What's new

Du lịch Côn Đảo - cái nhìn, sự đổi mới và cái chất qua bao nhiêu năm

Du lịch Côn Đảo - cái nhìn, sự đổi mới và cái chất qua bao nhiêu năm

1. Cái nhìn:
- Qua các bài viết về Côn Đảo các bạn Phượt tại Côn Đảo, các bạn đã có hành trình đến Côn Đảo cùng những hồi ức và Nhật ký hướng dẫn viên của mình trên Diễn đàn này.
- Các bạn thấy đó, vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ Côn Đảo không thể phủ nhận được. Sự thanh bình, không sân si của toàn cảnh Côn Đảo; nét đẹp thiên nhiên trên từng chặng đường xuyên rừng nguyên sinh trên Đảo lớn, tuyến Ông Đụng di chuyển qua đoạn đường xuống dốc qua hướng tây, với tiếng róc rách của những bãi suối thiên nhiên, tiếng líu lo của chim rừng Côn Đảo, bãi đá sỏi nơi có loài Ốc Vú Nàng, nơi có thể cắm trại của dân đảo và khách du lịch. Bãi Đầm Trầu, thiên đường của biển với bãi cát vàng nằm trong khuôn viên của một bãi Vịnh, những hoạt động dã ngoại, teambulding, hay là dọc theo đường tản đá to đi tìm thác suối, khám phá tuyến Bãi Sạn hoang sơ từ Bãi Đầm Trầu đi dọc theo vách đá; ngắm máy bay đưa khách đến Côn Đảo. Điểm Cuối Tuyến tại Cảng Bến Đầm, nhìn cảnh hoàng hôn Côn Đảo, đi ngược về hướng trung tâm dừng chân Bãi Nhát, khi thủy triều xuống cảnh biển hướng lộ ra vẻ đẹp tuyệt vời, ngắm đỉnh tình yêu trù tượng một cách thơ mộng. Sở Rẫy (Dốc 48), xuyên rừng chinh phục độ cao, nơi của những chú Tề thiên hội tụ, trên Vọng hải đài ngắm nhìn toàn cảnh Côn Đảo khu vực trung tâm, hay chinh phục độ dài của rừng nguyên sinh xuyên về Ông Đụng. Vịnh Đầm Tre với hơn 02 giờ di chuyển xuyên rừng, thấy được sự màu nhiệm của thiên nhiên hoang sơ cùng đa cảnh vật của thiên nhiên ban tặng....v.v.v.
- Ra khơi, từ Đảo lớn di chuyển Tàu hoặc Ca nô đi tìm cái lạ và đặc biệt trên từng Đảo nhỏ; Hòn Cau của những ngày đầu dừng chân, có nước ngọt, có người dân đã sinh sống từ xa xưa, có Nhà tù thời Pháp, có nơi mà các Liệt sĩ an nghỉ (Nghĩa địa Hòn Cau) và đặc biệt có một kho tàng thiên nhiên lộng lẫy của một bãi biển tuyệt vời, xung quanh là địa bàn của những đàn cá biển, cho những ai thích hành trình câu cá biển đông Côn Đảo. Hòn Bảy Cạnh, có ngọn Hải Đăng chỉ đường cho tàu thuyền di chuyển; hằng năm là dịp tụ hội của loài Vích về sinh sản, rừng ngập mặn đa dạng nền thực vực, lặn xem san hô quý hiếm và những đàn cá dưới lòng biển gần đảo. Hòn Côn Lôn nhỏ (Hòn Bà), có ai đã từng khám phá Trảng Mai đẹp tuyệt vời tại nơi này chưa, hay là hành trình chinh phục Đỉnh Tình Yêu, cùng rừng ngập mặn và hành trình trên những tản đá to.... v.v.v.v...
- 113 năm địa ngục trần gian Côn Đảo, giá trị lịch sử Nhà tù Côn Đảo qua các di tích cấp quốc gia, Chuồng Cọp Pháp - Mỹ, Biệt lập Chuồng bò; Thiêng liêng Nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo, nơi an nghỉ gần 2000 ngôi mộ của các Liệt sĩ; câu chuyện truyền thuyết trên 200 năm An Sơn Miếu thờ Thứ phi Hoàng Phi Yến vợ vua Gia Long; Di tích Nhà chúa đảo nơi đã qua 53 đời chúa đảo cai trị và Bảo tàng Côn đảo một công trình nhân dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long tại Côn Đảo. Ta tìm thấy được những bài học quý từ lịch sử và cái đẹp của Việt Nam từ những người tù chính trị đã làm nên. Du lịch tâm linh tại Côn Đảo, sự kiện viếng mộ Cô Sáu vào 12 giờ đêm; Giỗ thứ phi Hoàng Phi Yến (18.10 al), giỗ Cô Sáu (23.01 dl) tạo thành Lễ hội đặc trưng của Đảo. Chùa Núi Một, tọa sơn, hướng biển, nơi hành hương có từ trước giải phóng và được trùng tu năm 2010 và hoạt động tôn giáo đạo phật đến nay,...v.v.v.v...
2. Sự đổi mới:
- Không phải đổi mới, biến đổi hoàn toàn mà đó là đi đôi sự phát triển đẹp của Côn Đảo.
- Những hạn chế dịch vụ Côn Đảo ngày nay đã phát triển gần đầy đủ.
- Sixsense Resort 5 sao, ATC - Sea Travel - Sài Gòn Côn Đảo Resort - Côn Đảo Resort ngày càng phát triển các dịch vụ phục vụ du lịch; Các khách sạn mini cùng ngày càng dựng lên nhiều để phục vụ nhiều đối tượng khách, ngày nay khách du lịch có thể lựa chọn nơi nghỉ dưỡng với giá thấp nhất từ 300k/phòng/đêm và đến cao cấp hơn nữa.
- Đội xe du lịch cũng đã có nhiều hơn, Taxi Dầu khí có khoảng 06 chiếc và gần 10 chiếc Taxi của Hãng Côn Sơn; Xe máy cho khách thuê ngày càng bổ sung và chất lượng hơn. Xe hơi cũng đã có từ 4 đến 7 chỗ, ngày trước chủ yếu chỉ có 16 chỗ.
- Ca nô, tàu thuyền du lịch đảo nhỏ cũng đã có nhiều và nâng cấp các dịch vụ đính kèm.
- Giải trí tại Côn Đảo phục vụ ăn uống dạo biển phố đêm Côn Đảo có khu Chợ Đêm, quán Cà phê trong trung tâm và gần bờ biển; Karaoke giải trí thêm vài tụ điểm.
- Chương trình lặn biển của Dive Dive Dive Côn Đảo cũng nâng cấp chất lượng hoặc dịch vụ xem San hô thông thường cũng đã có nhiều vị trí mà thiên nhiên tự tạo hóa ra.
....v.v.v.v..............
3. Cái chất:
- Côn Đảo từ trước đến nay, vẫn là nơi mà khách du lịch nhận định: Địa ngục trần gian đi vào lịch sử, Thiên đường Côn Đảo là ngày nay. Điểm dừng chân lý tưởng!
- Tham quan và nghỉ dưỡng cùng với Du lịch tâm linh Côn Đảo vẫn là nền tản chủ đạo của Du lịch Côn Đảo.
- Tham quan học tập và tìm hiểu bài học quý từ lịch sử Côn Đảo; Di tích lịch sử Côn Đảo vẫn được nêu cao.
- Sự tôn kính người Tù Chính trị, thiêng liêng cúng viếng Nghĩa Trang Hàng Dương. Tôn kính người Phụ nữ trung trinh tiết liệt Thứ phi Hoàng Phi Yến tại An Sơn Miếu.
- Không thể phủ nhận được sự trong lành và môi trường tuyệt đẹp của thiên nhiên hoang sơ Côn Đảo, một vẻ đẹp tiềm ẩn, tạo cho những ai đến với Côn Đảo mà không nhận ra rằng Côn Đảo có cái riêng và cái hay tại đây.
- Hỏi ai từng đến Côn Đảo mà đem niềm thất vọng về hay không?
 
Re: Du lịch Côn Đảo - cái nhìn, sự đổi mới và cái chất qua bao nhiêu năm

Côn Đảo sẽ là điểm đến kế tiếp sau chuyến đi Phú Quốc.Cám ơn bạn về nhưng thông tin bổ ích này
 
Re: Du lịch Côn Đảo - cái nhìn, sự đổi mới và cái chất qua bao nhiêu năm

SỞ RẨY
Chinh phục độ cao khiêm tốn với 138m, qua một chặng đường xuyên rừng nguyên sinh được bảo tồn của Vườn Quốc Gia Côn Đảo đến Sở Rẫy, nơi này còn có tên gọi là Dốc 48, một trong những Sở lao động khổ sai mà người tù Chính trị đã từng làm việc khổ sai vào thời Pháp.

Khởi hành bắt đầu từ Trung tâm Côn Đảo đi khoảng 2km đến khu dân cư số 3, gặp một Cổng chào có biển báo khu bảo tồn của Vườn Quốc Gia Côn Đảo và lối mòn xuyên theo những gậm cây nhỏ đi thẳng theo tuyến đường vào khoảng 100m thì khách du lịch đã nhận thấy cảnh vật hoang sơ của rừng nguyên sinh tại Côn Đảo qua dạng rừng cây thấp.

Trục đường di chuyển xuyên rừng đi đến đỉnh Sở Rẫy khoảng 1,2km; hành trình di chuyển Chúng ta có thể nghe thấy những tiếng líu lo của Chim chóc, tản cây, tán cây hay những cây to dường như đã trở thành Cổ thụ, tuy số lượng không nhiều nhưng với kích cở lớn cùng với hình dáng đã tạo sự sinh động của một khu vực rừng nguyên sinh tại đấy. Những tản đá rất to đứng chơi vơi hoặc đan xen nhau tạo như những bức tường thành, nó không biết có tự bao giờ với những chỗ có đầy lớp rêu xanh khô, hay những chỗ tạo thành một màu sắc riêng biệt, tạo được vẻ đẹp trang trí của rừng.

Không mất nhiều thời gian, Chúng ta sẽ đến khu vực đỉnh của Sở Rẫy, vị trí bằng phẳng khoảng gần 200m2. Có một dang nhà của thời Pháp đã cũ kỉ cùng những dây leo bám vào, chứng minh cho niên kỉ của ngôi nhà này đã có từ rất lâu; đi thẳng hướng tây của khu vực này là nơi công tác ươm vườn hay trồng rau và nơi mà các anh Kiểm lâm của Vườn Quốc Gia Côn Đảo ngày nay cho các chú khỉ tập trung về lấy thức ăn. Nói đến các Chú khỉ, thì có thể nói là Sở Rẫy là nơi tập trung nhiều nhất trong số các khu vực khác trên Đảo Côn Lôn Lớn này; nhưng cũng phải tùy vào điều kiện thời tiết, thời gian. Thời tiết là sau những mùa mưa lớn, thì các chú khỉ đã di chuyển tản ra các khu vực khác tìm thức ăn, hay nó đang trú ẩn; Thời gian là nếu Chúng ta đã qua đợt mà các Chú khỉ đã được cho ăn, thì nó đã tản ra đi hết, khi đó để kêu hay làm động tác báo hiệu cũng kho khăn để chúng trở lại.

Trong khu vực tại Sở Rẫy ngày nay, Các anh Kiểm lâm có xây dựng một khu vực trực của các anh mà khách du lịch đến nơi đã đặt một tên gọi “Vọng Hải Đài”, đó là không gian nhà sàn có bốn trụ lên cao khoảng 3m, phía trên Nhà với diện tích khoảng gần 5m2. Từ trên đây, nhìn về hướng toàn cảnh Trung tâm Côn Đảo và nhìn về cảnh biển của Vịnh Côn Sơn.

Tuy rằng không tạo động thái kịch tính, giải trí náo nhiệt, nhưng tuyến Sở Rẫy có thể tạo cho Chúng ta một hành trình đơn giản mà đầy ý nghĩa về sinh thái; thú vị hơn là mình có một team đồng hành để tạo them tính chất tập thể khám phá và chinh phục xuyên rừng nguyên sinh…
 
Re: Du lịch Côn Đảo - cái nhìn, sự đổi mới và cái chất qua bao nhiêu năm

VÂN SƠN TỰ
(CHÙA NÚI MỘT)
Sau năm 1954, Côn Đảo dưới sự cai trị của Đế Quốc Mỹ, chủ yếu là chế độ Ngụy quyền Sài Gòn và Côn Đảo bộ máy cai trị là người Việt; đặc biệt có đưa thân nhân là vợ của Chúa đảo hay vợ của Cai ngục ngày trước sinh sống tại Đảo. Với tính chất của người Á Đông về Tôn giáo là đạo Phật; vì thế muốn có một nơi hành hương, là nơi gửi gấm về tâm linh trên đất đảo. Nên xin ý kiến Chúa Đảo xây dựng một ngôi Chùa trên đảo, từ đó Chúa đảo đã chấp thuận để tạo một không gian tâm linh theo nguyện vọng của vợ con cai ngục và tạo một tính chất mỵ dân, trá hình tại Côn Đảo, với lệnh lao động với tên gọi “Lao động cộng đồng” vào các ngày thứ 7 và Chủ nhật, bằng sức lao động của những Người tù Chính trị, xây dựng trên một đỉnh núi cao khoảng 40m, một đoạn đường mòn lên dài khoảng 600m, dần tạo thành đường bậc thang khoảng gần 200 bậc. Không gian của Chùa lúc ấy là một gian thờ phật khoảng gần 20m2, tên gọi Vân Sơn Tự (hay còn được gọi là Chùa Núi Một, vì ở tại ngọn núi độc lập).
Sau giải phóng Côn Đảo, Người dân đảo, những người ngư dân đảo hay ở xa đến cũng lên Chùa hành hương; nhân viên của Ban quản lí các khu di tích cũng thường nhật lên làm công tác vệ sinh trên chùa. Tuy nhiên, từ trước đến sau giải phóng thì ngôi Chùa này không có Trụ trì mà hoạt động như là tự phát.
Đến năm 2010, được sự tài trợ của các đơn vị doanh nghiệp, cá nhân, Chùa Vĩnh Nghiêm và Tỉnh BRVT đã xây dựng lại Chùa, đến năm 2011 hoàn thành và được tỉnh BRVT xét vào di tích cấp Tỉnh. Hiện có Sư thầy Chùa Vĩnh Nghiêm ra làm Trụ trì, cùng với các Phật tử là bà con dân đảo lên trông nom và làm việc phụ Chùa.
Ngày trước, trước khi xây dựng lại ngôi Chùa này thì việc cúng Lễ âm lịch, Rằm, mồng một thì được tổ chức tại An Sơn Miếu; Nay thì đã có nơi theo Tôn giáo đạo Phật, nơi hành hương, cúng lễ của người dân đảo và cả khách du lịch, ngư dân từ trong đất liền ra viếng. Mỗi buổi tối, sau giờ cơm tối Phật tử bà con dân đảo tạo thành thói quen là lên Chùa đọc Kinh cùng Sư thầy; hằng ngày có người lên pha trà, thắp hương, nấu ăn trên Chùa…
Vân Sơn Tự, tạo thành một điểm tham quan mang tính chất nét văn hóa trên Côn Đảo mà khách du lịch khi ra du lịch tại đây đều có nhu cầu đến viếng. Vị trí của Chùa là tọa sơn, hướng biển, nhìn toàn cảnh trung tâm Côn Đảo; cách trung tâm Côn Đảo chưa đến 1km, đến nơi là vị trí gần hồ nước ngọt lớn nhất Côn Đảo, Hồ An Hải; phía sau Cổng Chùa khoảng 3m là vị trí của bậc thang di chuyển lên Chùa khoảng 200 bậc thang, trên tuyến đường qua rừng cây thấp, tạo được không gian thoáng mát che bớt ánh nắng chói chang hay khi có mưa. Lên đến Chùa là một kiến trúc đa phần dung chất liệu Gỗ quí, trước khi vào Chính điện là tượng Phật Bà Quan Âm hướng về phía biển, Chính điện là gian phòng khoảng hơn 50m2, thờ các vị Phật; phía sau là gian phòng thờ các vị Tổ; góc bên phải hướng về Hồ An Hải là gian phòng thờ Hồ Chủ tịch, anh linh liệt sĩ hi sinh tại Côn Đảo, Bà Phi Yến, Cô Võ Thị Sáu. Tổng không gian với diện tích hơn 100m2.
 
Re: Du lịch Côn Đảo - cái nhìn, sự đổi mới và cái chất qua bao nhiêu năm

Bạn Vtnheobull ơi, bạn gỡ nội dung của bạn xuống được không vậy. Nó không thích hợp trong Topic này của mình. xin bạn đó. Thanks!
 
Re: Du lịch Côn Đảo - cái nhìn, sự đổi mới và cái chất qua bao nhiêu năm

BÃI ÔNG ĐỤNG
Từ một câu chuyện sự tích có từ rất lâu, nơi mà một người chồng đã tự ẩn mình và sinh sống tại một bãi đá để ăn năn, hối hận về mình vì tội giết người vợ luôn chăm lo mình mà Ông xem như là gò bó chói buộc Ông, khi đã hối hận thì quá muộn màng; về sau nơi bãi đá tại khuôn viên một bãi Vịnh hướng tây của Đảo lớn tại Côn Đảo này đã trở thành cái tên Bãi Ông Đụng.
Nơi đây, cũng là khu vực dưới chân núi Chúa, nơi lao động khổ sai của các Cựu tù Chính trị và cũng là nơi có nhiều loài ốc Vú Nàng.
Ai qua đất Thắm, Bãi Bàng
Hỏi thăm Ông Đụng, Vú nàng nơi đâu
Vú nàng ở tận Ông Câu
Tù ăn đỡ đói, thù cao ngất trời.
Từ trung tâm Côn Đảo di chuyển về hướng các khu dân cư vùng ven núi, tại ngã 3 đường nối giữa khu dân cư số 2 và khu dân cư số 3 huyện Côn Đảo, qua hướng khu dân cư số 3 khoảng 100m, có một tuyến đường xi măng nhỏ lên dốc với độ hẹp khoảng gần 3m. Từ vị trí đường lên dốc đó đi khoảng gần 2km là vị trí lao động khổ sai của Người tù Chính trị trước đây mà được coi là nơi rừng thiêng nước độc lúc bấy giờ “di tích Cầu Ma Thiên Lãnh” một công trình khổ sai phi nghĩa của Thời thực dân Pháp.
Tiếp tục di chuyển khoảng 1km là đến một vị trí đầu dốc đi xuống Bãi Ông Đụng.
Hành trình tham quan sinh thái về rừng nguyên sinh được bảo tồn của Vườn Quốc Gia Côn Đảo bắt đầu từ vị trí này. Khác so với tuyến Sở Rẫy, thay vì là lên dốc theo lối mòn thì đây là hành trình đi bộ xuyên rừng xuống dốc, với đoạn đường khoảng 600m, tuy có những vị trí dốc hơi cao, nhưng cũng có những đoạn đường bằng nên không gây khó khăn gì để Chúng ta di chuyển. Điều đặc biệt hơn là, tuyến Bãi Ông Đụng tạo một không gian hòa nhã hơn so với tuyến Sở Rẫy là đoạn đường ngắn hơn, nhưng lại tập trung đa dạng hệ sinh thái và tính chất thiên nhiên hoang sơ trên suốt chặng đường đi; bạn đã nghe nhạc rừng chưa? Với âm thanh líu lo của Chim chóc, kết hợp tiếng róc rách của từng khe suối, sọc soạt dưới gốc cây của những động vật hiền lành bé nhỏ; rừng Ông Đụng không có cây to, nhưng đan xen vào là những cây cối nhiều chủng loại, những dãy dây leo,… tạo thành một hệ sinh thái đơn giản mà thú vị. Riêng về các khe suối ở đây, tùy theo thời điểm sẽ nhiều hay ít tùy theo mùa mưa tại Côn Đảo, hạn chế ở đây là nếu mùa hạn kéo dài thì sẽ thấy buồn khi chẳng nghe được tiếng róc rách đó của suối, nhưng âm thanh của động vật vẫn không thay đổi. Dĩ nhiên, Côn Đảo không có thú dữ, nên di chuyển trong rừng tại đây thì an toàn, không sợ động vật tấn công.
Đến nơi, tuy không có một bãi cát trải dài như Bãi Đầm Trầu, mà đó là một bãi đá nhỏ, không gian thoáng mát của gió biển, trong khuôn viên Vịnh, cảnh vật hữu tình, khách du lịch đến nơi đều thích lưu lại những bức ảnh thiên nhiên hoang sơ tại đây. Gặp gỡ các anh Kiểm lâm, các chú Bộ đội, tìm hiểu những nhiệm vụ thường nhật của các anh, đặc biệt được nghe giới thiệu them về công tác bảo tồn hệ sinh thái nguyên sinh tại Côn Đảo nói chung và riêng về Bãi Ông Đụng này.
Đây là một hành trình khám phá thiên nhiên thanh lịch, tuy đơn giản nhưng mang tính chất sinh thái, trải nghiệm về môi trường trong lành, không phiêu lưu như những cánh rừng lớn nhưng cũng tò mò biết thêm về Vườn Quốc Gia Côn Đảo.
 
Re: Du lịch Côn Đảo - cái nhìn, sự đổi mới và cái chất qua bao nhiêu năm

HÒN BẢY CẠNH
Nằm trong hệ thống bảo tồn Rùa biển lớn nhất Việt Nam. Hòn Bảy Cạnh, hòn đảo lớn thứ 02 tại Côn Đảo với diện tích khoảng 5,5km2; cũng như những hòn đảo nhỏ khác, Hòn Bảy Cạnh là nơi không có dân cư sinh sống, đặc điểm tự nhiên cũng chưa khai thác được nguồn nước ngọt. Tại đây, chủ yếu chính là công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên của Vườn Quốc Gia Côn Đảo. Ngoài ra, còn có 01 vị trí hướng Đông Bắc của Đảo là ngọn Hải Đăng được xây dựng từ năm 1883 Thời Pháp và vẫn đang được sử dụng đến hiện nay với tầm bán kính khoảng 72km.
Điểm cần chú ý ở đây về đặc điểm du lịch, đó là tuyến điểm cho các lữ hành tour với hành trình khám phá hòn đảo hoang sơ cùng với đặc điểm tự nhiên và công tác bảo tồn của Vườn Quốc Gia Côn Đảo.
Với thời gian di chuyển bằng Tàu khoảng 40 – 45 phút hoặc 20 – 25 phút bằng Ca Nô, từ Đảo lớn di chuyển đến Hòn Bảy Cạnh. Tên gọi là Hòn Bảy Cạnh vì tại hòn đảo này có một hình dạng như một đa giác với bảy khu vực bãi biển của đảo. Hành trình tham quan đến hòn đảo này thường tổ chức cho khác di chuyển đến Bãi Đá (nằm trong 7 bãi biển đó), tuy hơi khó khăn nhưng không gọi là vất vả khi tại Bãi Đá này không có bãi cát trãi dài mà là khuôn viên của những rạng San hô khi thủy triều xuống nó sẽ lộ phần nào đó ra, cũng những màu sắc thiên nhiên của những tản San Hô đá, San Hô Lộc Nhung và thêm vào đó là một số loài sinh vật biển như Tảo, Rong hay những con Ốc đá bám vào San hô; Trường hợp thủy triều lên thì sát vào đó là một bãi đá, với những khối đá vừa nhỏ đan xen tạo thành lối đi hơi chông chênh nhô trên mặt đất; Vì thế, việc di chuyển ban đầu sẽ hơi khó khăn nhưng sẽ tạo thành một kịch tính vui tươi, với bước chân nhẹ nhàng, cảm nhận một quang cảnh thiên nhiên hoang sơ tại đây.
Kết thúc khoảng đường bắt đầu, xem như đó là khởi động nhẹ nhàng. Tiếp theo là một hành trình đi bộ với đoạn đường khoảng 1,3km, nếu là trước đây thì đây chỉ là một lối mòn qua hang cây thấp, đến năm 2013 Vườn Quốc Gia Côn Đảo đã xây dựng lại tuyến đường bằng đá khối tương đối bằng phẳng và dễ di chuyển. Chặng đường không dài, hành trình đi bộ đó Chúng ta sẽ đi ngang qua một tán rừng cây thấp, với không khí môi trường cảm giác trong lành, đến khu vực trú ngụ của loài Cua Mặt Trăng quý hiếm tại Côn Đảo; thú vị nhất là trải nghiệm khi thám hiểm Rừng ngập mặn tại đấy với mô hình di chuyển Cầu Tre (Miền Tây Nam bộ thường gọi là Cầu Khỉ). Bạn có biết không tuy không cao to nhưng những chủng loại hệ thực vật tại rừng ngập mặn tại đây cũng không thua kém với cánh rừng ngập mặn tại các khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, điều khác biệt ở đây đó là hệ thực vật như Mắm, Sú, Vẹt dù,… đều mộc và sinh trưởng trên cát và lớp San Hô chết (Côn Đảo không có đất sìn). Những bức ảnh sẽ được lưu lại với cảnh vật tuyệt vời tuy không đa dạng như mang tinh chất của sinh thái du lịch nơi này.
Khám phá xong Rừng ngập mặn, trở lại trục đường chính và tiếp tục di chuyển đến khu vực Bãi Cát Lớn nằm tại hướng Đông (Vậy là Chúng ta có hành trình di chuyển đi ngang qua đảo từ Tây sang Đông). Đây là tuyến điểm chính của hành trình khám phá chinh phục Hòn Bảy Cạnh. Hằng năm, từ tháng 04 đến tháng 10 là thời điểm Rùa biển (hay còn gọi là Vích) tập trung sinh sản. Đó là đặc điểm đặc biệt, thú vị của Côn Đảo nói chung và đặc riêng trên Hòn Bảy Cạnh. Do Rùa chỉ lên sinh sản vào ban đêm, ban ngày Chúng ta sẽ tham quan dọc theo bờ cát sát đường rừng cây tại bãi biển tìm hiểu về vị trí của Rùa lựa chọn lên sinh sản, từ vị trí ban đầu khi các ổ trứng rùa được sinh sản ra, chúng ta tìm hiểu thêm về công tác bảo tồn của các anh Kiểm lâm là tham quan hệ thống “Hố ấp trứng”; là khi Rùa con sinh sản xong, nó sẽ tự ra lại biển, để tránh va chạm, sinh sản chồng lên nên các anh Kiểm lâm di chuyển về “Hố ấp trứng”, với mỗi ổ trứng trong đó có từ 80 – hơn 100 trứng; đặc điểm của trứng rùa là đến thời điểm sẽ tự nở và bò lên mặt cát, các anh Kiểm lâm sẽ thả nó bơi tự do ra biển; Nếu chúng ta đến vào dịp Rùa con về với biển khơi, mình sẽ cùng các anh Kiểm lâm làm công tác thú vị đó, cảm nhận được mình cũng chung tay bảo tồn loài động vật quý hiếm này.
Sau khi đã tìm hiểu về đặc điểm sinh thái của Hòn Bảy Cạnh, chúng ta tiếp tục hành trình khám phá nét đẹp hoang sơ tại đây. Không chỉ có bề ngoài, với nét đẹp hoang sơ mà thiên nhiên ban tặng với cảnh biển hướng đông, nhìn lên cao với cảnh núi non, rừng nguyên sinh thơ mộng, cảnh vật trong lành, yên bình; mà Chúng ta sẽ khám phá bên trong về tố chất sinh học phát triển hệ động thực vật tại Côn Đảo và riêng về Hòn Bảy Cạnh; đặc biệt là khám phá thêm phía dưới lòng biển xung quanh đảo, cách bờ biển khoảng 800m dung kính lặn nhìn xuống sẽ thấy những dãy San Hô đa dạng phía dưới, nếu vào thời điểm từ tháng 03 đến tháng 06 thì chỉ cần đứng trên tàu, độ sâu từ 3 – 5m cũng đã có thể xem thấy được San hô, vì khi đó biển rất êm và đẹp.
Đây là hành trình khám phá – chinh phục thiên nhiên hoang sơ tại Hòn Bảy Cạnh về đặc điểm sinh thái, kết hợp với giải trí nhẹ là tắm biển và xem San hô tại đây.
 
Re: Du lịch Côn Đảo - cái nhìn, sự đổi mới và cái chất qua bao nhiêu năm

bác chủ thớt cho xin 500 đ hình với nha vì mình chưa đi côn đảo được lần nào nên đang ngâm cứu
 
Re: Du lịch Côn Đảo - cái nhìn, sự đổi mới và cái chất qua bao nhiêu năm

Miềng có nhiều ảnh Côn Đảo nhưng ko biết cách up từ Ipad, nhục
 
Re: Du lịch Côn Đảo - cái nhìn, sự đổi mới và cái chất qua bao nhiêu năm

Sorry các bạn nha!
Vì mình chưa up ảnh lên, mình đang có hành trình sưu tầm trực tiếp những bức ảnh Côn Đảo ngày này, hẹn sẽ đăng lên sớm nhất
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,451
Bài viết
1,152,958
Members
190,093
Latest member
hoavienchauduc
Back
Top