What's new

[Tổng hợp] Chùa đất Việt

Tượng Phật A Di Đà chùa Phật Tích

Trong các pho tượng phật A Di Đà của tất cả các chùa, pho tượng quý giá nhất là pho tượng đá chùa Phật Tích.

Đây là pho tượng đời Lý còn nguyên vẹn nhất, hoàn thiện nhất còn lại đến nay. Tượng được tạc năm 1057 và dát vàng, còn ghi lại trong Đại Việt Sử ký. Chùa Phật Tích xưa là ngôi chùa lớn nhất thời Lý. Xưa tượng để trong một tháp đá cao, sau tháp bị đổ, mới lộ ra tượng. Triều Lê dựng chùa rất lớn cả một vùng, rồi cũng bị hủy hoại.

Khi Pháp chiếm Việt Nam, chùa đã bị đổ hoàn toàn, tượng phật đá lộ ra giữa trời, quân Pháp lấy làm bia tập bắn, cho nên đến nay trên thân tượng còn vô số vết hỏng, vết nứt phải trám lại. Chùa mới dựng sau này quy mô nhỏ.

Hầu hết các tài liệu đều cho rằng đây là tượng phật A Di Đà, nhưng Trần Trọng Kim cho rằng đây là tượng Thế Tôn, tức phật Thích Ca, còn sư trụ trì hiện nay thì lại cho rằng đây là tượng phật Tỳ Lư Xá Na (Vairocana), tức Đại Nhật Như Lai phật.

 
Last edited:
Tượng A Di Đà thường là tượng ngồi, tuy nhiên nhiều trường hợp trong chùa cổ cũng có tượng đứng, như chùa Tây Phương. (ở chùa mới thì tượng A Di Đà đứng rất nhiều)

Hai bên phật A Di Đà, hai vị Quán Thế Âm và Đại Thế Chí tùy giá thường là tượng đứng, và khá giống nhau, chỉ khác nhau ở việc đổi vị trí tay. Trong chùa có thể có nhiều tượng Quán Thế Âm, đây cũng là điều đáng chú ý ở các chùa Đại thừa.

Ba pho Di Đà Tam tôn chùa Tây Phương, ba pho đứng cao quá, chụp phải ngước lên mỏi cổ


 
Last edited:
Tượng Quán Thế Âm ngồi bên trái A Di Đà thì có lẽ đẹp và độc đáo bậc nhất là pho tượng này của chùa Thầy. Pho tượng khoảng hơn 400 năm tuổi, xưa kia cầm một pháp khí gì đó của Phật giáo, nhưng chắc bị mất nên mới được thay bằng một cái phất trần, vốn là đồ của Đạo giáo.

Tượng này ngồi rất tự nhiên, trong tư thế vương giả ung dung. Tớ chưa gặp ở đâu pho tượng Quán Thế Âm tương tự cả. Đây cũng là pho Quán Thế Âm bồ tát bằng gỗ thuộc loại cổ nhất còn lại.




(Gần đây đọc tài liệu khác thì nói đây là tượng Đại Thế Chí, cũng không dám chắc nên tôi ghi ra đây)
 
Last edited:
Trong chùa Đại thừa, tượng phật Thích Ca là không thể thiếu. Tuy vậy, tượng Thích Ca cũng có nhiều trạng thái:

- Thích Ca sơ sinh, đó là mô tả khi Phật ra đời, kết hợp thành tòa Cửu long

- Thích Ca tu khổ hạnh, hay gọi là tượng Tuyết Sơn, mô tả quá trình đi tìm đạo, tu hành xác trong dãy Himalaya

- Thích Ca thành đạo, Phật ngồi xếp bằng tròn, trong thế thiền định dưới gốc Bồ đề, đắc đạo chứng quả.

- Thích Ca thuyết pháp, thường có một bông hoa sen trong tay, gọi là Phật niêm hoa, hoặc không có hoa sen thì giơ hai ngón tay

- Thích Ca nhập Niết Bàn, tức lúc viên tịch, rời bỏ Dư ý Niết Bàn để vào Vô dư ý Niết Bàn. Tượng trong tư thế nằm nghiêng về bên phải.

Trong các chùa miền Bắc, tượng Thích Ca thành đạo hay Thuyết pháp được đặt dưới tượng A Di Đà, đứng giữa hai pho tượng khác.

  • Nếu tượng Thích Ca ở giữa Ca Diếp và A Nan, hai đại đệ tử, hai vị Sơ tổ và Nhị tổ (Tổ tiếp nối Phật), thì gọi là tượng "Nhất Phật nhị Tôn giả".
  • Nếu tượng Thích Ca ở giữa hai Bồ tát Văn Thù và Phổ Hiền, thì gọi là Hoa Nghiêm Tam thánh, bởi hai vị đại Bồ tát này được viết đến trong kinh Hoa Nghiêm.
 
Last edited:
Phật Niêm Hoa

"Niêm hoa vi tiếu" là một giai thoại Phật giáo, đặc biệt trong Thiền tông, coi truyền pháp vô ngôn, lấy tâm truyền tâm.

Theo truyền thuyết, khi ấy tại núi Linh Thứu, khi Phật Thích Ca giảng pháp trước các đệ tử, Phật không nói gì. Đó là bởi pháp vốn Vô ngôn, không nói thành lời, cũng không lập văn tự, tự người ta phải tìm hiểu.

Do đó Phật cầm một cành hoa - hoa gì không rõ - đưa lên (niêm hoa). Các đệ tử không ai hiểu, chỉ có mình Ca Diếp mỉm cười (vi tiếu). Phật thấy Ca Diếp thấu được, nên truyền Chính pháp cho Ca Diếp, về sau khi Phật viên tịch thì Ca Diếp tiếp nối, trở thành Sơ tổ của các phái. Truyền thuyết này gọi là Thế tôn niêm hoa, Ca Diếp vi tiếu.

Tại chùa Việt Nam, hình ảnh Thích Ca cầm cành hoa sen bằng tay phải đưa lên trở thành quen thuộc, thể hiện sự thuyết pháp tâm truyền tâm thuộc Thiền tông. Do đó bên cạnh Tịnh độ Tông (tôn thờ A Di Đà), Thiền tông cũng có mặt trên bàn thờ.


 
Last edited:
Trong bộ Nhất Phật nhị Tôn giả, Phật Thích Ca ngồi giữa Ca Diếp và A Nan, là hai đại đệ tử của ngài; thì hai Tôn giả bao giờ cũng đứng hai bên, trong tư thế thị giả (hầu cận).

Ca Diếp hay Ma Ha Ca Diếp được tôn là Đầu đà đệ nhất, lớn tuổi hơn A Nan, có thể có râu, ria, tóc mai. Theo truyền thuyết, trong quá khứ Ca Diếp đã từng có lần thếp vàng lên một tượng Phật, nên thân mình luôn có ánh vàng, và bản thân ông trước khi xuất gia cũng từng là một thợ kim hoàn. Do đó tượng ông thường có châu ngọc đeo trên mình, để nhắc về xuất thân trước khi thế phát.


Tượng Sơ tổ Ca Diếp chùa Tây Phương

 
Last edited:
A Nan

A Nan, hay A-Nan-Đà, là em họ của Phật, theo hầu suốt nhiều năm, nghe nhiều nhớ nhiều, nên gọi là Đa văn đệ nhất. Ông nghe và nhớ tất cả những lời Phật nói, thế nhưng chính mình lại không chứng quả đắc đạo, có lẽ vì chuyên tâm phục thị Phật quá.

Khi Phật đã Nhập Niết Bàn rồi, các đồ đệ muốn tổng hợp những lời Phật dạy, thì chỉ có thể là A Nan mới nhớ đủ, thế nhưng ông lại chưa đắc đạo nên ông thấy không thể ngồi cùng hàng ngũ những đồng môn đã đắc đạo. Trong một đêm quyết tâm, ông chứng quả A la hán, dứt hết các lậu hoặc. Và ông tự tin gặp các đồng đạo trong cuộc họp 500 La hán, kết tập Kinh phật lần đầu tiên.

Theo truyền thống, toàn bộ kinh Phật đều là lời của A Nan nói ra, những người khác nghe rồi nếu không có phản đối, thêm bớt nữa, thì trở thành Chính thống. Do đó đoạn đầu của tất cả các bài kinh đều là "Như thị ngã văn" - Tôi nghe như thế này - thể hiện đây là lời A Nan nói lại lời của Phật.

Tượng A Nan trẻ hơn Ca Diếp, thường ôm chồng sách đại diện cho kinh sách mà ông là người đọc lại.


Tượng chùa Tây Phương
 
Last edited:
em xin bổ xung thêm là 3 pho tượng trên cùng của Tam bảo theo thứ tự từ trái sang phải là 3 ngài : Quá khứ - hiện tại - Vị lai ạ !
 
Tuyết Sơn

Trong nhiều chùa, trên bàn thờ có thể gặp một pho tượng một người cực kì gầy gò, chỉ còn da bọc xương ngồi trong một tư thế khắc khổ. Đó là tượng Tuyết Sơn.

Theo Phật giáo, thì khi thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm lìa bỏ gia đình đi tìm con đường giải thoát, đã trải qua việc tu học với nhiều vị thầy. Sau đó ông đã tự mình tu tập khổ hạnh trong núi tuyết (Tuyết sơn), mỗi ngày chỉ ăn một hạt vừng, khiến cho thân thể suy kiệt. Tu khổ hạnh là một trong các phương thức tu tập của Bàlamôn nhằm đạt chứng ngộ chân lý thượng đế.

Khi đó Tất Đạt Đa suy kiệt đến mức cùng cực, đúng lúc đó có một thôn nữ mang một bình sữa đi qua, thấy ông đã kiệt sức nên dâng tặng một bát sữa. Tất Đạt Đa nhận ra rằng phương thức tu ép xác khổ hạnh không phải là con đường đúng để đạt tới chính đẳng chính giác.

Ông lập tức từ bỏ phương pháp tu đó, nhẹ nhàng không vương vấn, sau đó thành đạo dưới gốc Bồ Đề, khi đó thành Phật.

Tượng Tuyết Sơn do đó mô tả Tất Đạt Đa khi đang tu khổ hạnh, tức là khi chưa chứng quả, khi còn đang "sai lầm". Do khi đó chưa đạt quả vị Phật, nên tượng Tuyết Sơn không ngồi trên tòa sen.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,434
Bài viết
1,152,784
Members
190,080
Latest member
Cuadep
Back
Top