hanguyen87
Banned
Sáng đến văn phòng, bỗng dưng cảm giác muốn làm việc bay hết khỏi người. Ngồi đọc lại những bài viết của Hoàng Yến Anh về những nơi mà chị đã đi qua: Paris – Nơi tôi vẫn mơ về một ngày đứng dưới chân tháp Effient, Lucerne – Nơi tôi vẫn mơ một ngày sẽ nắm tay người ấy đi dọc cây cầu cổ…Lên google search bài viết: “Đam mê xe dịch trên chiếc giày cao gót” thấy các chị ấy thật đáng ngưỡng mộ. Và…tôi tin, một ngày nào đó, tôi cũng sẽ đặt lại dấu chân lên những nơi mà các chị đã đi qua.
Quay lại mục đích chính, bài viết này lấy tâm điểm là chuyến đi Sài Gòn – Campuchia – Mũi Né.Ngày 15/02, buổi sáng lên công ty xử lý nốt những công việc còn lại, qua bữa trưa, tôi quay trở về nhà chuẩn bị đồ đạc ra sân bay. Nhận được tin xầu from chiến hữu. Em ốm, trời ơi lúc đấy đã tập xác định 1 mình thì cũng phải lên đường. Nhờ trời 2 đứa cũng bay được đến Sài Gòn.
Về tới khách sạn lúc hơn 10h đêm, lên phòng thay đồ, đi lượn phố tây. Sài Gòn về đêm mát mẻ, đường xá nhộn nhịp, vài quán bar nhạc nhẽo tưng bừng. Cảm giác Sài Gòn về đêm…nhộn nhạo hơn Hà Nội về đêm ở khu phố Tây. Chúng tôi đi bộ dọc Phạm Ngũ Lão tới VP Mai Linh thăm dò đường xá để sáng hôm sau đi sớm. Vé bus của Mai Linh từ Sài Gòn đi Phnom Pênh hôm đó khuyến mại còn 190k/vé/người. Các bạn có thể mua ở Hà Nội, muốn chắc chắn thì lên VP của Mai Linh ở Bến xe nước ngầm thanh toan tiền và lấy receipt. Quân tử phòng thân, đi lại xe cộ phải chắc ăn, chúng tôi lấy vé từ Hà Nội chiều ngày 15/02.
Bonus thêm thông tin khách sạn ở Sài Gòn: Các bạn nếu chỉ qua đêm ở SG để sáng hôm sau đi sớm nên chọn ks ở đường Bùi Viện, Đề Thám, Đỗ Quang Đẩu, Phạm Ngũ Lão thì nên ở phía đầu giáp với Đề Thám. Cá nhân tôi thấy nếu ai ham vui thì nên ở Đề Thám hơn là Phạm Ngũ Lão. Mấy Hostel hay guesthouse ở đây giá cả từ 16$ - 20$ /đêm không ăn sáng, 2 giường or 1 giường to uỵch. Đêm hôm đó chúng tôi ở Long Guesthouse thông qua tìm hiểu qua Tripadvisor. Cô chủ khá tốt bụng. Giá phòng 18$/2 người có ăn sáng, không ăn sáng bớt 2$. Điều hòa, nóng lạnh đầy đủ. Đêm đầu tiên của chúng tôi ở Sài Gòn qua đi như thế.
Ngày 16/02: Sáng sớm chúng tôi thức dậy, hành lý và lương thực thực phẩm đã được gói gém từ đêm qua. Làm công tác cá nhân xong, hai đứa lóc cóc xuống trả phòng, ngay đầu hẻm 273 Phạm Ngũ Lão là một khu chợ nhỏ họp buổi sáng, bán cơ man nào là thịt cá, rau quả, hàng quán. Sài Gòn nhộn nhịp từ tinh mơ. Mua gói xôi nhỏ 5k cho bữa sáng theo chính sách tiết kiệm, tiết kiệm, tích cực tiết kiểm, chúng tôi đến văn phòng của Mai Linh với 2 cái ba lô to sụ. 6h sáng Sài Gòn đã có nắng báo hiệu một ngày thời tiết không được dễ chịu cho lắm. Yên vị trên xe, tôi bắt đầu ngắm nhìn Sài Gòn. Đường xá thật rộng, vài tuyến phố hai hàng cây xanh, vỉa hè rộng đầy lá. Sài Gòn có nhiều quán café thật đẹp. Lại nói về xe cộ, xe Mai Linh khá okie, có phục vụ khăn lạnh và nước uống, có phục vụ nhạc + phim ảnh trên đường đi. Tuy nhiên xe không có nhà vệ sinh giống như Mekong Express mà tôi sẽ đề cập đến trong những phần sau. Đi qua đường Cộng Hòa, gần chỗ quẹo vào nhà cô bạn mà chúng tôi ở 2 năm trước khi đi Xuyên Việt, đi qua đoạn đường gần chỗ ấy nữa. Đường cộng hòa vừa xa lạ vừa thân quen. Qua hầm Thủ Thiêm, tôi làm một giấc tới khơi anh phụ xe báo đã đến cửa khẩu Mộc Bài. Hộ chiếu thì Mai Linh đã thu trước và làm tờ khai nhập cảnh cho cả đoàn. Phải nói là cửa khẩu Mộc Bài làm ăn vô cùng bát nháo. Đông đúc, lộn xộn. Chiều đi là một chuyện, chiều về còn lộn nhộn hơn. Chừng khoảng 30 phút cả xe làm thủ tục xuất cảnh khỏi Việt Nam, trèo lên xe 5 phút sang cửa khẩu Ba Vẹt nước bạn. Bên này có vẻ làm ăn cẩn thận hơn, tất cả các hành khách đều phải tự xếp hàng, chụp ảnh, lấy dấu vân tay cả 2 bàn. Anh làm thủ tục nhập cảnh vào Campuchia nói được tiếng Việt và cưới 1 cái rõ tươi, đóng cộp cái dấu rồi tôi mang ra trình cho 1 anh Campuchia khác kiểm tra và lao thẳng ra xe. Ngay ở cửa khẩu Bavet đã có vô số các Casino lớn nhỏ phục vụ nhu cầu bài bạc của dân Việt nhà mình từ Tây Ninh hay Sài Gòn qua đánh cược đỏ đen. Đi chừng khoảng 30 phút Mai Linh cho dừng lại ở một nhà hàng bé bé ăn trưa. Lúc đó mới hơn 10h thì ăn trưa gì. Chúng tôi mua một ít quýt, ngô luộc (người Việt bán) dự phòng cho bữa trưa. Ở đây các bạn cũng có thể đổi tiền Ria, mua sim điện thoại (70k chỉ gọi nội mạng) và mua thêm thẻ nạp để gọi quốc tế. Tại thời điểm đó song Vietel, Vinaphone của Việt Nam vẫn căng đét. Chúng tôi quyết định không mua sim điện thoại và 4 ngày tiếp theo đã chứng minh đó là một quyết định hoàn toàn thông minh và vô cùng sáng suốt. 4 ngày không điện thoại, không công việc, không khách hàng thật là sung sướng. Hoàn toàn thư giãn.
Ấn tượng đầu tiên về Campuchia trên đường đi là…nắng, đồng trơ gốc, không thấy dấu hiệu của nước nhưng lại có những cái Cổng xây có hình thần rắn Naga cực hoành tráng, sau này mới biết đó là cổng chùa. Mà chùa ở Campuchia do người dân tự đóng tiền mà xây dựng lên. Xây cho làng mình xong thì xây cho làng bên cạnh. Chùa càng to đẹp thì dân làng ấy càng giàu có sung túc. Cách một quãng lại có cờ của đảng CPP, đảng cầm quyền do thủ tướng Hunsen của đất nước Campuchia hiện thời. Đến những ngày sau đó, đây chính là điều cô bạn tôi thắc mắc kinh điểm. “Cambodian People’s Party” là cái gì hả bác? Trong lần đi Campuchia tiếp theo, tôi được biết hiện thời có 5 đảng lớn hoạt động ở Campuchia bên cạnh vô số các đảng phái chính trị khác.
Xe đưa chúng tôi qua sông bằng Phà Nek Lương, hai bên bờ sông, vài đứa bé đen nhẻm “tắm tiên” – những đứa trẻ trời sinh trời nuôi. Đi dọc qua đại lộ Monivong (Đại lộ này tập trung nhiều ĐSQ và được coi là khu phố có nhiều người nước ngoài, đặc biệt là người Trung Quốc sinh sống) Chúng tôi đến thủ đô Phnom pênh khi đã quá trưa. Bến xe của Mai Linh nằm trên đường Sihanouk Ville gần khu phố Tây cũ. Nhìn trên bản đồ tìm vị trí khách sạn mà chúng tôi đã đặt trước định bụng đi bộ tới nhưng nhìn qua bản đồ, hai đứa quyết định trèo lên xe Tuk Tuk. 3$/xe từ bến xe về tới khách sạn. Nắng và gió!
Người lái xe Tuk tuk có biết một vài câu tiếng Việt đơn giản đưa chúng tôi làm 1 vòng qua các con phố của Phnompenh trước khi đến đường 104 vuông góc với Sisowath Quay. Rút kinh nghiệm từ vụ Tuk Tuk các lần sau chúng tôi đều mặc cả nhiệt tình (2$/xe). Khách sạn chúng tôi ở tọa lạc ngay trong khu phố tây mới đông vui nhộn nhịp, gần với văn phòng của Mekong Express và cũng gần bến tàu đi Siemriep. Cũng nên đề cập rằng phố 104 tập trung tương đối nhiều quán Bar và các dịch vụ khác mặc dù con phố này chỉ dài gấp đôi Phố Hồ Gươm nhà mình. Bản thân khách sạn chúng tôi ở, tầng 1 cũng là bar. Nhắc đến vụ quán Bar, tôi nhớ đến vụ bia bọt. Ở Campuchia có 2 loại bia chính: Cambodia Beer và Angkor beer, người ta so sánh nó giống như Sài Gòn Xanh và Sài Gòn đỏ, giá cả chênh nhau chút xíu nhưng Cambodia beer uống đau đầu hơn là Angkor beer. Giá của 1 chai Cambodia beer trong bar loại nhỏ khoảng 2.5 – 3$/chai, giá bán ở ngoài khoảng 1.25$. Angkor beer giá cũng giao động từ 1.8$ - 2.2$ loại chai nhỏ ở nhà hàng. Bia Campuchia uống nhẹ hơn beer Lào, nồng độ cồn chỉ có 4 – 5 độ. Quay trở lại với hành trình thăm quan. Chiều hôm đó sau khi hoàn tất công việc gặp gỡ đối tác. Chúng tôi bắt đầu thăm quan thủ đô Phnompenh. Đường xá bên này tương đối sạch sẽ, lượng xe cộ không đông đúc như Sài Gòn hay Hà Nội. Điểm đầu tiên trong buổi chiều thăm quan là bảo tàng Quốc Gia, giá vé vào cửa bảo tàng này là 3$/khách. Đây là “Bảo tàng khảo cổ và văn lịch sử hàng đầu của Campuchia. Ở đây có các hiện vật là bộ sưu tập nghệ thuật Khmer lớn nhất thế giới dù cho trung tâm lịch sử của Khmer có xu hướng bị che khuất bởi quần thể Angkor và các bảo tàng liên quan ở Xiêm Riệp. Bảo tàng được xây năm 1917-1920 bởi chính quyền thực dân Pháp theo phong cách kiến trúc Kmer với ảnh hưởng của kiến trúc Pháp” Cảnh quan khu bảo tàng tương đối đẹp, bên trong có 2 hồ nước nhỏ thả nhiều hoa súng. Phía trước cửa chính của Bảo Tàng có biểu diễn múa Apsara trong trang phục Xà rông truyền thống phục vụ khách thăm quan. Lại nói về múa Apsara, những lần tiếp theo chúng tôi có xem lại show diễn này, hầu như chỉ có vài điệu cơ bản nhưng so ra chúng tôi vẫn ấn tượng mãi sắc thái biểu cảm trên khuôn mặt của cô gái biểu diễn trong bảo tàng. Cô bạn Rady cho biết đối với những vũ nữ múa Apsara trong Hoàng Cung xưa kia nếu muốn theo nghề thì suốt đời không được kết hôn.
Quay lại mục đích chính, bài viết này lấy tâm điểm là chuyến đi Sài Gòn – Campuchia – Mũi Né.Ngày 15/02, buổi sáng lên công ty xử lý nốt những công việc còn lại, qua bữa trưa, tôi quay trở về nhà chuẩn bị đồ đạc ra sân bay. Nhận được tin xầu from chiến hữu. Em ốm, trời ơi lúc đấy đã tập xác định 1 mình thì cũng phải lên đường. Nhờ trời 2 đứa cũng bay được đến Sài Gòn.
Về tới khách sạn lúc hơn 10h đêm, lên phòng thay đồ, đi lượn phố tây. Sài Gòn về đêm mát mẻ, đường xá nhộn nhịp, vài quán bar nhạc nhẽo tưng bừng. Cảm giác Sài Gòn về đêm…nhộn nhạo hơn Hà Nội về đêm ở khu phố Tây. Chúng tôi đi bộ dọc Phạm Ngũ Lão tới VP Mai Linh thăm dò đường xá để sáng hôm sau đi sớm. Vé bus của Mai Linh từ Sài Gòn đi Phnom Pênh hôm đó khuyến mại còn 190k/vé/người. Các bạn có thể mua ở Hà Nội, muốn chắc chắn thì lên VP của Mai Linh ở Bến xe nước ngầm thanh toan tiền và lấy receipt. Quân tử phòng thân, đi lại xe cộ phải chắc ăn, chúng tôi lấy vé từ Hà Nội chiều ngày 15/02.
Bonus thêm thông tin khách sạn ở Sài Gòn: Các bạn nếu chỉ qua đêm ở SG để sáng hôm sau đi sớm nên chọn ks ở đường Bùi Viện, Đề Thám, Đỗ Quang Đẩu, Phạm Ngũ Lão thì nên ở phía đầu giáp với Đề Thám. Cá nhân tôi thấy nếu ai ham vui thì nên ở Đề Thám hơn là Phạm Ngũ Lão. Mấy Hostel hay guesthouse ở đây giá cả từ 16$ - 20$ /đêm không ăn sáng, 2 giường or 1 giường to uỵch. Đêm hôm đó chúng tôi ở Long Guesthouse thông qua tìm hiểu qua Tripadvisor. Cô chủ khá tốt bụng. Giá phòng 18$/2 người có ăn sáng, không ăn sáng bớt 2$. Điều hòa, nóng lạnh đầy đủ. Đêm đầu tiên của chúng tôi ở Sài Gòn qua đi như thế.
Ngày 16/02: Sáng sớm chúng tôi thức dậy, hành lý và lương thực thực phẩm đã được gói gém từ đêm qua. Làm công tác cá nhân xong, hai đứa lóc cóc xuống trả phòng, ngay đầu hẻm 273 Phạm Ngũ Lão là một khu chợ nhỏ họp buổi sáng, bán cơ man nào là thịt cá, rau quả, hàng quán. Sài Gòn nhộn nhịp từ tinh mơ. Mua gói xôi nhỏ 5k cho bữa sáng theo chính sách tiết kiệm, tiết kiệm, tích cực tiết kiểm, chúng tôi đến văn phòng của Mai Linh với 2 cái ba lô to sụ. 6h sáng Sài Gòn đã có nắng báo hiệu một ngày thời tiết không được dễ chịu cho lắm. Yên vị trên xe, tôi bắt đầu ngắm nhìn Sài Gòn. Đường xá thật rộng, vài tuyến phố hai hàng cây xanh, vỉa hè rộng đầy lá. Sài Gòn có nhiều quán café thật đẹp. Lại nói về xe cộ, xe Mai Linh khá okie, có phục vụ khăn lạnh và nước uống, có phục vụ nhạc + phim ảnh trên đường đi. Tuy nhiên xe không có nhà vệ sinh giống như Mekong Express mà tôi sẽ đề cập đến trong những phần sau. Đi qua đường Cộng Hòa, gần chỗ quẹo vào nhà cô bạn mà chúng tôi ở 2 năm trước khi đi Xuyên Việt, đi qua đoạn đường gần chỗ ấy nữa. Đường cộng hòa vừa xa lạ vừa thân quen. Qua hầm Thủ Thiêm, tôi làm một giấc tới khơi anh phụ xe báo đã đến cửa khẩu Mộc Bài. Hộ chiếu thì Mai Linh đã thu trước và làm tờ khai nhập cảnh cho cả đoàn. Phải nói là cửa khẩu Mộc Bài làm ăn vô cùng bát nháo. Đông đúc, lộn xộn. Chiều đi là một chuyện, chiều về còn lộn nhộn hơn. Chừng khoảng 30 phút cả xe làm thủ tục xuất cảnh khỏi Việt Nam, trèo lên xe 5 phút sang cửa khẩu Ba Vẹt nước bạn. Bên này có vẻ làm ăn cẩn thận hơn, tất cả các hành khách đều phải tự xếp hàng, chụp ảnh, lấy dấu vân tay cả 2 bàn. Anh làm thủ tục nhập cảnh vào Campuchia nói được tiếng Việt và cưới 1 cái rõ tươi, đóng cộp cái dấu rồi tôi mang ra trình cho 1 anh Campuchia khác kiểm tra và lao thẳng ra xe. Ngay ở cửa khẩu Bavet đã có vô số các Casino lớn nhỏ phục vụ nhu cầu bài bạc của dân Việt nhà mình từ Tây Ninh hay Sài Gòn qua đánh cược đỏ đen. Đi chừng khoảng 30 phút Mai Linh cho dừng lại ở một nhà hàng bé bé ăn trưa. Lúc đó mới hơn 10h thì ăn trưa gì. Chúng tôi mua một ít quýt, ngô luộc (người Việt bán) dự phòng cho bữa trưa. Ở đây các bạn cũng có thể đổi tiền Ria, mua sim điện thoại (70k chỉ gọi nội mạng) và mua thêm thẻ nạp để gọi quốc tế. Tại thời điểm đó song Vietel, Vinaphone của Việt Nam vẫn căng đét. Chúng tôi quyết định không mua sim điện thoại và 4 ngày tiếp theo đã chứng minh đó là một quyết định hoàn toàn thông minh và vô cùng sáng suốt. 4 ngày không điện thoại, không công việc, không khách hàng thật là sung sướng. Hoàn toàn thư giãn.
Ấn tượng đầu tiên về Campuchia trên đường đi là…nắng, đồng trơ gốc, không thấy dấu hiệu của nước nhưng lại có những cái Cổng xây có hình thần rắn Naga cực hoành tráng, sau này mới biết đó là cổng chùa. Mà chùa ở Campuchia do người dân tự đóng tiền mà xây dựng lên. Xây cho làng mình xong thì xây cho làng bên cạnh. Chùa càng to đẹp thì dân làng ấy càng giàu có sung túc. Cách một quãng lại có cờ của đảng CPP, đảng cầm quyền do thủ tướng Hunsen của đất nước Campuchia hiện thời. Đến những ngày sau đó, đây chính là điều cô bạn tôi thắc mắc kinh điểm. “Cambodian People’s Party” là cái gì hả bác? Trong lần đi Campuchia tiếp theo, tôi được biết hiện thời có 5 đảng lớn hoạt động ở Campuchia bên cạnh vô số các đảng phái chính trị khác.
Xe đưa chúng tôi qua sông bằng Phà Nek Lương, hai bên bờ sông, vài đứa bé đen nhẻm “tắm tiên” – những đứa trẻ trời sinh trời nuôi. Đi dọc qua đại lộ Monivong (Đại lộ này tập trung nhiều ĐSQ và được coi là khu phố có nhiều người nước ngoài, đặc biệt là người Trung Quốc sinh sống) Chúng tôi đến thủ đô Phnom pênh khi đã quá trưa. Bến xe của Mai Linh nằm trên đường Sihanouk Ville gần khu phố Tây cũ. Nhìn trên bản đồ tìm vị trí khách sạn mà chúng tôi đã đặt trước định bụng đi bộ tới nhưng nhìn qua bản đồ, hai đứa quyết định trèo lên xe Tuk Tuk. 3$/xe từ bến xe về tới khách sạn. Nắng và gió!
Người lái xe Tuk tuk có biết một vài câu tiếng Việt đơn giản đưa chúng tôi làm 1 vòng qua các con phố của Phnompenh trước khi đến đường 104 vuông góc với Sisowath Quay. Rút kinh nghiệm từ vụ Tuk Tuk các lần sau chúng tôi đều mặc cả nhiệt tình (2$/xe). Khách sạn chúng tôi ở tọa lạc ngay trong khu phố tây mới đông vui nhộn nhịp, gần với văn phòng của Mekong Express và cũng gần bến tàu đi Siemriep. Cũng nên đề cập rằng phố 104 tập trung tương đối nhiều quán Bar và các dịch vụ khác mặc dù con phố này chỉ dài gấp đôi Phố Hồ Gươm nhà mình. Bản thân khách sạn chúng tôi ở, tầng 1 cũng là bar. Nhắc đến vụ quán Bar, tôi nhớ đến vụ bia bọt. Ở Campuchia có 2 loại bia chính: Cambodia Beer và Angkor beer, người ta so sánh nó giống như Sài Gòn Xanh và Sài Gòn đỏ, giá cả chênh nhau chút xíu nhưng Cambodia beer uống đau đầu hơn là Angkor beer. Giá của 1 chai Cambodia beer trong bar loại nhỏ khoảng 2.5 – 3$/chai, giá bán ở ngoài khoảng 1.25$. Angkor beer giá cũng giao động từ 1.8$ - 2.2$ loại chai nhỏ ở nhà hàng. Bia Campuchia uống nhẹ hơn beer Lào, nồng độ cồn chỉ có 4 – 5 độ. Quay trở lại với hành trình thăm quan. Chiều hôm đó sau khi hoàn tất công việc gặp gỡ đối tác. Chúng tôi bắt đầu thăm quan thủ đô Phnompenh. Đường xá bên này tương đối sạch sẽ, lượng xe cộ không đông đúc như Sài Gòn hay Hà Nội. Điểm đầu tiên trong buổi chiều thăm quan là bảo tàng Quốc Gia, giá vé vào cửa bảo tàng này là 3$/khách. Đây là “Bảo tàng khảo cổ và văn lịch sử hàng đầu của Campuchia. Ở đây có các hiện vật là bộ sưu tập nghệ thuật Khmer lớn nhất thế giới dù cho trung tâm lịch sử của Khmer có xu hướng bị che khuất bởi quần thể Angkor và các bảo tàng liên quan ở Xiêm Riệp. Bảo tàng được xây năm 1917-1920 bởi chính quyền thực dân Pháp theo phong cách kiến trúc Kmer với ảnh hưởng của kiến trúc Pháp” Cảnh quan khu bảo tàng tương đối đẹp, bên trong có 2 hồ nước nhỏ thả nhiều hoa súng. Phía trước cửa chính của Bảo Tàng có biểu diễn múa Apsara trong trang phục Xà rông truyền thống phục vụ khách thăm quan. Lại nói về múa Apsara, những lần tiếp theo chúng tôi có xem lại show diễn này, hầu như chỉ có vài điệu cơ bản nhưng so ra chúng tôi vẫn ấn tượng mãi sắc thái biểu cảm trên khuôn mặt của cô gái biểu diễn trong bảo tàng. Cô bạn Rady cho biết đối với những vũ nữ múa Apsara trong Hoàng Cung xưa kia nếu muốn theo nghề thì suốt đời không được kết hôn.