What's new

Bà Đen Sơn mùa mưa bão 11-12/9/ 2010. Đắm mình trong huyền thuyết.

Status
Not open for further replies.
[ Chốt đoàn] Bà Đen Sơn mùa mưa bão 11-12/9/ 2010. Đắm mình trong huyền thuyết.

Danh sách chốt đoàn:
1. Yenthanh (xế)
2. Dadat (xế)
3. Binhya (xế)
4. Kanz (xế)
5. Duy (xế)
6. Hoàn (xế)
7. Hội ( xế)
8. Tuyên (xế)
9. Zfansipan (ôm)
10. Van (ôm)
11. Xidau (ôm)
12. Diễm (ôm)
13. Ngoclam (ôm)
14. Tiêu (ôm)
15. Bipbip (ôm)
16. smalltiger (ôm)
17. Tranbac ( độc hành hiệp)

Chốt đoàn 17 thành viên.

Mình đã leo núi bà đen 1 lần vào tháng 4/2010. Nhưng vẫn muốn leo lại theo đường khác gian nan hơn (đường chùa).
Mình lập topic này chiêu mộ các nam thanh nữ tú làm lại chuyến Bà Đen Sơn ngày 11-12/9/2010
Đi bằng xe máy từ SG - Núi Bà Đen, Tây Ninh. Đi sáng sớm ngày 11/9 về chiều ngày 12/9/2010.

Đoàn khoảng 10-12 người là đẹp.
Nhóm mình đã có 5 xế + 1 ôm.
Cần tuyển thêm 1 xế + 5 ôm + 1 lều đôi (hoặc thuê)
Các mem hiện hữu sẽ trang bị 3 lều đôi + 1 lều 4 người (đủ cho đoàn 10 người). Túi ngủ các thành viên tự trang bị.

Hành trình sơ bộ:
Leo núi Bà Đen theo đường chùa và xuống đường cột cáp truyền thông.
6:00 AM xuất phát từ SG
9:00 AM đến chân núi bà đen. Gửi xe, chuẩn bị hành trang, tiếp thêm nhu yếu phẩm.
9:30 AM bắt đầu đi bộ lên chùa.
11:30 AM đến chùa, thắp hương thành kính cầu khẩn, chùa Bà Đen rất linh thiêng ( tuỳ tín ngưỡng cá nhân). Ăn trưa ( mang theo)
12:00 PM chinh phục đỉnh
16:30 lên đến đỉnh ( vừa đi vừa ngắm cảnh, chụp hình hoặc vừa đi, vừa khóc vừa thở, hên sui tuỳ thời tiết và tuỳ người)
Thỏa sức ngắm cảnh, lia máy ảnh.
17:00: dựng lều chuẩn bị buổi tối (gồm cháo vịt và gỏi gà ++ những món khác nếu xách nổi) + dùng mỹ nhân kế xin nước.
19:00: Ăn tối trong các lạnh giữa mùa hè đổ lửa và giao lu với các anh bộ đội (nếu thỉnh được)

Tối ngủ lều + túi ngủ/ áo ấm ( trên núi tối rất lạnh)
Sáng 8:30 hạ san theo đường cáp truyền thông.
13:00 xuống tới chân núi.
Đi ăn (tính sau)

Dự kiến kinh phí khoảng 250k/người.

Lưu ý:
- Đường lên đỉnh núi Bà Đen theo đường chùa rất gian nan. đặc biệt vào mùa mưa. có thể chụp ếch liên lục và có đoạn phải đi bằng 4 chân. Nên trước khi bạn đăng ký tham gia phải cân nhắc kỹ về thể lực và ý chí bản thân.
- Tất cả các thành viên đều phải mang theo hành lý. Tối thiểu là 7 kgs (đối vớ bạn nữ). Đã lên núi rồi đoàn sẽ không thể quay đầu bỏ cuộc giữa đường.
- Đây là chuyến trecking đường núi tương đối nguy hiểm và ta phải tự túc và tự lo hoàn toàn và cũng không có mua bảo hiểm :D.
- Nguyên tắc của đoàn là chuẩn bị kỹ, chậm mà chắc để có thể tận hưởng được cảm giác kiệt sức, chán nản, te tua trước khi được hồi sinh.

Bạn nào muốn tham gia thì đặt gạch ở đây, lưu lại số phone và email.
Email: [email protected]
Cellphone: 0909-338-038
Nhóm sẽ off để bàn thêm vào ngày 31/8/2010 để đóng tiền và phân công nhiệm vụ.


Thông tin cơ bản về núi Bà Đen:
- Núi cao nhất vùng Đông Nam và Tây Nam Bộ. cao 986 mét so với mặt nước biển.
- Toạ lạc ở Huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh
- Là 1 trong những danh thắng và địa điểm hành hương thiêng liêng của các phật tử (không phải phượt tử)
 
Last edited:
Re: Bà Đen Sơn mùa mưa bão 11-12/9/ 2010. Đắm mìmh trong huyền thuyết.

Truyền thuyết:
Có hai truyền thuyết về sự tích Bà Ðen:
- Bà Đen là nàng Đênh , người Cao Miên
- Bà Đen là lý thị Thiên Hương Người Việt Nam


1: Bà Đen là nàng Đênh

" Tương truyền rằng, khi xưa, thuở còn là phần đất của Cao Miên, tại vùng rừng núi Tây Ninh có một viên quan trấn thủ người Miên sinh hạ được hai con: một trai tuấn tú và một gái hiền thục, tục gọi là nàng Ðênh.

Lúc nàng Ðênh 13 tuổi, có ông sư người Tàu tên là Trung Văn Danh từ Bến Cát (Thủ Dầu Một) đến vùng núi Tây Ninh tìm chùa làm nơi hoằng dương Phật pháp. Khi đến nhà quan trấn, sư ông thăm hỏi việc truyền bá đạo Phật trong vùng và dò la kiếm nơi cất chùa hành đạo. Quan trấn thủ mời nhà sư tạm nghỉ nơi nhà mình để ông thừa dịp học đạo.

Sư ông vui vẻ nhận lời và từ đó bắt đầu truyền bá Phật pháp trong gia đình quan trấn và cơ vệ đội.

Tuy tuổi trẻ nhưng sớm nhuộm màu thiền, nàng Ðênh miệt mài nghe sư ông giảng đạo. Quan trấn cũng mộ đạo nên thiết lập cho sư ông một cảnh chùa, nay còn di tích là chùa Ông Tàu, nằm về phía Ðông chân núi, phía làng Phước Hội đi lên.

Thời gian thấm thoát trôi qua, nghĩ lại đã mấy năm xa cách thiện nam tín nữ Bến Cát, sư ông bèn tạm biệt quan trấn để trở về thăm cảnh cũ người xưa.

Từ ngày sư ông vắng mặt, nàng Ðênh vẫn một lòng sùng kính Phật đạo, luôn luôn lo việc hương khói trong chùa.

Vốn con nhà trâm anh, lại tuổi tới tuần cập kê, nên nhan sắc nàng Ðênh càng thêm xinh lịch, tiếng đồn khắp nơi. Quan trấn địa phương vùng Trảng Bàng có dinh đặt tại Sông Ðua thuộc làng Lộc Hưng (nay còn di tích), mới cậy mai mối hỏi cưới nàng Ðênh cho con trai trưởng của ông. Thân sinh nàng Ðênh vui vẻ tán thành. Nhưng khi nói lại cho nàng Ðênh biết thì nàng rất bối rối, chưa biết trả lời ra sao, nàng xin cha mẹ đình đãi để kịp suy nghĩ. Qua nhiều đêm trằn trọc, vì nàng Ðênh đã phát nguyện xuất gia tu hành, không thể lấy chồng, nàng quyết tâm lánh mặt. Một đêm, khi cha mẹ ngủ yên, nàng Ðênh lén ra đi tìm nơi thuận tiện để tiếp tục tu hành. Mọi việc vỡ lở ra, quan trấn cho lính đi tìm nàng Ðênh khắp nơi, kẻ băng rừng, người lên núi, mãi đến trưa, quân lính tìm thấy trong kẹt đá một khúc chân của nàng Ðênh, có lẽ nàng bị thú dữ bắt ăn thịt còn sót lại một khúc chân, vội báo về cho quan trấn rõ.

Sau khi khóc than thương tiếc, quan trấn cho mai táng khúc chân nàng Ðênh trên núi và rước thầy tụng kinh giải oan cho nàng. Dân địa phương cho rằng, nàng Ðênh chết oan như thế ắt rất linh hiển, nên từ đó, khi gặp việc gì khó khăn thì khấn vái nàng Ðênh phò hộ thì thường được toại ý.

Việc nàng Ðênh hiển linh đồn xa, nhân dân rất sùng kính nên gọi nàng là Bà Ðênh để tỏ ý tôn kính.

Thời gian trôi qua... Bao nhiêu năm sau, lúc ấy Chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đuổi theo rất gấp, từ Gia Ðịnh, Nguyễn Ánh theo đường sứ đi Tây Ninh định trốn qua Miên.

Lúc Nguyễn Ánh chạy đến Trảng Mang Chà vùng bùng binh hiện nay thì quân Tây Sơn cũng đuổi theo gần tới, nhân dân cho biết trên núi có Bà rất linh, ai cầu gì được nấy. Nguyễn Ánh liền sai quan Quản Cơ Lê văn Duyệt phi ngựa lên núi cầu Bà mách giùm cách thoát nạn và cho biết tương lai.

Trong đêm, Nguyễn Ánh được Bà hiện ra trong giấc chiêm bao cho biết cứ theo đường sứ đến Tây Ninh, vòng qua núi, lên Võ môn Tam cấp, rồi qua Xiêm cầu viện, nghiệp cả sẽ nên, còn việc ngăn đón quân Tây Sơn để Bà lo liệu giúp cho.

Sau khi Nguyễn Ánh dẹp được nhà Tây Sơn, lên ngôi vua xưng là Gia Long, Ngài nhớ ơn cũ, cho đúc tượng Bà bằng đồng đen để thờ và sắc phong cho Bà là Linh Sơn Thánh Mẫu." (Viết theo sách Nếp Cũ Hội Hè Ðình Ðám của Toan Ánh)

Dân chúng truyền nhau sự tích của Bà Ðênh, và vì kiêng úy nên gọi trại ra là Bà Ðen.

2.- Bà Ðen là Lý Thị Thiên Hương
Tại Trảng Bàng, có cô gái tên Lý thị Thiên Hương, con của ông Lý Thiên và Bà Ðặng Ngọc Phụng, người gốc ở Bình Ðịnh vào Trảng Bàng lập nghiệp. Tuy Thiên Hương không đẹp nhưng rất có duyên và có tài năng khiến nhiều người để ý. Trong làng có chàng trai Lê Sĩ Triệt, mồ côi cha mẹ, được nhà sư Trí Tân nuôi dưỡng từ nhỏ, nên có được văn hay võ giỏi.

Lúc đó, con trai của Hà Ðảnh, quan Huyện Trảng Bàng, rất bạo ngược, dùng quyền thế, tiền bạc mua chuộc Thiên Hương đem về làm thiếp nhưng không được, nên sai một thuộc hạ thân tín tên Châu Thiện cầm đầu nhóm người Miên dùng võ lực quyết bắt nàng Thiên Hương đem về cho kỳ được.

Thiên Hương bị đám côn đồ vây bắt. Giữa lúc nguy khốn thì chàng Lê Sĩ Triệt xông ra đánh đuổi, cứu được nàng. Nàng rất cảm động tạ ơn chàng, rồi về nhà thuật chuyện cho cha mẹ nàng rõ. Ðể đáp ơn chàng, cha mẹ nàng Thiên Hương gả nàng cho Lê Sĩ Triệt. Chưa kịp đám cưới thì Lê Sĩ Triệt phải tòng quân đánh Tây Sơn. Ngày chia tay, nàng ngậm ngùi nói:

- Một lời đã hứa cùng nhau, thiếp nguyện thủ tiết chờ chàng trở về. Xin chàng an tâm lên đường nghĩa vụ.

Chàng ra đi, nàng ở nhà vò võ trông chờ ngày đoàn tụ.

Một hôm nàng lên núi lễ Phật và thăm sư Trí Tân, dưỡng phụ của Lê Sĩ Triệt. Lúc về đến chơn núi, thình lình bọn Châu Thiện thấy nàng đi một mình, liền vây bắt. Nàng chạy trở lên núi nhưng bị tuyệt đường, đành nhào xuống khe núi tử tiết. Ba hôm sau, Thiên Hương báo mộng cho sư Trí Tân, trụ trì ngôi chùa trên núi. Hoà Thượng thấy Thiên Hương hiện ra nói:

- Ðệ tử là Thiên Hương 18 tuổi, chẳng may bị bọn gia nô của quan Huyện Trảng Bàng vây bắt nên phải nhào xuống khe núi tử tiết. Nhờ căn tu kiếp trước nên linh hồn được siêu thoát, dù đã 3 ngày nhưng xác vẫn còn nguyên, xin sư phụ xuống triền núi đông nam đem thi hài của đệ tử hỏa táng giùm.

Hòa Thượng làm theo lời mách bảo, tìm gặp xác của Thiên Hương, làm lễ hỏa táng chu đáo. Bọn Châu Thiện đến xem hỏa táng bị nàng Thiên Hương báo oán, khiến cho hộc máu chết liền tại chỗ.

Sau một thời gian khá lâu, Chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh đuổi, chạy lạc đến Tây Ninh, nàng Thiên Hương đến báo mộng, mách bảo Nguyễn Ánh phải qua Xiêm tá binh, sau nầy sẽ khôi phục cơ đồ, thống nhứt giang sơn.

Sự linh hiển của nàng Thiên Hương được đồn vang, dân chúng các nơi lên núi Tây Ninh cầu cúng rất đông. Lúc bấy giờ Thượng Quốc Công Lê Văn Duyệt ở Gia Ðịnh đi lên núi Tây Ninh xem xét hư thực thế nào, đến nơi nói với người khuất mặt:

- Hồn trinh nữ Thiên Hương quả có hiển linh, hãy xuất hiện cho bổn chức xem thử.

Xảy thấy một cô gái chạy đến ứng tiếng:

- Tôi là Thiên Hương đây, xin chào Thượng quan.

Thì ra Lý Thị Thiên Hương nhập vào xác của một cô gái đến nói chuyện với quan Thượng Công. Cô nói tiếp:

- Tôi xin mách trước cho Thượng quan biết, Thượng quan sau nầy sẽ được phong Thần vinh hiển, nhưng xác của Thượng Công bị hành hạ, mả bị xiềng xích, tên tuổi bị đục khoét, sau mới được minh oan.

Ngài Thượng Công Lê văn Duyệt nói:

- Bổn chức không cầu xin biết tương lai của mình mà muốn biết rõ căn do của nàng.

Hồn Thiên Hương qua miệng cô gái thuật rõ mọi việc:

- Thượng Ðế chứng lòng đoan chính của thiếp, nên cho thiếp hết đọa luân hồi và được xuống trần cứu nhơn độ thế.

Ngài Thượng Công không còn nghi ngờ gì nữa, liền dâng sớ về triều tâu rõ mọi việc.

Vua Gia Long nhớ lại chuyện bôn tẩu năm xưa, khi đến Tây Ninh, có nàng Thiên Hương hiển linh báo mộng, nên liền sai Lê Văn Duyệt lên núi ra sắc chỉ phong Lý Thị Thiên Hương là Linh Sơn Thánh Mẫu, chủ trì Linh Sơn Tiên Thạch Ðộng, cho cất điện và đúc tượng bằng đồng đen để thờ nơi núi Tây Ninh ( tiếc là sắc chỉ ấy đã bị thất lạc hic hic).Đến đời vua Bảo Đại ( ngày 19 tháng 4 năm thứ 10 Bảo Đại ) vua đã tái sắc phong cho Bà.



Kể từ đó, núi Tây Ninh được gọi là núi Linh Sơn, và để tránh gọi tên Thiên Hương, dân chúng gọi là Bà Ðen, vì tượng của Bà màu đen, và gọi núi ấy là núi Bà Ðen.

Lễ Vía Linh Sơn Thánh Mẫu được tổ chức hằng năm tại Ðiện Bà vào dịp đầu Xuân, từ ngày mùng 10 đến 15 tháng Giêng âm lịch, có hằng trăm ngàn người đến cúng vái cầu xin sự phò hộ của Bà để việc kinh doanh và việc gia đình được may mắn tốt đẹp.

(trích từ bài viết của ZzMrBoomzZ , trên trang: www.sinhvienhoasen.com)
 
Re: Bà Đen Sơn mùa mưa bão 11-12/9/ 2010. Đắm mìmh trong huyền thuyết.

Chia sẻ cùng các bạn, nhóm PKM vừa rồi cũng đã leo, nhưng mà leo trong đêm, các bạn nên đem theo nhiều nước, áo mưa, áo giữ ấm, bạt là những vật dụng tối cần thiết, nếu uống được rượu thì mang theo còn gì bằng

https://www.phuot.vn/threads/9710-Nhà-PKM-leo-núi-Bà-Đen-hôm-31-7-1-8-Ấn-tượng-khắc-cốt-ghi-tâm
Thân

@ David.
Hiểu, lần trước 1 mình tớ mang theo 11 chai nước uống mà cũng không đủ uống. ớn ăn nhất là quả thồ nước.
Mình sẽ chuẩn bị kỹ và chẳng dám leo đêm. Phượt thì phượt, nhưng an toàn là an toàn.
TKS
 
Last edited:
Re: Bà Đen Sơn mùa mưa bão 11-12/9/ 2010. Đắm mìmh trong huyền thuyết.

Hay quá, cho em xin 1 chân ôm trong vụ này!

Báo cáo em ko có lều ạ.
 
Haizzzzzzzzz! đã hứa rằng là sẽ tu hết tháng 9 nhưng thấy bà con đi lại thấy nôn nao. Huhu! Thèm nắng, thèm gió, thèm mưa.... thèm leo núi. Đã thế lại dòm thấy mấy anh chị nhà mình hí hửng đi nữa.
 
Re: Bà Đen Sơn mùa mưa bão 11-12/9/ 2010. Đắm mìmh trong huyền thuyết.

Hay quá, cho em xin 1 chân ôm trong vụ này!

Báo cáo em ko có lều ạ.

Cô nương nhanh chân và say mồi nhất.
Duyệt.
Yên tâm đi, có lều và có cả 1 lố để ôm. Hôm đó, anh bắt xếp hàng cho em chọn.
Nhưng phải mang đồ ấm / túi ngủ nhá.
 
Haizzzzzzzzz! đã hứa rằng là sẽ tu hết tháng 9 nhưng thấy bà con đi lại thấy nôn nao. Huhu! Thèm nắng, thèm gió, thèm mưa.... thèm leo núi. Đã thế lại dòm thấy mấy anh chị nhà mình hí hửng đi nữa.
@ Hoa,
Vào bầu sấu thì chỉ là đi dạo thôi. Leo núi bà đen là về đi không nổi đó hen.
xem xem rùi đi đi
 
Núi Bà Đen e leo một lần rồi anh ạh, chỉ có điều là mùa nắng thôi, nhưng lúc đó thì em biết cái cảm giác thế nào là chết khát và "chết nắng". Trời! nghĩ lại cái nắng Tây Ninh vẫn còn hãi đây. Em cũng chỉ dòm ngó, hóng hớt thôi chứ chưa biết đi được không anh ạ, tuần sau mới có lịch công tác tháng 9 mà.
 
Status
Not open for further replies.

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,647
Bài viết
1,154,466
Members
190,155
Latest member
ncvinh123
Back
Top