What's new

[Tổng hợp] Chùa đất Việt

Hai hộ pháp Thiện và Ác, có trường hợp gọi là Thiện Hữu và Ác Hữu, lại cũng có những câu chuyện khác.

Thiện Hữu là một vị hoàng tử, cũng là ứng thân trước của Phật, phát nguyện cứu giúp chúng sinh.

Ác Hữu là Đề Bà Đạt Đa, (hay Đạt Điêu) là em họ của Phật Thích Ca, cũng là bậc tu hành, học giáo pháp của Phật, thu thập tăng đồ, tìm về chính đẳng chính giác. Nhưng Đạt Đa không chịu tuân theo một số điều của Phật, và muốn lãnh đạo tăng đoàn theo cách riêng, muốn lập hệ phái riêng của mình ngay khi Phật còn tại thế. Để củng cố vị trí của mình, Đạt Đa nhiều lần tìm cách làm hại Phật, như sai người ám sát, thả thú dữ,..., nhưng Phật đều hóa giải.

Tăng đoàn mà Đạt Đa lãnh đạo - xét theo nghĩa nào đó - cũng vẫn là học theo Phật pháp, nhưng có những giáo luật khác, và không nhận mình là từ Phật. Do đó, Đạt Đa tuy làm ác với Phật, nhưng vẫn có công trong việc giáo hóa chúng sinh. Hơn nữa, từ hành động của Đạt Đa, Phật mới đặt thêm những quy định nhiều hơn để củng cố tăng đoàn của mình, làm cho bộ Luật thêm chặt chẽ.

Cho nên xét về khía cạnh giới định, thì Đạt Đa cũng có công hộ pháp. Và theo truyền thuyết thì Đạt Đa cũng vẫn được thác sinh vào hàng các vị Thiên vương trên cõi trời. Giờ đây, Ác Hữu Đạt Đa trở thành người hộ vệ Phật pháp tại chùa. Cái Ác hay cái Thiện chung quy lại cũng không phải là thường trụ.

Tất nhiên là mọi người vào chùa thường cũng không cần hiểu sâu xa đến thế.
;.
 
Last edited:
Tiếp theo hai tượng Hộ pháp to lớn, trong chùa còn có một số tượng khác cũng mặc trang phục võ tướng, cầm binh khí, bao gồm:
- Bát bộ Kim Cương
- Tứ đại Thiên Vương
- Tam châu Thái tử
- Đức Ông

Các vị Kim Cương - tượng trưng cho sự cứng rắn bất hoại, kiên định vĩnh cửu. Có Kinh Kim Cương, Kim Cương Thừa là một tông phái, có Kim cương chử là một pháp khí thần thánh. Lại cũng có các vị Kim cương, mà ta thường gặp là 8 vị.

Các vị Kim Cương cũng là các Bồ tát, phát tâm trở thành các thần tướng bảo hộ Phật pháp, chống lại những điều sai trái. Các vị Kim Cương mặc võ phục, cầm binh khí trong các thế võ sống động.

Tên của các vị ấy thực ra cũng không quan trọng, và cũng chẳng cần nhớ, và lại cũng không giống nhau giữa các phiên bản.

Bốn vị Kim Cương bày dọc tường, cạnh một tượng Hộ pháp ở chùa Dâu. Bên kia cũng có một bộ như thế. Thế là gian Tiền đường có đến 10 vị tướng đứng trấn giữ cho chùa.

 
Last edited:
Một số pho Kim Cương chùa Thầy (Thiên Phúc tự)
Thực ra đây là các pho tượng bằng thạch cao làm lại theo khuôn mẫu tượng chùa Tây Phương.

24347e9167c31a1d.jpg
 
Last edited:
Tứ đại Thiên vương

Còn một bộ tượng mặc võ phục nữa là tượng Tứ đại Thiên vương. Bộ này không phải chùa nào cũng có.

Đọc truyện Tây Du Ký, gặp các vị : Tăng Trường thiên vương, Đa Văn thiên vương, Trì Quốc thiên, Quảng Mục thiên vương vương canh giữ các cửa Nam thiên, Bắc thiên, Đông thiên, Tây thiên môn, tưởng đây là các thần Trung Quốc. Té ra không phải.

Các thiên vương (devaraja) vốn là sản phẩm của Phật giáo, là các vị thuộc hàng Chư Thiên canh giữ bốn phía núi Tu Di, cõi Dục giới và Sắc giới. Sang TQ mới thành ra các Thiên môn. Như vậy Thiên vương vẫn thấp hơn các vị Kim Cương vốn thuộc hàng bồ tát. Các thiên vương cũng bảo vệ Phật pháp, mỗi vị mang một pháp khí tượng trưng cho thức tỉnh. Nhưng khi sang TQ thì các pháp khí lại trở thành các Vũ khí.

Tăng Trường thiên vương cầm gươm, để chặt đứt Vô minh; Trì Quốc thiên vương cầm đàn, để thức tỉnh chúng sinh; Đa Văn thiên vương cầm cờ (hay lọng) tượng trưng chiến thắng; Quảng Mục thiên vương cầm con rắn bảo vệ ngọc như ý.

Nhưng nếu đọc truyện Phong thần, thì 4 Thiên vương này vốn là 4 anh em họ Ma (Ma gia tứ tướng) giúp Trụ vương: Ma Lễ Thanh cầm gươm Thanh Vân; Ma Lễ Hồng cầm lọng Hỗn Nguyên tán; Ma Lễ Hải cầm Ngọc tì bà; Ma Lễ Thọ cầm Hoa hồ điêu. Sau khi bị giết chết, được Phong thần thành 4 thiên vương giữ 4 cửa trời.

Truyện Ma gia tứ tướng là do người TQ muốn Hán hóa các Thiên vương xuất xứ Ấn Độ nên mới bịa ra để ôm về cho mình.

 
Last edited:
Tượng của Tứ đại thiên vương thường đứng ở đâu?

Đúng nhất thì bốn tượng này đứng ở bốn góc tháp lớn. Tháp lớn của chùa là đại diện cho Vũ trụ, cho núi Tu Di, mà Tứ thiên vương trấn giữ thế giới ở bốn phía của núi Tu Di, nên tượng đặt ở bốn phía của tháp.

Một số tháp cổ đã bị phá như tháp Báo Thiên, tháp Chương Sơn, tháp Long Đọi, tháp Phật Tích đều có tượng Thiên vương ở các góc tháp.

Những chùa không có tháp lớn, nếu có tượng Thiên vương, thì bốn tượng này có thể đứng ở trong điện, trước Chính điện, sau chính điện, hoặc quanh bàn thờ chính của tòa Cửu Long; như có thể thấy ở chùa Thầy, chùa Bối Khê...

Di vật tượng Thiên vương bằng đá đời Lý ở tháp chùa Phật Tích (nay tháp bị phá hủy hoàn toàn)



Tượng thiên vương trong góc tháp Hòa Phong chùa Dâu. Bốn góc tháp có 4 tượng.

 
Last edited:
Một số chùa còn có tượng một vị tướng võ, mặc khôi giáp uy nghi, nhưng khuôn mặt rất hiền từ. Vị tướng ấy được gọi là Thái tử.

Thái tử tên là Kỳ Đà hay Vi Đà (Jeta), vương tử con vua Ba Tư Nặc, người sở hữu khu vườn đẹp nhất thành Xá Vệ. Trưởng giả Cấp Cô Độc vì muốn có nơi đất đẹp để mời Phật đến thuyết pháp, hỏi mua khu vườn đó. Kỳ Đà đòi số vàng trải kín vườn, và Cấp Cô Độc đã thực hiện đúng giao kèo, mua được khu vườn mời Phật về. Kỳ Đà từ ngạc nhiên đã chuyển sang quy phục Phật, trở thành bậc Hộ pháp.

Khu vườn đó rất nổi tiếng, được gọi là Kỳ Viên Tịnh Xá (Tịnh xá vườn của Kỳ Đà). Kỳ Đà được gọi là Tam Châu Thái tử, tức là vị Hộ pháp trong cả ba cõi.

Tượng Thái tử Kỳ Đà chùa Tây Phương, chắp tay là Khuyến thiện, thanh gươm để ngang là Trừng Ác.
Pho tượng gợi lên cảm giác : Buông đao thành Phật



Tam châu Thái tử chùa Dâu. Tượng này có đôi chân rất giống Charlie Charlin.

 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,434
Bài viết
1,152,821
Members
190,081
Latest member
anpham123
Back
Top