Có nhiều giai thoại về sự tích thỉnh tượng Phật Bốn Tay.
Chuyện kể rằng vào năm 1913 khi người Pháp bắt người dân tiến hành đào đất tại một gò đất để lập đồn bót quân sự, thì phát hiện một pho tượng đá bốn tay cao 1,7m, chiều ngang 1,16m nằm sâu khoảng 2m trong lòng đất, tại khu vực dân cư gần chợ Ba Thê. Trước đó, người dân cũng tìm thấy hai tấm bia được làm bằng loại đá bùn màu đen có chiều cao khoảng 1,8m, dày khoảng 0,22m, khắc chữ cổ mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có thể là chữ viết của dân tộc Phù Nam xưa.. Lạ thay, dù huy động hàng chục thanh niên trai tráng khỏe mạnh, nhưng vẫn không thể nhấc nổi tượng Phật ấy. Hôm sau, hòa thượng trụ trì chùa Linh Sơn khấn nguyện được rước tượng về thờ, thì chỉ với 4 người đã dễ dàng thỉnh tượng trên lộng gỗ. Cho là ý trời nên chùa lập chánh điện đúng vị trí đó đến ngày nay.
Theo các nhà chuyên môn, những vật trên có mô típ mỹ thuật Bà la môn giáo, nguồn gốc từ Ấn Độ, tương tự tượng thờ Bà Chúa Xứ ở núi Sam (Châu Đốc, An Giang).
Thực chất, đây là tượng tạc theo mô típ tượng thần VISHNU có hình rắn naga bảy đầu làm thành tán che phía sau, thường gặp trong các tín ngưỡng chịu ảnh hưởng của Bà-la-môn giáo.
Nguyên thủy, tượng Phật có màu đen của loại đá cổ, sau khi khai quật lên, người ta đắp thêm phần chân theo tư thế ngồi kiết già. Tượng đặt trong chánh điện giữa hai tấm bia đá chùa Linh Sơn, tay phải trên nắm lấy xâu chuỗi, tay phải dưới cầm trái châu, tay trái trên cầm ấn a di đà, tay trái dưới nắm cái lĩnh.
DSC_0054 by
Chantam, trên Flickr
DSC_0055 by
Chantam, trên Flickr
DSC_0051 by
Chantam, trên Flickr
Bia đá cổ có khắc loại chữ Phù Nam xa xưa
DSC_0056 by
Chantam, trên Flickr