What's new

[Chia sẻ] [Cồn Cỏ] Thông Tin Du Lịch

Tôi dành tất cả tình thương mến của mình cho vùng đất Quảng Trị. Chính vì vậy mà nếu tôi có chút thời gian rảnh là lại bắt xe từ Bến Tre lên Sài Gòn, rồi từ đây đi tàu mất hai ngày một đêm để đến với quê hương này. Trong vòng ba năm qua tôi đã được thăm thú khắp nơi những địa điểm du lịch hay được mọi người nhắc tới nhiều nhất khi đến đây. Nhưng chỉ riêng mỗi đảo Cồn Cỏ là tôi chưa từng đi tới. Một phần vì tôi không dám ra biển, mặc dầu tôi biết bơi. Nhưng bơi trong sông nước miền Tây thì có là gì với biển xanh trùng khơi thâm thẳm đó. Vậy mà với một điều đã hứa của 1 năm về trước khi đứng ở địa đạo Vĩnh Mốc, tôi đã lên đường ra Cồn Cỏ trong mùa hè vừa qua.

Từ hồi chưa đi, tôi đã siêng đọc những bài viết khi nói về Cồn Cỏ. Nhưng tới ngày đi, tôi vẫn thấy còn thiếu nhiều điều. Tôi sợ mọi người như tôi đã từng trải qua, và phân nữa vào cuối năm nay người ta sẽ đưa chiếc tàu cao tốc khoảng 80 chổ ngồi vào chạy tuyến Cồn Cỏ với đất liền. Thúc đẩy kinh tế, giao thương thuận lợi. Nên khi tôi trở về đã liền lên đây chia sẻ đôi lời cùng mọi người về những điều tôi thấy, biết, nghe, và ghi chép lại. Mặc dầu rất cố gắng để mang tới cho mọi người nhiều thông tin hữu ích, nhưng chắc có lẽ là sẽ không đủ đâu vào đâu. Vì thế, hy vọng vài dòng gửi đến mọi người cũng chỉ để mong đóng góp nhiều thông tin, và đóng góp cho 4f này ngày càng phát triển mạnh hơn nữa.

Tôi nhớ một ngày đầu tháng năm của 2015. Tôi đã không có một chút gì thông tin về Cồn Cỏ. Sáng hôm đó tôi nạp hơn 100 ngàn tiền điện thoại và bấm số vào SVHTT-Du Lịch Quảng Trị. Thì người ta lại cho tôi số điện thoại của TT-Bảo Tồn Di Tích Quảng Trị. Rồi ở đây người ta không biết chi về Cồn Cỏ và lại đưa cho tôi số giám đốc TT-Xúc Tiến Du Lịch Cồn Cỏ. Tại nơi này người ta cũng chẳng biết và lại tiếp tục cho tôi số điện thoại giám đốc khách sạn Sepon-Cửa Việt. Người mà chuyên tổ chức tham quan Cồn Cỏ- Cửa Việt. Nhưng với người đi du lịch tự túc, số tiền tôi mang theo quả là có giởi hạn. Thế thì làm sao tôi có thể mua được một cái tour với giá bằng cả một chuyến đi chỉ để thăm thú hai ngày một đêm như thế được. Nhưng đến Quảng Trị bao giờ cũng là một cái duyên. May mắn sao trong danh sách mạng xã hội của tôi lại có anh Dương, người mà giờ làm cho trung tâm du lịch Cồn Cỏ. Đã đi về đó nhiều lần và khá am hiểu. Anh hứa với tôi là trong ngày 19 hoặc 20 sẽ có chuyến tàu đi về Cồn Cỏ theo dạng tàu công vụ. Anh sẽ gửi tôi đi theo trên chuyến tàu đó. Thì cùng lúc nhận được thêm 1 tin vui, là bạn tôi có người quen đi công tác vào tháng này, và hứa sẽ gửi tôi theo cùng một chuyến tàu đã nhắc tới bên trên.

Tôi nói, miễn được qua tới Cồn Cỏ là đã vui rồi, ăn uống có kham khổ cơ cực cũng vui mà. Thế là tôi đặt vé tàu đi Sài Gòn- Quảng Ngãi ngày 15 để thăm thú Lý Sơn và một số người bạn. Rồi ngày 18 sẽ đi tàu từ Quảng Ngãi qua Đông Hà để sáng 19 đi sớm. Nhưng mà có ngờ được đâu, khi vừa mới lên xe đi Sài Gòn thì anh bạn gọi báo là sáng ngày 17 phải có mặt để lên tàu công vụ đi Cồn Cỏ. Vì là tàu của đảo, nên người ta cho đi lúc nào là đi lúc đó, không thể nào thay đổi được. Tôi liền thay đổi lịch trình, và lên mạng mua vé tàu nói chuyến đi Quảng Trị. Đến Sài Gòn chỉ có việc mang mã code là nhập chuyến đi trong hai ngày một đêm. Thế là bỏ Lý Sơn, bỏ luôn những người bạn ở TT. La Hà của tỉnh Quảng Ngãi. Dù rất buồn, nhưng biết làm sao được.

Đi từ bảy giờ tối ngày 15, thì mãi tới 18h ngày hôm sau mới tới Đông Hà. Anh bạn rước trước cổng rồi đi theo qua nhà chú Trung để gặp gỡ làm quen. Và hẹn giờ ngày mai hai chú cháu gặp nhau để đi tàu ra Cồn Cỏ. Chú Trung được xem là ân nhân của tôi trong chuyến đi này. Vì không có chú, không có anh Dương và những người tốt bụng ở Quảng Trị thì tôi chẳng biết mình ra đảo bằng cách nào.

Sáng sớm ngày mười bảy, thì tàu chạy đúng 8h sáng. Tôi, lần đầu đi biển có một cảm giác rất khó tả. Nỗi sợ bao trùm, trước là sợ chết, sau là sợ say sóng. Bởi nghe nói có hơn 17 hải lý mà đi tàu mất hết hai giờ đồng hồ. Tôi nghe mà thảng thốt. Trước giờ tàu khởi hành, người ta mang bao nhiêu là thứ qua đảo. Nào là nước suối, bánh kẹo, vịt, gà, đồ đông lạnh và cả cây xanh. Người thì độ chừng hơn hai mươi, nhưng đồ đạc mang qua thì chất cao như núi. Thấy mọi người kiểm chổ nghỉ ngơi, mà không ai vào trong buồng nên tôi cũng ngồi ở ngoài. Bởi tôi nghĩ chắc đi tàu không tốn phí mà phải ngồi ở ngoài. Ai ngờ đâu về tới âu tàu, chú Trung bảo, ngồi trong buồng không có gió, một tí say sóng chịu không được, vì tàu nhỏ đi rất chông chênh.

11141147_821355691267890_5354588501993403685_n.jpg


Chú Trung- người đàn ông rất tâm huyết với đảo.

10389351_821355741267885_2238378797161091252_n.jpg


11209386_821465357923590_3573231519518516588_n.jpg
 
Vài thông tin đi đảo Cồn Cỏ:

1. Phương tiện qua đảo.

Hiện giờ thì mình nghĩ khó khăn nhất là tàu qua đảo. Còn cuối năm nay ai đi thì rất khỏe, vì sẽ có tàu chạy tuyến Cồn Cỏ và đất liền. Xin nhắc lại là tàu cao tốc loại 80 chổ ngồi.

Bởi vậy lúc này đi, thì chỉ đi tàu công vụ, tàu hàng người ta chở vật liệu qua đảo hoặc thuê tàu. Với mình, yếu tố thuê tàu thì không thể vì đi dạng tự túc. Mà thuê tàu thì rất mắc nên mình không suy nghĩ về điều đó.

Mình gửi mọi người số điện thoại anh Dũng ( láy tàu công vụ tuyến Cồn Cỏ ). Mình nghĩ nếu mọi người muốn đi thì có thể gọi cho anh ấy trước là ngày nào vào đất liền, rồi lên lịch trình. Nhưng đi tàu công vụ mình không chắc chắn ngày nào về, hay lịch trình có thay đổi hay không. Mình đi theo dạng tự do, nên ngày nào về thì về nên cũng dễ cho mình. Nhưng nếu bạn qua đó mà may mắn gặp tàu hàng về chuyến hôm sau như mình thì rất tốt. Vì thực sự Cồn Cỏ tham quan trong hai ngày một đêm là đủ rồi. Còn nếu ai có lý do gì khác nữa, thì mới ở lâu hơn.

Anh Dũng
Phone: 0988799227

Nếu thuê tàu, hoặc xin đi ghép tour của Sepon Cửa Việt thì có anh Hiếu. Giờ anh ấy có chân cổ phần trong đó.

Anh Hiếu
0903580190

Còn đây là số điện thoại xe bốn chổ của anh Hiếu. Người mà chở mình và chú Trung ra Cửa Việt. Anh nói chuyện cũng khá dễ nghe, còn nhiệt tình chờ chú Trung và mình mua ít đồ mang lên đảo. Hoặc như khi tới nơi mà tàu chưa tới bến thì anh chờ để chở mình ra tận bến.

Hôm mình đi Đông Hà - Cửa Việt là 180.000 ngàn, nhưng mình gửi luôn 200.000 ngàn. Còn hôm về tàu hàng đẩy mình lên Cửa Tùng. Nên mình đi lang thang quanh xóm và kiếm được một chiếc xe ôm với giá 150.000 ngàn. Anh này không làm xe ôm, tại thấy trưa nắng tưởng mình bị điên nên chở mình lên Đông Hà. Chứ để mình đi lang thang một tí có khi bị say nắng mà mình té chết giữa đường thì mang họa.

Ngô Quốc Hiếu (Taxi)
0914149156

Ăn uống:

Mình thấy có 3 chổ:

1. Từ âu tàu đi lên là quán Đảo Xanh, cái này chị chủ có võng mắc ngang nằm đã lắm. Với lại vợ chồng cũng nhiệt tình, dù quán không sạch sẽ lắm nhưng ở đảo vậy là tốt rồi.
Cơm thì có phần mắc hơn, nhưng thật ra mình không có ăn mà chỉ hỏi giá. Vậy khách quan đánh giá là mình không biết phần cơm 40.000 ngàn của chị có những gì. Vì chổ quán khác là có 30.000 ngàn.

Hầu như nơi nào trên đảo cũng đồng giá với các loại thức uống sau:

1. Cà phê: 10.000 ngàn
2. Nước suối lạnh ( địa phương ): 5.000 ngàn
3. Khoáng Mặn - Thạch Bích : 10.000 ngàn
4. Bò Húc : 12.000 ngàn
5. Huda: 11.000 ngàn nhưng khi mua nguyên thùng thì còn 260.000 ngàn, bia lạnh luôn.

Phone của quán Đảo Xanh: 01677233322

Chú ý: Quán này không có cho ngủ lại hay có hát hò (Karaoke)

2. Quán Thân Thương

Nước thì cũng giống như ở trên, có bán đồ nhậu, nước ngọt, cà phê, cảnh quan đẹp và sạch sẽ. Mình chẳng hỏi ở chổ này có cho ngủ lại hay không, vì lúc đó rất trễ để lên tàu về đất liền. Quán này có hát hò và gần biển nhất. Cơm phần ở đây chỉ có 30.000 ngàn.

Phone: 0935099611 hoặc 01646297479

3. Quán chị Nhân

Quán chị buổi tối hơi đông người qua uống cà phê. Quán chị chỉ bán mỗi cà phê, và chị cũng chính là hộ gia đình tự nguyện ra đảo. Và còn bám trụ tới giờ này. Ai đến Cồn Cỏ ghé quán ủng hộ chị. Mình mang danh đi đến quán chị cà phê nhưng lại gọi bia Huda. Vì mình yêu bia Huda mất rồi.

4. Gia Trang quán

Quán này đi qua đi lại thấy toàn là người bận áo nghiêm chỉnh kiểu đi hội hợp nhậu nhẹt, nên nhìn thấy sợ quá mà không dám nhìn nữa. Nghe nói bán toàn đồ nhậu, với hát hò nữa. Nằm cạnh trung tâm hành chính của huyện. Đối diện xéo góc với đồn CA huyện.

Ngủ Nghỉ:

Thật tình mà nói, mình đi chuyến này được ngủ nhờ nhà người ta nên không thử dịch vụ nào nhiều. Mặc dầu trước đó có gọi một vài nơi. Nên nay mình xin liệt kê hai chổ ngủ từ trang mạng mà mình thấy họ đi về viết lại. Nếu mọi người có đến Cồn Cỏ thì có thể gọi vào hai số này.

1. Anh Hải: - Hải đăng Cồn cỏ: 0917 334 234 ( Cái này từ bạn nhimnhim11 )

2. Nhà khách Huyện ủy Cồn Cỏ
Địa chỉ : Đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị
Điện thoại : 0982 408 135 ( Anh Hải – Chánh Văn phòng)
( Cungphuot.info )

P/s: Lúc mình gọi cho anh Hải thì anh về quê ở Nghệ An đoạn cầu Bến Thủy. Vì anh được nghỉ phép hai tháng. Nên lúc qua đảo dù mình có ở Hải Đăng nhưng cũng chẳng gặp anh.

Hôm mình đi lên Hải Đăng thì quả là nơi này đáng để mọi người xin ngủ. Vì có một vài phòng có giường và chiếu đường hoàng. Mình cảm giác là rất mát và mấy anh trực cũng khá dễ thương. Vì còn mời mình ăn sáng với mì tôm. Mình cám ơn rồi đứng nói vài chuyện và lại đi tiếp.

Đây là bản đồ Cồn Cỏ do mình vẻ.

11391707_1681424842077215_3729093107910594967_n.jpg


1. Bên Âu tàu đi lên là gặp bùng binh, từ đó có 3 ngã. Nếu đi thẳng thì vào trung tâm hành chính của đảo. Nếu quẹo trái sẽ lên khu tái định cư và trung tâm tìm kiếm cứu nạn. Nếu quẹo phải là quán Đảo Xanh ==> Doanh trại quân đội ==> Quán Thân Thương ==> Quán chị Nhân ==> Gặp tiếp 1 ngã 3 ==> quẹo trái là Gia Trang quán và đồn CA và gặp trục đường chính của huyện đảo. Còn đi thẳng từ quán chị Nhân là tới nhà văn hóa và nghĩa trang.

1480782_1681424382077261_3461268479623321377_n.jpg


11036669_1681424508743915_4991798591294075723_n.jpg


10441269_1681424602077239_8541358157848466287_n.jpg
 
Last edited:
Buổi sáng trên đảo không có gì để ăn ngoài mì tôm được gửi từ đất liền. Tôi theo chị Lâm ra đằng sau, cái chổ tăng gia của mọi người để hái ít rau muống và lá quế mà bỏ dô tô mì cho thêm phần hấp dẫn. Mấy anh đêm qua say quá, nên có người không ăn mà lăn qua lăn lại trên sàn nhà. Có anh thì ráng đứng dậy nhưng cứ đi liêu xiêu giống như điệu múa Cô Gái Sầm Nưa mà đêm qua mấy anh làm trò. Người dân trên đảo chỉ có giữ đảo, và tăng gia, hết tăng gia thì cùng nhau chè chén sau những giờ lao động mệt nhọc.

Nhớ đêm qua, chị Lâm dẫn đi qua quán chị Nhân. Người phụ nữ tự nguyện ra đảo để lập nghiệp. Ngồi nghe chị kể trong gió trời lồng lộng, biển thổi mát xôn xao mà câu chuyện càng phấn khởi. Chị nói, ngày xưa ra đây tới tận 10 hộ, giờ chỉ còn 5 hộ. Biết đâu chừng, ngày mai đây chẳng còn ai. Cuộc sống thì nhàn nhã thật nhưng cũng khó khăn bội phần mà chẳng ai biết. Chị tiếp lời trong tiếng gió rít lên. Mùa biển động có khi đi chẳng về được, có mấy anh về thăm gia đình thuyền chạy lạc phải nhờ cứu hộ lay dắt về tới đâu mấy ngày liền. Hoặc có khi gió lớn, đi có mười mấy hải lý mà gần 8 tiếng đồng hồ chưa thấy bờ đâu. Mọi người hoang mang lắm, nhưng rồi ơn biển đã ban chẳng phụ lòng người.

Ăn xong thì tôi lại lang thang một mình đi Hải Đăng Cồn Cỏ. Đường đi lên đó là dễ nhất, vì gần nơi tôi ở. Chỉ đi tới trường tiểu và trung học người ta đang xây, quẹo phải đi một đoạn 500 mét là tới Hải Đăng. Lên tới, thì mấy anh đang quét dọn và chuẩn bị ăn mì tôm. Tôi chào một tiếng rồi leo lên mấy chục bậc cầu thang để ngắm toàn cảnh Cồn Cỏ. Ngồi đó chơi tí, rồi vẻ bản đồ của đảo. Khoảng tám giờ thì tôi leo xuống và ra về.

Lúc này tôi ghé quán Thân Thương uống một ly cà phê, thì nhận ra một anh đêm qua nhậu với tôi ở chổ chú Trung. Tôi chào một tiếng rồi thưởng thức cà phê khi nhìn ra biển. Ngồi chưa được lâu thì anh Phương gọi về để chở ra âu thuyền lên tàu về đất liền. Tôi nói sao chở ra sớm vậy anh, anh nói là chớ đi quá giang người ta nên mình chờ người ta thì tốt hơn. Đúng chín giờ anh đưa tôi ra âu tàu, sau khi thưa dạ với mấy chú và chào mấy chị nơi tôi ăn ngủ, hai hôm nay.

Tới âu tàu thì anh Phương tặng cho chủ tàu ít xương rồng gai (Bát Tiên ). Rồi bắt tay tôi và hẹn ngày gặp lại. Nên anh Phương để lại trong lòng tôi khá nhiều suy nghĩ. Vì anh ít nói nhưng tình cảm thì dào dạt thương yêu. Chắc là tôi bằng tuổi con của anh đang học trong Sài Gòn quá.

Lên tàu để dọn chổ thì người ta bảo 11 giờ mới đi. Tôi quay sang quán Đảo Xanh ngồi cà phê với viết lách. Chập hồi gần 10 giờ thì thấy đoàn VTV đỗ xuống bến. Tôi nghĩ tàu sẽ ưu tiên cho đoàn này, nên chắc không bắt họ chờ. Nên tôi xách đồ đi theo rồi lên tàu cùng họ. Ít phút sau trước 11h thì tàu đã chạy vào lúc 10h30'.

Chuyến tôi về đi bằng tàu hàng của chú Ngọc thì phải. Chạy tuyến Cồn Cỏ đi Cửa Tùng nên mất 3 giờ đồng hồ. Nhưng do tàu quá lớn, nên đi rất êm và có cục sạc mà tôi có thể đọc báo mà không cám giác say sóng. Lúc đài VTV quay phóng sự chú Ngọc thì tôi lấy áo gió che mặt lại, vì thấy họ quay lung tung không xin phép ai cả. Người ta nằm la liệt, nhìn bê bối kinh khủng, mà cứ lia máy quay hết người này tới người kia.

Khoảng một giờ chiều thì tôi về tới Cửa Tùng. Lúc này tôi đi kiếm xe ôm thì có người nói 200.000 ngàn. Tôi chẳng biết là bao nhiêu thì đúng nên tôi giả bộ là không thích mà đi tiếp. Thế là đi một đoạn gặp anh sửa xe nói trên, chở tôi về ga Đông Hà với giá 150.000 ngàn. Anh này người có vẻ tốt bụng, thấy ăn nói hiền hậu trong suốt hành trình đi. Tiếc là trời Quảng Trị hôm ấy quá nóng, tôi không kịp hỏi tên hay số điện thoại của anh. Chỉ khi tới ga Đông Hà tôi trả tiền thì mời anh một ly nước nhưng anh không uống. Tôi thì quá mệt nên chẳng cù cưa nữa. Như thế là chào anh, tôi đi vào ga Đông Hà mua vé chiều nay đi Ninh Bình trong đêm.

11401396_1681424578743908_472784785327767819_n.jpg


11205555_1681424565410576_4759228477541237833_n.jpg


11390305_1681424638743902_8636891122830916272_n.jpg


11407032_1681424795410553_166624385418448002_n.jpg


11406950_1681424772077222_1817280925746857480_n.jpg
 
Last edited:
Chuyện Cồn Cỏ đã xong, nhưng còn thèm nói về Quảng Trị nên tôi lại lôi ra vài câu chuyện thu nhặt được trên con đường thăm thú nơi này. Giờ tôi lại đưa mọi người lên Đakrông, tại chân cầu Khe Van ở dốc 31. Vì ở nơi nay tôi có anh bạn làm việc và sinh sống nên mỗi lần có ra Quảng Trị là phải đi xe lên đây thăm anh ấy. Mấy lần trước còn thuê xe máy đi, thì lần này do không kịp thuê xe nên đành đi tuyến xe khách Đông Hà - Lao Bảo. Mà không may khi tới bến xe Đông Hà vào lúc 4 giờ chiều, thì không còn xe. Đành phải đi xe Huế - Lao Bảo. Xe chạy êm lúc đi, còn lúc về tôi đi từ Khe Van qua Huế thì đi xe chất lượng cao. Nói chung là về tới miền Trung là vụ xe cộ không còn như lúc ở Bắc, nhất là đi tuyến Ninh Bình - Sơn La khi xém chết ở Lạc Sơn - Hòa Bình.

Nhà xe Thanh Hoài
VP Giao dịch: Tân Thành - Hướng Hóa- Quảng Trị
Chạy tuyến Huế - Đông Hà - Lao Bảo.

Sáng: Lao Bảo - Đông Hà - Huế
5h: 0905.877.456
6h: 0913.449.554
7h: 0913.411.200
8h: 0905.877.405

Trưa: Huế- Đông Hà - Lao Bảo
10h30: 0905.877.456
12h00: 0913.411.200
13h00: 0913.449.554
15h00: 0905.877.405

P/s: Buổi chiều, còn chuyến 17h nữa nhé mọi người. Nhưng tôi không kịp chụp lại, lúc về kiếm tra thẻ visit car thì không có chuyến này, nên nếu ai đi trễ thì có thể gọi những số trên xin số lúc 17h từ Huế đi Đông Hà hay Lao Bảo nhé.

Đây là vài hình ảnh gửi mọi người. Nhà anh này sống trong làng người dân tộc, nên có mấy em nhỏ nhìn rất dễ thương và dễ mến. Bạn tôi mua cho tôi cái bịch chè Lam từ hồi ở làng cổ Đường Lâm nhưng về tới đây thương mấy em quá mà chia phần. Thấy mấy em vui, nên tôi cũng hông tiếc cái gì nữa. Bởi mình hay đi, còn có dịp ăn cái khác. Mình đâu biết tương lai mấy em thế nào nên thôi cứ cho là còn.

11391556_829377230465736_5564285525205560082_n.jpg


Anh này làm tiết canh ăn rất ngon, còn được chị vợ cho thêm món măng vịt nữa.

11350452_829377223799070_7659205849428249204_n.jpg
 
Còn thêm với mọi người một số địa chỉ ăn uống mà tôi thử qua từ chuyến đi này. Buổi tối có thể ra đường Lê Lợi, đối diện xéo khách sạn Công Đoàn, có bán bánh canh cá lóc ( chứ đừng tưởng là cháo nghen, người ta kêu cháo chứ là bánh canh đó ). Có cả miếng Vịt hay bún Vịt gì đó. Làm rất ngon và rẻ. Tô bánh canh của tôi thì đầy cá tẩm ướp gia vị, rồi còn có cả ruột cá nữa. Khi tính tiền chỉ 20.000 ngàn thôi.

Kế khách sạn Công Đoàn là quán cà phê nhìn như trong Sài Gòn, với ghế cây lùn tè dưới đất. Giá cà phê sữa chỉ có 10.000 ngàn đồng. Nói chung là sau khi ăn xong ghé chổ này uống cũng được. Tôi thử được hai lần, một lần lúc 10h đêm, và một lần lúc 5h30' sáng trước chuyến đi Cồn Cỏ.

Còn nhậu thịt thỏ thì có:

Tý Thỏ
Đ/c: Kiệt Trường Chinh, Tp. Đông Hà
Phone: 0533.563.408

Giá rẻ lắm, SG lùn xanh mà có 11.000 ngàn.
Dĩa Thỏ bóp gỏi mà có 90.000 ngàn. Tổng cộng ba người nhậu với ít khăn, đậu, nước suối mà có 235.000 ngàn.

Ngoài ra ở đây có: Chim Cu Nướng, Chim Sẻ, Cháo Bồ Câu.

11391354_826496070753852_709305529855295653_n.jpg


11265114_826496004087192_1154335770224651138_n.jpg


11391744_826496190753840_3291359672826081791_n.jpg


11156283_826496207420505_4927905763655582792_n.jpg
 
Phần II: Tàu Về Ninh Bình

Chuyến tàu thống nhất từ Sài Gòn đi ngang Đông Hà vào lúc 19h cùng ngày đã đưa tôi về Ninh Bình trong đêm hôm ấy. So với giờ tàu, thì nó đã trễ hết gần một giờ đồng hồ. Chuyện đi tàu thống nhất mà trễ là chuyện bình thường, cứ vào tới khúc giữa này là khó lòng mà chạy đúng so với lịch trình.

Tôi lại tiếp tục mua vé tàu nằm cứng tầng ba. Vì phần tôi muốn có một giấc ngủ thật ngon để mai đi tham quan Ninh Bình. Trong khoang lúc này có hai người đi Hà Nội và Quảng Bình. Còn 4 giường còn lại là tôi, với thêm ba người Trung Quốc. Tàu tới Quảng Bình thì chú đó chào mọi người, rồi thêm một người thay thế và như thế tôi ngủ cho đến khi thức giấc ở ga Ninh Bình vào lúc 4h sáng.

Giờ này chỉ có khoảng 5 người xuống ga Ninh Bình. Ai cũng có người thân rước. Chỉ có tôi với một cô bạn không quen là nằm chơi vơi ở phòng chờ. Do chưa biết gì về Ninh Bình nên cũng chẳng sợ gì hết. Cứ ngồi đó, rồi lấy máy ra lướt wed với 1 cái ổ điện gần tivi. Ngồi, nghe nhạc, đọc báo thì gần sáng. Nhìn ra ngoài trời thấy có người đi bộ lang thang. Tôi vội thu xếp lại hành lý rồi hỏi đường về khách sạn ở phố Hải Thượng Lãng Ông. Thấy trong bản đồ là 15 phút đi bộ. Mà sao đi hoài qua cả bến xe, qua cả một cây cầu dài mà chưa thấy gì cả. Đi một hồi thì cũng tìm được nhà nghỉ mà tôi đặt trước trên mạng.

Phòng ốc tương đối là vừa với số tiền 250.000 ngàn. Chỉ mình tôi ở, và thuê xe đạp đi lanh quanh là 50.000 ngàn. Cô chủ thì rất hiện đại, nhà có mười mấy phòng nhưng hôm đó vắng chỉ có mình tôi đến thuê. Không gian nằm trong một con hẻm nhỏ, nên rất yên tịnh.

http://www.guesthousekimlien.com/

Sau khi nhận phòng thì tôi chỉ tắm, rồi đi ăn sáng. Trước ngõ có quán Bún Bò Huế, hoặc Bún Giò, Phở Tái điều vừa ăn. Nói chung hàng quán ở Ninh Bình dễ kiếm, nhưng chỉ sợ là cà phê khó tìm. Ở đây, cà phê khó tìm nhưng bia thì dễ mua. Tôi nhớ sau khi ăn sáng xong, thì kiếm một quán cà phê. Tôi đi hoài mà không thấy, mỗi chân quá thì gặp được 1 quán chưa mở cửa. Lúc đó là gần 7h rồi. Tôi đứng ngoài chờ để được uống cà phê. Khi đứng dậy tính tiền chỉ có 20.000 ngàn. Tôi khá bất ngờ, vì đã thủ sẵn là 30.000 hoặc 40.000 ngàn. Bởi ra tới Bắc là mọi thứ đắt đỏ, nhưng với một ly cà phê giá như vậy được xem là rẻ với tôi.

Uống xong thì tôi lang thang đi về. Rồi chờ nhận xe đạp và khám phá Ninh Bình. Do ba năm về trước đã đi thực tập một vài điểm, nên lần này tôi chỉ đi thăm quan Tràng An. Chưa kịp đi, đang nói chuyện thì chị chủ giới thiệu Hang Múa cũng đẹp lắm. Tôi nói gần không chị, thì biết khoảng 5 cây đạp xe. Vậy là tôi thiết kế cung đường đạp xe đi Hang Mua, rồi đạp qua Trang An rồi về ngã khác không trùng đường nữa.

Đường đi Hang Múa tương đối dễ đi. Nhưng người ta chửi tôi điên hay gì mà trưa nắng gần 40 độ chạy xe nhong nhong ngoài đường. Ghé anh kia mua chai nước, anh tưởng tôi nói giỡn. Tôi vẫn hồn nhiên mà đạp xe đi về Hang Múa. Đạp qua nhiều ngọn núi đá vôi, và cánh đồng lúa nhìn trông thật quyến rũ. Cảnh vật thơ mộng và nên thơ nhiều lắm.

Tới Hang Múa thì gửi xe 3.000 ngàn. Còn giá vé là 50.000 ngàn. Muốn lên đỉnh phải qua hơn 450 bậc thang. Rất mệt nhưng đáng để bỏ sức lên trên đó ngắm ruộng lúa, hoặc dòng sông bên phía Tam Cốc.

11406861_828911577178968_5410012026901249076_n.jpg


10985665_822376977832428_1898936590600094050_n.jpg


11258060_822377064499086_8338101982351975109_n.jpg


11270115_822377267832399_1643124626247192165_n.jpg


10458904_822376997832426_4475905254244375406_n.jpg
 
Phần II: Tàu Về Ninh Bình

Sau khi nhận phòng thì tôi chỉ tắm, rồi đi ăn sáng. Trước ngõ có quán Bún Bò Huế, hoặc Bún Giò, Phở Tái điều vừa ăn. Nói chung hàng quán ở Ninh Bình dễ kiếm, nhưng chỉ sợ là cà phê khó tìm. Ở đây, cà phê khó tìm nhưng bia thì dễ mua. Tôi nhớ sau khi ăn sáng xong, thì kiếm một quán cà phê. Tôi đi hoài mà không thấy, mỗi chân quá thì gặp được 1 quán chưa mở cửa. Lúc đó là gần 7h rồi. Tôi đứng ngoài chờ để được uống cà phê. Khi đứng dậy tính tiền chỉ có 20.000 ngàn. Tôi khá bất ngờ, vì đã thủ sẵn là 30.000 hoặc 40.000 ngàn. Bởi ra tới Bắc là mọi thứ đắt đỏ, nhưng với một ly cà phê giá như vậy được xem là rẻ với tôi.

Ngoài Bắc mọi người thường uống trà, ít uống cà phê nên có ít quán cà phê. Mấy năm trước tôi về quê đi khắp huyện không có quán cà phê nào, bây giờ thì có rồi nhưng ít lắm, không như trong Nam đâu cũng có. Ngoài Bắc sáng ra nhà nào cũng chuẩn bị một vài bình thủy nước sôi để ở bàn khách, có khách tới là pha ấm trà nóng, đặc sánh mà dân uống trà thường gọi là "trà cắm tăm", kèm thêm vài bi thuốc lào nữa là có người say bật ngửa đấy.
 
Ngoài Bắc mọi người thường uống trà, ít uống cà phê nên có ít quán cà phê. Mấy năm trước tôi về quê đi khắp huyện không có quán cà phê nào, bây giờ thì có rồi nhưng ít lắm, không như trong Nam đâu cũng có. Ngoài Bắc sáng ra nhà nào cũng chuẩn bị một vài bình thủy nước sôi để ở bàn khách, có khách tới là pha ấm trà nóng, đặc sánh mà dân uống trà thường gọi là "trà cắm tăm", kèm thêm vài bi thuốc lào nữa là có người say bật ngửa đấy.

Anh nói đúng đó anh Thịnh. Em thấy ngoài đó rất hay ở hai việc. Thứ nhất là uống trà với hút thuốc lào. Thứ hai là chơi đề chứ không nhiều vé số như miền Tây. Em nhớ buổi chiều ở Ba Đồn. Có cô kia ngồi ghi đề trước cửa nhà bạn em. Em ngồi trò chuyện mà cô không sợ gì cả, giống như chuyện thường ngày ở huyện vậy.

Còn trong miền Tây anh biết rồi đó, nằm mơ thấy số thì dễ mà kiếm người ghi số thì khó quá trời :D
 
Sau khi leo lên đỉnh thành công sau hơn nữa tiếng thì chỉ có khoảng 5 người ở trên đó. Chúng tôi chụp hình qua lại, rồi nói chuyện với nhau vài câu thì tôi lại leo xuống. Trời hôm đó nắng nhiều lắm nên dù leo lên hay leo xuống cũng điều mất sức. Đi ngang Hang Múa thì thấy người ta đang xây dựng chổ bán nước. Phía sau hang có một cái đầm rất rộng và nước trong đầm rất trong xanh. Đứng nhìn một hồi thì thấy một cô hơi quá tuổi đang mò cua, bắt ốc. Ngồi nhiều chuyện thì nghe cô kể cảnh đời của mình mà cũng hơi động lòng. Nhưng phải chào tạm biệt cô rồi đi chứ ngồi nghe một lát vừa trễ mà vừa muốn khóc.

11406527_829987980404661_3891142583824935363_n.jpg


11351383_829987970404662_4341049005674226757_n.jpg


Đi trở lại chổ gửi xe thì ngồi uống một lon nước bò húc. Một lát có anh làm quản lý ra hỏi chuyện tại nghe giọng miền Nam. Đâu biết rằng hai anh/em có cùng chung chí hướng quá trời. Với lại thời trước anh cũng làm HDV địa phương. Giờ anh chỉ mới về đây làm cho Hang Múa Cave Hotel được vài tháng thôi. Hai anh/em nói gì mà từ 11h trưa tới hơn 1h chiều. Nói từ Nam ra Bắc từ trên trời xuống đất. Xong, do tôi đói quá mà xin phép anh đi về Tràng An kiếm gì ăn, chứ chổ anh dĩa cơm tới 60 chục ngan nên tôi nói em không ăn đâu, chổ anh mắc quá. Tôi cười, anh cười rồi tôi đi.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,592
Bài viết
1,153,893
Members
190,142
Latest member
nhacaiuytin88
Back
Top