What's new

[Tổng hợp] Chùa đất Việt

Những hình tượng giận dữ, phẫn nộ của các vị thần tướng này có tác dụng ngăn chặn sự sa đọa của con người. Nhìn vào đó, người ta có thể biết kính sợ mà giảm tội lỗi của chính mình.

Trong các chùa Nhật Bản thường có tượng Minh Vương, có hình tướng giận dữ còn ghê hơn thế này nhiều, cũng với mục đích tương tự. Còn ở Việt Nam, nhìn chung các tượng đều có vẻ hiền từ hơn.


So sánh với Hộ pháp của bạn Tàu, thì hình tượng Hộ pháp của bạn í mặc dù đội mũ có Phật, nhưng trông vẫn giống hệt một giống yêu quái man rợ trong truyện Tây Du Ký.
(Hộ pháp cửa chùa Đông Hoa - Tây Sơn - Côn Minh)

 
Last edited:
Chính điện

Chính điện là nơi quan trọng nhất của một ngôi chùa, nơi bày tượng thờ Phật và các Bồ tát quan trọng. Lễ chùa thì chắc chắn phải lễ ở Chính điện rồi đi đâu thì đi.

Nhìn vào chính điện, có thể biết được khá nhiều về ngôi chùa, có thể biết về tông phái, hệ phái của chùa đó. Sâu hơn nữa thì có thể đoán biết được niên đại của chùa, tất nhiên không phải lúc nào cũng dễ dàng.


Chưa nói đến chùa Khơ Me theo Phật giáo Nguyên thủy, chùa người Việt theo Đại thừa cũng có sự khác nhau rất nhiều giữa các miền, có thể thấy rõ ràng ở chính điện chùa.

Chùa miền trung trở vào không tạo cảm giác sâu, mà thường là áp sát vào tường cuối cùng của, với số lượng ít tượng Phật. Chùa miền Nam hoàn toàn là chùa xi măng, lấy to rộng, trang trí màu sắc làm quan trọng, là chính yếu, chịu ảnh hưởng người Hoa rất rõ. Chùa Huế thâm trầm, tĩnh lặng như con người xứ Huế, đôi lúc đơn giản thanh tĩnh.

Chùa miền Bắc tạo cảm giác sâu hút, thiêng liêng, với rất nhiều tượng. Đó là tích lũy văn hóa của nhiều triều đại dồn lại, nên phong phú đa dạng. Trên thực tế, những ngôi chùa, tượng Phật cổ nhất, đẹp nhất và giá trị nhất hầu như đều nằm ở miền Bắc, với nền văn hiến ngàn năm.
 
Last edited:

Chính điện chùa Báo Quốc, một danh lam của xứ Huế. Bên trên là bức hoành với 5 chữ : "Sắc tứ Báo quốc tự" - chùa Báo Quốc do vua sắc phong.

Chính điện cũng không rộng, với ba pho tượng Tam Thế ngồi ngang hàng ở trên. Bên dưới là tượng Phật và hai bồ tát ở hai bên, để trong khung kính. Tất cả chỉ có vậy. Bao lam, cửa võng cũng khá đơn giản. Có thể thấy đây cũng là đặc trưng của chính điện chùa Huế. Chùa Thiên Mụ thì ba pho Tam thế to hơn, chính điện rộng hơn, nhưng cũng không nhiều tượng hơn.

Chính điện chùa Thiên Mụ - Huế.

 
Last edited:
Chùa Từ Đàm, một Tổ đình linh thiêng và quan trọng ở Huế còn bày biện đơn giản hơn nữa. Ở giữa chỉ bày một tượng phật Thích Ca Mâu Ni trong thế Thuyết pháp, tay phải giơ lên, tay trái để ngửa trong lòng. Bàn thờ có một vài đồ tế khí. Chỉ có thế thôi.



Hiện nay (đầu 2008), chùa Từ Đàm được xây dựng lại. Không biết sau đó thì chính điện bài trí thế nào.
 
Last edited:
Đối với ngôi chùa miền Bắc, do yếu tố văn hóa tích lũy qua nhiều thời kì lịch sử, nên chính điện bày rất nhiều tượng.

Nếu các chùa miền Trung, miền Nam chỉ sử dụng phần cuối cùng của toàn bộ tòa chùa làm nơi bày tượng, thì chùa miền Bắc phải sử dụng toàn bộ phần Chuôi vồ, hay gian Thiêu hương, và cả Thượng điện làm nơi đặt tượng. Không gian cho người làm lễ chỉ giới hạn trong phần tiền đường và một phần thiêu hương.

Cũng chính vì thế, chính điện chùa Bắc sâu thăm thẳm, và vì phải bày nhiều lớp tượng Phât, nên các tượng được đặt cao dần lên, đứng chính giữa chỉ nhìn thấy một phần các vị Phật ngồi lớp trên lớp dưới, sâu và cao dần, càng xa càng tối và huyền ảo. Các gương mặt, các dáng vẻ trầm mặc, lặng lẽ nhưng đông đúc, cảm giác như "Tam thiên chư Phật" đang cùng nhìn xuống. Trong điện đó có cả các vị Phật, Bồ tát, Thiên vương... từ những thế giới khác nhau, của những thời kì lịch sử khác nhau cùng tụ hội.

Cũng vì có nhiều lớp bày sâu vào trong, nên chiếm một số hàng cột, với nhiều cửa võng (miền nam gọi là bao lam), và nhiều bức hoành, câu đối.
 
Last edited:
Chính điện chùa Quán Sứ, chiếm không gian của 6 hàng cột ngang, với 6 tấm cửa võng, 6 câu đối. Chính điện này bày 12 pho tượng đều khá lớn, chia làm bốn hàng.

Lớn nhất là pho A Di Đà chính giữa hàng thứ hai từ trên xuống vì ở quá xa nên trông chỉ be bé thôi, nhưng thực tế pho tượng đó cao gần 3m. Ba pho Tam Thế ở trên cùng, sát mái cũng cao đến mét rưỡi.

Các bức cửa võng là những tác phẩm điêu khắc rất đẹp, hình rồng phượng, hoa sen, hoa dây....

24347e7d69fb4235.jpg
 
Last edited:
Chính điện chùa Bà Đá (Linh Quang tự), chính điện chiếm 4 hàng cột sâu hút, với rất nhiều hoành phi câu đối.

Hai chiếc bình sứ để trên kệ nên cao ngang đầu người, hai pho tượng Bồ tát đứng hai bên cao cũng gần 3m. Pho A Di Đà ở giữa là lớn nhất.

24347e7a8f8c68f9.jpg
 
Last edited:
Chính điện chùa miền Bắc được bày cao dần, do đó những pho tượng cuối cùng có thể chạm mái chùa, những pho ở ngoài thấp dần, để đến những pho ngoài cùng thì ngang bàn thờ. Các pho tượng để trên các bệ cao thấp khác nhau, tượng đứng, tượng ngồi trong thế liên hoa tọa, tượng ngồi trên ngai, tượng ngồi trên thần thú...

Và ánh sáng rọi từ ngoài vào qua những ô cửa trên sát mái có thể tạo ra một không gian huyền ảo linh thiêng...

Chụp trong chùa Vĩnh Khánh ở Hải Dương (dân gian cũng gọi là chùa Trăm Gian). Pho tượng Thích Ca Niêm Hoa.

 
Last edited:
Chùa chữ tam thì không phải chỉ có một chính điện, mà ngoài chính điện chùa Trung, còn thượng điện chùa Thượng. Và Thượng điện hoặc Hậu điện ngoài thờ Phật còn có thể thờ Thánh tổ, tức là các Thiền sư được tôn lên hàng Thánh.

Thượng điện chùa Thầy, phía trước tượng phật A Di Đà là tượng Thánh tổ Thiền sư Từ Đạo Hạnh, Sư tổ của chùa.

Đây là tòa thượng điện quý giá bậc nhất ở Việt Nam, nơi duy nhất còn giữ đủ bộ các di vật của tất cả các triều đại: Lý - Trần - Lê sơ - Mạc - Lê trung hưng - Tây Sơn - Nguyễn.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,427
Bài viết
1,152,737
Members
190,079
Latest member
Quynh258
Back
Top