What's new

Angkor: Quá khứ huy hoàng, hiện tại ảm đạm, vị lai mịt mờ

doun

Phượt gia


Tôi đã không có ý định viết về những gì mà tôi đã nhìn thấy trong chuyến đi này. Một phần vì nó cũng giống như bao chuyến đi khác vì công việc của tôi, một phần tôi sợ với thời gian ngăn ngủi một vài ngày, và với những cảm nhận không sâu sắc về những gì tôi được nhìn, được nghe, được sờ thấy về một nền văn minh huy hoàng trong quá khứ, tôi sẽ có lỗi với những người sống cách gần một ngàn năm mà những đôi bàn tay điêu luyện của họ đã tạo nên những công trình cho đến cả ngàn năm sau, loài người vẫn còn kinh ngạc và thán phục. Dù cho những điều họ tạo nên có lúc đã suy tàn, bị tàn phá bởi con người hay thiên nhiên bị vùi lấp, lẵng quên trong rừng già đại ngàn nhiều trăm năm.

Nhưng cuối cùng tôi cũng quyết định viết, viết như là để tri ân với những tiền nhân đã để lại cho loài người thấy được những khả năng vĩ đại của loài sinh vật vốn chỉ tồn tại trên cái hành tinh nhỏ bé màu xanh hơn 4 tỉ năm này trong mấy chục nghìn năm.
 
Last edited:


Tôi đến Siem Reap trong ánh chiều tà của những ngày người dân đất nước này đang chuẩn bị lế tang cho cựu Quốc vương của mình. Sân bay Angkor bình yên và lặng lẽ như những quá khứ huy hoàng của nó đang nằm ngủ yên dưới bóng rừng già. Họa tiết chú sư tử Angkor oai hùng trên những chiếc máy bay của hãng hàng không quốc gia Cambodia Angkor Air dường như muốn nhắc lại về quá khứ đó. Nhưng thật hài hước thay khi một nửa sở hữu và phần lớn những người điều hành hãng hàng không này là người đến từ phương trời khác.
 
Last edited:
Nếu như nghĩ đến một đất nước Campuchia ngày nay, khi cả đất nước và người dân còn chưa hàn gắn hết những vết thương của các cuộc chiến tranh trong thế kỷ 20 và những ký ức kinh hoàng của thời kỳ diệt chủng những năm 70 của thế kỷ trước vẫn chưa tan đi trong ký ức của người dân, có lẽ nhiều người trên thế giới này không nghĩ rằng đất nước này, những người dân lam lũ tóc khô cằn vì nắng gió, những con người vẫn còn mang trên mình những chứng tích của bom mìn chiến tranh này là những hậu nhân của đế chế Khmer xa xưa. Một đế chế đã phát triển và suy vong trong hơn 400 năm từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XIV sau công nguyên mà thời kỳ hưng thịnh nhất của nó bờ cõi của Đế chế trải dài từ nam Trung Quốc đến bán đảo Mã Lai, từ phần lớn lãnh thổ Thái Lan ngày nay đến Nam Trung Bộ và Nam Bộ của Việt Nam.


Bản đồ đế chế Khmer những năm 900 SCN
 
Trải qua hơn 400 năm tồn tại và suy vong với 22 đời vua trị vì, những gì mà Đế chế này để lại cho hậu nhân làm cả thế giới hiện đại ngày nay, khi loài người đã bay lên cao những hành tinh khác, đã lặn sâu đế những nơi sâu nhất của các đại dương, bay vòng quanh thế giới trong vài chục giờ đồng hồ này vẫn còn kinh ngạc về khả năng của những đôi bàn tay con người, dù cho có tới vài trăm năm bị vùi lấp trong rừng già nhiệt đới, bị tàn phá bởi thiên nhiên hay con người.

Đế chế Khmer qua các triều đại chính
Đời vua Năm tri vì
Jayavarman II 802-850
Jayavarman III 850-877
Indravarman I 877-889
Yasovarman I 889-910
Harshvarman I 910-923
Isanavarman II 923-928
Jayavarman IV 928-942
Harshavarman II 942-944
Rejendravarman 944-968
Jayavarman V 968-1001
Udayadityavarman 1001-1002
Suryavarman I 1002-1050
Udayadityavar II 1050-1066
Harshavarman III 1066-1080
Jayavarman VI 1080-1108
Dharanindravarman I 1180-1112
Suryavarman II 1112-1150
Dharanindravarmen II 1150-1181
Jayavarman VII 1180-1220
Indarvarman II 1220-1243
Jayavarmand VIII 1243-1295
Indravarman III 1295-1308

Tôi không có ý viết về lịch sử ở trang web dành cho những người thích đi này, và bản thân tôi cũng làm một cái nghề không có một chút liên quan gì đến lịch sử hay kiến trúc, nghệ thuật, có chăng trong khi học người ta chỉ nói vài câu có màu sắc lịch sử là ngày xửa ngày xưa, cách đây mấy nghìn năm con người đã biết lấy một số loại cây, một số khoáng vật để chữa bệnh này bệnh kia. Tôi chỉ đề cập đến vài điều về những con người đã để lại cho hậu thế nhũng công trình mà con người hiện đại gọi chúng là một trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại và là một trong số ít cái vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Đặc biệt là hai vị vua Suryavarman II và Jayavarman VII, những người đã cho xây nên Angkor Watt và phần lớn đền đài trong quần thể Angkor Thom mà tôi đã có dịp đến thăm khi ra về đầy tiếc nuối về thời gian được ở đó quá ngắn ngủi.
 
Last edited:
Sau những ngày làm việc nhàm chán với bài phát biểu và những phiên thảo luận dài lê thê rồi cũng đến ngày có được thời gian đến thăm các khu đền đài. Điểm đầu tiên tôi đến là Angkor Watt, tôi chọn nơi này đầu tiên vì nhiều lý do: Thứ nhất: Nó gần khách sạn tôi ở hơn, thứ hai: Nó được xây trước Angkor Thom và Thứ 3: Quần thể Angkor Watt nhỏ hơn nên có thể đến thăm trong một buổi chiều, một lý do cuối nữa là tôi cũng muốn được xem hoàng hôn trên Angkor Watt mê hoặc như thế nào khi mà rất nhiều người nói tới, cả trong tấm postcard tôi mua trước đó cũng có cảnh hoàng hôn Angkor Watt, và dĩ nhiên ảnh đó có thể đã qua chỉnh sửa.


Sunset in Angkor Watt-Postcard
 
Last edited:
Với 10$ cho một chuyến tuk tuk khứ hồi từ KS. Surmadevi Angkor nơi tôi ở, sau 20 phút, tôi đã có mặt tại cổng đền Angkor Watt
Như đã đề cập trên. Angkor Watt được xây dựng trước tiên trong khu quần thể Angkor dưới thời vua Suryavarman II (Một trong 2 vị vua tôi đã nhấn mạnh bằng ghi đậm ở trên) vào đầu thế kỷ XII là thời kỳ cực thịnh của Đế chế Khmer. Với lịch sử kéo dài hơn 400 năm của Đế chế, một đặc điểm có thể nói là có chút khác biệt với nhiều vùng đất khác về tôn giáo là có nhiều lần tôn giáo của đế chế Khmer thay đổi, và điều này cũng làm cho các kiến trúc trong quần thể Angkor được xây dựng trong suốt thời gian tồn tại của Đế chế cũng có những màu sắc khác nhau nhiều về mục đích, kiến trúc, qui mô... Cũng vì lý do này mà nhiều công trình tôn giáo trong quần thể này bị hủy hoại, sửa đổi theo những sự thay đổi tôn giáo.
Angkor Watt được xây dựng trong thời kỳ Đế chế Khmer theo Ấn giáo (Hindu), mục đích của việc vua Suryavarman II cho xây dựng ngôi đền có nhiều quan điểm cho rằng đó là nơi thờ phụng nữ thần Vishnu như là một đền thờ cấp nhà nước, cũng có những ý kiến cho rằng Suryavarman II cho xây dựng Angkor Watt như là lăng mộ của mình.
Do ảnh hưởng của Ấn giáo nên bố cục Angkor Watt có cấu trúc mô phỏng Núi Vũ Trụ Meru trong đạo, đến khi Đế chế cải sang đạo phật Bắc Tông, đền được thay đổi thành Chùa và có tên là chùa Đế Thiên theo phiên âm Hán Việt, rồi lại đến giai đoạn Đế chế quay trở lại với Ấn giáo. Chùa Đế Thiên lại chở thành đền thờ của Hindu rồi Đế chế suy vong, Angkor Watt bị đập phá, rơi vào quên lãng và có lẽ như vậy nên có thể dù hiện nay Campuchia coi Phật giáo Nam Tông là Quốc giáo thì Angkor Watt vẫn gọi là đền.
 
Last edited:
Sau khi mua vé 20$ cho một ngày tham quan, chạy thêm chừng vài phút xe, Angkor Watt huyền thoại đã hiện ra trước mặt với màu nâu đặc trưng của đá và của ánh nắng chiều. Nhìn từ xa Chính môn với 3 ngọn tháp đã đổ nhưng không làm mất đi sự quyến rũ. Dãy hành lang tường hai bên với những hàng cột đều tăm tắp cho thấy đây đúng là một công trình tôn giáo chứ không phải là khu vực có kiêm công năng phòng thủ như khu quần thể Angkor Thom mà tôi đến vào ngày hôm sau.



Chu vi ngoài cùng và đầu tiên là hào nước sâu xung quanh đền. Với chu vi hình vuông của hào nước là hơn 6km, chiều rộng hơn 230m như tôi đã đọc được và có lẽ khá sâu.


Bờ của hào nước được kè bằng những phiến đã Sa thạch (Sandstone) nâu được đẽo gọt với những đường nét sắc nét và kê thành bậc để có thể đi xuống dưới nước, nhiều đoạn qua năm tháng đã bị lún, đổ, việc phục chế cũng đang tiến hành với bằng chứng là nhiều phiến đá đang được gia công xếp trên bờ. Không hiểu có phải do ám thị hay không nhưng tôi không mấy tin tưởng những tảng đá đang đẽo gọi đó có thế làm đẹp thêm cho khu quần thể này. Một phần về những họa tiết, đường đẽo gọt của nó có gì đó mang tính chất tính công, lương theo số lượng sản phẩm nên khá thô, mặt đá còn hằn vết lưỡi dao của máy cưa và màu đá cũng khác, xám chứ không nâu như nguyên bản.


Một phần bờ kè hào nước còn nguyên vẹn
 
Last edited:
Việc xây dựng hào nước xung quanh đến Angkor Watt cung không có mục đích phòng thủ, nhiều ý kiến cho rằng các nhà thiết kế ngôi đền đã thiết kế hào nước nhằm tránh sự xâm lấn của cây rừng nhưng có lẽ hoàn toàn không hẵn vậy, vì chắc chắn rằng để xây dựng ngôi đến này thì cả một diện tích rừng xung quanh nó sẽ bị chặt. Ý kiến được cho là có lý hơn là vua Suryavarman II muốn ngôi đền được xây xung quanh một biển nước nhằm mong đem lại sự phồn thịnh cho Đế chế và cung như là để vua thực hiện các nghi thức "Khuấy biển sữa" tìm thuốc trường sinh Amrita như trong truyền thuyết của Hindu giáo. Dù là lý do gì đi chăng nữa tôi cho rằng việc đào những hào nước xung quanh trước khi xây dựng ngôi đền sẽ rất dễ dàng cho việc vận chuyễn những khối đá sa thạch đến từng vị trí xây dựng bằng thuyền bè. Vì những những tảng đá này được lấy từ núi Kulen cách đó gần 100 km. Theo như NASA nghiên cứu qua ảnh vệ tinh thì việc vận chuyển đá bằng kênh đào sẽ rút ngắn được quãng đường vận chuyển đá xuống rất nhiều và rút ngắn thời gian xây dựng ngôi đến xuống chỉ còn 35 năm.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,473
Bài viết
1,147,643
Members
193,540
Latest member
smmallservice99855
Back
Top