NhatBo
Storyteller
Đãi "Vàng trắng" từ bãi Cát đen
Kusamba, Bali
Nếu so sánh với quy trình làm muối ở Việt Nam thì công đoạn tưới nước biển lên cát đen chính là điểm khác biệt quan trọng và đặc trưng nhất. Cát đen có khả năng truyền nhiệt và giữ muối tốt. Khi nước biển bay hơi sẽ để lại tinh thể muối li ti bám vào cát.
Bước 1: tưới nước biển lên cát đen. Lưu ý ở bước này là phải rưới đều, vừa đi vừa lợi dụng lực quán tính của 2 bầu nước để hất nước biển ra chứ không phải đổ ngập một chỗ. Mục đích chính là để nước biển chỉ thấm vào mặt cát một lớp vừa đủ.
Bước 2: sau khi cát khô lại do nước biển đã bay hơi. Diêm dân sẽ dùng bồ cào để cào bung lớp cát đen đó lên.
Bước 3: lớp cát đen (hòa lẫn với tinh thể muối) đó sẽ được diêm dân đem cho vào máng trong căn chòi. Chiếc máng có công dụng như một khay lọc nhằm làm tăng độ tinh khiết của muối.
Bước 4: Diêm dân sẽ đổ thêm nước biển vào máng để cho nước biển chảy qua lớp cát đen và từ đó đi theo ống dẫn chảy xuống các thùng chứa được làm từ gốc thân cây dừa. Bước này được xem là bước quan trọng nhất vì nó quyết định nên chất lượng muối. Cát muối ở bước số 3 sẽ được nén vào máng với lực nén sao cho phù hợp. Nếu nén quá lỏng hoặc không nén, nước biển sẽ chảy qua quá nhanh mà không được lọc kỹ, còn nếu nén quá chặt thì ảnh hưởng đến tốc độ chiết xuất của nước biển. Chỗ này bạn nào là Barista hoặc hay pha cà phê là sẽ hiểu được ngay.
Bước 5: Nước biển sau khi chiết xuất và thu được trong thùng chứa sẽ mang ra cho vào những khay dài thế này và chờ cho bay hơi. Thành quả cuối cùng chính là những hạt muối biển trắng lấp lánh và cũng là kết tinh của một quy trình truyền thống tỉ mẫn.
Kusamba, Bali
Nếu so sánh với quy trình làm muối ở Việt Nam thì công đoạn tưới nước biển lên cát đen chính là điểm khác biệt quan trọng và đặc trưng nhất. Cát đen có khả năng truyền nhiệt và giữ muối tốt. Khi nước biển bay hơi sẽ để lại tinh thể muối li ti bám vào cát.
Bước 1: tưới nước biển lên cát đen. Lưu ý ở bước này là phải rưới đều, vừa đi vừa lợi dụng lực quán tính của 2 bầu nước để hất nước biển ra chứ không phải đổ ngập một chỗ. Mục đích chính là để nước biển chỉ thấm vào mặt cát một lớp vừa đủ.
Bước 2: sau khi cát khô lại do nước biển đã bay hơi. Diêm dân sẽ dùng bồ cào để cào bung lớp cát đen đó lên.
Bước 3: lớp cát đen (hòa lẫn với tinh thể muối) đó sẽ được diêm dân đem cho vào máng trong căn chòi. Chiếc máng có công dụng như một khay lọc nhằm làm tăng độ tinh khiết của muối.
Bước 4: Diêm dân sẽ đổ thêm nước biển vào máng để cho nước biển chảy qua lớp cát đen và từ đó đi theo ống dẫn chảy xuống các thùng chứa được làm từ gốc thân cây dừa. Bước này được xem là bước quan trọng nhất vì nó quyết định nên chất lượng muối. Cát muối ở bước số 3 sẽ được nén vào máng với lực nén sao cho phù hợp. Nếu nén quá lỏng hoặc không nén, nước biển sẽ chảy qua quá nhanh mà không được lọc kỹ, còn nếu nén quá chặt thì ảnh hưởng đến tốc độ chiết xuất của nước biển. Chỗ này bạn nào là Barista hoặc hay pha cà phê là sẽ hiểu được ngay.
Bước 5: Nước biển sau khi chiết xuất và thu được trong thùng chứa sẽ mang ra cho vào những khay dài thế này và chờ cho bay hơi. Thành quả cuối cùng chính là những hạt muối biển trắng lấp lánh và cũng là kết tinh của một quy trình truyền thống tỉ mẫn.