What's new

[Chia sẻ] Bắc Kinh - Thượng Hải - Đi tour ký sự

Trung Quốc Với một trong những giai đoạn văn minh liên tục dài nhất của thế giới và hệ thống chữ viết tiếp tục được dùng cho đến ngày nay, lịch sử Trung Quốc đặc trưng bởi những chia tách và thống nhất lặp đi lặp lại qua các thời kỳ hòa bình xen kẽ chiến tranh, trên một lãnh thổ đầy biến động.

Tên gọi Trung Quốc đã không được dùng thống nhất trong suốt lịch sử Trung Quốc, và thể hiện sắc thái văn hóa và chính trị. Vào thời Xuân Thu, nó được dùng để mô tả về mặt chính trị các nước xuất phát từ nhà Tây Chu, nằm trong châu thổ Hoàng Hà, không tính các nước như Sở dọc theo Dương Tử giang và Tần ở phía tây. Tuy nhiên vài thời nhà Hán, Sở và Tần kết nối vào Trung Quốc và được coi là một bộ phận của Trung Quốc mới. Và theo dòng lịch sử, tên gọi này dần ổn định và chỉ toàn bộ lãnh thổ dưới sự cai trị của chính quyền đế quốc trung ương.

Trung Quốc là một trong những cái nôi văn minh nhân loại sớm nhất. Văn minh Trung Quốc cũng là một trong số ít các nền văn minh, cùng với Lưỡng Hà cổ (người Sumer), Ấn Độ (Văn minh lưu vực sông Ấn Độ), Maya, và Ai Cập Cổ đại (mặc dù có thể nó học từ người Sumer), tự tạo ra chữ viết riêng.

Đặc điểm của phong kiến Trung Quốc là các triều đại thường lật đổ nhau trong bể máu và giai cấp giành được quyền lãnh đạo thường phải áp dụng các biện pháp đặc biệt để duy trì quyền lực của họ và kiềm chế triều đại bị lật đổ. Chẳng hạn như nhà Thanh (người Mãn Châu) sau khi chiếm được Trung Quốc thường áp dụng các chính sách hạn chế việc người Mãn Châu bị hòa lẫn vào biển người Hán vì dân họ ít. Tuy thế, những biện pháp đó đã tỏ ra không hiệu quả và người Mãn Châu cuối cùng vẫn bị văn hóa Trung Quốc đồng hóa.

Năm 1912, sau một thời gian dài suy sụp, chế độ phong kiến Trung Quốc cuối cùng sụp đổ hẳn và Tôn Trung Sơn thuộc Quốc Dân Đảng thành lập Trung Hoa Dân Quốc. Ba thập kỷ sau đó là giai đoạn không thống nhất - thời kỳ Quân phiệt cát cứ, Chiến tranh Trung - Nhật, và Nội chiến Trung Quốc. Nội chiến Trung Quốc chấm dứt vào năm 1949 và Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm được đại lục Trung Quốc. ĐCSTQ lập ra một nhà nước cộng sản - nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa - tự xem là nhà nước kế tục của Trung Hoa Dân Quốc.

trungquocua1.png

(Tài liệu & bản đồ được tổng hợp tả pí lù từ internet, wikipedia,...)
 
Rời phủ Hòa Thân thì cả đoàn đi đến xưởng Ngọc...xưởng này được mô tả là to nhất Bắc Kinh...nhưng mình nghĩ chắc nó sống được là nhờ làm với các hãng tour chứ xa thế thì ai mà lên mua ...và vào trong thì toàn dân đi tour sang vào mua, ăn trưa... Nói thì nói thế nhưng cũng công nhận hàng hoá ở đây làm cũng rất sắc xảo. Khá thịnh hành hiện nay là gối ngọc, gối này là từ đá bạch ngọc và nghe nói trước Tư Hy Thái Hậu thường dùng để gối ngủ (...chắc làm bằng đá tảng to chứ không như thiết kế hiện nay)

picture.php


Các sản phẩm khác:

picture.php


picture.php


picture.php


picture.php


picture.php


picture.php
 
Một điểm tiếp đến nữa là uống thử trà ... tên gọi quán trà này khá kêu " trà tiến sĩ"..

picture.php


Thực ra lúc đâu cũng không hứng thú gì lắm với việc này nhưng trong chương trình thì đi xem thử...trước khi vào mọi người cũng cảnh giác là sẽ không mua gì ...nhưng rốt cuộc sau khi nghe giới thiệu và cho uống các loại trà như Ô Long Trà, Trà Sinh Thái, Bạch Trà...cộng với kỹ năng "sale" chuyên nghiệp của người giới thiệu thì mọi người lại mua ầm ầm... Trong này có rất nhiều phòng uống trà để giới thiệu dọc theo hành lang như thế này:

picture.php


Ở ngoài thì chưng rất nhiều loại trà lạ như tra làm thành bánh, thành hình hô lô..và đặc biệt khi mua tra bánh thì có giấy chứng nhận sưu tầm và sau vai năm nếu còn giữ có thể mang bán lại, đấu giá...

picture.php


picture.php


picture.php


Trong phòng pha trà thì có tượng 1 ông ...không biết ông nay là ai nhưng đoán chặc tổ sư nhà trà quá ...

picture.php


và tất nhiên là bộ đồ nghe pha trà chuyên nghiệp để "dụ dỗ" khách hàng..( tất nhiên bỏ qua mấy cái đầu gối trần trụi nhé)

picture.php
 
Last edited:
Nhưng cái làm mình mê mẩn nhất không phải tra ...mà các bộ ấm pha trà được bày để bán...nhưng đẹp vật vã và giá tiền cũng vật vã theo ...từ ấm kiểu làm theo dáng cổ to vật :

picture.php


đến các bộ ấm con bày bán:

picture.php


picture.php


picture.php


picture.php


picture.php


picture.php
 
Ơ, sao em ko được vào cái chỗ thử trà này nhỉ?
Chữ Phúc thứ 2 được làm bẳng bạch ngọc ...sau này mọi người đến đây đề sở vào chữ đó để lấy phúc và may mắn ...do sờ nhiều chữ đen đi và đơn vị bảo quản sợ bị hỏng nên đã bọc kính bên ngoài ...chữ này được để trong 1 đường hầm ngắn nên không chụp được...chỉ chụp được hình ảnh mọi người sếp hàng đi vào để sờ ...

picture.php


picture.php


picture.php
Cái chữ Phúc dấu trong hầm này, theo như tour guide giới thiệu thì là Hòa Thân ăn cắp trong Hoàng cung mang về yểm ở nhà mình. Sau này vua biết phát hiện ra, nhưng do Hòa Thân yểm hiểm quá, nếu lôi cái chữ ấy ra khỏi chỗ để thì còn kinh động đến cả long mạch của kinh thành Bắc Kinh, thành ra Vua cũng chịu, biết để đấy thôi. Choáng toàn phần!
 
Đi Tàu thì tớ ấn tượng nhất là cách moi tiền khách du lịch của dân Tàu. Tớ cũng sắm cả tỳ hưu, cả gối ngọc, cả chăn tơ tằm... về cũng bỏ xó.
Mà bạn chủ topic đi Hàng Châu có đi Tống Thành không? Tớ thích nhất là đi Tống Thành, xem chương trình Trương Nghệ Mưu và ngắm các người đẹp Hàng Châu, bọn tớ còn quay trộm được video.
 
Đi Tàu thì tớ ấn tượng nhất là cách moi tiền khách du lịch của dân Tàu. Tớ cũng sắm cả tỳ hưu, cả gối ngọc, cả chăn tơ tằm... về cũng bỏ xó.
Mà bạn chủ topic đi Hàng Châu có đi Tống Thành không? Tớ thích nhất là đi Tống Thành, xem chương trình Trương Nghệ Mưu và ngắm các người đẹp Hàng Châu, bọn tớ còn quay trộm được video.

Hơ, em thấy cái chăn tơ tằm dùng thích mà. Con em chỉ đắp cái chăn ấy thôi. Em đi Trung Quốc bị thành gà mỗi quả chăn này nhưng vẫn thấy hài lòng lắm.
 
Hơ, em thấy cái chăn tơ tằm dùng thích mà. Con em chỉ đắp cái chăn ấy thôi. Em đi Trung Quốc bị thành gà mỗi quả chăn này nhưng vẫn thấy hài lòng lắm.
Em cũng hài lòng nhất quả chăn tơ tằm này, giờ vẫn dùng nó, chỉ tiếc hồi đấy ko mua vài cái cỡ dầy mỏng khác nhau để dùng cho sướng.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,638
Bài viết
1,154,251
Members
190,154
Latest member
tranquochuy86
Back
Top