What's new

75 giờ xuyên Đồng bằng Sông Hồng

Theo Wikipedia, Toàn vùng Đồng bằng Sông Hồng có diện tích: 15.000 km2, chiếm 4,5% diện tích của cả nước và dân số là 18,2 triệu người (2006), chiếm 21,6% dân số cả nước. Nếu phân theo đơn vị hành chính, vùng gồm có 1 tỉnh, thành phố, gồm: (1) Hà Nội, (2) Bắc Ninh, (3) Bắc Giang, (4) Hải Dương, (5) Hải Phòng, (6) Thái Bình, (7) Nam Định, (8) Ninh Bình, (9) Hà Nam, (10) Hưng Yên, (10*) Hà Tây (hiện nay đã sát nhập vào Hà Nội), và (11) Vĩnh Phúc.

Khi đi phượt, mỗi người trong chúng ta đều đặt ra một tiêu chí cho riêng mình. Tiêu chí của tôi trong chuyến đi này gồm:
- Phải đi qua hết được 11 tỉnh thành Đồng bằng Sông Hồng.
- Phải đi theo vòng tròn & không được lặp lại con đường đã đi qua.

picture.php


Với tiêu chí như vậy, chuyến đi vòng quanh Đồng bằng Sông Hồng được lấy điểm mốc khởi đầu là Bưu điện Hà Nội, lúc 10 giờ 20 phút, sáng ngày 30 tháng 12 năm 2009.

picture.php


Dạo một vòng quanh các khu phố cổ Hà Nội, nhận thấy rằng Hà Nội có nét văn hóa rất đặc trưng đó là nét “văn hóa lề đường” (xin lỗi nếu như cách nói của mình là phản cảm). Dọc theo các con phố luôn đầy ắp các quán nước, gánh hàng rong và cũng đầy ắp người ăn – kẻ uống. Trong cái tiết trời giá rét của mùa Đông và có mưa phùn nhè, dường như món bán chạy nhất chính là “nước chè xanh” và “thuốc lào”. Hà Nội thật đặc biệt.

picture.php


Lách qua những con phố tấp nập người qua lại, tôi nhằm hướng cầu Chương Dương để rời Hà Nội đi Bắc Ninh. Đoạn đường qua Quảng trường Ba Đình, tôi ngỡ ngàng khi thấy lực lượng bảo vệ Lăng mặc quân phục mang dáng dấp của những chiến sỹ Xô Viết năm nào, từng tốp đạp xe đạp đi tuần tra dọc theo nhưng con phố. Ấn tượng vô cùng.

picture.php


Rời con đường Hà Nội để nhập vào con đường quốc lộ nối thẳng lên Bắc Ninh. Phải công nhận rằng, cơ sở hạ tầng tại các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng rất tốt. Các tuyến đường vanh đai nối liền các tỉnh rất rộng rãi và chẳng mấy chốc tôi đã đến Thành phố Bắc Ninh, rồi Thành phố Bắc Giang ngay trong buổi chiều hôm ấy. Điểm nổi bật nhất của chặng đường này là chi chit các số điên thoại quảng cáo sữa xe. Đoạn được từ Cầu vượt Thanh Trì đến Thành phố Bắc Giang ước chừng khoảng trên dười 50 km, thì tất cả lan can bên vệ đường và dưới lòng đường đều hiện diện các số điện thoại vá – sửa xe. Thiết nghĩ, họ đã dùng hết bao nhiêu lít sơn và hết bao nhiêu thời gian chỉ để ghi các con số điện thoai trên khắp 50 (km) lan can ấy?

picture.php
 
Last edited:
75 giờ xuyền Đồng bằng Sông Hồng

Đồng bằng Sông Hồng là cái nôi của nước Việt Nam ta khi có lịch sử hàng ngàn năm. Đi bất cứ đâu cũng thấy đền, chùa, miếu, các di tích lịch sử … Dọc theo tuyến đường tôi đi qua, có rất nhiều di tích như Đến Phù Đổng, Đền Đô, Cố đô Hoa Lư, Chùa Bái Đính (đang xây dựng), Côn Sơn, Kiếp Bặc … Nhưng điểm nhớ nhất chính là khi ghé thăm Chùa Phật Tích tại Bắc Ninh vì ngày tôi đến, ngôi chùa đang trong quá trình trùng tu. Đây là một số hình ảnh việc trùng tu chùa Phật Tích (Bắc Ninh).

picture.php


picture.php


picture.php


picture.php


picture.php


picture.php


Có một điểm rất trùng hợp về đồng phục học sinh. Hầu như tất cả áo khoác của học sinh tại các tỉnh thành Đồng bằng Sông Hồng đều có một kiểu na ná giống nhau đó là gam màu trắng ở phía trên và gam đậm màu ở phía dưới. Bất cứ nơi nào cũng gặp những chiếc áo khoác với những tông màu như vậy.

picture.php
 
Có một điểm khá thú vị tại các thành phố tại vùng Đồng bằng Sông Hồng chính là vẫn còn rất nhiều ngôi làng nằm gọn giữa các khu đô thhị hiện đại. Tôi ngạc nhiên khi thấy xe bò, xe ngựa chay tung tung trên các tuyến đường ngoại thành Hà Nội và ngay cả trong các tuyến đường nội thị tại Bắc Ninh, Phủ Lý, Hưng Yên, Vĩnh Yên ...

picture.php


Tôi đã gặp người phụ nữ này trong chặng đường từ Ninh Bình đi Nam Định. Tôi hỏi chị về chuyện làm ăn, chị tâm sự:

- Nhà có 5 khẩu, được cấp khoảng 2 mẫu ruộng trồng lúa. Một năm làm 2 vụ, nếu làm tốt thì được khoảng 5 tấn thóc (lúa), giá bán hiện nay khoảng 5,000 VND / kg thì thu được khoảng 25 triệu đồng. Sau khi trừ đi các chi phí về giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thuế nông nghiệp, thủy lợi phí … người nông dân còn được khoãng 5 triệu đồng. Do đó chỉ là lấy công làm lời, nếu gia đình nào phải thuê mướn thì gần như là hòa vốn.

- Mùa này đang là mùa ngô (bắp), hằng ngày chị ngồi đây từ rạng sáng cho đến tận đêm khuya để bán bắp luộc cho người đi đường. Giá bán trung bình là 1,500 VND / trái bắp. Mỗi ngày chị mong kiếm được khoãng 30,000 đồng để gom góp đủ 900,000 đồng hàng tháng gửi cho cô con gái đang là sinh viên đi học trên thành phố.

Những người nông dân chúng ta còn khổ quá. Một hình ảnh quen thuộc mà tôi gặp tại các làng quê ở đấy đó là sự vắng lặng bóng dáng thanh niên. Trong làng chỉ có người già, trẻ nhỏ và phụ nữ. Thanh niên và những người đàn ông phải rời làng lên thành phố / hoặc nơi khác kiếm sống.

picture.php
 
Đám cười ở vùng thôn quê thật thú vị. Tôi may mắn khi có dịp được tận mắt chứng kiến cảnh người dân làm thịt heo mừng đám cưới, hàng xóm cùng giúp nhau nấu tiệc đãi khách, con nít hớn hở vi có dịp để vui chơi ... và một màu rực đỏ của những tà áo cười.

picture.php


picture.php


picture.php


Khi gần như sắp khép lại hành trình, tôi thấy rằng Đồng bằng Sông Hồng có nét đặc trưng giống nhau đó là xen lẫn giữa những cánh đồng là một vài thôn làng, rồi lại xen lẫn cánh đồng. Điểm cuối cùng tôi dừng chân là làng Mộng Phụ (Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội). Nơi đây có thể xem là sự hội tụ những nét đặc trưng nhất của nông thôn Bắc bộ tại đây.
- Đồng ruộng.
- Con đê.
- Mái đình.
- Cổng làng.
- Nhà truyền thống của người dân.
- Phong tục.
- Nhịp sống thôn quê
- …

picture.php


picture.php


picture.php


picture.php
 
Last edited:
... Cổng làng - Nét đặc trưng của nông thôn Bắc Bộ.

picture.php


... Giếng làng - Nơi cung cấp nguồn nước cho cả làng.

picture.php


... Sân làng - Cùng với sân đình, đây là nơi tổ chức các hoạt động mang tính cộng đồng của làng.
picture.php


... Ngôi nhà "trống" - Ngôi nhà này thường nằm kế sân đình / sân làng với mục đích là chổ nghĩ chân cho những ai đến làng.

picture.php


... Cảnh làng quên yên bình vào mỗi buổi sáng
picture.php


... Đây là cổng, nó được xây rất thấp. Tôi đã hỏi một bác đã lớn tuổi trong làng, bác ấy tiết lộ rắng: Đây chính là sự thâm thúy của người xưa, họ xây cổng rất thấp để khách tới nhà buộc phải cúi đầu mới vào nhà được. Đấy là thể hiện sự tôn trọng với chủ nhà.

picture.php
 
Đây là bữa cơm mộc mạc mà gia đình bác Hải (chủ nhà nơi tôi tôi ở nhờ) đã mời ăn tối cùng. Hai bác cháu nhâm nhi vài ly rượu rồi hàn huyên đủ mọi chuyện, từ chuyện bác đi bộ độ ở chiến trường Tây Nguyên đến những câu chuyện tâm sự về cuộc sống thường nhật.

picture.php


Sáng sớm, tôi thức dậy, dạo quanh sân làng một vòng với bao tâm trạng trước khi tạm biệt bác chủ nhà. Khi tôi 2 tuổi, gia đình tôi cũng rời làng ra đi và đến tận ngày hôm nay, chưa một lần tôi quay trở về ngôi làng của chính mình.

picture.php


picture.php


14:30, ngày 02 tháng 01 năm 2010: Len lõi qua hàng núi người đang chen lấn nhân dịp Hội Hoa và trong cái nhìn ái ngại của mấy chú bảo vệ, tôi quay trở lại Hà Nội - quay lại chính nơi mình đã xuất phát để khép lại vòng hành trình với tổng cộng 623 (km) đã đi qua.

30/12/2009: Hà Nội – Bắc Ninh – Bắc Giang – Hải Dương.
31/12/2009: Hải Dương – Hải Phòng – Thái Bình – Ninh Bình.
01/01/2010: Ninh Bình – Hà Nam – Hưng Yên – Hà Tây.
02/01/2010: Hà Tây – Vĩnh Phúc – Hà Nội.

picture.php


picture.php


Tôi có một ước mơ rằng mình sẽ đi một chuyến vòng quanh Đồng bằng Sông Cửu Long để so sánh xem 2 vùng đồng bắng của đất nước có điểm gì chung và khác nhau.
Hãy biết ước mơ & cứ đi rồi sẽ đến :)
picture.php
 
Last edited:
Góc chia sẽ.

Trên đây là một vài tâm sự của mình về chuyến đi vòng quanh Đồng bằng Sông Hồng. Nhân đây mình muốn chia sẽ một vài thông tin thông tin & "kinh nghiêm" đối với những bạn nào (1) ở miền Nam & (2) lần đầu tiên ra Bắc, và (3) đi bụi một mình.

1. SÂN BAY NỘI BÀI - TRUNG TÂM HÀ NỘI.
Thông thường nếu chúng ta đi công tác / hoặc có người thân đón thì quá dể dàng, nhưng nếu là đi bụi & đi một mình thì bạn nên lựa chon cách đi hợp lý & tiết kiệm nhất:
- Taxi: Thường sẽ mời chào với giá từ 230 ~ 250k. Nếu bạn có chi phí khấm khá / hoặc trong tình thế bất khả kháng thì cứ đi.
- Xe Bus: Đi bằng xe bus thì rẻ hơn nhiều, xe của Kimho Việt Thanh sẽ đậu tại ngay Ga đến, giá là 30k / người.
- Thuê xe đón: Liên hệ Anh. Chiến (0904-437-696), giá sẽ mền hơn. Khoảng 200k nếu bạn đi mình / xe taxi 4 chổ, hoặc nếu đi ghép xe với khách khác chỉ 50k/người.

1A. TRUNG TÂM HÀ NỘI - SÂN BAY NỘI BÀI
Bạn nên ra góc đường Quang Trung - Hai Bà Trưng (kế bên VP Vietnam Airlines).
- Nếu bạn muốn đi xe Taxi, chỉ cần trả giá 100k, cũng có xe đi.
- Nếu muốn rẻ hơn, bạn mua vé bus Viet Thanh, giá cũng 30k / người lên tận đến sân bay.

1B. KHÁCH SẠN GẦN SÂN BAY NỘI BÀI.
Nếu chuyến bay của bạn quá sớm / hoặc quá trể. Có thể nghi ngơi tại các khách sạn kế bên sân bay (cách sân bay 2km). Khách sạn tốt khu này có khách sạn Phương Đông.
- Liên hệ: Chị Bình : 0972-325-435
- Giá: 150k/ người


2. KHÁCH SẠN.
Theo kinh nghiêm, bạn nên thuê khách sạn tại khu vực Phố cổ vì tiện thăm quan các địa điểm nổi tiếng của Hà Nội. Giá khách sạn trung bình từ 250 - 300k/người. Vừa rồi, mình ở khách sạn Hanoi Opera Hotel, địa chỉ 14 Hàng Đồng. Giá là 200k/ đếm. Nhìn chung cũng ổn.
picture.php


3. THUÊ XE GẮN MÁY.
Nếu bạn ở Khách sạn Hanoi Opera Hotel, ban gặo Anh. Chiến (chủ khách san), anh sẽ đứng ra thuê giúp cho, chỉ cầm mỗi CMND thôi. Giá thuê là 90k/ngày, chạy quá giờ thì cứ 10k/h mà tính , nếu xe dơ quá thì đóng thêm 10k tiền rữa xe. Hôm trước mình chạy chiếc Honda Wave này nè, chạy rất êm nhưng phải nộp tiền rữa xe đấy. Hihi
picture.php


Trên đây là một vài chia sẽ nhỏ, chúc các bạn có những chuyến đi thành công./.
 
Góc chia sẽ.

4. QUẦN ÁO.
Theo mình nghĩ, nếu bạn đi Phượt thi nên sắm cho mình 1 bộ quần áo bộ đội vì nó rất phù hợp với điều kiện núi rừng, lại bền & dể giặt. Chắc vì tính năng ấy nên người ta mới trang bị cho quân đội chứ.

Thêm nữa, khi tôi mặc quần áo bộ đội đi phượt, người dân cứ ngỡ mình là "bộ đội" thiệt, nên toàn xưng là "chú", nghe vui vui. Ví dụ: "chú mới ở trong đấy ra à?". "Chú đóng quân ở đâu?" ... Nhưng không để ý rằng mình có mang quân hàm quái đâu, cuối cùng đành thú nhận là mặc cho thoải mái thôi.

- Tại Sài Gòn, bạn nào có nhu cầu mua quần áo bộ đội, mình mua giúp cho vì mình có người bạn làm bên phòng quân nhu của Quân đoàn 4 (Dĩ An - Bình Dương), giá sơ bộ thế này:
+ Quần áo rằn ri: khoảng 180 ~ 200k /bộ
+ Giày: 60k/ đôi
+ Mũ rằn ri: 20k/ chiếc

5. CÀ PHÊ DỌC ĐƯỜNG.
Nếu như trong miền Nam thì rất nhiều các quán cà phê dọc ven đường, tuyến đường tôi đi qua có rất ít quán cà phê dọc đườnh để ta nghi chân. Con nếu có quán nào có dòng chữ "CAFE" thì dám chắc rằng 70% trong sô đó có kinh doanh mại dâm.
Mình đã vào 4 quán có chữ "CAFE" thì có đến 3 quán kinh dịch vụ đen này. Do đó lưu ý anh em đi đường, hãy cảnh giác & nếu muốn nghĩ ngơi thì vào các quán bán hành bách hóa, ở đấy người ta cũng bán nước giải khát / hoăc cà phê luôn.

6. MÁY SẤY TÓC.
Nếu bạn đi Bắc dịp này thì tôi khuyên nên mang theo một cái máy sấy tóc vì nó rất tiện dụng. Ngoại trừ quần áo có dịch vụ giặt ủi tại Khách sạn, trong trường hợp quần áo chưa khô kịp thì máy sấy tóc hiệu quả hơn bàn ủi rất nhiều.

Thêm vào đấy, nếu bạn đi trong thời tiết lạnh & có mưa. Ngoài việc mặc quần áo ấm & dán miếng giữ nhiệt, chiếc máy sấy tóc có thể xem là chiếc lò sưởi mini dành cho bạn.

Có thên vài điều chia sẽ như vậy.
Thân chào. :)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,554
Bài viết
1,153,640
Members
190,119
Latest member
mksportstop
Back
Top