What's new

[Tổng hợp] Chùa đất Việt

Tháp Bình Sơn

Một ngọn tháp nổi tiếng rất đẹp khác, nhưng có lẽ rất ít người biết, là tháp Bình Sơn ở Vĩnh Phúc.

Tháp là tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc thời Lý, Trần cách đây 8 trăm năm, làm hoàn toàn bằng gạch nung. Sau bao nhiêu năm mà màu gạch vẫn đỏ tươi, họa tiết khắc chạm vẫn sắc nét. Một số phiên bản của tháp còn được đặt tại Bảo tàng Lịch sử, như sự khẳng định của văn hóa Việt Nam.

Tháp Bình Sơn hiện còn lại có 11 tầng, phần trên cùng đã hoàn toàn mất. Trải tám trăm năm, dù móng bằng gạch khá sâu nhưng cũng bị xói lở, tháp nghiêng. Năm 1969 người ta đã dỡ toàn bộ ngọn tháp ra, thì thấy nhiều viên gạch được kết nối bằng mộng bằng chì. Sau khi đổ móng bê tông chân tháp, sau hơn 2 năm tháp được dựng lại nguyên như trước đó.

Những phần chân đế phải dùng gạch bổ sung do gạch cũ đã bị xói mất. Nhìn là thấy ngay, vì lớp gạch mới sau vài chục năm đã xỉn màu, còn gạch cũ vẫn đỏ tươi.


picture.php
 
Những viên gạch cổ tám trăm năm tuổi với những hình hoa cúc xoắn, rồng cuộn, cánh sen, thể hiện quan niệm và mỹ thuật của người xưa.

Tháp Bình Sơn là tháp rỗng lòng, tức là mặc dù có 15 tầng (các tầng trên cùng bị mất), nhưng cái "tầng" đó chỉ là phía bên ngoài, còn bên trong thì rỗng thẳng từ dưới lên trên, như một cái ống. Sau thời gian tu sửa, người ta đã lắp một cột thu lôi bám trong lòng tháp dẫn xuống đất. Thế là trẻ con trong vùng đã tạo ra trò chơi là trèo trong lòng tháp.

Hiện nay tháp đứng chơ vơ, không được bảo vệ, nên càng ngày càng xuống cấp.


picture.php
 
Hôm nay bạn Chin không chịu ôm em đi Đường Lâm nên em đánh quả lẻ lên Tây Phương và Cực Lạc. Thực sự em mới mon men lên chùa Tây Phương lần đầu nên đếm đi đếm lại mỏi mắt vẫn không hiểu sao thiếu mất 2 cụ La văn Hán. Bác Chitto em hiểu sâu biết kĩ giải thích giùm em xem hai cụ bỏ đi đâu chơi mà còn có 16 ạ?
 
Hôm nay bạn Chin không chịu ôm em đi Đường Lâm nên em đánh quả lẻ lên Tây Phương và Cực Lạc. Thực sự em mới mon men lên chùa Tây Phương lần đầu nên đếm đi đếm lại mỏi mắt vẫn không hiểu sao thiếu mất 2 cụ La văn Hán. Bác Chitto em hiểu sâu biết kĩ giải thích giùm em xem hai cụ bỏ đi đâu chơi mà còn có 16 ạ?

Có lẽ bạn không rõ thôi, 18 pho Tổ kế đăng (thường gọi là Alahán) thì hai pho của hai Tổ đầu tiên (Ca Diếp và A Nan) để trên bàn thờ chính, nên phía sau chỉ có 16 pho.

Bạn có thể xem lại trang 20, hoặc xa hơn nữa là trang 9 của topic này, tôi có chụp ảnh và chú thích rõ rồi đấy.
 
Vẫn còn nhiều thứ về cái món này, chưa viết hết. Mà lâu lâu, cũng không nhớ nổi là đã viết cái gì rồi, cái gì chưa? Chỉ sợ lại viết trùng lại cái cũ.
 
Vẫn còn nhiều thứ về cái món này, chưa viết hết. Mà lâu lâu, cũng không nhớ nổi là đã viết cái gì rồi, cái gì chưa? Chỉ sợ lại viết trùng lại cái cũ.

Cứ thoải mái đi Chitto ơi, nếu có lỡ đưa tin cũ thì mọi người gọi là tin trùng, chỉ thế thôi... :)
Cái topic này đang hay thế mà ngưng nó uông uổng thế nào...
Mình hỏi cái này không biết có lạc đề không? Thế nào là một cái Chùa? Đâu phải cái nhà có kiến trúc cổ cổ + tượng + Sư =Chùa? Vì mọi người hay bảo chùa giả ở Chùa Hương rất nhiều vậy chùa thật phải như thế nào nhỉ?
 
Ủng hộ bác Chit viết tiếp. Rất thán phục sự hiểu biết của bác

@vntuyen: Ở Chùa Hương nhiều cá nhân dựng 1 cái nhà, để tượng Phật và nơi thờ cúng trong đó để thu hút khách thập phương thu công đức chứ không phải là nơi thờ cúng Phật thực sự.

Vì mọi người hay bảo chùa giả ở Chùa Hương rất nhiều vậy chùa thật phải như thế nào nhỉ?
 
Thế nào là một cái Chùa? Đâu phải cái nhà có kiến trúc cổ cổ + tượng + Sư =Chùa? Vì mọi người hay bảo chùa giả ở Chùa Hương rất nhiều vậy chùa thật phải như thế nào nhỉ?

@vntuyen: Ở Chùa Hương nhiều cá nhân dựng 1 cái nhà, để tượng Phật và nơi thờ cúng trong đó để thu hút khách thập phương thu công đức chứ không phải là nơi thờ cúng Phật thực sự.

Nơi đó cũng vẫn thờ cúng Phật đấy chứ, làm sao có thể bảo là "thờ cúng thực sự" với "không thực sự" ?

Thế nào là một "cái" chùa, hay chùa là gì, chùa ở đâu?. Thực giả không rõ ràng thế được. Nếu cái gì cũng rõ Thị - Phi, Thiện - Ác, thì đã không có khái niệm Trung đạo của Phật giáo.

Nếu theo nghĩa của triết lý một tí, thì có thể cho rằng nơi nào có Phật thì nơi đó là chùa, đó có thể là Phật trong tâm tưởng, Phật trong suy nghĩ, Phật qua thuyết pháp. Với một hành giả - người tu nhưng đi khắp nơi - , thì ngồi đâu cũng có thể là chùa (với chính hành giả đó). Với người khác, khi có một vị tăng thuyết về pháp, thì nơi đó là chùa, dù vị đó ngồi ở giữa ruộng, dưới một tán cây, dưới một dốc đá. Chùa là ở trong lòng người, chứ không phải ở cái nhà, hay pho tượng.

Hiểu theo nghĩa thực tế hơn, thì có lẽ chùa cần phải hiểu là nơi: (1) thờ Phật, (2) có người tu hành theo Phật ở hoặc thường xuyên qua lại (3) có hoạt động truyền bá Phật pháp dưới hình thức này hay hình thức khác.

Thực ra phân biệt quá như thế cũng không phải là đúng hẳn. Có những ngôi "chùa giả" rồi sau lại thành "Chùa thật" đấy thôi.
Ngược lại, có những ngôi chùa mà thực ra không truyền pháp, mà truyền mê tín dị đoan, thì nên đổi là đền, miếu, phủ,... chứ không nên gọi là chùa.
 
Nhân tiện đây, cho em có 1 câu hỏi. Cách đây mấy hôm, em vào chùa Hàng (Hải Phòng) thấy trên ban thờ có 1 pho tượng lạ. Hai vị Phật ngồi chung 1 tòa sen. Ý nghĩa thế nào em chịu. Bác chit có biết về pho này ko? Giải thích hộ cái
 
Nhân tiện đây, cho em có 1 câu hỏi. Cách đây mấy hôm, em vào chùa Hàng (Hải Phòng) thấy trên ban thờ có 1 pho tượng lạ. Hai vị Phật ngồi chung 1 tòa sen. Ý nghĩa thế nào em chịu. Bác chit có biết về pho này ko? Giải thích hộ cái

Tôi chưa thấy tượng nào như thế, và cũng không rõ "hai vị ngồi chung 1 tòa sen" thì ngồi theo kiểu gì? Va hai vị đó có phải Phật không hay là Bồ tát, La hán?

Nếu như hai "người" ngồi quay mặt vào nhau, một người ngồi xếp bằng, người kia ôm lấy người ngồi, chân quặp lấy người ngồi, thì có thể là tượng đối ngẫu của Mật tông Tây Tạng.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,182
Bài viết
1,150,399
Members
189,943
Latest member
3sdecal
Back
Top