What's new

[Chia sẻ] Đôi nét về tàu siêu tốc hành Nhật Bản

japantravel

Phượt tử
Shinkansen – là hệ thống tàu siêu tốc tại Nhật Bản, một trong những phương tiện công cộng được người dân sử dụng nhiều nhất. Và nó cũng sẽ vô cùng hữu ích đối với bất kì du khách nước ngoài nào đi du lịch nhật bản tự túc mong muốn tiết kiệm chi phí đi lại mà vẫn cón thể đi tham quan các địa điểm du lịch. Nhưng muốn sử dụng hiệu quả thì phải hiểu rõ về chúng trước. Sau đây là những chia sẽ để du khách hiểu rõ hơn về lịch trình, cách sử dụng tàu siêu tốc của nhật.

Cách sử dụng tàu siêu tốc hành tại Nhật Bản

99644413dbac33c426b0cd51dd02b918-1479577834514.jpg

Điều đầu tiên mà khách du lịch nhật bản cần biết khi sử dụng phương tiện này chính là cần sử dụng ứng dụng Hyperdia trên máy tính hoặc tải ứng dụng App Store, Google Play... Nó sẽ giúp bạn biết được chính xác giá vé tàu cho những chuyến tàu mà bạn muốn đi.

Đặc biệt ứng dụng này chỉ có thể sử dụng trong khoảng 30 ngày, vì vậy trước những chuyến đi tour nhật bản, du khách nên tải về.

ccadc9e6db0bd15613a6e83c02d4ff38-1479577834519.jpg

Cách sử dụng hệ thống tàu Shinkansen

Shinkansen thường được du khách sử dụng trong các chặng đường dài. Ví dụ như từ thủ đô Tokyo đến thành phố Osaka, Nhật Bản.

Ở Nhật Bản tàu Shinkansen có rất nhiều loại, có thể kể đến như Nozomi, Mizuho, Hikari, Sakura, Kodama, Tsubame… Tốc độ của các loại tàu là như nhau khoảng 320km/h, nhưng trong đó tàu Nozomi và Mizuho thường có giá cao hơn. Thậm chí, dù bạn đã mua thẻ JR Pass cũng phải trả thêm phí, điểm khác của 2 loại tàu này và các loại tàu còn lại chính là dịch vụ tốt hơn.

japanrailpass-620x508.jpg

Nếu khách du lịch mua vé cho từng chặng thì trước khi lên tàu sẽ có cửa soát vé tự động, bạn chỉ cần thả vé bạn đã mua trước đó rồi lên tàu là được. Còn với những bạn sử dụng thẻ JR Pass thì cần nhớ, vốn dĩ tấm thẻ đó như 1 loại thẻ thông hành, nên bạn sẽ giữ lại và xuất trình tại chốt nhân viên.

Không chỉ vậy khi đi tàu Shinkansen còn được chia làm 2 loại ghế khác nhau là loại đặt trước và loại không đặt trước. Những bạn sử dụng thẻ JR Pass để đi tàu siêu tốc thì sẽ ngồi ở hàng ghế không đặt trước.

Thường thì khi du lịch , chúng tôi đều khuyên các bạn nên sử dụng thẻ JR Pass để tiết kiệm chi phí. Thế nhưng loại thẻ này cũng sẽ có những điều bất tiện riêng. Ví dụ như nếu bạn ngồi ở chỗ đã có người đặt trước ở các ga sau, thì khi họ đến bạn sẽ phải nhường chỗ ngồi lại cho họ.

JR-Pass.jpg

Một số lưu ý khi sử dụng tàu tốc hành Shinkansen

Du khách có thể ăn uống trên tàu Shinkansen khi di chuyển, nhưng nhớ dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ là được. Với những tàu địa phương thì không được phép ăn uống.

Những tàu Shinkansen thường không có chỗ để hành lý, nếu bạn mang theo hành lý thì nên kéo về chỗ ngồi của mình để bảo quản và nên nhớ là không được làm phiền người khác.

Nếu bạn bị cảm cúm hãy mang khẩu trang khi đi tàu, để tránh phát tán vi khuẩn trong tàu và làm ảnh hưởng đến người xung quanh.

Mong rằng bài viết phía trên đã giúp cho bạn hiểu rõ hơn về Shinkansen - loại phương tiện phổ biến của Nhật Bản.
 
Shinkansen – là hệ thống tàu siêu tốc tại Nhật Bản, một trong những phương tiện công cộng được người dân sử dụng nhiều nhất. Và nó cũng sẽ vô cùng hữu ích đối với bất kì du khách nước ngoài nào đi du lịch nhật bản tự túc mong muốn tiết kiệm chi phí đi lại mà vẫn cón thể đi tham quan các địa điểm du lịch. Nhưng muốn sử dụng hiệu quả thì phải hiểu rõ về chúng trước. Sau đây là những chia sẽ để du khách hiểu rõ hơn về lịch trình, cách sử dụng tàu siêu tốc của nhật.

Cách sử dụng hệ thống tàu Shinkansen

Shinkansen thường được du khách sử dụng trong các chặng đường dài. Ví dụ như từ thủ đô Tokyo đến thành phố Osaka, Nhật Bản.

Ở Nhật Bản tàu Shinkansen có rất nhiều loại, có thể kể đến như Nozomi, Mizuho, Hikari, Sakura, Kodama, Tsubame… Tốc độ của các loại tàu là như nhau khoảng 320km/h, nhưng trong đó tàu Nozomi và Mizuho thường có giá cao hơn. Thậm chí, dù bạn đã mua thẻ JR Pass cũng phải trả thêm phí, điểm khác của 2 loại tàu này và các loại tàu còn lại chính là dịch vụ tốt hơn.



Nếu khách du lịch mua vé cho từng chặng thì trước khi lên tàu sẽ có cửa soát vé tự động, bạn chỉ cần thả vé bạn đã mua trước đó rồi lên tàu là được. Còn với những bạn sử dụng thẻ JR Pass thì cần nhớ, vốn dĩ tấm thẻ đó như 1 loại thẻ thông hành, nên bạn sẽ giữ lại và xuất trình tại chốt nhân viên.

Không chỉ vậy khi đi tàu Shinkansen còn được chia làm 2 loại ghế khác nhau là loại đặt trước và loại không đặt trước. Những bạn sử dụng thẻ JR Pass để đi tàu siêu tốc thì sẽ ngồi ở hàng ghế không đặt trước.

Thường thì khi du lịch , chúng tôi đều khuyên các bạn nên sử dụng thẻ JR Pass để tiết kiệm chi phí. Thế nhưng loại thẻ này cũng sẽ có những điều bất tiện riêng. Ví dụ như nếu bạn ngồi ở chỗ đã có người đặt trước ở các ga sau, thì khi họ đến bạn sẽ phải nhường chỗ ngồi lại cho họ.


Một số lưu ý khi sử dụng tàu tốc hành Shinkansen

Du khách có thể ăn uống trên tàu Shinkansen khi di chuyển, nhưng nhớ dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ là được. Với những tàu địa phương thì không được phép ăn uống.

Những tàu Shinkansen thường không có chỗ để hành lý, nếu bạn mang theo hành lý thì nên kéo về chỗ ngồi của mình để bảo quản và nên nhớ là không được làm phiền người khác.

Nếu bạn bị cảm cúm hãy mang khẩu trang khi đi tàu, để tránh phát tán vi khuẩn trong tàu và làm ảnh hưởng đến người xung quanh.

Mong rằng bài viết phía trên đã giúp cho bạn hiểu rõ hơn về Shinkansen - loại phương tiện phổ biến của Nhật Bản.




Bài viết khá thú vị và hữu ích nhưng có một số điểm không chính xác và tiếc thay đều là những điểm quan trọng, dễ gây hiểu lầm cho người mới tìm hiểu, cụ thể:

1.

Hikari, Sakura so với Mizuho, Nozumi… về tốc độ thì ko bàn tới vì mình ko phải chuyên gia… nhưng khác biệt lớn nhất không phải là chất lượng dịch vụ (dịch vụ như nhau cả thôi) mà chính là Mizuho, Nozumi (1) dừng ít ga hơn nên nếu cùng trên 1 đoạn đường thì sẽ đến trước Hikari, Sakura, (2) có tuyến chạy dài hơn nên có những chặng dài đi Hikari, Sakura sẽ phải đổi tàu giữa chặng còn Mizuho, Nozumi thì ko cần và (3) tần suất chạy tàu của Mizuho, Nozumi nhiều hơn.


2.

Nếu mua vé tàu và qua cửa soát vé tự đông, lúc vào cửa để lên tàu thì sau khi thả vé qua máy soát bạn phải cầm lại vé do máy nhả ra và giữ cho kỹ để trình cho người kiểm tra vé trên tàu. Thường thì trên tàu người kiểm tra vé sẽ ít khi hỏi vé nhưng nếu bị hỏi mà ko xuất trình được vé thì bạn sẽ phải bỏ tiền ra để mua lại vé ngay lập tức đó. Đến lúc xuống tàu, ra cửa mới thả vé vào máy rồi đi thẳng luôn được.


3.

Nói JRP bất tiện và chỉ được ngồi ở khoang không đặt trước là sai.
Dùng JRP được đặt trước chỗ miễn phí. Chỉ cần cầm Pass qua quầy vé và đặt chỗ trước là sẽ có một vé đặt chỗ và được lên khoang có đặt chỗ trước. Rất đơn giản.


4.

Ăn uống trên tàu địa phương vẫn được. Chỉ là theo văn hóa của người Nhật thì ăn uống trên tàu địa phương là bất lịch sự. Bất lịch sự chứ không phải là không được phép.
(Tàu địa phương khác tàu nội đô và tàu điện ngầm nhé)


5.

Tàu shinkansen CÓ chỗ để hành lý
Giá để đồ phía trên khá rộng, tương tự như máy bay vậy. Để hành lý dạng size xách tay thoải mái, size ký gửi cỡ M cũng để vừa (nếu bạn nâng lên nổi). Ngoài ra khoảng trống ở sau lưng các dãy ghế cuối toa cũng có thể để đồ vừa ~ 3 kiện size L. Tất nhiên, khoảng trống để hành lý size lớn là có hạn nhưng không có nghĩa là không có.


Kết:
- JRP rất tiện nhưng có tiết kiệm hay không còn tùy lịch trình định đi những đâu. Cần dùng hyperdia tính toán tổng chi phí trước theo lịch trình dự kiến để so sánh. Ví dụ chỉ đi một chiều từ Tokyo đến Osaka thì không tiết kiệm tý nào.

- Sử dụng JRP đi shinkansen thì nên đặt chỗ trước

- Nên mang hành lý gọn nhẹ khi đi du lịch.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,180
Bài viết
1,150,366
Members
189,939
Latest member
chuyengiatrimun
Back
Top