What's new

[Chia sẻ] Chuyến đi từ Sài Gòn đến Điện Biên và vài tỉnh đồng bằng miền Bắc

Chuyến đi từ Sài Gòn đến Điện Biên và vài tỉnh đồng bằng miền Bắc

Đã nghe nói nhiều về Điện Biên nhưng chưa đặt chân đến bao giờ nên cũng muốn đến lắm nhưng chưa tiện để đi, lần này lên kế hoạch trước với xã. Đến lúc thuận tiện là...lên đường!

Bước chuẩn bị thì cũng ko có gì nhiều, chủ yếu gói ghém sao cho hành lý gọn nhẹ chút như vây sẽ tiện hơn cho 1 chuyến đi...hơi bị xa!

Thật ra đây là chuyến đi thứ ba bằng xe máy ra các tỉnh miền Bắc. Chuyến trước thì gởi xe ra Hà Nội rồi sau đó chạy về Sài Gòn, vì vậy chuyến này sẽ làm ngược lại là chạy ra rồi khi về sẽ gởi xe về.

Hành trình có thể chia ra thành 3 phần: 1- Sài Gòn ra Hà Nội. 2 - Hà Nội đi Điện Biên. 3- Một vòng qua vài tỉnh đồng bằng miền Bắc trước khi trở về Hà Nội.

Nhìn lại thì chuyến đi này đã được 2 năm nhưng cảm giác thì vẫn còn nguyên đó.
 
Last edited:
Đi vào bên trong khu nhà chính thấy cái này.

Ông được rất nhiều người biết là một nhà thơ lớn, tác giả của tác phẩm nổi tiếng Đoạn trường tân thanh (hay nói ngắn gọn là Truyện Kiều) nhưng bên cạnh đó ta cũng nên biết cuộc đời đầy thăng trầm lúc sinh thời của ông, có khi còn thích hơn cả tác phẩm kia.

IMG_3102a.JPG
 
Khi vào trong thì gặp một chị, có vẻ là người chăm lo việc thờ cúng trong đền. Hỏi chị đường đi vào mộ, chị chỉ đường đi thẳng ra phía sau. Vậy là mò ra sau, đi băng qua dãy nhà ra phía sau là đến mộ ông - Mai Hắc Đế. Tên tự Mai Thúc Loan. Tên húy là Mai Phượng.

Nơi an nghỉ của một vị anh hùng dân tộc, ông lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hoan Châu chống lại nhà Đường trong TK8. Ông xưng Đế và mất năm 722. Vậy đến nay ông đã mất tròn 1,297 năm. Sử ta tương đối lờ mờ về năm sanh của ông, chỉ nói chung chung là nhưng năm cuối của TK7. Chỉ có thấy một ghi chép hiếm hoi cho rằng ông được sanh ra vào nhưng năm 68...gì đó và chỉ dừng ở vậy.

Các vị anh hùng của cả dân tộc ta, ngoài tài năng, sự dấng thân vì đất nước thì hầu hết đều có điểm chung và chính điều này làm cho họ trở thành anh hùng, đó là đánh giặc Tàu phương bắc. Mai Hắc Đế trở thành một vị Đế, một anh hùng dân tộc cũng vì lý do này.

View attachment 165579View attachment 165580View attachment 165581
Wowww
Bia đá & đàn tế này do Nguyễn Nghiễm lập từ năm 1768 để thờ phụng cha là Nguyễn Quỳnh - Lĩnh Nam Công, tức ông nội Nguyễn Du.

View attachment 165853
Bây giờ mới biết. Cám ơn anh
 
Vậy là thăm xong khu lưu niệm Nguyễn Du. Lấy xe đi tiếp tìm mộ ông.

Theo con đường này đi tiếp vô, đi một chút thấy trớt quớt nên quay ra mới thấy cái bảng chỉ đường hehe. Theo bảng hướng dẫn đi một đoạn nữa thì đến khu mộ.

IMG_3103a.JPG
 
Phía sau tấm bia là phần mộ của ông.

Tóm tắt về ông: Nguyên quán ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh nhưng sinh ra ở Thăng Long trong một gia đình khá giả và có truyền thống khoa bảng trong giai đoạn cuối Vua Lê/Chúa Trịnh. Theo ghi chép thì ông có cuộc sống sung sướng nhung lụa cho đến năm 10 tuổi hay hơn chút. Sau đó là thời gian có nhiều biến đổi, nhiều sự kiện buồn nhiều hơn vui ập đến với ông và gia đình. Cuộc đời ông gặp nhiều giông tố.

Về chuyện tình cảm, do được giới thiệu mà ông có vợ và một người con duy nhất - Nguyễn Tứ. Giữa ông và bà Hồ Xuân Hương (Hồ Phi Mai) đã có một mối tình nhưng là tình trắc trở. Đây đúng là mối tình đầu của HXH, có thể nói họ đã từng trao lời thề thốt nhưng…không bao giờ thành.

Đến thời Tây Sơn thì gia đình của ông bị tai ương mất mát, anh (cùng cha) của ông vì chống Tây Sơn nên đã bị giết, nhà cửa gia đình ở Tiên Điền cũng bị Tây Sơn phá hủy, sự thật là ông đã có ý nghĩ làm gì đó để chống Tây Sơn nhưng chỉ dừng lại ở mức này.

Nguyễn Du đã từng trốn khỏi Đàng Ngoài để vô Đàng Trong với ý định theo Nguyễn Ánh nhưng bị phát hiện (y như vượt biên), kết quả là ND bị bắt và ngồi tù mấy tháng – theo ghi nhận, có thể giai đoạn ngồi tù này Nguyễn Du đã viết My Trung Mạn Hứng.

Nguyễn Du từng xách túi đi ngao du nhiều nơi trên đất Thanh (TQ ngày nay) một hơi mấy năm liền. Kể về độ đi chơi thì ông cũng thuộc dạng siêu quần!



IMG_3105a.JPG
IMG_3107a.JPG
 
Last edited:
Khi Nguyễn Ánh lên ngôi vua Gia Long, trong lần ra Bắc thì Nguyễn Du biết được nên đã chủ động dẫn học trò ra đón Gia Long và gặp tại Phù Dung. Vua Gia Long liền phong ông làm quan tri huyện Phù Dung, của Trấn Sơn Nam (nay thuộc Hưng Yên hoặc là Thường Tín, HN), sau thì thành chánh sứ. Nhiều bài viết ngày nay cho rằng Nguyễn Du miễn cưỡng ra làm quan dưới thời Gia Long, điều này phải xét lại. Bàn thêm về chi tiết này – dựa theo chuyện Nguyễn Du chủ động “đón” Gia Long tại Phù Dung và được phong quan, chuyện này xảy ra tương tự như chuyện của Phi Tử và vua Chu Hiếu Vương thời Chiến Quốc (bên Tàu), từ đó Nguyễn Du cũng được gọi là Phi Tử, nay hầu như không thấy được nhắc đến.

Nguyễn Du mất trong cùng 1 năm với Vua Gia Long (1820) khi đang trên đường đi báo tang. Sau này người ta xác định Nguyễn Du mắc bệnh dịch tả và mất. Chi tiết về năm sanh của ông có chút khác nhau, mọi ghi chép tại Tiên Điền đều ghi 1765, trong khi Wikipedia ghi là 1766, có thể do tính theo lịch âm thời điểm giao thời của tháng giêng.

Về tài năng văn thơ thì tác phẩm để đời Đoạn trường tân thanh nói lên tất cả, mặc dù đó là cốt truyện dựa theo một tác phẩm đã có từ trước từ thời Minh nhưng được nhào nặn và dùng lời thơ của mình để biến tác phẩm thành bất hủ. Gia đình ông có nhiều người văn hay chữ giỏi, nếu để so sánh thì người anh Nguyễn Nễ (Nguyễn Đề) có khi còn giỏi hơn cả Nguyễn Du nhưng chỉ không thành danh như người em trai của mình, cho đến nay có thể coi như người em thành danh lấn át cả người anh, đến mức ít người nhắc đến người anh này.

Trường hợp ngược lại là của gia đình Ngô Thì. Họ đều là danh sĩ, về văn thơ thì người anh Ngô Thì Nhậm khó mà qua được người em Ngô Thì Vị (Ngô Thì Hương) nhưng danh tiếng của người anh lấp át hết của người em, rõ là nay ai cũng nghe đến Ngô Thì Nhậm nhưng ít nghe đến Ngô Thì Vị. Đặc biệt gia đình Ngô và Nguyễn này rất gần gũi nhau, Nguyễn Du và Ngô Thì Vị là hai người bạn mặc dù lớn hơn 8-9 tuổi.


IMG_3110a.JPG
 
Last edited:
Vậy là đến được một ông. Nấn ná ở đây một lúc rồi rời Tiên Điền đi tiếp về Xuân Giang.

Trợ lại TT. Nghi Xuân, theo đường Nguyễn Công Trứ tìm đến đền thờ ông, rất dễ tìm đền thờ ông vì đền nằm ngay trên đường mang tên ông. Đến đền thờ ngó qua ngó lại chẳng thấy ai.

IMG_3113a.JPG
IMG_3114a.JPG
 
Mộ phần của ông xưa không phải như vầy, mộ được làm lại sau này. Mộ đơn giản không cầu kỳ.

Nguyễn Công Trứ là nhà quân sự, chính trị và nhà thơ. Nguyên quán Xuân Giang, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Cha ông làm làm quan chức Đức Ngạn Hầu tại Thái Bình nên ông được sinh ra ở đó. Sau thì ông trở về Xuân Giang và mất tại đây.

Ông có công rất lớn cả về quân sự và dân sự, khai hoang, kinh tế và cả thơ ca. Người tài năng và cương trực, văn võ song toàn.

IMG_3116a.JPG
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,462
Bài viết
1,153,060
Members
190,097
Latest member
bonghongvu
Back
Top