What's new

[Chia sẻ] Bắc Kinh - Thượng Hải - Đi tour ký sự

Trung Quốc Với một trong những giai đoạn văn minh liên tục dài nhất của thế giới và hệ thống chữ viết tiếp tục được dùng cho đến ngày nay, lịch sử Trung Quốc đặc trưng bởi những chia tách và thống nhất lặp đi lặp lại qua các thời kỳ hòa bình xen kẽ chiến tranh, trên một lãnh thổ đầy biến động.

Tên gọi Trung Quốc đã không được dùng thống nhất trong suốt lịch sử Trung Quốc, và thể hiện sắc thái văn hóa và chính trị. Vào thời Xuân Thu, nó được dùng để mô tả về mặt chính trị các nước xuất phát từ nhà Tây Chu, nằm trong châu thổ Hoàng Hà, không tính các nước như Sở dọc theo Dương Tử giang và Tần ở phía tây. Tuy nhiên vài thời nhà Hán, Sở và Tần kết nối vào Trung Quốc và được coi là một bộ phận của Trung Quốc mới. Và theo dòng lịch sử, tên gọi này dần ổn định và chỉ toàn bộ lãnh thổ dưới sự cai trị của chính quyền đế quốc trung ương.

Trung Quốc là một trong những cái nôi văn minh nhân loại sớm nhất. Văn minh Trung Quốc cũng là một trong số ít các nền văn minh, cùng với Lưỡng Hà cổ (người Sumer), Ấn Độ (Văn minh lưu vực sông Ấn Độ), Maya, và Ai Cập Cổ đại (mặc dù có thể nó học từ người Sumer), tự tạo ra chữ viết riêng.

Đặc điểm của phong kiến Trung Quốc là các triều đại thường lật đổ nhau trong bể máu và giai cấp giành được quyền lãnh đạo thường phải áp dụng các biện pháp đặc biệt để duy trì quyền lực của họ và kiềm chế triều đại bị lật đổ. Chẳng hạn như nhà Thanh (người Mãn Châu) sau khi chiếm được Trung Quốc thường áp dụng các chính sách hạn chế việc người Mãn Châu bị hòa lẫn vào biển người Hán vì dân họ ít. Tuy thế, những biện pháp đó đã tỏ ra không hiệu quả và người Mãn Châu cuối cùng vẫn bị văn hóa Trung Quốc đồng hóa.

Năm 1912, sau một thời gian dài suy sụp, chế độ phong kiến Trung Quốc cuối cùng sụp đổ hẳn và Tôn Trung Sơn thuộc Quốc Dân Đảng thành lập Trung Hoa Dân Quốc. Ba thập kỷ sau đó là giai đoạn không thống nhất - thời kỳ Quân phiệt cát cứ, Chiến tranh Trung - Nhật, và Nội chiến Trung Quốc. Nội chiến Trung Quốc chấm dứt vào năm 1949 và Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm được đại lục Trung Quốc. ĐCSTQ lập ra một nhà nước cộng sản - nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa - tự xem là nhà nước kế tục của Trung Hoa Dân Quốc.

trungquocua1.png

(Tài liệu & bản đồ được tổng hợp tả pí lù từ internet, wikipedia,...)
 
Khi vừa lên xe đi tham quan, guide Trung Quốc giới thiệu 1 chị người TQ tay lăm lăm máy ảnh và máy quay đi cùng đoàn. Chị này được công ty du lịch ở TQ cử đi cùng đoàn để chụp ảnh & quay video cho đoàn. Thực chất thì đây là một kiểu kinh doanh chụp ảnh dạo, nhưng dịch vụ tận nơi, bạn đi đâu chị ấy sẽ đi theo chụp bạn ở tất cả những chỗ có phong cảnh đẹp, quay video bạn cười nói bi bô suốt dọc đường. Kết thúc 7 ngày tour cô ấy sẽ cho bạn xem nhưng bức ảnh đã chụp và cả một VCD video clip về chuyến đi nữa, nếu bạn thích thì pay (giá không chặt chém nhưng cũng không vui lắm), nếu ko thích thì... thôi. Nhưng nhiều khi từ chối pay dường nhưng cũng khá tế nhị mặc dù phía chị kia cũng không hề tỏ ra có vấn đề gì. Kinh nghiệm của tớ là trong tay tớ lúc nào cũng lăm lăm cái máy ảnh... vì thực sự là ảnh của chị kia chụp không tốt lắm, clip cũng không muốn mua vì xem DVD quen rồi.
 
Một trong số các câu hỏi khi sang nước khác mọi người hay hỏi nhất là mua sim điện thoại ở đâu? Bao xèng? Gọi được bao lâu?

Tớ cũng hỏi thế & guide nói là không nên mua sim trong sân bay vì giá khá đắt (khoảng 200 tệ/cái), ra ngoài mua chỉ khoảng 150 tệ/cái và guide TQ sẽ đi mua hộ, trong cái sim kit ấy tài khoản có 50 tệ, dùng hết lại mua tiếp 50 tệ 1 cái thẻ cào để nạp tiếp. Mọi người hỏi guide Việt Nam tại sao mỗi lần đi xong không gom lại các sim đã dùng để đoàn sau sang có thể bán hoặc cho mượn sim chỉ cần mua thêm thẻ cào thì guide VN nói: "Phải để cho bạn làm ăn tý"... Hóa ra là bán sim với thẻ cào cũng kím chác được chút ít, vậy nên để cho tiết kiệm thì bạn nào đi trước nên giữ lại sim về cho bạn đi sau cũng đỡ được tí xíu.

Có thể hỏi guide TQ chỉ cho cách gọi điện thoại rẻ hơn, cách gọi cũng giống như dùng dịch vụ 1717 ở nhà mình ấy, chỉ tội là tớ chả nhớ quay số gì trước.
 
Một trong số các câu hỏi khi sang nước khác mọi người hay hỏi nhất là mua sim điện thoại ở đâu? Bao xèng? Gọi được bao lâu?

Tớ cũng hỏi thế & guide nói là không nên mua sim trong sân bay vì giá khá đắt (khoảng 200 tệ/cái), ra ngoài mua chỉ khoảng 150 tệ/cái và guide TQ sẽ đi mua hộ, trong cái sim kit ấy tài khoản có 50 tệ, dùng hết lại mua tiếp 50 tệ 1 cái thẻ cào để nạp tiếp. Mọi người hỏi guide Việt Nam tại sao mỗi lần đi xong không gom lại các sim đã dùng để đoàn sau sang có thể bán hoặc cho mượn sim chỉ cần mua thêm thẻ cào thì guide VN nói: "Phải để cho bạn làm ăn tý"... Hóa ra là bán sim với thẻ cào cũng kím chác được chút ít, vậy nên để cho tiết kiệm thì bạn nào đi trước nên giữ lại sim về cho bạn đi sau cũng đỡ được tí xíu.

Có thể hỏi guide TQ chỉ cho cách gọi điện thoại rẻ hơn, cách gọi cũng giống như dùng dịch vụ 1717 ở nhà mình ấy, chỉ tội là tớ chả nhớ quay số gì trước.


Bạn "guide" của bạn có lẽ kiếm được kha khá ở đây rồi, tớ mua thẻ gọi Quốc tế hoặc thẻ gọi liên tỉnh ( nhắn tin về VN được - và nhanh hơn cả trong nước nhắn cho nhau ) giá 100 tệ thì có 70 tệ có sẵn trong tài khoản.

Số điện thoại gọi giá rẻ giống 171 của mình là đến hơn 10 con số, cũng có thể mua thẻ, rồi cào ra lấy số, nó quá phức tạp thế nên mình nên mua sim luôn.

Có thể mua sim điện thoại ( nhưng chú ý phải là loại gọi quốc tế, hoặc liên tỉnh ) ở các cửa hàng của China mobile - Hữu Nghị quan cũng có 1 cửa hàng gần bến xe )
 
Ở TH, bực mình nhất là shopping và ngôn ngữ giao tiếp. Tôi hỏi 1 thẻ SD 1G, nó quát 600NDT, mình trả 100 để biến đi cho xong, ai ngờ nó bán thật=)).
Các cửa hiệu toàn tiếng Tàu, rất khó kiếm 1 quán ăn có menu tiếng Anh và hình chụp. (chắc chỉ vào Restaurant). Tôi mua vé tour 1 ngày đi từ TH xuống Hàng Châu, con bé guide k biết một tí tiếng Anh nào. Khi ở Hàng Châu, nó muốn dặn mình 1h30 tập trung để lên xe mà toàn hoa chân múa tay.Tôi đành đưa dt di động, bật đồng hồ...thì nó gật gật=))
 
Ở TH, bực mình nhất là shopping và ngôn ngữ giao tiếp.
Ui, riêng cái khoản giao tiếp thì bực mình toàn bộ đất nước Trung Quốc luôn. Hồi trước mình sang Nam Ninh, rất nhiều cửa hàng ghi biển "Giảm giá cho người Việt Nam", có cửa hàng lại ghi "Giảm già cho người Việt Nam", thậm chí có cả cửa hàng ghi "Giảm gái cho khách Việt Nam"... =)) Tưởng ngon ăn ra hỏi han mặc cả bằng tiếng Việt Nam bạn không hiểu, tiếng Anh bạn càng không hiểu... nhục thế! 2 ngày trời mới gặp 1 chú sinh viên đeo kính cận dầy khộp bập bẹ được tí tiếng Anh, bạn ấy hỏi tớ ở đâu, tớ bảo ở Hà Nội, bạn ấy không biết Hà Nội ở đâu, phải giải thích Hà Nội ở Việt Nam, bạn ấy cũng chẳng biết Việt Nam ở đâu nốt... ức chế quá! chẳng nhẽ lại kể hồi xưa các cụ nhà bạn sang oánh nhau với các cụ nhà tớ, các cụ nhà tớ oánh cho chạy loe kèn... ặc ặc
Thượng Hải đâu Thượng Hải đâu? Bao giờ tới phần Thượng Hải thì tớ vào nói leo cho vui :p
Tà tà nhá, bạn cứ tranh thủ edit ảnh, type sẵn nội dung đi. Chậm chậm đợi tớ type kịp đã nhá.
Bạn "guide" của bạn có lẽ kiếm được kha khá ở đây rồi, tớ mua thẻ gọi Quốc tế hoặc thẻ gọi liên tỉnh ( nhắn tin về VN được - và nhanh hơn cả trong nước nhắn cho nhau ) giá 100 tệ thì có 70 tệ có sẵn trong tài khoản.
Số điện thoại gọi giá rẻ giống 171 của mình là đến hơn 10 con số, cũng có thể mua thẻ, rồi cào ra lấy số, nó quá phức tạp thế nên mình nên mua sim luôn.
Thế thì guide kiếm được của đoàn tớ nhiều phết rồi... huhu...
Đúng là cái dãy số tiết kiệm của nó dài lắm, chả nhớ nổi nữa...
 
Last edited:
“Bất đáo Trường Thành phi hảo Hán” (chưa đến Vạn Lý Trường Thành thì chưa phải hảo hán). Ăn vội bữa cơm trưa, mọi người lại lục tục lên ô tô đến Vạn Lý Trường Thành để làm hảo hán.

Vừa ăn trưa xong no quá, lại thêm nửa cốc bia Tàu nên mắt cứ nhắm tịt lại, mở mắt ra đã gần đến Vạn Lý Trường Thành, dọc đường đi hai bên toàn núi đá rất đặc trưng như tranh vẽ của Trung Quốc ta vẫn thường xem. Đẹp mê hồn, mải ngắm quá quên cả chụp ảnh dọc đường... hơi phí.

Chỗ này đứng đợi mua vé chuẩn bị leo Vạn Lý Trường Thành

20080501141719cv9.jpg


Nhìn từ trên xuống chỗ xếp hàng mua vé

20080501130817dj2.jpg
 
Vạn Lý Trường Thành có nghĩa là "Thành dài vạn lý" là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc liên tục được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ Đế quốc Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Mông Cổ, người Turk, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu. Một số đoạn tường thành được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 TCN, trong đó nổi tiếng nhất là phần tường thành do Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây từ năm 220 TCN và 200 TCN, nằm ở phía bắc xa hơn phần Vạn Lý Trường Thành hiện nay của Trung Quốc xây dưới thời nhà Minh, và hiện chỉ còn sót lại ít di tích.

Bức thành trải dài 6.352 km (từ Hà Nội bay vào đến Sài Gòn mới chỉ khoảng 2.000 km thôi nhá), từ Sơn Hải Quan trên bờ Biển Bột Hải ở phía đông, tại giới hạn giữa Trung Quốc bản thổ và Mãn Châu, tới Lop Nur ở phần phía đông nam Khu tự trị người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương. Về mặt quân sự, những bức tường này có ý nghĩa về mặt phân chia ranh giới hơn là công sự bảo vệ có giá trị.

Triều đình bắt người dân phải làm việc để đắp thành, và các công nhân luôn bị nguy hiểm vì có thể bị bọn cướp tấn công. Bởi vì có nhiều người đã chết khi xây dựng thành, nó được đặt cho cái tên khủng khiếp, "Nghĩa địa dài nhất Trái đất." Có lẽ khoảng một triệu công nhân đã chết khi xây dựng bức tường thành.

Nhiều đoạn dốc đứng thế này, đi tham quan leo có bậc & tay vịn hẳn hoi mà lỡ chân một phát vẫn ngỏm như thường chứ nói gì đến khi xây dựng. Thành toàn được xây dựng trên những đỉnh núi cheo leo, vách dựng đứng. Trượt chân 1 cái thì đến con mèo cũng phải lăn xuống tận chân núi.

20080501134614iu2.jpg

Dốc dựng đứng cộng với hơi bia chưa tan hết nên leo được mấy bậc cả đoàn đã mệt phờ phạc, nhiều bác phải bò mới lên được đoạn thấp thấp này...

20080501131923bb0.jpg


20080501133729ql0.jpg
 
Một tường thành có tính chất phòng thủ biên giới phía bắc được xây dựng và duy trì bởi nhiều triều đại trong nhiều khoảng thời gian trong lịch sử Trung Quốc. Mục đích chính của nó là bảo vệ người Trung Quốc khỏi sự di cư của người Mông Cổ và người Thổ Nhĩ Kỳ. Có năm đoạn thành chính:

208 TCN (nhà Tần)
thế kỷ thứ 1 TCN (nhà Hán)
thế kỷ thứ 7 (nhà Tuỳ)
1138 - 1198 (Thời Nam Tống)
1368 - 1640 (từ vua Hồng Vũ đến vua Vạn Lịch của nhà Minh)

Đoạn tường thành chính đầu tiên được xây dựng dưới thời cai trị của Tần Thuỷ Hoàng, vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Tần với thời gian tồn tại ngắn ngủi. Bức tường này không được xây dựng bởi nỗ lực của một nhóm mà là việc ghép nối nhiều đoạn tường thành của các vùng, từng được xây dựng ở thời Chiến Quốc, vào nhau. Bức tường được nối vào nhau ở thời gian đó làm bằng đất nện với những tháp canh được xây ở các khoảng cách đều nhau. Nó nằm xa hơn về phía bắc so với Vạn lý trường thành hiện tại với điểm cực đông nằm ở Bắc Triều Tiên hiện nay. Chỉ còn ít phần của nó còn sót lại - các bức ảnh cho thấy những ụ đất thấp, dài.

Bức tường dài tiếp theo được nhà Hán, nhà Tuỳ, và giai đoạn Thập Quốc xây dựng tiếp với cùng kiểu thiết kế. Nó được làm bằng đất nện với nhiều tháp canh nhiều tầng được xây cách nhau vài dặm. Các bức tường thành cũng đã bị hư hại nhiều và đã lẫn vào phong cảnh xung quanh, bị ăn mòn bởi gió và nước mưa.

20080501133948my4.jpg


20080501133913wy9.jpg
 
Vạn Lý Trường Thành ngày nay được xây ở thời nhà Minh, bắt đầu khoảng năm 1368 và kết thúc khoảng năm 1640. Trong một đoạn trong kinh Koran, các nhà địa lý Ả Rập cũng liên hệ Alexander đại đế với việc xây dựng tường thành. Bức tường này được xây với tầm vóc to lớn bằng những vật liệu tốt (đá cứng được dùng ở các bề mặt và ở trên đỉnh thành) hơn so với trước đó. Mục đích đầu tiên của bức tường là để ngăn bước những giống người bán du mục phía bên ngoài (như người Mông Cổ dưới sự chỉ huy của hãn vương Altan và Oirats dưới sự chỉ huy của Esen Taiji) vào cướp bóc bên trong Trung Quốc khi họ sử dụng ngựa để di chuyển; hay ngăn cản sự quay trở về của họ với những thứ cướp bóc được.

Vạn Lý Trường Thành thời nhà Minh bắt đầu từ điểm phía đông tại Sơn Hải Quan, gần Tần Hoàng Đảo, ở tỉnh Hà Bắc gần Vịnh Bột Hải. Kéo dài qua chín tỉnh và 100 huyện, 500km cuối cùng vẫn còn nhưng đã thành những đống gạch vụn, và hiện nay nó kết thúc ở điểm cuối phía tây di tích lịch sử Gia Dục Quan, nằm ở phía tây bắc tỉnh Cam Túc tại biên giới với Sa mạc Gobi và những ốc đảo của Con đường tơ lụa. Gia Dục Quan được xây để tiếp đón những nhà du hành dọc theo Con đường tơ lụa. Mặc dù Vạn Lý Trường Thành kết thúc ở Gia Dục Quan, tại đó có rất nhiều "phong hoả đài" trải dài về phía Gia Dục Quan dọc theo Con đường tơ lụa. Những đài quan sát đó dùng dấu hiệu bằng khói để cảnh báo có xâm lược.

20080501133041nn1.jpg


20080501130451ap8.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,607
Bài viết
1,153,949
Members
190,146
Latest member
sportifiles
Back
Top