chantam
Phượt tiên
1/ Bồ Đề Đạo Tràng (Tp.Châu Đốc):
DSC_0046 by Chantam, trên Flickr
DSC_0026 by Chantam, trên Flickr
Thường thì khi nhắc đến Bồ Đề Đạo Tràng, người ta liên tưởng tới ngay Bồ Đề Đạo Tràng ở Ấn Độ, là nơi ngày xưa Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã đắc đạo. Nhưng ngay tại trung tâm thành phố Châu Đốc cũng có một địa danh là Bồ Đề Đạo Tràng, vì ở chổ đây có trồng một cây Bồ Đề được lấy giống từ cây gốc của Bồ Đề Đạo Tràng ở Ấn Độ.
Tại Bồ Đề Đạo Tràng ở Châu Đốc này có 3 Phật tích.
Phật tích thứ nhất là: Năm 1951 “Đại đức Jinara Jadasa, cố Hội trưởng Hội Thông Thiên Học Quốc Tế tại Ấn Độ hiến cây Bồ đề cho nước Việt Nam để làm Quốc bửu. Cây Bồ đề này là con của cây Bồ đề Bảo thọ mà xưa kia Đức Phật Tổ đã ngồi nhập định”. Người được diễm phúc ấy là “Ông Phạm Ngọc Đa, Hội trưởng Hội Thông Thiên Học Việt Nam, xin được cây Bồ đề nhờ bà Nguyễn Thị Hai sang Ấn Độ thỉnh về để trồng tại tỉnh lỵ Châu Đốc”.
Có được cây bồ đề quý, nhưng chưa rành giữ gìn bằng cách nào, nên ông Đa đã hiến tặng lại cây Bồ đề này cho thị xã Châu Đốc và được chính quyền địa phương cấp đất trồng gần tòa nhà bát giác – nơi có tượng Phật Thích Ca nhập diệt – bây giờ là Chánh Điện.… Từ đó, khu này có tên gọi Bồ Đề Đạo Tràng (Châu Đốc).
Trước khi trồng, người ta tổ chức xe hoa rước cây bồ đề đi khắp thị xã. Hạ thổ xong, noi theo Phật tích, Phật tử dùng sữa tươi tưới cây bồ đề. Chẳng bao lâu, bồ đề vươn lên bốn tược xanh tốt. Bốn tược này được người ta phân tích là bốn chân lý mà Phật Thích Ca đã giác ngộ sau khi thăm các cửa thành Ca Tỳ La Vệ của vua cha Tịnh Phạn: sinh, lão, bệnh, tử…
Phật tích thứ nhì là vào năm 2000, ông Trương Hưng – một thành viên của Bồ Đề Đạo Tràng (Châu Đốc) – có dịp đi Ấn Độ, chiêm bái Bodh Gaya. Tại cội bồ đề linh thiêng, ông đã kính thỉnh nhúm đất nơi gốc cây này đem về đựng trong bảo tháp đặt tại Bồ Đề Đạo Tràng (Châu Đốc).
Phật tích thứ ba, vô cùng trân quý, là viên ngọc Xá lợi màu trắng bóng, nhỏ cỡ hai hạt gạo. Ngọc Xá lợi được đựng trong một chiếc hộp đặt trong tủ kính ở Bồ Đề Đạo Tràng (Châu Đốc). Tủ kính này được đặt trong Xá Lợi Bảo Tháp, tọa lạc giữa ngôi Chánh Điện. Xá Lợi Bảo Tháp hình tháp tứ giác, bốn mặt ghi kể Phật tâm của những người góp sức làm nên Bồ Đề Đạo Tràng (Châu Đốc).
Theo Phật tích, khi Phật Thích Ca nhập diệt, để lại cho đời 84.000 viên ngọc Xá lợi và được phân chia các chùa chiền trên khắp thế giới để làm quốc bảo tôn thờ.
Ở vùng đất biên địa Tây Nam này, nếu đến bái viếng Bồ Đề Đạo Tràng Châu Đốc, mình nghĩ ai trong chúng ta cũng sẽ nghe tâm hồn thanh thoát hơn, đồng thời trải nghiệm được ít nhiều hiểu biết về những Phật tích xa xưa


Thường thì khi nhắc đến Bồ Đề Đạo Tràng, người ta liên tưởng tới ngay Bồ Đề Đạo Tràng ở Ấn Độ, là nơi ngày xưa Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã đắc đạo. Nhưng ngay tại trung tâm thành phố Châu Đốc cũng có một địa danh là Bồ Đề Đạo Tràng, vì ở chổ đây có trồng một cây Bồ Đề được lấy giống từ cây gốc của Bồ Đề Đạo Tràng ở Ấn Độ.
Tại Bồ Đề Đạo Tràng ở Châu Đốc này có 3 Phật tích.
Phật tích thứ nhất là: Năm 1951 “Đại đức Jinara Jadasa, cố Hội trưởng Hội Thông Thiên Học Quốc Tế tại Ấn Độ hiến cây Bồ đề cho nước Việt Nam để làm Quốc bửu. Cây Bồ đề này là con của cây Bồ đề Bảo thọ mà xưa kia Đức Phật Tổ đã ngồi nhập định”. Người được diễm phúc ấy là “Ông Phạm Ngọc Đa, Hội trưởng Hội Thông Thiên Học Việt Nam, xin được cây Bồ đề nhờ bà Nguyễn Thị Hai sang Ấn Độ thỉnh về để trồng tại tỉnh lỵ Châu Đốc”.
Có được cây bồ đề quý, nhưng chưa rành giữ gìn bằng cách nào, nên ông Đa đã hiến tặng lại cây Bồ đề này cho thị xã Châu Đốc và được chính quyền địa phương cấp đất trồng gần tòa nhà bát giác – nơi có tượng Phật Thích Ca nhập diệt – bây giờ là Chánh Điện.… Từ đó, khu này có tên gọi Bồ Đề Đạo Tràng (Châu Đốc).
Trước khi trồng, người ta tổ chức xe hoa rước cây bồ đề đi khắp thị xã. Hạ thổ xong, noi theo Phật tích, Phật tử dùng sữa tươi tưới cây bồ đề. Chẳng bao lâu, bồ đề vươn lên bốn tược xanh tốt. Bốn tược này được người ta phân tích là bốn chân lý mà Phật Thích Ca đã giác ngộ sau khi thăm các cửa thành Ca Tỳ La Vệ của vua cha Tịnh Phạn: sinh, lão, bệnh, tử…
Phật tích thứ nhì là vào năm 2000, ông Trương Hưng – một thành viên của Bồ Đề Đạo Tràng (Châu Đốc) – có dịp đi Ấn Độ, chiêm bái Bodh Gaya. Tại cội bồ đề linh thiêng, ông đã kính thỉnh nhúm đất nơi gốc cây này đem về đựng trong bảo tháp đặt tại Bồ Đề Đạo Tràng (Châu Đốc).
Phật tích thứ ba, vô cùng trân quý, là viên ngọc Xá lợi màu trắng bóng, nhỏ cỡ hai hạt gạo. Ngọc Xá lợi được đựng trong một chiếc hộp đặt trong tủ kính ở Bồ Đề Đạo Tràng (Châu Đốc). Tủ kính này được đặt trong Xá Lợi Bảo Tháp, tọa lạc giữa ngôi Chánh Điện. Xá Lợi Bảo Tháp hình tháp tứ giác, bốn mặt ghi kể Phật tâm của những người góp sức làm nên Bồ Đề Đạo Tràng (Châu Đốc).
Theo Phật tích, khi Phật Thích Ca nhập diệt, để lại cho đời 84.000 viên ngọc Xá lợi và được phân chia các chùa chiền trên khắp thế giới để làm quốc bảo tôn thờ.
Ở vùng đất biên địa Tây Nam này, nếu đến bái viếng Bồ Đề Đạo Tràng Châu Đốc, mình nghĩ ai trong chúng ta cũng sẽ nghe tâm hồn thanh thoát hơn, đồng thời trải nghiệm được ít nhiều hiểu biết về những Phật tích xa xưa
Last edited: