What's new

Bí MẬt ĐẰng Sau NhỮng Thành ĐẠt CỦa Con NgƯỜi TẠi MỘt Vùng Quê Hà TĨnh.

Chuối đây

Chuối cả nải
Bí MẬt ĐẰng Sau NhỮng Thành ĐẠt CỦa Con NgƯỜi TẠi MỘt Vùng Quê Hà TĨnh.

E muốn đi xem lại các địa danh có ảnh trong bài này, có bác nào hứng thú kô a?

( Bài này trích từ TẢN MẠN CHUYỆN PHÁP SƯ -tác giả dienbatn).
Trong chuyến đi điền dã của mình , dienbatn đã phát hiện và khảo sát một vùng quê hẻo lánh nhưng đã là khởi nguồn của nhiều vị Vua , Công hầu , Khanh tướng , các vị Đại Thần thuộc loại Tứ trụ Triều đình. Vùng này là một tập hợp nhiều Long mạch lớn đã - đang và sẽ kết phát lên nhiều vị Hoàng đế , nguyên thủ Quốc gia. Đây là một tập hợp những Long mạch điển hình của Việt nam , hiện nay Khí vận còn đang rất mạnh. Nơi mà dienbatn muốn nói đến chính là vùng quê xung quanh xã LINH CẢM - HUYÊN ĐỨC THỌ - TỈNH HÀ TĨNH.

CỔNG LÀNG ĐỒNG THÁI .
93_1169550620.jpg


LÀNG ĐỒNG THÁI - LÀNG KHOA BẢNG .

93_1169550675.jpg


ĐOẠN CUỐI HỒNG LĨNH :

93_1169550720.jpg


ĐỘC CÔ PHONG

93_1169550765.jpg


1/ MÔ TẢ KHU VỰC :

Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh cách Thủ đô Hà nội khoảng hơn 300 Km về phía Tây Nam. Nếu bạn xuất phát từ Hà nội bằng xe hơi thì sau khoảng 5 tiếng là tới. Qua Thành phố Vinh và đi qua sông Lam , đi thêm chừng 30 Km rẽ phải là đến Đức thọ. Đi tiếp khoảng 10 Km nữa là tới Bãi Vọt và Thị trấn Đức thọ. Thị trấn Đức thọ mới được xây dựng thời gian gần đây. Tại ngã tư trước khi vào Thị trấn đức thọ , có một con đường từ Hà nội lên và đi thẳng lên cửa khẩu Cầu Treo sang nước bạn Lào. Một đường vào Thị trấn và một con đường mới làm rất đẹp dẫn vào Linh cảm. Con đường này có từ khi mộ của Tổng Bí thư Trần phú được khánh thành. Huyện Đức thọ - Tỉnh Hà tĩnh là một vùng đồng bằng rộng lớn , tuy nhiên dân cư trong khu vực này còn thưa thớt. Toàn bộ Huyện Đức thọ được ôm bởi dãy Thiên Nhọn , có xuất phát từ dãy Trường sơn và con sông La hiền hòa hình vòng cung bao bọc.
Con sông La và một nhánh của nó ôm vòng lấy một cánh đồng rất rộng - Trong đó có khu địa Huyệt . Sông La và nhánh của nó chảy tới đây lững lờ như quyến luyến không muốn đi . Nhánh của sông La chảy nghịch Thủy , tạo thêm sinh khí rất mạnh cho toàn khu vực . Đây là một Long mạch rất lớn , bắt đầu từ dãy Trường sơn , có chi Long chạy về khu vực Đức thọ - Hà tĩnh ( Trong đó có đỉnh 30 ) . Con sông La bắt đầu từ hai con sông Ngàn Sâu , ngàn Phố từ dãy Trường Sơn , gặp nhau tại Linh cảm tại bến Tùng xoa ( Còn gọi là bến Tam xoa ) , chạy thêm chừng 20 Km nữa lại đổ vào sông Lam tại chợ Tràng ( Gần chợ Củi - Nơi có Đền thờ ông Hoàng Mười ) . Dãy Thiên lĩnh tại khu vực Bãi vọt gọi là dãy Hồng lĩnh có 99 ngọn núi . Dãy Thiên lĩnh nằm tại phía Bắc của khu vực . Sở dĩ gọi là Thiên Lĩnh hay Thiên nhọn vì cả dãy núi này có tới 999 ngọn núi , xuất phát từ Lào , Trường sơn , chạy qua Ngàn sâu , Ngàn Phố , kéo tới khu vực bến Tam xoa - Linh cảm . Tại khu vực này là một vùng có Long khí rất mạnh , nơi phát tích nhiều đời Vua , Quan thuộc loại Tứ trụ Triều đình . Nơi đây đặc biệt Phụ nữ rất đẹp và có tài , từng giúp cho các đức ông chồng thành đạt , thăng tiến trên đường công danh. Phụ nữ ở đây đa phần mình dây , da trắng , tóc dài , nói tiếng rất dễ nghe , dễ cảm. Ở đây có câu : " Vợ ngoan lo Quan cho chồng ". Đằng sau sự thành công của các Danh nhân xuất phát từ đất này , đều có công không nhỏ của những người Phụ nữ Đức Thọ.
Trong các làng thuộc Huyện Đức Thọ - Hà tĩnh , làng Đồng Thái là làng được xem là có nhiều người thành đạt nhất từ xưa cho đến nay. Làng này có khoảng 200 hộ dân , với khoảng 600 khẩu. Trong làng nổi lên nhiều dòng họ đã cung cấp nhiều bậc vĩ nhân cho đất ngước như : Họ Phan ( Có PHAN ĐÌNH PHÙNG , PHAN TRỌNG TUỆ , PHAN ANH , PHAN MỸ... ) ; Họ Mai ( MAI THÚC LOAN ) , Họ Hoàng ( HOÀNG CAO KHẢI.. ); Họ Bùi ( BÙI DƯƠNG LỊCH ) , họ Trần ( TRẦN PHÚ...); Họ Kiều ( KIỀU CÔNG TIỄN ) ; Họ Đinh ( ĐINH LIỆT , ĐINH LỄ ) , Họ Lê ( LÊ BÔI ) ; Họ Nguyễn ( NGUYỄN BIỂU ) ......
Xã Tùng ảnh ( là hình bóng của cây thông in trên núi ) , trước kia là làng YÊN VIỆT ; sau đổi thành Châu Phong , rồi Đức Phong và cuối cùng là Tùng Ảnh. Từ thời xa xưa cho đến ngày nay , xã Tùng ảnh luôn có người học giỏi , thi đậu cao , rất nhiều người có bằng cấp Tiến sĩ. Làng Đồng Thái - Xã Tùng Ảnh - Huyện Đức Thọ , trước kia là Phủ Đức Thọ - Tổng Việt yên.
Làng này tuy ở một vùng quê hẻo lánh song rất trù phú , đường là được lát bê tông , nhà cửa khang trang , đẹp đẽ.
Bên cạnh làng Đồng Thái có một làng nhỏ tục tên gọi là làng Nồi. Địa hình của làng này như một cái nồi úp trên mặt nước vì bốn phía là sông và cánh đồng . Làng này từ xưa đã truyền tụng câu : " Đầu làng là Tụng , Giữa làng là Họa , cuối làng là bần ". Bởi vì những hộ của phần đầu làng có truyền thống kiện tụng lâu dài , giữa làng thì xẩy ra rất nhiều tai họa quái gở , cuối làng vì cờ bạc nên nghèo mạt rệp. Hai xóm Yên hội Đông và Yên Hội Tây chuyên sống bằng nghề cờ bạc.
Tuy nhiên , rất ít người , kể cả người của làng Đồng Thái biết rằng : Những dòng họ của Đồng Thái phát mạnh mẽ và lâu dài đến như vậy không phải do đất Đồng Thái.
 
Last edited:
MỘ CAO TĂNG 1
93_1169624455.jpg


MỘ CAO TĂNG 2
93_1169624533.jpg


MỘ PHAN ĐÌNH PHÙNG 1
93_1169624584.jpg


MỘ PHAN ĐÌNH PHÙNG 2
93_1169624635.jpg


MỘ PHAN ĐÌNH PHÙNG 3
93_1169624680.jpg


MỘ PHAN ĐÌNH PHÙNG 4
93_1169624753.jpg


MỘ HOÀNG TÍCH TRÍ CON CỦA QUAN ĐẠI THẦN HOÀNG CAO KHẢI .
93_1169624852.jpg


Trong các làng thuộc Huyện Đức Thọ - Hà tĩnh , làng Đồng Thái là làng được xem là có nhiều người thành đạt nhất từ xưa cho đến nay. Làng này có khoảng 200 hộ dân , với khoảng 600 khẩu. Trong làng nổi lên nhiều dòng họ đã cung cấp nhiều bậc vĩ nhân cho đất ngước như : Họ Phan ( Có PHAN ĐÌNH PHÙNG , PHAN TRỌNG TUỆ , PHAN ANH , PHAN MỸ... ) ; Họ Mai ( MAI THÚC LOAN ) , Họ Hoàng ( HOÀNG CAO KHẢI.. ); Họ Bùi ( BÙI DƯƠNG LỊCH ) , họ Trần ( TRẦN PHÚ...); Họ Kiều ( KIỀU CÔNG TIỄN ) ; Họ Đinh ( ĐINH LIỆT , ĐINH LỄ ) , Họ Lê ( LÊ BÔI ) ; Họ Nguyễn ( NGUYỄN BIỂU ) ......
Xã Tùng ảnh ( là hình bóng của cây thông in trên núi ) , trước kia là làng YÊN VIỆT ; sau đổi thành Châu Phong , rồi Đức Phong và cuối cùng là Tùng Ảnh. Từ thời xa xưa cho đến ngày nay , xã Tùng ảnh luôn có người học giỏi , thi đậu cao , rất nhiều người có bằng cấp Tiến sĩ. Làng Đồng Thái - Xã Tùng Ảnh - Huyện Đức Thọ , trước kia là Phủ Đức Thọ - Tổng Việt yên.
Làng này tuy ở một vùng quê hẻo lánh song rất trù phú , đường là được lát bê tông , nhà cửa khang trang , đẹp đẽ.
Bên cạnh làng Đồng Thái có một làng nhỏ tục tên gọi là làng Nồi. Địa hình của làng này như một cái nồi úp trên mặt nước vì bốn phía là sông và cánh đồng . Làng này từ xưa đã truyền tụng câu : " Đầu làng là Tụng , Giữa làng là Họa , cuối làng là bần ". Bởi vì những hộ của phần đầu làng có truyền thống kiện tụng lâu dài , giữa làng thì xẩy ra rất nhiều tai họa quái gở , cuối làng vì cờ bạc nên nghèo mạt rệp. Hai xóm Yên hội Đông và Yên Hội Tây chuyên sống bằng nghề cờ bạc.
Tuy nhiên , rất ít người , kể cả người của làng Đồng Thái biết rằng : Những dòng họ của Đồng Thái phát mạnh mẽ và lâu dài đến như vậy không phải do đất Đồng Thái.
 
Thực chất , đất của làng quê Đồng Thái chỉ là được hưởng những khí chất tốt đẹp của một vùng đất gần núi , nơi là nghĩa trang chung của cả làng. Vùng đó chính là làng TRINH NGUYÊN , nơi đã hội tụ tất cả những Linh khí của cả vùng Đức thọ. Nơi đây cũng là nơi có phần mộ của Tổng Bí thư Trần phú. Nhìn chung Long mạch của vùng này , là nơi dùng chân của hành Long , xuất phát từ Tây tạng của Trung Quốc , vượt miền Tây Bắc , theo dọc dãy Trường sơn , một chi Long theo hai con sông Ngàn sâu , Ngàn phố về hợp lưu tại bến Tam xoa - Linh cảm. Nhìn chung địa hình vùng này , tất cả các núi đều đã tròn đầu , có hình dáng xinh tươi , đẹp đẽ ( Thường các bạn cứ để ý sẽ nhận biết được rằng : Khi mà các dãy núi đang hành Long thì có dạng nhấp nhô liên tục , đỉnh thường nhọn . Khi mà núi thưa dần và tròn đầu , hình dáng đẹp , cây cối xanh tốt là nơi mà Long mạch sắp dừng và kết Huyệt ). Long mạch vùng Linh cảm cũng vậy , tất cả các núi đều tròn và cách quãng theo từng đốt ( Mỗi đốt sẽ kết phát cho một Đời ). Phía Thanh Long có rất nhiều vòng ôm vào cuộc đất kết phát Long Huyệt. Tuy nhiên đầu Thanh long lại có chiều hướng duỗi ra xa , nên đàn ông ( Thanh Long là Dương , chủ về đàn ông ) phải ly Quê mới có thể thành tựu công danh được , những người ở lại tuy học vấn uyên thâm , nhưng bất quá chỉ là một anh Đồ làng. Nhánh Thanh Long có tới chín đốt , nên Long Huyệt này có thể kết phát tới 9 đời.Tuy nhiên , hiện nay vì tình trạng khai thác đất làm đường ( đất đỏ ) , quá tràn lan mà vô tình người ta đang tàn phá Long mạch này một cách trầm trọng.
Nhánh Bạch hổ bao gồm nhiều quả núi đất hình dáng tròn trịa như những trái Châu , lại có xu hướng ôm cuộn vào Long Huyệt . Bạch hổ là tượng Âm , tượng trưng cho phái nữ. Do vậy , Phụ nữ ở vùng Linh cảm - Đức thọ , vừa đẹp , vừa giỏi lại rất đảm đang.
Chính giữa của Tiểu Minh đường có một hồ nước rộng và rất đẹp ( Các bạn xem hình ở trên ). Trung Minh đường và Ngoại Minh đường là một vùng đất rộng lớn , xanh ngát màu của những ruộng lúa. Phía ngoài lại có nhiều sông lớn bao bọc hình vòng cung , chảy nghịch thủy , đem lại nhiểu Linh khí cho Long Huyệt.

TRÊN ĐỈNH NÚI 30 - 4
93_1169625074.jpg


LONG MẠCH 1

93_1169625136.jpg


LONG MẠCH 2

93_1169625180.jpg

LONG MẠCH 3

93_1169625074.jpg


MỘT VÀI NÉT VỀ TỈNH HÀ TĨNH :
Diện tích: 6.054,75 km2.
Dân số (2004):1.289.013 người.
Tỉnh lỵ: Thị xã Hà Tĩnh.
Các huyện gồm: Thị xã Hồng Lĩnh, Hương Sơn, Đức Thọ, Nghi Xuân, Can Lộc, Hương Khê, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Vũ Quang.
Dân tộc: Việt (Kinh), Chứt...
Hà Tĩnh là một tỉnh ở dải đất miền Trung, nằm trong vùng du lịch Bắc Trung bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp Lào. Địa thế Hà Tĩnh toàn núi đồi, rừng rậm. Các dãy núi cao thường ở phía Tây. Một số núi đáng kể ở đây là núi Giăng Màn đoạn của Trường Sơn, có độ cao khoảng từ 1671 - 2286 m (6,858 ft)), núi Quang Vụ được cấu tạo bởi núi hoa cương, đá nai và mi - ca điệp thạch, độ cao trung bình 2000 m (6,000 ft), dãy núi Hồng Lĩnh, Đại hàm, Bà Mụ 1357 m (4,071 ft), Ong Giao 1100 m (3,300 ft), Hoành Sơn 1044 m (3,132 ft), Keo Nưa 735 m (2,205 ft), Rú Lâm 508 m (1,524 ft), Vàng, Rú Coi, Thiên Cầm, Nam Giới, Lạc Sơn, Trạm Voi, Cẩm Cao Vọng, đ èo Ngang... Đồng bằng chỉ là dải đất hẹp ven biển và xung quanh các trục đường quốc lộ.
Hà Tĩnh có tới 14 con sông lớn nhỏ và nhiều hồ nước. Sông ngòi trong tỉnh cũng giống như Nghệ An, dòng sông ngắn nhưng chảy ra cửa biển lớn. Những sông ngòi đáng kể là sông Con, Ngàn Phố, Ngàn Sâu, La Giang, Rào Con, Khe Trời, Rào Bầu Nước, Khe Canh, Rào Mốc, hai sông Cửa Sót và Cửa Khấu chảy ra hai cửa cùng tên... Bờ biển dài 137 km (85.6 miles). Quốc lộ 1A chạy qua tỉnh. Tỉnh có cửa khẩu Kẹo Nưa, thuận tiện giao lưu với các nước Lào, Thái Lan.

Nhiệt độ trung bình năm 23,7° C. Khí hậu thay đổi luôn, mùa mưa từ tháng chín đến tháng mười, các tháng tám, chín, mười hay có bão. Các tháng một, hai, ba tương đối ấm áp. Hai tháng tư, năm mưa rào gặp dốc nên thường lụt bất ngờ. Mùa khô từ tháng sáu, tháng bảy có gió lào rất khô, nóng.>>

Hai quốc lộ 1 và 8 là trục giao thông quan trọng để di tích thắng cảnh chuyên đến các tỉnh lân cận. Hà Tĩnh cách Hà Nội 340 km (212.5 miles), giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy đều thuận lợi. >>

LONG MẠCH 4


93_1169625478.jpg


LONG MẠCH 5
93_1169625674.jpg


LONG MẠCH 7

93_1169625732.jpg


THUNG LŨNG CÓ HUYỆT KẾT 2

93_1169625820.jpg


THANH LONG CỦA HUYỆT KẾT

93_1169625886.jpg


BẠCH HỔ CỦA HUYỆT KẾT

93_1169625928.jpg
 
GIỚI THIỆU CHÙA HƯƠNG TẠI HÀ TĨNH :

" Phiên bản chùa Hương
Chùa Hương Tích ở Hà Tây thật ra chỉ là một "phiên bản" đầy ý nghĩa của chùa Hương Tích trên núi Hồng Lĩnh thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Theo cuốn Hương Sơn thiên trù thiền phả, một vị hòa thượng được lệnh của chúa Trịnh (sau khi đi tuần thú) xác định địa điểm và cho xây dựng chùa Hương Tích ở Hà Tây từ đời Lê Huy Tông dưới niên hiệu Chính Hòa (1680 - 1704). Trong khi theo sách Hương Sơn báu quyển, chùa Hương ở Hà Tĩnh là một động cao và khuất, thường có mây mù bao phủ. Chùa này được chính thức xây dựng từ đời Trần (có thể đồng thời với chùa Yên Tử). Khi Trần Nhân Tông lên tu ở chùa Hoa Yên (Yên Tử), trại trạng nguyên Bạch Liêu, quê huyện Yên Thành (phủ Diễn Châu), cũng dời nhà vào chân núi Hồng Lĩnh cho tiện việc thắp hương ở chùa Hương Tích.
Hương tích Trần triều tự
Hồng Sơn đệ nhất phong
(Hương Tích ngôi chùa đời Trần, dựng trên ngọn núi đẹp nhất Hồng Lĩnh).
La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp đã viết như vậy trong chuyến thăm chùa, năm 1774. Tương truyền, đây là nơi công chúa Diệu Thiện tu hành đắc đạo. Vậy vì sao lại có thêm một chùa Hương "phiên bản" ở phía bắc? Câu trả lời là vào thời Lê - Trịnh, các vua Lê - chúa Trịnh phần lớn có quê ở xứ Thanh (xem Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái) nên các phi tần, mỹ nữ đa số được chọn tuyển ở miền Hoan Châu. Hằng năm các cung phi, cung nữ Thanh - Nghệ thường trẩy hội chùa Hương trên núi Hồng Lĩnh vào ngày 18-2 âm lịch bằng đường thủy qua cửa Hội Thống (gần Cửa Lò bây giờ). Mỗi lần những "người đẹp" đi xa như vậy khiến chúa Trịnh rất phân vân (tuy đã bố trí lính vệ phục dịch dọc đường), do đó chúa Trịnh mới gọi một vị hòa thượng xác định địa điểm ở miền rừng núi Hà Tây để xây chùa Hương Tích thứ hai mà thờ vọng để các "người đẹp" đi trẩy hội gần hơn (theo dẫn giải của ông Bùi Văn Nguyên, nguyên tổng thư ký Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam). Còn theo Can Lộc dư địa chí, thì vào thời chúa Trịnh, có một Chúa đã vào đây cầu tự và sinh được thế tử. Vì thế hằng năm Chúa sai người về làm lễ tạ ơn Phật. Về sau, thấy Hương Sơn - Hà Tây cũng có cảnh đẹp, lại ở gần kinh thành, Chúa bèn cho xây ngôi chùa ở đấy để tiện việc đi lại, khỏi phải vào Hồng Lĩnh xa xôi. Ngôi chùa ở Hà Tây cũng gọi theo tên Hương Tích của ngôi chùa Hồng Lĩnh. Như vậy nhờ "sáng kiến" của chúa Trịnh mà nước ta có hai chùa Hương Tích.
Chùa Hương gốc
Nếu đường vào chùa Hương ở Hà Tây bắt đầu từ dòng suối Yến tấp nập những du thuyền thì lối vào chùa Hương ở Hà Tĩnh cũng từ mênh mông hồ nước nhà Đờng (Đường) theo dòng suối rộng có tên là suối Hương Tuyền đi ngược lên. Nhưng do nhiều năm trước trung tâm chùa Hương Tích mờ dần (ba lần chùa Hương này bị tàn phá bởi giặc Minh, thực dân Pháp và cháy rừng). Vì thế có nhiều khoảng thời gian chùa không, rừng quạnh bởi không có sư về trụ trì. Chùa Hương vắng bóng du khách, suối Hương Tuyền chỉ dành cho thuyền đi chở đá núi về kè đập, xây hồ. Nhưng từ năm 1990 trở lại đây, cứ vào dịp 18-2 âm lịch hằng năm (đúng như lịch trẩy hội chùa Hương ở Hà Tây) có hàng nghìn du khách, đủ mọi lứa tuổi, tầng lớp từ khắp nơi trong cả nước, vượt dốc núi dài gần tới 4.000 m để tới chùa Hương.
Giống như chùa Hương ở Hà Tây, quần thể chùa Hương ở Hà Tĩnh gồm có thượng điện (chùa chính), đền Thiên Vương và am Thánh Mẫu (theo truyền thuyết là nơi công chúa Diệu Thiện tu hành và hóa Phật). Ngoài ra chùa còn có những cảnh đẹp liên kết: động Tiên Nữ 36 cửa vào ra, am Phun Mây, suối Tiên tắm...
Đến với chùa Hương Tích là đến với vẻ đẹp quyến rũ của Hồng Lĩnh. Trước khi lên núi vãng cảnh chùa, du khách được thưởng ngoạn cảnh đẹp của hồ nước rộng hàng trăm ha hòa quyện với núi rừng tạo thành bức tranh sơn thủy. Con đường lên chùa có từ xa xưa, qua những rừng thông, rừng trúc, rừng mai, qua những dòng suối biếc, mỗi nơi đều có một truyền thuyết khác nhau. Càng đi sâu vào núi, càng bị cuốn hút bởi cảnh đẹp thiên nhiên.
Sau hơn một giờ thăm rừng, du khách đến bên suối Hương Tuyền (còn gọi là suối Giải Oan) nghỉ ngơi lấy sức cho chặng tiếp theo. Bên suối có Miếu Cô (truyền thuyết gọi là trạm nghỉ của Phật Bà), vẫn còn ngôi miếu cổ và tượng Phật Bà Quan âm dựng trên đài cao. Đi lên phía thượng nguồn dòng suối, có đoạn nước chảy ngầm dưới những phiến đá to chỉ nghe tiếng ầm ầm mà không nhìn thấy nước, dân gian gọi là khe Âm ầm, truyền thuyết gọi là khe Quỷ Khóc. Cũng từ trạm nghỉ Miếu Cô, du khách sẽ lên thăm am Bát Cảnh bên dòng suối Cái Am được xây từ đời Trần, nay vẫn còn khá nguyên vẹn, tương truyền là nơi tu hành của một nhà sư thời đó.
Từ Miếu Cô lên chùa là chặng đường leo núi thú vị, càng lên cao càng cảm nhận được vẻ đẹp kỳ vĩ của Hồng Lĩnh. Mây bay dưới núi dõi mắt về phía nam là dãy Hoành Sơn, phía tây là Trường Sơn, phía đông là biển cả, du khách có cảm giác như mình đang lạc vào xứ Bồng Lai.
Chùa tĩnh nhưng mỗi năm cũng có hơn vạn người đến viếng. Đông nhất là tháng giêng, hai và ngày rằm tháng bảy. Dịp đó dân nghèo xã Thiên Lộc mở quán dày đặc dọc lối lên phục vụ du khách. Năm 1990, chùa được Nhà nước cấp bằng di tích văn hóa - thắng cảnh. "
( dienbatn sưu tầm ).
 
Kế hoạch của bác hay đấy (HH)

Hôm trước đi qua Hà Tĩnh em cũng nghe nói đến quần thể động Hương Tích ở đây nhưng chưa có thời gian để đến đó.
 
Các danh nhân quê tại Đức Thọ hoặc đã hoạt động tại Đức Thọ. Xin chép để các bạn đọc cho vui.
1/ Trường Tân Nhị Vị Tướng Quân Lê Thạch, Hà Anh
Hai vị tướng quân, một là Lê Thạch, tự Phúc Sơn, Một là Hà Anh, tự Quang Hoa, đều người ở La Sơn, Diễn Châu, nay thuộc Đức Thọ, Hà Tĩnh. Trong khoảng niên hiệu Thiệu Hưng đời Trần Nhân Tông, hai vị theo phò Thái tử có công lao, được phong là Chánh, Phó Thị đô lang tướng.
Thời ấy, sau khi nhà Nguyên đánh xong nhà Tống, vua Nguyên sai sứ là Ngột lương sang nước ta, truy hỏi địa giới cũ theo cột đồng Mã Viện. bất đắt dĩ vua Trần Nhân Tông phải cho quan Hàn Lâm hiệu thảo Lê Kính Phu đi cùng với Ngột Lương để tìm. Nhưng nhà vua lại sai hai tướng Lê Thạch, Hà Anh dẫn hơn hai ngàn quân cấm vệ gươm giáo chỉnh tề, đi theo hộ tống.
Thừa rõ âm mưu của nhà Nguyên muốn xâm lược nước ta, cho sứ gia sang chẳng qua chỉ để do thám và nắn gân trước, nên vua Trần Nhân Tông và triều đình đã lo kế hoạch đối phó. Một mặt nhà vua ra chỉ dụ cho Lê Kính Phu mềm mỏng thu xếp với Ngột Lương nhưng nhất thiết không dẫn y tới chỗ tương truyền là cột đồng. Mặt khác nhà vua cũng dặn Lê Thạch, Hà Anh saÜn sàng hành động để gây thanh thế.
Lê Kính Phu dẫn Ngột Lương đến vài nơi rồi cho người đ ào bới mà chẳng tìm thấy gì. Ngột Lương có ý nghi ngờ, rồi bực tức lên giọng hạch sách. Lê Kính Phu vẫn nhã nhặn. Được thể, Ngột Lương bắt phải tìm bằng được cột đồng. Lê Kính Phu lại dẫn y đến vài chỗ vu vơ khác. Cuối cùng, hơn một tháng sau, chẳng có tăm hơi, Ngột Lương vô cùng tức giận, không cho Lê Kính Phu và những người đi theo ra về, vẫn phải bắt tìm cột đồng cho bằng được ...
Lê Kính Phu bàn với hai vị tướng:"Tên sứ giả này quá quắt lắm, liệu hai ông có kế sách gì không?"
Lê Thạch nói: "Kế sách là ở như ngài, chúng tôi con nhà võ, chỉ biết có đánh thôi"
Hà Anh tiếp thêm: "Chúng tôi nay thân đã ở biên giới, giống như mũi tên đã lắp sẵn trên dây cung, chỉ tách cái là xong. Xin Ngài cũng chớ nên ngại. Chúng ta quyết chẳng thể làm nhục mệnh vua được".
Lê Kính Phu hiểu ý, hôm sau nói thẳng với Ngột Lương:
- Xin Ngài hiểu cho, xưa kia Mã Viện đến Phương Nam, chỉ thấy sử sách tương truyền là có dựng trụ đồng, nhưng chẳng ghi rõ là dựng ở đâu. Vả lại, nếu có dựng thì đã ngoại ngàn năm, dẫu là cột đồng thì cũng đã hư hại, mục nát rồi, làm sao bây giờ có thể tìm thấy được?"
Ngột Lương tức quá, định văng ra lời quát nạt, nhưng thấy Lê Thạch, Hà Anh xắn tay áo, lại trợn mắt nhìn trừng trừng, nên y cứng họng lại.
Rồi giả đò nói mấy câu mềm mỏng lấy lòng, y lảng sang chuyện khác. Ngay ngày hôm sau, y lập tức đánh bài chuồn ...
Ngột Lương hồi cung Nguyên, đem các chuyện về tâu lại với nhà vua của y. Vua Nguyên cho rằng Đại Việt khó nuốt, vậy hãy chiếm lấy Chiêm Thành trước. Chiêm Thành ở phía trong, nếu đánh được, thì về sau đánh Đại Việt cũng chẳng khó gì.
Vua Nguyên sai Toa Đô, Ô Mã Nhi, Trương Hổ đem mười vạn quân thủy, từ Hải Nam tiến thẳng vào Kinh đô Chiêm Thành. Vua Chiêm Thành đầu hàng, nhưng khi đại quân Nguyên rút đi, vua Chiêm cho quan quân đánh trả lại bọn quân Nguyên ở lại chiếm đóng.
Vua Nguyên giận lắm, sai bọn tướng cũ tiếp tục đi đánh Chiếm Thành lần thứ hai. Ngột Lương nhân đó trình bày cách thừa cơ chiếm lấy Đại Việt bằng việc mượn đường sang đánh Chiêm Thành. Vua Nguyên nghe theo, lập tức cho sứ giả lên đường để thực hành kế đó. Mặt khác, vua Ngyên cũng cho đại quân tiến vào, áp sát ngay ở biên giới Đại Việt.
Thấy sứ giả đến mượn đường, vua Trần Nhân Tông cho vời các đình thần lại họp bàn. Người đồng ý cho mượn, người thì không, vua Trần cũng băn khoăn chưa quyết. Mấy ngày sau, chợt có quân canh phòng biên giới cấp báo quân Nguyên đã tới nơi, vua Trần lo lắng, bảo với tả hữu: "Quân Nguyên thế mạnh, ta phải làm gì bây giờ?". Mọi người lại họp bàn nhưng hồi lâu vẫn chưa ngã ngũ, và trong số đó, đã có vài người tỏ ý lo sợ. Lê Thạch thấy thế bước ra:
- Muôn tâu bê hạ. Quân Nguyên ngang ngược, cái ý xâm lược thực đã rõ ràng, còn mượn đường chỉ là cái cớ. Thần dẫu bất tài, cũng xin đem một đạo quân đến giữ chỗ hiểm yếu ở ải Trấn Nam, quyết chém bằng được đầu tướng Nguyên để đền đáp ơn sâu của bệ hạ.
Hà Anh cũng bước ra nói tiếp:
- Thần cũng xin mang quân đi giết giặc với Lê tướng quân, xin Bệ hạ chuẩn y cho.
Vua Trần Nhân Tông cả mừng, phong Lê Thạch làm Uy linh thượng tướng quân, thống lĩnh bốn mươi quân doanh, đến đóng ở cửa Hải Ải, phong Hà Anh làm Đông lãm đại tướng quân, cũng thống lĩnh bốn mươi quân doanh, đến cửa Cao Lâu đóng giữ.
Hai vị tướng dẫn quân rầm rộ tiến lênh phía Bắc, đi về phía Kháo Sơn. Nhưng khi vừa đến châu An Bát thì đã gặp ngay quân Nguyên đang tiến vào. Hai vị tướng lập tức dàn quân, bày thế trtận giao chiến. Lê Thạch cầm ngang cây đại lao, phóng ngựa phi lên trước. Hà Anh duỗi cây bát đồng mâu, quất ngựa tiến theo sau. Phía bên kia, tướng Nguyên Triệu Tộ cũng cầm vũ khí cưỡi ngựa xông ra.
Triệu Tộ đánh nhau với Lê Thạch nhưng sức địch không nổi, phải quay ngựa bỏ chạy. Lê Thạch đuổi theo sát phía sau. Hà Anh vòng ngựa sang bên trái chặn đường. Triệu Tộ trở tay không kịp, bị Hà Anh dùng bát đồng mâu đâm chết. Tỳ tướng của Triệu Tộ là Giải Ninh cũng bị quân ta giết luôn.
Trong trận mờ màn này ba nghìn quân giặc bị giết, phó tướng của Triệu Tộ cùng hơn năm chục tên khác bị bắt. Lê Thạch, Hà Anh sai người dẫn đám tù binh về Kinh đô báo tin thắng trận.
Sau đó, hai vị tướng tiếp tục dẫn quân tiến lên, gặp quân Nguyên ở Thuận Châu, rồi ở Phai Phụ. Cà hai trận này quân Nguyên đều thất bại. Tướng thống lĩnh Toa Đô tức giận nhưng không làm gì được, phải chuyển đại quân sang đường biển, tiến vào đánh các châu Gia Lâm, Đông Ngàn, Vũ Ninh rồi áp sát Kinh đô .
Vua Trần cùng triều đình rút về Ứng Phong, phong Trần Quốc Tuấn làm Hưng Đạo đại vương, thống lĩnh tất cả binh mã trong nước chống giặc. Trần Quốc Tuấn viết lời hịch truyền đi khắp nơi, động viên cổ vũ tinh thần tướng sĩ ...
Hai vị tướng Lê Thạch, Hà Anh sau ba trận làm cho quân Nguyên thua liểng xiểng, đã hạ trại lập đại bản doanh để chuẩn bị những trận chiến đấu tiếp theo. Nhưng chờ mãi, không thấy quân Nguyên tới. Sau lại hay tin quân Nguyên đã theo hướng khác tiến vào Kinh thành. Hai vị bàn nhau rút quân trở về để cùng đại quân của Trần Quốc Tuấn chống giặc.
Nào ngờ, khi hai vị cùng quân lính đi vào địa giới Phượng Nhân thì bị phục binh của quân Nguyên.
Từ bốn phía tên bắn ra ào ào. Hàng ngũ quân ta rối loạn. Rồi từ nhửng ổ mai phục, quân Nguyên ồ ạt xong ra. hai vị tướng cùng quân sĩ chiến đấu quyết tử với giặc, suốt từ sáng đến trưa vẫn không nao núng, mặc dù số thương vong cũng đã khá nhiều. Lê Thạch cười nói với Hà Anh: "Người xưa đã nói tráng sĩ ra trận không chết thì cũng bị thương.Nay hai chúng ta gặp ngày chết rồi, nhưng dẫu sau cũng phải cho quân Nguyên biết thế nào là hào khí Đại Việt chứ?"
Thế là hai vị lại tiếp tục chiến đấu từ giữa trưa đến tận chiều tối, và đến lúc ấy cả hai đều đã kiệt sức. Tướng Nguyên lừa thế, dùng dây kéo ngã chân ngựa, rồi xông vào bắt cả hai người.
Kế phục binh này là của Toa Đô. Y biết rằng đường dàn trận đánh nhau thì sẽ không hạ nổi hai vị tướng Đại Việt. Lại biết hai vị nhất định sẽ quay về cứu viện Kinh đô, nên y đã sai Trương Hằng đặt binh giăng bẫy trước.
Trương Hằng dẫn hai tướng Lê Thạch, Hà Anh bị bắt đến ra mắt Toa Đô, lúc ấy đang đóng bản doanh ở mé sông Việt Đức. Toa Đô bước đến tận nơi để nhận mặt, và khi ngắm kỷ dung mạo của cả hai người, y lẩm bẩm "Thật danh bất hư truyền", rồi sai lính cởi trói, và mời hai vị dùng cơm rượu.
Lê Thạch, Hà Anh hất tay lính ra, lớn tiếng mắng nhiếc bọn tướng Nguyên là đồ cướp nước, lại còn bảo chúng rằng tướng Đại Việt thà chết chứ không thèm ăn thứ của phi nghĩa ấy ...
Kế hoạch dụ hàng của Toa Đô thất bại. Y tức giận, sai lính dẫn hai vị ra bờ sông chém, rồi vứt xác xuống sông.
Xác của hai vị theo dòng sông trôi xuôi đến bãi cát ở bến Trường Tần thì quay vòng mà không đi nữa. Đêm ấy, dân trong làng nghe thâý ở bến sông nhiều tiếng chim kêu buồn thảm, như là có oan hồn hiện về. Sáng ra, mọi người thấy đầu và thân thể của hai vị tướng nổi lập lờ trên mặt nước. Tuy chưa thâý mặt của hai vị bao giờ, nhưng nhìn vào trang phục, diện mạo, dân chúng đều biết rõ là người của phía bên mình.
Mọi người bảo nhau xúm vào vớt thi thể của hai vị lên, rồi xếp đầu vào thân thể đúng theo vết chém cho khỏi lẫn. Sau đó, lấy gỗ đóng quan tài, rồi đem mai táng rất là trọng thể.
Đến khi dẹp xong giặc Nguyên, vua Trần Nhân Tông xuống chiếu ban thưởng cho những người có công với nước. Khi nghe tấu trình về hành trạng và công lao của hai vị tướng Lê Thạch, Hà Anh, nhà vua vừa thương xót vừa vô cùng cảm kích, bèn truy phong Lê Thạch là Chính trực đại vương và Hà Anh là Cương đoán đại vương. Lại xuống chiếu ban thưởng cho dân làng Trường Tân (xã An Tân huyện Gia Phúc) tiền bạc để lập đền miếu thờ cúng vong linh của hai vị tướng, cùng ruộng tự điền để dùng vào việc tế lễ.
Đến năm Trùng Hưng thứ tư, tặng thêm cho Lê Thạch hai chữ "Diệu cảm", Hà Anh hai chữ "Hùng nghị". Năm Hưng Long thứ 21, lại tặng thêm Lê Thạch bốn chữ "Hiển ứng an dân", Hà Anh bốn chữ "Triệu cơ khai thủy".
Hai vị được tôn là phúc thần của làng Trường Tân. Đến nay, đền miếu hãy còn uy nghi, hương khói quanh năm không lúc nào dứt.
 
Tiếp nữa

2/ Mai Hắc Đế

Mai Hắc Đế (722)
Khơi Nguồn Khởi Nghĩa Đường Lâm

Sau khi Lý Phật Tử xin thần phục nhà Tùy ở Trung Hoa để chịu ách Bắc thuộc lần thứ ba, đất nước Giao Châu lệ thuộc vào nhà Tùy (589-617) vào năm 603.

Khi Đường Thái Tông lập nên triều đại nhà Đường (618-907), trong thì dùng Phòng Huyền Linh, Đỗ Như Hối, Ngụy Trưng; ngoài thì dùng Lý Tính, Lý Tích để thu tóm bốn phương vào một mối.
Vào đầu thế kỷ thứ VIII, sau thời gian Võ Tắc Thiên giữ ngôi Nữ Vương, lấy quốc hiệu là Chu, Lý Long Cơ lập lại vương triều nhà Đường, đưa thân phụ lên ngôi Hoàng Đế là Đường Duệ Tông, vài năm sau ngôi báu được nhường cho Lý Long Cơ là Đường Huyền Tông, thời Trung Đường.
Đời Đường Huyền Tông (713-756), nền văn học nghệ thuật của Trung Hoa được đánh dấu thời kỳ cực thịnh, thi ca thời Sơ Đường (618-713) và Thịnh Đường (713-776) rất lẫy lừng bởi những nhân tài xuất hiện như Vương Xương Linh, Vương Duy, Thôi Hiệu, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Trương Kế... để lại biết bao áng thơ trác tuyệt cho hậu thế, tạo niềm hãnh diện trong văn học với ánh hào quang trên văn đàn quốc tế.
Thế nhưng, từ Đường Thái Tông đến Đường Huyền Tông vẫn áp dụng con đường bành trướng của các triều đại cũ, cố mở rộng chính sách chinh phục từ Tây Vực đến Triều Tiên sang phía Nam bờ cõi, duy trì chính sách cai trị bằng vũ lực vì vậy quan lại ở biên cương có cơ hội trấn lột .
Năm Kỷ Mão (679) Giao Châu đổi thành An Nam Đô Hộ Phủ, đóng đô ở Giao Châu, thay đổi khu vực, chia ra 12 châu và 59 huyện. Nước ta gọi là An Nam khởi nguồn từ đó.
Trong 12 châu đó gồm: Giao Châu, Lục Châu, Phúc Lộc Châu, Phong Châu, Thang Châu, Trường Châu, Chi Châu, Võ Nga Châu, Võ An Châu, Ái Châu, Hoan Châu và Diễn Châu. Vì vậy, danh xưng điạ danh Giao Châu kể từ đó gồm 8 huyện chung quanh khu vực Hà Nội ngày nay.
Đất nước An Nam trong thời gian đó luôn luôn bị loạn lạc giữa nội tình và ngoại xâm. Có nhiều cuộc nổi dậy để chống lại ách thống trị của nhà Đường, trong đó có Mai Thúc Loan, huyện Thiên Lộc, Hoan Châu (nay thuộc Thạch Hà, Hà Tĩnh).

Quê hương của Mai Thúc Loan nổi tiếng với quả vải, người dân phải thu hoạch rất nhiều rồi chọn lọc ra loại tuyệt hảo để cống phẩm cho quan chức hưởng thụ và mang về dâng cho triều đình. Nạn cống triều với quả vải, còn gọi là lệ chi được gọi là “cống lệ chi” làm cho dân tình điêu linh, khốn khổ.
Sống trong cảnh lầm than đó, dòng họ Mai đã cam chịu từ đời nầy sang đời khác trong mảnh đất được gọi là gò họ Mai. Thế rồi, người đàn bà bất hạnh với cảnh đói rách phải đi làm thuê quần quật để lo cho miếng cơm manh áo, mang lấy bào thai, đẻ ra dứa con đen thui, đặt họ mẹ tên là Thúc Loan ở làng Ngọc Trừng.
Theo sách Thiên Nam Ngữ Lục thì nguời đàn bà nghèo khó nầy đến xem nấu muối, bị một làn khói muối ngũ sắc bao lấy mình rồi mang thai.
Tuy đen đủi, xấu xí nhưng Mai Thúc Loan thông minh, lanh lợi, có sức khỏe lạ thường và vô cùng gan dạ. Là người con chí hiếu, Mai Thúc Loan phụ giúp cho thân mẫu làm lụng, vào rừng kiếm củi. Thế rồi, cuộc đời bất hạnh lại ập đến cho cuộc đời cậu bé khi thân mẫu bị cọp vồ chết để cam phận trong cảnh đời mồ côi.
Mai Thúc Loan sớm sống cuộc đời tự lập, đi làm thuê cho gia đình làm lò đúc đồng, được thời gian rồi không chịu cảnh bị ức hiếp của bọn quan lại, hào phú nên theo phường săn bắn cho thỏa nguyện với cuộc sống.
Nhờ có sức khỏe và nhanh nhẹn nên Mai Thúc Loan trở thành tay đô vật và giỏi cung tên, được dân địa phương bầu làm thủ lĩnh. Người thợ săn Mai Thúc Loan có mồi thủ truyền kiếp với thù dữ nên bất chấp hiểm nguy, nghe nơi nào có bóng dáng thú dữ lai vãng liền tìm đến để diệt trừ. Tính gan da, can cường đó đã tạo niềm tin với mọi người nên khi có giặc Chà Dà và Côn Lôn cướp bóc, dân làng tôn Mai Thúc Loan lãnh nhiệm vai trò “Đầu Phu” để chống trả với giặc cướp.
Rồi mùa vải lại đến, quan quân nhà Đường bắt dân chúng phải thu hoạch và cống nạp, Mai Thúc Loan lãnh trách nhiệm cầm đầu nhóm dân phu, băng rừng lội suối để mang cống phẩm về châu, huyện.
Hận thù trước ách thống trị đó, Mai Thúc Loan liền hô hào dân chúng nổi dậy, năm Nhâm Tuất (722), năm Khai Nguyên thứ mười đời Đường Huyền Tông ở Trung Hoa, cuộc phất cờ khởi nghĩa của Mai Thúc Loan được thành công khi chiếm được Hoan Châu, lập căn cứ cho công cuộc nổi dậy chống Bắc phương.
Mai Thúc Loan chọn căn cứ Hùng Sơn, Đại Sơn đề xây hào,đắp lũy và xây thành Vạn An, tự xưng là Hoàng đế và được mệnh danh là Mai Hắc Đế.

"Đường đi cống vải từ đây dứt
Dân nước đời đời hưởng phúc chung".
Cuộc khởi binh của Mai Thúc Loan được tiến hành chớp nhoáng nhờ sự hưởng ứng của dân làng, nghĩa binh từ vùng nầy lan rộng sang làng khác, có được đạo quân đông đảo , tuy chưa được huấn luyện thuần thục nhưng cũng áp đảo được quân giặc.
Để tạo uy thế mạnh mẽ, Mai Hắc Đế cho sứ giả vượt đèo Ngang vào Nam, qua Vụ Ôn sang Tâây, liên kết với Chân Lạp và Lâm Ấp để chống cự với quan quân nhà Đường; và được sự hỗ trợ của hai nước láng giềng nầy.
Mai Hắc Đế chiếm được phủ thành Tổng Bình (Hà Nội), quan Đô Hộ Quang Sở Khách hoảng sợ phải tháo chạy về nước xin cầu viện binh.

Nhà Đường phái quan Nội Thị là Dương Tư Húc cùng Quang Sở Khách dem đại quân trở lại xung trận với Mai Hắc Đế.
Trước vũ lực hùng mạnh quả quân Bắc phương, Mai Hắc Đế khó chống cự nổi nên rút vào vùng núi Hùng Sơn, còn gọi là Rú Đụn, bên bờ sông Lam, cầm cự được thời gian ngắn, lâm bệnh nặng rồi mất.
Ngày nay ở núi Vệ Sơn, Nghệ Tĩnh còn có vết tích di tích thành cũ của Mai Hắc Đế và còn đền thờ ở Nam Đàn, Nghệ Tĩnh.
Tuy cuộc nổi dậy để khôi phục lại giang sơn đất nước chỉ trong thời gian rất ngắn nhưng đã nói lên ý chí quật cường của con người bất khuất trước ách thống trị của bạo lực. Người dân nhớ ơn Mai Hắc Đế , lập đền, ghi lại ánh thơ:
“Hùng cứ Hoan Châu đất một vùng
Vạn An thành lũy khói hương xông
Bốn phương Mai Đế lừng uy đức
Trăm trận Lý Đường phục võ công...”.

Trong Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca đã ghi lại hình ảnh của Mai Hắc Đế:

“Quan Đường lắm kẻ tham tài,
Bình dân hàm oán, trong ngoài họp mưu.
Mai Thúc Loan ở Hoan Châu
Quân ba mươi vạn ruổi vào ải xa.
Hiệu cờ Hắc Đế mở ra,
Cũng toan quét dẹp sơn hà một phương.
Đường sai Tư Húc tiếp sang,
Hợp cùng Sở Khách, hai đàng giáp công,
Vận đời còn chửa hanh thông,
Nước non để giận anh hùng nghìn thu
Lam thủy trăng in tăm ngạc lặn
Hùng Sơn gió lặng khói lang không..."”.

Mai Hắc Đế mất đi, An Nam chìm đắm lại trong thời kỳ Bắc thuộc. Và, trong thời gian sau đó, triều chính nhà Đường rơi vào tình trạng bất an bởi Đường Huyền Tông say mê Dương Quý Phi, An Lộc Sơn làm chức Tiết Độ Sứ kiêm cả khu vực Bình Lư, Phạm Dương và Hà Đông (nay là Sơn Tây) để rồi làm cuộc tạo phản năm 755, Đường Huyền Tông phải bỏ ngôi vua, lánh nạn ở đất Ba Thục. Mai Thúc Loan khởi nghĩa với địa lợi, nhân hòa nhưng chưa gặp thiên thời, nếu đúng vào giai đoạn tranh quyền ở Trung Hoa thì công cuộc quang phục quê hương sẽ được lâu dài.

Gần bảy mươi năm sau, mới có ngọn cờ khời nghĩa được tiếp nối với hình ảnh Phùng Hưng.
 
ĐỀn Thánh MẪu Linh TỪ Hay ĐỀn ông Hoàng MƯỜi ( ĐỀn CỦi ).

Từ Thành phố Vinh theo đường Quốc lộ 1A , theo hướng Nam khoảng 10 Km , hoặc từ Thị xã Hà Tĩnh , theo hướng Bắc khoảng 40 Km là đến Xã Xuân Hồng- Huyên Nghi xuân - Tỉnh Hà tĩnh. Nơi đây , dãy Hồng lĩnh như một con Rồng đang vươn mình tới sông , cúi đầu xuống uống nước Lam giang. Sông Lam như đang dịu dàng , ôm ấp , vỗ về Hồng Lĩnh để tạo thành một vùng non nước hữu tình.
" Dãy núi dồn nhau xuống phía Đông ,
Để rơi một ngọn cạnh bờ sông ,
Chân lèn sâu cạn , triều lên xuống ,
Mõm núi dày , thưa có chéo chồng.
Núi lặng , mõ canh , chòi gác vắng ,
Tai không rửa bẩn nước nguồn trong ,
Lướt bè trên Nguyệt , đêm qua lạnh ,
Vẽ lại Ngân hà cảnh đẹp chung. "

Thơ BÙI DƯƠNG LỊCH.
VÕ HỒNG HUY dịch.Những ngọn núi dồn nhau xuống phía Đông ấy là núi Ngũ Mã , còn hòn rơi cạnh bờ sông là Núi Khu độc ( Cô độc ). Nơi đây đã trở thành một trong Nghi xuân bát cảnh mà người đời vẫn gọi là Cô Độc Lâm Lưu, có lẽ không phải vì sự hùng vĩ của núi cao , sông rộng và sự hòa sắc , giao duyên của Sơn - Thủy hữu tình mà phải chăng còn bởi ngôi Đền thiêng thờ Thánh Mẫu Linh từ ( Đền Củi ). Ngôi Đền tọa lạc tại mái Bắc núi Khu độc , mặt ngoảnh ra sông , hướng về phương Bắc , dựa lưng vào núi . Các tòa điện cao dần theo thế núi uy nghiêm , đường bệ, trong ngút ngàn màu xanh của rừng cây cổ thụ , ngắm nhìn mênh mông sông nước Lam giang và tạo ra một không gian kiến trúc vừa huyền ảo vừa khoáng đạt , gần gũi.
Từ đường Quốc lộ 1A, men theo chân của Ngũ Mã sơn khoảng 300m , rồi lại men theo mép Lam giang vài chục mét nữa là đến khu Đền thiêng. Đền Củi có tên chữ là Khu độc Linh từ , được lập vào cuối thời Lê. Đền đã trải qua vài lần tôn tạo , nhưng vẫn giữ lại được những nét xưa trang nghiêm , thần bí và hài hòa với khung cảnh Thiên nhiên và tâm thế của dân gian..
Dưới cung Ngũ Vị Quan Lớn là hàng các Ông Hoàng , được gọi theo thứ tự từ Ông Hoàng Đệ Nhất tới Ông Hoàng Mười.
Tương truyền , cũng như tích các Quan , các Ông Hoàng đều có gốc tích là con trai Long Thần Bát Hải Đại Vương ở hồ Động Đình.Tuy nhiên theo khuynh hướng Địa phương hóa , thì các ông Hoàng đều được gắn với một nhân vật nào đó ở cõi Nhân gian. Những Danh Tướng có công dẹp giặc , những người khai sáng , mở mang bờ cỡi cho Đất nước.Tương truyền Ông Hoành Đệ Nhất là danh Tướng của Lê Lợi. Ông Hoàng Đội - Hoàng Đôi?? ) - Đệ Nhị lại có những gốc tích khác nhau : Ông Đội ở Cẩm Phả là người Mán có công chống giặc , bảo vệ dân lành. Còn Ông Hoàng Đôi ở xứ Thanh lại là Quan Triệu Tường , người có công mở mang đất đai , giúp dân sinh sống. Ông Hoàng Bơ ( Hoàng Ba ) , có công phò Vua đánh giặc. Ông Hoàng Lục tức là Tướng Trần Lựu , có công chống giặc Minh. Ông Hoàng Bảy là viên Quan Triều đình trấn giữ vùng Lào cai - Yên Bái. Ông Hoàng Bàt là theo tâm thức nhân dân vùng Hà tĩnh - Nghệ an là hiện thân của Lê Khôi (? - 1446 ) vị Tướng của Nghĩa quân Lam sơn , gọi Lê Lợi bằng chú , từng có nhiệu công chống giặc Minh xâm lược.Sau chiến thắng , làm Quan trải qua ba đời Vua Lê là Lê Thái Tổ , Thái Tông và Nhân Tông., làm đến chức Khâm sai Tiết chế Thủy , lục chư dinh hộ vệ Thượng Tướng quân. Ông từng trông coi Tây Đạo , Thuận hóa. Từ 1943 - 1946 trấn giữ Nghệ an và Hà tĩnh. Ông mất vào ngày 3/5/ Bính Dần ( 1946 ) , sau khi chiến thắng quân Chiêm Thành trở về. Ông được truy tặng Nhập Nội Hành khiển , Thái úy Tán Quốc Công. Lăng mộ của ông được táng tại ngọn Long ngâm , núi Nam Giới - Cửa Sót - Thạch hà - Hà tĩnh.. Ông được xây Đền thờ và làm lễ Quốc tế ; sau đó lại được tấn phong là Uy mục Đại Vương và năm 1487 lại được phong là Chiêu Trưng Đại Vương.
Có chuyện kể rằng : Ông Hoàng Mười là một Tướng tài của nhà Lê ( Lê Khôi??). Ông được nhà Vua tin yêu và giao Thống soái đạo quân trấn thủ Hoan châu. Ông vừa có công dẹp giặc , vừa có công chăm sóc , vỗ về dân chúng làm ăn , khai mở lưu thông buôn bán với mọi miền. Nhờ vậy mà đời sống dân tình ngày càng thêm no ấm , khá giả. Một năm kia , giặc ngoại bang tràn vào , Ông đã xông pha trận tiền , đốc thúc binh lính dẹp tan giặc , giữ yên bờ cõi. Khi thắng giặc trở về thì một trận cuồng phong ập vào nhà cửa của dân chúng đổ nát , hư hỏng nhiều vô số kể Thương dân , ông cùng binh sĩ lên ngàn chặt tre , đốn gỗ đưa về giúp dân. Một lần không may , khi bè xuôi về đến chân Ngàn Hống ( Hồng Lĩnh ). ở núi Ngũ Mã thì cuồng phong lại ập đến làm vỡ bè. Ông gặp nạn. Quân sĩ và dân làng chưa kịp mai táng thì mối đã đùn lên đắp thành mộ. Mộ mỗi ngày một to lên trông thấy. Cảm phục và biết ơn Ông , dân trong vùng đã lập Đền thờ ông ở núi Ngũ Mã. Thác rồi , xong Ông vẫn Linh thiêng , thường hiển Thánh cứu giúp muôn dân.
Cũng trên đất xứ Nghệ , nhưng Ông Hoàng Mười còn được nhân dân đồng nhất với những nhân vật Lịch sử , nổi tiếng , gắn bó với vùng quê này như Uy Minh Vương Lý Nhật Quang , con trai thứ 8 của Lý Thái Tổ , từng làm Tri Châu Nghê an , có rất nhiều công lao giữ gìn bờ cõi , chăm sóc nhân dân.
Là Thánh Thần , dù là hiện thân của Chiêu Trưng Đại Vương hay Uy Minh Vương , nhưng Ông Hoàng Mười vẫn rất gần gũi , gắn bó và có cái gì đó phù hợp với tâm lý và phong cách xứ Nghệ. Đó là con người có chí khí nam nhi , anh hùng ngang dọc , văn võ toàn tài , có trí , có Dũng.
LẠM BÀN : Hiện nay theo dienbatn được biết , có ba nơi được coi là Đền ông Hoàng Mười : Hai ở Hà tĩnh và một ở tại Nghệ an. Ở Hà tĩnh chủ yếu là Đền Củi - Tại Khu Đôc sơn. Đền này có từ lâu đời. Một Đền thờ Ông Hoàng Mười nữa mới được xây bên bờ sông Lam ở phía Nghệ an. Có lẽ sau khi tách tỉnh : Hà tĩnh - Nghệ an ( Thay vì Nghệ tĩnh ) mà mỗi tỉnh phải có một Đền thờ Ông Hoàng Mười cho công bằng??? Theo sự khảo sát của dienbatn thì cách Thị xả Hà tĩnh khoảng 4Km ( dienbatn quên mất tên ) , Ở ven bờ biển , hiện nay có một Đền thờ trương truyền của Ông Hoàng Mười cùng hơn chục vị quân sĩ khác . Khu vực này vẫn còn hơn chục cái mộ và một Đền thờ nhỏ nhưng rất Linh thiêng. Theo truyền lại thì đây mới là nơi Ông Hoàng Mười và một số quân sĩ khác bị đắm thuyền khi trời có bão.
Một việc nữa là hình thế của Long mạch tại Đền Củi. Hồng Lĩnh chín mươi chín ngọn như một con Rồng uốn lượn. Khi đến địa phận Đền Củi , hình dáng như một con Rồng đang cúi xuống uống nước sông Lam. Chỉ tiếc rằng con đường Quốc lộ 1A băng qua , tạo nên một nhát kiếm chém đứt đầu Rồng , cái đầu rơi ra chính là Khu Độc sơn , nơi có Đền Thánh Mẫu Linh từ. Có phải vì vậy mà Hà tĩnh nghèo hơn Nghê an , mặc dù núi sông hùng vĩ hơn , điều kiện thuận lợi hơn. Ngày nay Hà tĩnh so với Nghệ an thì quá nghèo - Tuy chỉ cách nhau có một con sông Lam??????

Trong số 10 Ông Hoàng thì có sáu Ông Hoàng thường giáng đồng. Trong đó có ba Ông giáng thường xuyên là Ông Hoàng Bơ( Ba ) , Ông Hoàng Bảy và Ông Hoàng Mười. Ông Hoàng Mười có Đền thờ ở Hà tĩnh và Nghệ an như phần trên đã viết . Ông Hoàng Bơ ( Ba 0 có Đền thờ ở Phủ Lý - Hà Tây - Chuyên dùng vàng trắng như Mẫu Thoải . Ông Hoàng Bẩy có Đền thờ ở Bảo Hà - Lao Cai . Tục truyền Ông Hoàng Bẩy thường có tật cờ bạc và hút thuốc phiện , nên dân Lô đề thường đi chầu ở Bảo Hà rất đông để xin lộc . Còn tại Hòn gai là Đền cửa Ông thờ Trần triều .
Tại Đền Củi - Hà tĩnh , nơi cung thờ Ông Hoàng Mười có hai bức Đại tự : MẪU ĐỨC CHIẾU ÁNH và HUYỀN TỪ BỐ CHỮNG . Ngoài ra còn có hai câu đối của Tiến sĩ Hoàng Đình Nguyên bái phụng :
Quá giá hóa tồn giả Thần vị liệt Nam bang tứ bất .
Quốc hữu từ gia hữu tự danh cao Thiên bản lục kỳ .
Có nghĩa là :
Cái đã qua là hóa , cái còn lại là Thần , nước Nam có bốn vị bất tử .
Nước có Đền , nhà có Miếu , Trời cao vốn có lục kỳ .
Ngoài ra ở đây còn có cung Chầu Mười - Tương truyền Chầu Mười gốc người Thổ , đã có công giúp Lê Lợi đánh tan quân Liễu Thăng , trấn ải phía Bắc nước ta .
" Gặp thời Thái Tổ khởi binh ,
Theo Vua giết giặc Liệu Thăng hàng đầu .
Vua sai trấn giữ các Châu ,
Khắp hòa xứ Lạng địa đầu giang sơn .
( Văn Chầu Mười ).
Khi giáng Đồng , Chầu Mười thường ăn mặc theo trang phục của người dân tộc thiểu số , nhạc Chầu Văn theo điệu Xá thương , mang đặc trưng của các dân tộc miền núi
 
MỘ CAO TĂNG 1
Trong làng nổi lên nhiều dòng họ đã cung cấp nhiều bậc vĩ nhân cho đất ngước như : Họ Phan ( Có PHAN ĐÌNH PHÙNG , PHAN TRỌNG TUỆ , PHAN ANH , PHAN MỸ... ) ; Họ Mai ( MAI THÚC LOAN ) , Họ Hoàng ( HOÀNG CAO KHẢI.. ); Họ Bùi ( BÙI DƯƠNG LỊCH ) , họ Trần ( TRẦN PHÚ...); Họ Kiều ( KIỀU CÔNG TIỄN ) ; Họ Đinh ( ĐINH LIỆT , ĐINH LỄ ) , Họ Lê ( LÊ BÔI ) ; Họ Nguyễn ( NGUYỄN BIỂU ) ......
Xã Tùng ảnh ( là hình bóng của cây thông in trên núi ) , trước kia là làng YÊN VIỆT ; sau đổi thành Châu Phong , rồi Đức Phong và cuối cùng là Tùng Ảnh. Từ thời xa xưa cho đến ngày nay , xã Tùng ảnh luôn có người học giỏi , thi đậu cao , rất nhiều người có bằng cấp Tiến sĩ. Làng Đồng Thái - Xã Tùng Ảnh - Huyện Đức Thọ , trước kia là Phủ Đức Thọ - Tổng Việt yên.
Làng này tuy ở một vùng quê hẻo lánh song rất trù phú , đường là được lát bê tông , nhà cửa khang trang , đẹp đẽ.
Quê ngoại của ĐHLV cũng ở đây !
Con dân của huyện Đức Thọ vào Nam ra Bắc nhiều vô biên cương !
Kể ra Đức Thọ sẽ còn nổi tiếng hơn nếu như...vâng nếu như cụ Trần Phú ko bị địch Pháp bắt và giết mất khi còn thanh niên. Ko chỉ vì cụ là tổng bí thư đầu tiên (chứ ko phải cụ Hồ) mà nếu ai chịu khó tìm đọc về tuyển tập các bài viết của cụ Trần Phú sẽ hiểu tầm tư tư tưởng và độ uyên bác lý luận của cụ như thế nào khi còn thanh niên.
Nói chung mệnh của cụ Trần Phú ko thể làm vua, âu cũng là số phận !

Bác nào sống ở Hà Nội mà quê ở Đức Thọ thì liên hệ với ĐHLV sắp tới Tôi cũng định về thăm quê ngoại. Sướng nhất là vùng vẫy giữa dòng sông La , những địa danh làng xã Đức Xá, Đức Minh, Đức Trường, Ga Chợ Thượng, Thị Trấn mãi mãi vần còn trong kí ức của ĐHLV lúc còn bé thơ khi sống ở quê ngoại.

Liên hệ qua email : [email protected]
 
Last edited:
Mấy cái này đúng là suy diễn lăng nhăng phi logic. Làm gì có long mạch, mộ kết.... mà sinh ra người tài. Cái này chẳng khác gì mấy bài báo thánh vật sông tô lịch
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,195
Bài viết
1,150,493
Members
189,952
Latest member
Xelubeouu
Back
Top