What's new

6/2010 - Con đường di sản Chăm - ma Hời dẫn lối.

Hắc Y Khách, sau dạo lang thang đi tìm bẫy đá Pinăng Tắc trở về, công việc của y gặp nhiều trục trặc.
Chính xác là công ty của y gặp quá nhiều khó khăn trong hoạt động.
Vì thế, vào dịp tháng 5, tháng 6/2010 y có rất nhiều thời gian rảnh rỗi.
Y nhân dịp đó, định viết lách về các tháp Chăm cổ - mà y vốn ấp ủ bấy lâu.
Nhưng cần phải cập nhật về những thông tin, hình ảnh về các ngôi tháp y đã đến, và phải đến những nơi y chưa đến.
Thời gian rảnh rỗi thì nhiều, mà vì hoàn cảnh riêng, y chẳng đi đâu qua ngày được.
Thêm nữa, thường thì rảnh rỗi thời gian, sẽ không dư giả về tài chính.
Chỉ là mấy chuyến đi Tây Ninh trong ngày, đi Phan Thiết, Phan Rang trong 2 ngày.
Còn lại là vẫn cứ loanh quanh ở Sàigòn.

Rồi ... cơ hội lại đến. Y có 1 tuần tự do. Lại chuẩn bị lên đường.
Sau đợt đi bẫy đá Pinăng Tắc, con ngựa sắt của y còn mang chủ rong ruổi một chặng đi Quy Nhơn, về Nha Trang, vòng lên Đà Lạt, xuôi về lại Phan Rang, rồi về Sàigòn - Chuyến đó y đi là vì hai vị bằng hữu của y muốn đi cung đường đó, dù đứa nào cũng đi rồi, nhưng tự dưng muốn đi cùng nhau, xem "tam nhân" có "bất đồng hành" như các cụ nói không.
Rồi sau đó, y đem ngựa đi vào "bệnh viện", cấy ghép cho nó một số bộ phận nội tạng, sơn phết lại dàn lông. Ra khỏi bệnh viện (và thẩm mỹ viện), nó khác xưa nhiều. Khỏe hơn, nhưng trông "mượt mà" hơn xưa nhiều, giống một con ngựa cảnh hơn là một chú ngựa chiến.
Dĩ nhiên bên trong bộ mã của một chú ngựa cảnh, nó đã mạnh mẽ hơn xưa, và cũng nôn nao như chủ nó về một chuyến đi xa.
Con đường di sản Chăm vẫy gọi, một tuần là chưa đủ, nhưng khéo thu xếp trên đường, cũng có có thể tàm tạm.
Con đường chính là QL1A thì quá quen thuộc, y chỉ chạy cho sướng, rồi bắt đầu vào các tháp mới moi máy ảnh ra.

Giờ áp chót, có đứa "bám càng".
Gã trẻ tuổi, ngựa khỏe, lại bận cắm cúi làm quanh năm suốt tháng.
Người khỏe, ngựa khỏe mà rất rất ít dịp cưỡi ngựa rong ruổi đường xa. Gã lại sắp rời Việt Nam một thời gian dài, vì sự nghiệp.
Vì thế, khi gã xin theo, y ái ngại, vì lần này y tạt ngang nhiều, chứ không phải là long dong đi chơi. Nhưng gã đồng ý tất cả những gì y nói, nên hai anh em bắt tay vào việc chuẩn bị ngựa và đồ để lên đường.
Chặng đường từ Sàigòn ra Nha Trang, cả hai đều đã từng chạy (thậm chí y chạy nhiều đến quen cả đường). Vì thế, quyết định là đưa ngựa ra Nha Trang trước, rồi bắt đầu từ Nha Trang đi tiếp ra phía Bắc.
 
Bạn có vào khu Đồng Dương không?

Trên đường vào Mỹ Sơn, ngang qua Trà Kiệu, thì tuy trên đỉnh núi ở Trà Kiệu không còn gì, nhưng có một nhà ngay dưới chân núi có một bộ sưu tập hàng chục cổ vật đào được ở chỗ này. Hồi tôi vào ông chủ nhà có khoe, và nói sẽ mở thành một bảo tàng nhỏ về kinh đô của người Chăm, không biết đến giờ đã thành hiện thực chưa?

@ thầy Chit :

Tớ không vào Đồng Dương lần này, vì mấy lý do : Đồng Dương là một khu di tích Chăm quan trọng, chắc chỉ sau Mỹ Sơn. Nó vừa là kinh đô của cả một vương triều, lại là cả một tu viện Phật giáo lớn ngày xưa. Tuy nhiên, các kiến trúc ở đây đã sụp đổ hết rồi, đâu chỉ còn một mảng tường tháp cổng, còn khu tháp trung tâm đã sụp đổ hoàn toàn từ năm 1820. Đến Đồng Dương để lò dò tìm hiểu thì chắc chắn có nhiều cái hay, nhưng sẽ mất nhiều thời gian lắm. Mà chuyến này, tớ chủ yếu muốn cập nhật lại hình ảnh các tháp đã qua và các tháp chưa đến, nên phải dành ưu tiên cho Mỹ Sơn.

Trà Kiệu cũng phải bỏ qua không dừng lại. Chắc sau này có dịp, phải thử đi theo dấu vết các di vật của hoàng gia Chămpa ngày xưa.
Vùng Ninh Thuận hiện nay còn nhiều địa điểm liên quan đến việc thờ cúng, giữ gìn một số di vật ít ỏi còn lại của hoàng gia Chămpa, mà cũng chưa thu xếp đi được.


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Khu B và khu C có tường thành thấp bao quanh.
Giữa hai khu lại có tường phân chia riêng.


CopyofCopyofIMG_5111.jpg

Xem lại sơ đồ khu B, C, D.

Cái sơ đồ này chả hiểu vẽ từ khi nào, nhưng thiếu mất tháp cổng B2, còn phế tích các tháp B11, B12 thì hiện đã gần như không còn gì.


CopyofIMG_1214.jpg

Sơ đồ này mờ hơn, nhưng khá giống thực tế, các tháp và phế tích tháp còn lại ở khu B và khu C trông khá đối xứng.


IMG_1217.jpg

Mặt Tây của tháp C1 (từ lối vào hiện tại, gặp chỗ này đầu tiên)​


IMG_1228.jpg

Mặt Nam tháp C1, từ phía khu B nhìn sang.

Tháp C1 là ngôi tháp thuộc loại đặc biệt trong các tháp Chăm.
Nó là ngôi tháp trung tâm duy nhất có cấu trúc mái hình yên ngựa chứ không phải như các tháp truyền thống khác.


IMG_1230.jpg

Tháp cổng C2.
 
IMG_1226.jpg

Tháp C3, nằm cạnh tháp B6, đối xứng qua bức tường phân chia khu B và khu C.


IMG_1220.jpg

Theo thứ tự từ xa lại gần : tháp C4, C5, C6, C7 nằm thành một dãy dọc theo trục Đông - Tây ở mặt phía Bắc tháp C1.


IMG_1284.jpg

Một phần mặt Bắc tháp C1 nhìn từ khe trống giữa tháp C6 và C7.


IMG_1290.jpg

Cửa chính tháp C1 nhìn qua tháp cổng C2.
 
CopyofCopyofIMG_5111.jpg

Sơ đồ khu B, C, D.


Khu D nằm ngoài tường bao của khu B và C.
Các kiến trúc ở khu D còn lại là 6 cái, trong đó D3, D4, còn một chút vách chân tường, D5, D6 chỉ còn phế tích móng.
D1 và D2 là hai ngôi Nhà Dài - là các kiến trúc phụ, nằm phía trước hai ngôi tháp thờ chính của khu B và C - có chức năng là nơi đón khách hành hương hoặc chuẩn bị lễ vật trước khi lên đền thờ chính.


IMG_1250.jpg

"Tháp" D1, mặt Tây, nhìn thẳng vào tháp cổng B2 của khu B.


IMG_1291.jpg

Mặt tường phía Bắc của kiến trúc D1, phần mái đã sập đổ hoàn toàn.


IMG_1257.jpg


IMG_1251.jpg

Nhà Dài D2 nằm phía trước tháp cổng C2 của khu C, bên cạnh phía trước là phế tích kiến trúc D3.
 
IMG_1255.jpg

Gần như toàn cảnh khu D : D1 bên phải, D2 bên trái, phế tích D3 ở góc dưới bên trái, phế tích D4 xa xa cuối ảnh, giữa D1 và D2.


IMG_1232.jpg

Phế tích D3 nhìn từ tháp cổng C2 của khu C, phế tích xa xa phía sau là D4.


IMG_1312.jpg

Phế tích D4 cũng gần như chỉ còn nền móng, nằm giữa D1 và D2.


IMG_1313.jpg

Phế tích nền móng các kiến trúc D5, D6 nằm phía Nam của D1.
 
Khu A của Mỹ Sơn nằm phía Đông, trước mặt cụm B,C,D.
Từ phía trước của kiến trúc D2 (nếu theo lối đi vào di tích hiện tại, thì ta đang đi ngược từ sau ra trước), có lối đi băng qua khe Thẻ, rẽ tay phải là sang khu A,A'; thẳng là đến khu G, rẽ trái là qua khu E, F.


CopyofCopyofIMG_5111-1.jpg

Sơ đồ khu A, A'. Lối đi vào hiện tại ở phía bên dưới, góc trái trong sơ đồ.


IMG_1344.jpg

Lối vào khu A dọc theo tường bao phía Tây của toàn khu.


IMG_1333.jpg

Toàn cảnh phế tích khu A.


IMG_1334.jpg

Phế tích tháp trung tâm A1.


Tháp A1, cho đến giữa thế kỷ XX vẫn còn tồn tại, được đánh giá là một kiệt tác của nghệ thuật kiến trúc cổ Champa, là kiến trúc tiêu biểu nhất của một phong cách tinh tế, trang nhã phóng túng nhưng cũng rất duyên dáng của nghệ thuật Champa.
Nhưng trong chiến tranh, tháp A1 đã bị bom Mỹ đánh sập gần như hoàn toàn.
Từ một tòa tháp đồ sộ (cao 24m, mỗi cạnh dài 10m), giờ chỉ còn là một phế tích đổ nát rêu phong như vậy.


IMG_1340.jpg


IMG_1341.jpg

Một Linga trơ trọi giữa các phế tích ở phía Nam khu A.


IMG_1339.jpg

Từ cửa Tây của tháp A1 nhìn ra phía trước. Tháp A1 có 2 cửa ra vào ở phía Đông và phía Tây. Ở Mỹ Sơn khác với các cụm tháp Chăm khác, có nhều ngôi tháp cửa mở về hướng Tây.


Các phế tích nhóm A' gần như không còn, đường vào bây giờ cũng đã bị cây cổ mọc lút đầu người.
 
Rời khỏi khu A, Lão Đại quay ngược lại con đường cũ, ra đến chỗ cây cầu bắc qua khe Thẻ, chỗ từ khu D đi sang. Chỗ này là một ngã ba.


IMG_1383.jpg


IMG_1385.jpg

Cây cầu nhỏ bắc qua khe Thẻ, phía xa đằng sau là kiến trúc D2.


IMG_1386.jpg

Dòng nước khe Thẻ chảy dưới cây cầu.


Từ khu A quay ra đến đây, nếu rẽ trái qua cây cầu là về lại cụm B, C, D, còn thẳng cây cầu sang bên này là một quả đồi, trên đó có các ngôi tháp thuộc nhóm G.

Đúng thời điểm này, khu tháp G đang được trùng tu. Đóng cửa.
Người ta quây hàng rào dưới chân đồi, chỉ để một cánh cổng tre ở lối lên.
Nhìn trước nhìn sau, chỉ có một mình, tiếng những người công nhân trùng tu khu tháp ở trên đồi cười nói vọng xuống, cánh cổng tre đang hé mở sẵn, y tặc lưỡi bước chân qua cổng.
(Tất nhiên ở hàng rào có gắn biển thông báo rằng, khu vực trùng tu, du khách không được vào - bằng vài thứ tiếng, nhưng thấy có một mình, y cứ lờ đi, định lên chụp mấy phát).

- Excuse me! - Một giọng nói nhẹ nhàng vang lên ... ở đâu đó gần đấy

Lão Đại trước khi bước qua cổng chắn, đã nhìn xung quanh, có mỗi mình y :D, nghe tiếng nói, y không nghĩ là nó được phát ra gần đó, nên y thản nhiên bước tiếp đôi bước, dừng lại chụp bậc lên đồi.


IMG_1346.jpg

Bậc lên đồi nơi các tháp khu G tọa lạc.


Chụp xong phát này, y cắm cúi nhấc chân bước tiếp.

- Excuse me ! - Lần này tiếng nói vang lên to hơn, vừa nhẹ nhàng, vừa cương quyết hơn trước.

Lão Đại dốt tiếng Anh .
Nói y không biết tiếng Anh là sai.
Nhưng nói y biết tiếng Anh thì ... quá sai.
Y nghe rất rõ câu nói, nhưng nhất thời không đoán ra giọng nam hay nữ, lại càng không nghĩ ai đó gọi mình.
Gọi y, việc gì phải dùng tiếng Anh ( dù cái từ người kia thốt ra, ai mà chẳng hiểu).
Y lại định bước tiếp thì chợt phát hiện dưới con đường, ngay sau khúc quanh hiện ra một tay trung niên trong sắc phục bảo vệ.
Vẫn đứng trên lưng đồi, y quay nhìn xuống : chỉ có y và tay bảo vệ.
Y đứng im, không động đậy, không lên tiếng, nhìn chằm chằm vào tay bảo vệ.

- Excuse me! &%#$#@$@^)@^%#)*@%^%$@$%R$@$^#%

Tay bảo vệ - giờ y mới nhìn rõ là mặt đàn ông - thấy y quay lại nhìn, bèn tuôn ra một tràng tiếng Anh với giọng nhẹ nhàng trở lại và kèm theo nụ cười cầu tài (cái giọng giống lúc đầu, không đối mặt, khó nhận ra giọng nam hay nữ).
Y không nghe ra câu sau của bảo vệ.
Y không cần nghe được, cũng hiểu gã nói gì :D.
Vẫn đứng nguyên chỗ cũ, y buột miệng hỏi một câu, mà vừa nói ra, y đã thấy là quá thừa :

- Chụp một tấm không được sao hả anh?

Y vừa hỏi xong, đã cảm thấy ... dở hơi, thì bỗng thấy tay bảo vệ giật nảy mình la lên :

- Trời, anh là người Việt chăng?

Hai người đứng như tượng ngó nhau.
Lão Đại thấy xấu hổ vì vi phạm, còn tay bảo vệ tròn mắt nhìn y như thẩm định lại xem y là người Việt thật không :))

- Anh không phải người Việt, anh là người Nhật - sau một hồi ngó y, tay bảo vệ nói vậy.
- I i ế (không - tiếng Nhật), tôi là người Việt

Câu nói bồi hai thứ tiếng của y làm tay bảo vệ bật cười :
- Vâng, anh là người Việt, anh thông cảm xuống giùm, trên đó đang trùng tu, khách tham quan không được lên vì lý do an toàn. Chúng tôi rất tiếc.

Nói xong, tay bảo vệ tự bỏ đi, không nhìn lại.
Lão Đại cũng lập tức trở bước đi xuống, hỏi vọng theo :

- Tại sao anh nghĩ tôi không phải người Việt.
- Vì tôi thấy anh từ lúc anh mới vào. Anh vào là đi chụp khắp các ngôi tháp, cả các phế tích chỉ còn nền móng. Người Việt thường đến đây theo nhóm, ít đi lẻ một mình, và họ thường hay chụp ảnh họ là chính, các ngôi tháp chỉ là nền. Hơn nữa, trông anh ăn mặc hơi giống đám Tây balo. Ở đây, chỉ còn khu B,C,D và khu vực khu A, E,F là du khách có thể tham quan, các khu nhỏ khác đã đổ nát hết, lối vào cũng bị cây cỏ che lấp hết rồi, anh cũng chỉ nên đi các khu tôi vừa nói.

Y cám ơn tay bảo vệ, rồi rảo bước sang khu E, F.
Ở Mỹ Sơn lần này, trong vòng 1 tiếng đồng hồ, hai lần y bị gọi là khoai tây. Tay bảo vệ lầm, là lần thứ nhất.
 
Lão Đại cười từ bữa đến giờ rồi hử??? Tỉnh dậy đi tiếp đi chứ, hành trình còn dài và nhiều thú vị chưa nói hết kìa, hô hô.
 
CopyofCopyofIMG_5111-2.jpg

Sơ đồ khu E, F.


Thực tế, khu E gần như hoàn toàn biến mất, trừ ngôi tháp duy nhất còn hình hài : tháp E7 - hiện cũng đang được gia cố chống đỡ (hoặc chờ trùng tu) bằng chằng chịt giàn giáo, ống thép.


IMG_1349.jpg

Đường vào khu E, F mát rợp bóng cây rừng, trên sơ đồ bên trên, con đường dẫn vào ở khoảng phía dưới bên phải ảnh.


IMG_1353.jpg

Tháp E7 ở góc phải khi đi vào - ngôi tháp duy nhất còn hình hài tương đối đầy dủ ở khu E.


IMG_1350.jpg

Những hình ảnh đầu tiên khi bước vào khu E từ con đường mòn.Theo sơ đồ, phế tích bên trái là E6


IMG_1354.jpg

Một số di vật ở khu E : tượng người mất đầu, bệ Yoni, bò thần Nandin. 3 phế tích có thể theo thứ tự là E5, E2 (sát bên phải) và E3 (sau cái thân cây xa xa).
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
57,066
Bài viết
1,157,875
Members
190,380
Latest member
cozydecor
Back
Top