What's new

[Tổng hợp] Chùa đất Việt

Từ Đạo Hạnh

Chùa Thầy gắn với tên tuổi của sư Từ Đạo Hạnh, mà sự tích về ông có lẽ là kỳ dị nhất trong số các vị sư Việt Nam. Có nhiều sự tích không thống nhất.

1. Sự tích rằng Từ Đạo Hạnh là con ông Từ Vinh, bị pháp sư Đại Điên (hoặc Đại Diệu) làm phép hại chết. Từ Đạo Hạnh tức giận đi sang Thiên Trúc tìm học phép thuật nhưng không được, quay về núi Sài Sơn, vào hang núi đọc mười vạn tám ngàn lần chú Đà-la-ni, đạt được thần thông, quay về giết Đại Điên trả thù cho cha. Xong Từ Đạo Hạnh về chùa Láng, sang chùa Thầy tu hành. Đại Điên chết rồi lại đầu thai vào làm một đứa trẻ ở Thanh Hóa, cũng bị Từ Đạo Hạnh giết nữa. Sau đó Từ Đạo Hạnh bèn đầu thai vào làm con của em trai Lý Nhân Tông, mà vua này không có con trai, phải lấy con của em mình làm Thái tử, do đó khi Lý Nhân Tông mất thì hóa thân của Từ Đạo Hạnh lên làm vua, tức là Lý Thần Tông.

2. Từ Đạo Hạnh đi sang Tây Thiên cùng hai người bạn là Minh KhôngGiác Hải, đến bến đò gần Tây Trúc thì hai người bạn lên trước, còn Từ Đạo Hạnh ở lại, gặp được thần nhân truyền pháp thuật, nên bỏ về trước, hai người bạn về sau. Đến giữa đường thì có con hổ nhảy ra vồ Minh Không và Giác Hải, hai người cười, vì đó chính là Từ Đạo Hạnh biến hóa trêu bạn.
Giết xong Đại Điên, Từ Đạo Hạnh chán thế sự nên mới vào Sài Sơn lập chùa tu hành, dạy dân làm rối nước. Sau đầu thai vào làm vua Lý Thần Tông, bị bệnh hóa hổ, Minh Không quay lại chữa bệnh cho.

3. Minh Không là đệ tử của Từ Đạo Hạnh, trước khi hóa, Từ Đạo Hạnh dặn hai mươi năm sau đến chữa cho mình. Minh Không về sau đến chữa cho thầy, và do đó được tôn là Quốc sư.

(Một số chùa thờ ba vị Đạo Hạnh, Minh Không, Giác Hải làm Lý triều Tam Thánh tổ).

Điều rất đặc biệt là ở gần chùa Láng thờ Từ Đạo Hạnh, còn chùa Duệ thờ Đại Điên. Và cả hai đều được tôn là Thiền sư cả.
 
Như vậy, Từ Đạo Hạnh có cả yếu tố Đạo giáo, Phật giáo, Vương quyền. Những chi tiết như phép thần thông, đầu thai,..., mang màu sắc Đạo giáo, hoặc Phật giáo Mật tông. Giai đoạn tu hành trong núi thì được tôn là Thiền sư, tức là Thiền tông.

Bên cạnh đó ông cũng làm thuốc cứu người, dạy dân chúng nhiều điều, sáng chế ra trò rối nước, nên được tôn là Thầy của cả một vùng này, chùa ông lập do đó cũng gọi là chùa Thầy. Từ Đạo Hạnh đồng thời cũng là vị Thánh, Thánh tổ, đóng vai trò một vị thần phù hộ.

Vì vậy, thời Lý ông được xếp vào một trong Tứ Bất Tử - 4 vị Thần thánh tối cao của người Việt. Đến đời Lê, với sự ra đời của tín ngưỡng thờ Mẫu, thì ngôi vị của ông nhượng lại cho Mẫu Liễu Hạnh.

Trong thượng điện chùa Thầy, có 3 tượng thờ rất đặc biệt, thờ 3 kiếp của Từ Đạo Hạnh: Kiếp Thánh, kiếp Thiền sư, và kiếp Vua.

Từ trái sang: Kiếp vua (Lý Thần Tông): đội mũ bình thiên, ngồi trên ngai vàng
Kiếp Thiền sư: ngồi trên bệ đá đời Lý
Tượng kiếp Thánh là đặc biệt nhất, ngồi trong một khám gỗ rất đẹp. Tượng có cốt bằng tre, phủ vải và sơn, giống kiểu một con rối, có thể cử động đứng lên ngồi xuống được. Xưa kia các nghệ nhân làm tượng đặt hệ thống xích kéo, để khi mở khám thì tượng đứng dậy; nhưng đời sau một vị quan ở đây bảo: "Thánh thì không phải đứng dậy chào ai cả", mới bỏ hệ thống truyền động đi, từ đó tượng ngồi mãi.


picture.php
 
Last edited:
Mùng 5 tết vừa rồi em có đi chùa Thầy. Lúc đang lễ và tham quan chùa Thượng thì em thấy có chị hướng dẫn viên đang thuyết trình cho đoàn nào đấy. Mạn phép em nán lại nghe hóng tí.

Chị bảo chùa Thượng thờ 3 kiếp tu của ngài Từ Đạo Hạnh là Tu tiên, tu Phật và kiếp ngài làm vua. gian đầu chị í bảo tượng trong khám là bằng gỗ ngưu đầu chiên đàn tạc hình Thánh Tổ. Hằng năm khám chỉ được mở có đúng 1 tiếng đồng hồ để cho nhân dân chiêm bái vào lúc 4h chiều mùng 6-3 âm lịch thì phải. Sau đó khám đóng lại. Hôm em đến chỉ còn có cái ảnh chụp. Chị í bảo các bác cứ nhìn cái ảnh này thì ảnh như thế nào, Thánh Tổ trong khám như vậy. Em nhìn căng mắt mà thấy Ngài như kiểu con rối đúng như bác chit nói vậy.

Em có đọc được đâu đó rằng tượng Ngài ngày xưa cũng để lại toàn thân xá lợi như 2 pho thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường ở chùa Đậu. Tượng xá lợi này hình như để trong hang Thánh Hóa hay hang Cắc Cớ j đấy. Rồi khi thực dân Pháp xâm lược nước ta. Chúng cho đốt pho này( kiều mấy ông lính dỗi hơi, thấy ngộ ngộ đem ra máy mó) Sau khi chúng bỏ đi dân làng nhặt tro cốt còn lại của Ngài yểm vào tượng rồi sau này cũng chính pho tượng này được lắp máy cơ học khiến tượng cử động được như người thật. Như theo bác chit nói ở trên thì do Thánh Tổ này là Tổ sư của nghề rồi nước nên sau khi Ngài Nê Hoàn nhập diệt thì nhân dân trong vùng tạc ngài trong tư thế của một con rối để tưởng nhớ công lao đức độ mà ngài đem lại cho nhân dân. Bác chit thấy thế nào.

Rồi chị í dẫn qua gian chính thờ Di Đà Tam Tôn và tượng Thánh Tổ. Thấy bảo cái gian này chứa đựng toàn những tinh túy của nghệ thuật Phật giáo qua các triều đại (Cũng như bác chit đã nói ở trang trước). Sau đó chị dẫn qua sờ cái phiến đá to lắm ở đằng sau bệ tượng. Chỗ gần góc chùa. Thấy bảo chùa Thầy còn 2 phiến. Bảo đây là phiến đá tụ linh j j đấy. Em vẫn còn nhớ y nguyên cái câu như sau :" các bác đang đứng trước tụ linh thạch,..., em xin kính mời các bác đoàn nhà mình lễ phiến đá,..., sờ vào đá thì làm ăn phát đạt, cầu j được nấy, giàu bà chú kho ấm no chùa Thầy,..." oài nghe giọng bà chị này kể cả người chả có chút tín tâm j cũng phải vái lấy vái để, bao nhiêu người tranh nhau đặt tiền rồi mân mê hòn đá. Em cũng tranh thủ ra sờ vuốt tí chút, thấy hình như cái hòn đá này là được kê chân cột chùa phải không bác chit. Em nhìn thấy ở giữa có vết lõm lõm còn viền ngoài là chạm hoa sen.

Tiếp sau chị này dẫn đến đoạn gian thờ vua Lý Thần Tông. Chị giới thiệu một hồi rằng đây là Thánh Tổ làng em hóa thân làm vua vì vua Lý Nhân Tông ko có Thái Tử...

Nhưng em thấy kết nhất ở chùa Thầy này là 3 pho Di Đà Tam Tôn cùng truyền thuyết về Ngài Từ Đạo Hạnh này. Em cũng có nghe nói rất nhiều từ báo đài nhưng em vẫn phải hỏi bác chit xem thế nào.Theo em nghĩ rằng thường thì một vị Thánh nào đó có công đối với nhân dân, giúp dân đủ thứ thì sau khi họ mất, ngoài việc được thờ phượng hương khói, họ còn được người đời sau gán cho truyền thuyết này nọ về cuộc đời và thanh thế. Có rất nhiều người như thế rồi thì phải. Hình như cả cụ Lý Công Uẩn phải ko bác chit. Qua đây em chân thành cảm ơn bác về các bài viết sâu sắc về chùa Thầy. Kính chúc bác mạnh khỏe, tiếp tục cống hiến cho diễn đàn nhưng bài viết bổ ích, chứa đựng tri thức cho chúng em học tập
 
Last edited by a moderator:
Sắp Tết cổ truyền, chắc thế nào cũng có người đi chùa cầu an năm mới, quay lại với topic này tí.

Nhân nói đến cụ trưởng lão phía Tăng, cũng xin gửi chân dung cụ trưởng lão phía Ni. Dưới đây là ảnh sư cụ chùa Tây Phương, đã 96 tuổi. Tuy vậy cụ đã nghễnh ngãng nặng lắm rồi, đi đứng cũng không còn nhanh nhẹn như cách đây vài năm nữa.


picture.php



Em cũng hay lang thang ở chùa Tây Phương, em có chụp vài cái ảnh của cụ - cụ là Ni trưởng Thích Đàm Thanh . Cụ đã mất rồi. Em chụp cụ cách đây 2 năm

picture.php



picture.php
 
Cụ này hôm là, 35 ngày, bà nội em cũng theo thầy chùa đi lên ăn cỗ rồi. Thấy kể bảo nghe đâu thỉnh rất nhiều sư về cầu siêu, các thầy ăn xong còn được gói ghém lộc ,biếu cho mỗi thầy một bộ quần áo và chả biết đâu ba trăm ngàn làm lệ phí đi đường. Sướng thế, đi ăn cỗ vừa được lộc vừa có quà.Hôm mùng 5 vừa rồi em cũng đi lên chùa Tây Phương. Tượng ở đây thì không thể chê vào đâu được. Em có qua gian thờ tổ thì thấy có cái bàn thờ mới mới được dựng lên thờ di ảnh của cụ. trên bàn thì vô số là phướn và cờ. Trên đấy có cả mấy cái máy niệm Phật và bát cơm cúng mới mang đến. em cũng nán lại thắp cho cụ nén nhang rồi hóng hớt tí nhìn mấy cái phướn. Toàn chữ tàu, mon men biết được mỗi chữ Phật :D
 
Chùa Thầy không chỉ có tòa thượng điện. Cả ngôi chùa là một công trình gỗ đẹp. Các chạm khắc, cấu kiện đều rất đẹp.

Tòa nhà Tổ đằng sau cũng là chứa nhiều cổ vật quý giá, từ những pho tượng Tổ, tượng Hậu, tượng Mẫu,..., phần lớn đều có niên đại vài trăm năm, được bày kín 5 gian thờ. Xung quanh là hành lang với các pho tượng La hán, rồi các pho Đức Ông, Hộ Pháp đều hiếm có.

Chùa Thầy từ lâu đã trở thành một chốn tổ thiêng liêng của Phật giáo miền Bắc và cũng là của cả nước. Tôi đã đọc về một nhà sư ở miền Nam đã thỉnh một cái mõ từ chùa Thầy, và đội trên đầu liên tục trong suốt quá trình đi về chùa của mình ở miền Nam, ngay cả khi ngủ cũng không nằm, mà ngủ ngồi và để mõ trên đầu, thể hiện lòng thành kính.
 
Khung cảnh chùa Thầy tựa vào quả núi Sài Sơn, nhìn ra Long Chiểu. Ba tòa chùa ngang, hai cây cầu Nhật Tiên và Nguyệt Tiên ở hai biên.

Cầu Nhật Tiên nối sang đảo Tam Phủ, nơi thờ thần Tam phủ của tín ngưỡng đạo Mẫu. Cầu Nguyệt Tiên nối lên lối lên núi, là nơi có chùa Cao, hang Thánh hóa nơi Từ Đạo Hạnh trút xác, lối lên Chợ Trời, hang Cắc Cớ, hang Gió, chùa Một Mái...

picture.php
 
Thấy bác Chitto đang "tạm dừng", tham gia cùng bác chút, hi vọng không làm gián đoạn topic của bác.


Mấy hôm vừa rồi, được theo hầu các cụ ở một số chùa miền Bắc, có mấy tấm hình “tiêu biểu” của mỗi chùa, góp vào topic này cùng bác Chitto.


CHÙA PHAN - HUYỆN QUỐC OAI


Lối lên gác chuông

IMG_0103.jpg



Một hình thức "rào cản" lạ so với các chùa đã qua.

IMG_0196.jpg




CHÙA THÁNH LONG - TIỀN HẢI - THÁI BÌNH


IMG_0091.jpg



Chính điện với “3 tầng” hoành phi, câu đối, như thể hiện "công lực" của các cá nhân, tổ chức đã góp công, của tôn tạo, xây dựng chùa.


IMG_0100.jpg



CHÙA NGUYỆT LŨ - TIỀN HẢI - THÁI BÌNH


Vị trí gác chuông ngay ở phần mái hiên chính điện, thấy lạ so với các chùa đã qua.

IMG_0067-1.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,492
Bài viết
1,153,217
Members
190,105
Latest member
aerocitygirls
Back
Top