đất Cam và những kỷ niệm không bao giờ quên.

Hi vọng đây là lần điều chỉnh cuối cùng của em. Hic. Hại não với mấy con số này quá.

Tổng kết chi phí. Vì mấy hạng mục chi không đều trên từng thành viên, nên làm được bảng tổng kết này hại não quá. Hic
Vì trả lại bằng tiền $ nên thứ 7 off mọi người cầm theo $ lẻ để thối cho em nha. Vì hiện tại em giữ $ chẵn hơi nhiều. Cám ơn mọi người
Vì chi tiêu quá phức tạp nên tính toán lầm lẫn nhiều. Và do việc đổi tiền việt qua $ không chuẩn. Nên mọi người sẽ thấy Tổng tiền $ còn lại khoảng 219$, tuy nhiên theo danh sách cụ thể em sẽ phải trả lại đến 249$, là do em đổi chênh lệnh $ ( ví dụ 44.000$= 2$). Vì vậy dựa trên dánh sách số tiền trả lại, sẽ trừ lại 1$/người để chuẩn với số đổi $. Hic. Không thì em bị âm 30$ không biết vì sao luôn.
Cám ơn mọi người!


Tổng Cọc: 16.000.000 VNĐ(32 người)
Thu thêm $: 482$ (23 người 18$, 3 người 25$ Bác Linh, Bác Đức chuyển 350.000 cọc qua và Bố K711 chuyển 500k cọc qua )
Tổng tiền $ có: 90$ (418$ đổi + 482$)
Tổng tiền việt còn: 291.000 VNĐ
Tổng tiền $ còn: 205$

Chi tiết:
Trả cọc: Edward: 500.000 (đã trả)
Café off nhận cọc: 165.000 VNĐ
Khăn rằn: 200.000 VNĐ
25 bảo hiểm: 3.750.000 VNĐ
Đổi 418$: 8.8750.000 VNĐ
Decal dán số: 30.000 VNĐ
Gà: 950.000 VNĐ (22 người ăn)
Thịt nướng+ bánh mì: 514.000 VNĐ (27 người ăn)
Chuyển cọc chú Dangbi 350,000
Chuyển cọc Bố K711 500,000

Hải Quan VN tại Xa Mát + qua phà+ thuốc men, dụng cụ: 30$
Hotel PhnomPhenh: 187 $ (26 người)
Hotel Siemreap: 410 $ (26 người, sẽ trả lại 15$ cho chị Nhatan)
Trả 6$ cho 15 người: 90$ (9 ng đi Thái, Huongngoclan, HVL, Banhdauxanh, teppi, sieunhanqn, Nox porter)

Trả tiền dư như sau:

Nhóm trả lại 3 $
Trần Hữu Tân
Trần Hữu Tân’s
Lý Thông
Mi Hương
A Hoàng
Tina Nguyen
Huongngoclan
Huongngoclan’s
Banhdauxanh
Banhdauxanh’s
Sieunhanqn
Nox Porter


Nhóm trả lại 9$:
Tranghypo
Acunnguyen
Duyenmynguyen
Namlundidong86
Nhat An (cộng thêm 7,5$ tiền phòng ở siemreap)

Manhdat trả lại 11$ (không ăn gà)
Nhóm trả lại 5$ : Anh Binhya, chị Binh Ya (không ăn gà)
Chú Thượng trả lại 14$
Bố K711: trả lại 23$ ( đã tính 500k cọc =25$)
Bác Đức: trả lại 3$, vì Bác Đặng Bi không đi nhưng đã mua bảo hiểm, nên tiền cọc chuyển lại là 350.000 VNĐ=18$
Bác Linh trả lại 31$
Dũng, Thọ trả lại 13$
Anh Cường trả lại 15$
Gấu bông trả lại: 500.000 VNĐ
Gửi trả tiền thuốc men, dụng cụ và bánh mì cho chị Nhat An, chị Tranghypo, A Cường.


Hình ảnh excel chi tiết. Vì không post file đính kèm được nên phải post thế này. Bạn nào muốn file gốc thì qua yahoo em nhé: sulinsmile1312

6995510418_6c24f5b2ab_b.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,182
Bài viết
1,150,410
Members
189,944
Latest member
mahormonu81
Back
Top