What's new

[Chia sẻ] Giã biệt sông Đà

tabalo

Phượt thủ
Tiếp sức Fisher vụ chèo thuyền nhé. Bài này đã gửi từ trước rồi nhưng chia sẻ cùng mọi người như một chỗ lưu lại cảm nhận về Sông Đà. Bạn nào năm nay có đi qua đoạn này thì ủng hộ topic của mình một ít ảnh nhé - chốn xưa giờ nằm dưới nước sâu thẳm rồi:

-----------------------

Xin cùng chia sẻ một chuyến đi khác, chuyến đi dọc sông Đà vừa rồi của TBG, mà chúng tôi gọi là chuyến đi từ biệt sông Đà!!

Sao lại gọi là từ biệt ? xin mời các bạn cùng cảm nhận:

-----------------------

Giã biệt sông Đà.

Trong tâm tưởng của nhiều người dưới xuôi, sông Đà đã xa lắm rồi. Một khúc ngăn ngắn vài chục cây số từ Hòa bình về đến ngã ba Việt trì khá là êm đềm không đủ tạo ấn tượng về một con sông lớn góp cùng sông Hồng để tạo nên đồng bằng Bắc bộ. Một đoạn dài khác , đã từng là khúc sông hùng tráng với ghềnh độc, với thác hiểm như Thác Bờ, nay đã là một đoạn hồ thủy điện Hòa bình êm đềm và lãng mạn, không còn vết tích gì của những khúc oằn mình của dòng sông.

Gần 20 năm trước đây, có dịp tới chơi và xem lại những ảnh chụp Thác bờ, tôi đã bần thần tiếc nuối không được nhìn tận mắt thấy đoạn ghềnh nổi tiếng này, nơi đã dìm không biết bao nhiêu tàu thuyền ngược xuôi sông Đà.

Thế nên, trước những tin tức về việc đóng đập thủy điện Tạ bú, nước sẽ ngập lên tới tận Mường Lay ?" Lai châu cũ trong mùa hè 2010 này, chúng tôi quyết định sẽ làm một chuyến đi ?" giã biệt sông Đà.


Sông Đà, những khúc quanh

Taybacgroup cũng từng có dịp xuôi sông Đà trên từng đoạn khác nhau nhưng phần lớn là bỏ xe máy trên những con thuyền sắt dọc sông. Lần này, chúng tôi quyết định sẽ làm ?o người lái đò trên sông? để cảm nhận và chiến thắng được những cơn sóng hung dữ của dòng sông ghềnh thác nổi tiếng này. Đội thuyền Kayak của TBG cũng đã có dịp vượt qua nhiều ghềnh thác ở cấp độ khá phức tạp và thực hiện những hành trình dài vài ba ngày dọc các con sông, do vậy, việc thực hiện một chuyến đi giã biệt dòng sông thật sự khiến chúng tôi vừa hồi hộp những cũng rất bồi hồi.

Khác với ?o người lái đò sông Đà ?o năm xưa của Nguyễn Tuân, chúng tôi sử dụng những con thuyền kayak bơm hơi và thả từ thượng nguồn trôi về xuôi, có thể nói là đơn giản và an toàn hơn nhiều so với những con thuyền to lớn nặng nề, cồng kềnh, không phải lúc nào cũng dễ dàng điều khiển.

DSC01276.JPG
 
Nhìn tổng thể, từ khi sông Đà bắt đầu hành trình của nó trên đất Việt, có thể chia thành các đoạn chính sau:

Đoạn đầu, ghềnh thác hiểm trở kinh người, bắt đầu từ khi sông Đà vào Việt Nam cho tới huyện Mường Tè. Đoạn này dài chừng 40 km với những ghềnh thác nổi tiếng đã đi vào văn học như thác Kẻng Mả… Đoạn này thuyền bè vẫn còn xuôi ngược được và cũng có một vài vách đá cao dăm bẩy trăm mét khá là hùng vĩ. Năm ngoái, trên box du lịch cũng đã có nhóm vượt qua đoạn này bằng thuyền máy để tới điểm sông Đà vào đất Việt.

Đoạn thứ hai từ Mường Tè tới Mường Lay với khoảng cách 90 km. Cảnh quan thì bình thường vì không có những vách núi sững người, nhưng với trên 21 con ghềnh thác lớn ở cấp độ 3-4 với độ chênh 1-2 mét nước sẽ là một thách thức không nhỏ với những tay chơi kayak vượt thác ( whitewater kayak ). Ngoài ra, tin tức về những “giếng hút “, nơi những dòng sông ngầm hút nước đầu này và xả nước ở cách đó hàng cây số mới thật sự là mối đe dọa với dân chơi. Những con ghềnh được định danh trên đoạn này gồm có Pa Hà, Kẻnh lò, Kẻng Mắn, Kẻng Hào, Pa mó, Hát Po, Kẻng Mỏ.

Đoạn tiếp theo, từ Mường Lay về đến phà Pá Uôn , nơi con đường 279 cắt qua sông Đà,(một trong những con đường chạy ngang miền Bắc, có điểm đầu là ngay chỗ Bãi cháy – Quảng ninh , điểm cuối là cửa khẩu Tây Trang ở Điện biên) Đoạn này dài tới 100 km, ghềnh thác tuy hung dữ nhưng không đủ lớn để chặn đứng nhưng con thuyền xuôi ngược trên sông. Tuy thế, đoạn này lại có một điểm đặc biệt là nó chạy giữa các khe núi sâu trên 1000 mét nên vô cùng hoành tráng. Chính trong “ người lái đò Sông Đà “, cụ Nguyễn Tuân đã tả đoạn này như những nơi mà nắng không rọi tới mặt sông



Hành trình giã biệt Sông Đà của TBG.

Sau một đêm lắc lư trên xe, 9giờ, xe đã gần tới thị xã Mường Lay, nhưng những con đường lầy lội dang dỡ đã khiến chúng tôi mất tới hơn 2 giờ cho một chặng đường chỉ dăm cây.

DSC01236.JPG


Thuê một xe 1,25 tấn chở đầy ắp thuyền bè đồ đạc

DSC01237.JPG



Gặp một đội Tây già ở KS Lan Anh Mường Lay. Đội này cũng hơi hơi vênh vang một tí khi vòng quanh TB bằng xe Minsk nhưng khi thấy chúng tôi chuẩn bị đi thuyền Kayak dọc sông thì cũng khựng lại... hết vênh.

DSC01239.JPG


Cả thị xã Mường Lay tan hoang như sau một trận chiến. Chỉ vài ngày nữa, không còn ai ở đây cả. Người ta đang đẽo gọt để mang đi những viên gạch cuối cùng

IMG_2440.JPG


Có nhiều nơi bộ đội giúp dân chuyển nhà

IMG_2427.JPG


Giã biệt thị xã Mường Lay, chúng tôi xuống bến Đồi Cao

IMG_2439.JPG


Bến Đồi Cao năm nào là một nương ngô xanh mướt, bãi cỏ mượt mà, giờ nham nhở :

IMG_2452.JPG
 
Thủ phạm là những con thuyền vàng

IMG_2450.JPG


Chuẩn bị setup thuyền bè. Mang theo 5 thuyền Kayak, một chiếc canô máy, bơm căng đống thuyền xong cũng mất cả giờ đồng hồ.

IMG_2463.JPG


Đội thuyền đây.

IMG_2469.JPG


Trời bỗng sầm xuống, gió thổi cát bay mù mịt, cơn giông bất chợt kéo tới ầm ầm.

IMG_2473.JPG


Bà chủ nhà nổi chạy ra thất thanh

Không xuôi được đâu các chú ơi i i i i ! Gió mạnh lắm Thác lớn lật thuyền đới ới ới ... !

IMG_2478.JPG
 
Đoạn thứ tư từ Pá uôn về tới đầu hồ thủy điện Hòa bình dài khoảng hơn 120 km. Chỗ này sông đã rộng ra rồi, tuy còn có một vài ghềnh thác rộng nhưng không siết lắm và cảnh quan thì cũng đã xoai xoải, chỉ còn phần nhiều là những dãy đồi cao vài trăm mét chạy dọc sông, chính giữa đoạn này là công trình thủy điên Sơn La, bậc 2 của thủy điện sông Đà, nơi mà năm nay đập sẽ được đóng, biến một phần năng lượng lớn lao của dòng sông thành điện năng, cho nào là điều hòa, nào là tủ lạnh, nào là bình nước nóng hay những nhà máy công xưởng dưới xuôi.

Từ đây, dòng sông chạy dài tới 120 km nữa như đang chuyển hóa dần thành con hồ thủy điện lớn nhất Việt Nam, tới tận đập thủy điện Hòa bình. Một tập quán sống mới cũng đã hình thành trong vài ba chục năm qua, thay thế hoàn toàn cho tập quán sông nước từ ngàn đời nay. Ở đây, những con ghềnh con thác nổi danh của sông Đà như Thác Bờ, Hót gió, Mường Hoa, nay im lìm và lặng lẽ dưới độ sâu tới cả trăm mét nước.

Qua hết thủy điện Hòa bình, sông Đà, tuy còn một lần nữa uốn quanh dãy núi Ba vì cao chất ngất trên 1200 m, nhưng đã là con sông của đồng bằng lắm rồi. Sông rộng mênh mang với những bãi phù sa tít tắp, chảy thêm 60 km nữa cho đến khi trầm mình hẳn vào dòng sông Hồng, trở thành con sông kiến tạo nên đồng bằng Bắc bộ.

Sự phân chia nói trên, cũng chỉ tương đối theo một góc nhìn thôi. Một phần dựa trên những cảnh quan dọc theo sông, phần khác dựa trên mức độ ghềnh thác để xây dựng hành trình chèo thuyền kayak của Taybacgroup. Cũng vì lý do đóng đập nên chúng tôi quyết định sẽ chinh phục đoạn mà lần này, chắc là lần cuối cùng, bởi chỉ hết mùa mưa năm nay, đoạn này sẽ ngập sâu dưới một mức nước vài chục mét. Đó là đoạn từ Mường Lay xuôi xuống Pá Uôn. Nếu nhìn dòng sông như một tổng thể, thì có thể nói đoạn này chính là đoạn đặc trưng nhất của sông Đà, nó vừa có thác có ghềnh, có những vách núi vòi vọi, nhưng nó vẫn giữ được mạch chảy xuyên suốt từ đầu, với những chuyến thuyền xuôi ngược. Đoạn đầu từ trên xuôi xuống Mường Lay, không có thuyền chạy xuyên suốt được, nên chúng tôi không coi là một đoạn liền mạch của Sông Đà, chỉ là nơi chơi các môn thuyền kayak vượt thác ở cấp độ cao, cũng sẽ là nơi Taybacgroup thử sức trước khi thủy điện bậc trên CEng được xây dựng.

Sau một đêm lắc lư trên chiếc xe Hải vân ( ngày một chuyến ), vòng vèo trên những triền đèo của đường 6, con đường huyết mạch Tây bắc, tới sáng cả nhóm đã tới được gần Mường Lay, ấy vậy mà chỉ mươi cây số cuối cùng, đã xơi mất của chúng tôi tới hơn 2 tiếng đồng hồ. Bà con đang khẩn trương di dời nhà cửa, đồ đạc từ các bản nằm phía dưới, khu Mường Lay cũ lên đây. Các khu tái định cư nằm dọc con đườngnày đang tiếp tục được hoàn thiện, khiến cho đường sá lầy lội kinh hồn, từng đoàn xe nối đuôi nhau nhích từng bánh, nhiều xe chở đầy ắp cột kèo, mái tôn nhà cũ, đồ đạc lợn gà, có những xe lại chở đến cả một trung đội lính về bản hỗ trợ dân di dời khiến quang cảnh như một ngày hội. Những ngày này, toàn tuyến di dời dọc Sông Đà đang vào tiết khẩn trương để kịp đóng đập mưa mưa năm nay, nên trên này rộn ràng lắm.
 
Người lái đò trên sông.

Lịch kịch di chuyển đống đồ đạc thuyền bè chất ngất, đầy ắp một xe tải 1.25 tấn xuống đến bến Đồi Cao, bơm căng đầy đủ các chiếc thuyền, cũng đã tới hơn 2 giờ. Theo hành trình, chúng tôi chỉ xuôi xuống chừng 15 km và dừng nghỉ ở bản Huổi Mức, ngay sát dòng Nậm Mức. Tuy thế, ngay khi bơm căng xong con thuyền cuối cùng, xếp sắp đồ đạc gọn gàng chuẩn bị khởi hành, phía Tây và phía Bắc, từng đám mây đen kịt bỗng ở đâu dồn về, tiếng sấm ì ầm xa xa đầy đe dọa, một vài con chớp rạch nhẹ trên đường chân trời càng làm nặng thêm mối lo. Trên nhà nổi dưới mé sông, hai mẹ con chủ nhà chạy vội ra, lạc cả giọng trong tiếng gió bắt đầu giật:

“ không xuôi được đâu các chú ơi! Gió giật nguy hiểm lắm! dưới kia ghềnh thác nhiều thuyền lật như chơi”

….

Thời tiết năm nay lạ lắm các chú ạ, đầu mùa đã mấy cơn bão lớn, gió giật, mưa to. Mọi khi giờ này sông còn hiền, gió còn lặng. Gió mạnh cuốn phăng cả con thuyền sắt trước nhà lên bãi đó. Còn thuyền của các chú, cứ như gió hôm kia thì chả biết cuốn tận đâu!

Cơn gió giật đầu mùa và lời cảnh báo của bà chủ khiến chúng tôi phải lưu lại một đêm trên căn nhà nổi. Nhưng cũng vì thế, chúng tôi lại có dịp chuyện trò với “người lái đò trên sông”.

Khác với nhân vật xưa của Nguyễn Tuân, T. bác lái đò già quê gốc tận dưới Trung Hà, cứ men lần ngược sông mà lên, đến được vùng ngã ba sông Đà, Nậm Tè này rồi dừng lại, định cư vài mươi năm nay. Mặc cho dòng sông cuồn cuộn chảy, cuốn theo những gốc cây gộc gạc quăng bên này, quật bên kia vách đá ngay trước cửa nhà, mặc cho gió rít qua những khe núi, mặc cho mưa táp như bay mái nhà, bác lái đò vẫn trầm tĩnh ôn lại chuyện dòng sông, chuyện buồn, chuyện vui dễ đến 30 năm có lẻ.

Cỡ những năm 20 tuổi, lão đã từng đi gỗ xuôi sông Đà, thuở đó, đi gỗ là thứ nghề mình đồng da sắt, gan lì cóc tía. Đêm hôm khuya khoắt, sáng sớm tinh mơ, trời lạnh như cắt là lúc dân đi gỗ bắt đầu hoạt động. Bè gỗ đóng cả dàn, nhưng trôi qua các điểm gác của kiểm lâm là phải lấy đá dìm cho trôi là là dưới mặt nước mới mong thóat qua, dân đi gỗ mình trầm dưới nước theo bè gỗ của mình, lạnh thấu xương mà vẫn chớ kể. Rồi bè gỗ trôi qua những thác những ghềnh mà nghe thấy tên đã lạnh sống lưng, nhưng vẫn phải bám theo, vì chỉ xuôi qua ghềnh mà không có chủ là khắc có người vớt gỗ trôi lấy hết gỗ của mình. Có những con ghềnh có vài cửa vào, nhưng chỉ có một cửa sinh, còn lại là cửa tử. Vào cửa sinh, phải may và khéo thì mới thóat ra bên kia nguyên vẹn cả người lẫn của. Bằng không, sang bên kia bè gỗ vỡ tan tác, thuyền cũng đắm như chơi. Còn trong dòng nước cuồn cuộn kia, chỉ lỡ nhịp chèo, sai nhịp chống, thuyền lao vào cửa tử, cầm chắc là tan xác thuyền. Bởi trong đó, là những vũng xoáy dữ dội, là những hom đá nhọn hoắt, thuyền vào chỉ còn như một trò chơi trẻ con của thiên nhiên.

Nghề đi gỗ đã đúc nên một lão quái sông Đà, thuộc từng ghềnh, hiểu từng con sóng. Mà cái ghềnh sông cứ mỗi mùa nó lại khác vì mức nước khác nhau, ghềnh cũng dữ dằn khác hẳn.

Sau đận đi gỗ, lão cũng đã từng làm đủ nghề trên sông, từ những nghề hiền hiền như chạy đò xuôi chở khách kiếm bạc lẻ, đến những nghề dữ dằn như đãi vàng dọc theo dòng sông. Nhà lão cũng như là một công xưởng nhỏ nhưng làm đủ mọi thứ cơ khí, từ việc vặt cho đến đóng cả một con tàu sắt. Nhưng rồi nghề nào thì cũng nhọc nhằn vất vả và khắc nghiệt như nhau, chỉ có tình yêu với con sóng bạc, con ghềnh hiểm là vẫn giữ lão và bầu đoàn thê tử cứ mỗi năm lại dài thêm một khúc, ở lại với khúc sông dữ dằn này

“Cái thuyền sắt này của tớ đóng hết ngót ba chục, thêm cái máy công nông dăm triệu vào là tớ chạy phe phé, tuyền chở khách du lịch đấy” – lão khoe- “mà cái hay là thuyền sắt trên sông nó không ăn tiền như xe ô tô – làm mỗi lần thôi rồi cứ thế là chạy, năm sau thuyền nó vẫn thế, máy vẫn ngọt chứ không như cái anh ô tô, chạy trên đường ăn lốp, hỏng máy, xuống gầm nhanh lắm”.

Lão cũng chả lắm xúc động như nhưng gia đình tái định cư trên đất, di dân, dời nhà là dời khỏi nơi chôn nhau cắt rốn, là một cuộc sống hoàn toàn khác. Nước lên, nhà của lão nổi lên theo, ghềnh thác chìm đi lão lại càng dễ thuyền bè. Thế nên, dẫu có đất được cấp trên đồi kia, lão vẫn để trống hoác mà bám lấy cái nhà nổi, có cái sân cũng nổi thênh thang làm từ cái tàu xúc vàng…

Mai đây, sông Đà chẳng còn ghềnh thác nữa, sẽ là một con hồ mênh mông, chắc gọi là hồ Đà, vậy liệu còn “ người lái đò sông Đà” mang trong mình những tính cách mạnh mẽ của ghềnh thác Đà giang nữa không? Xin giã biệt người, lão lái đò sông Đà.

…Trăng trên sông Đà mùa nước sớm lặng lẽ. Những mảnh trăng tung tóe khi mỗi con sóng lớn đập ào vào vách núi đối diện. Chênh chếch, trên những lưng chừng trời, sao lập lòe lẫn với ánh đèn cũng lập lòe, dưới khe nhìn lên, không biết đâu là trời, đâu là núi, đâu là sao, đâu là đèn... đêm trăng sông Đà nhẹ nhàng trôi qua, chỉ còn ngoài kia, vẫn bập bềnh những con thuyền kayak, chờ đến sáng để lao mình thử sức ghềnh thác.



Cơn mưa bất chợt kết thúc khi trời đã ngả chiều muộn. Không kịp để trôi 15 cây số tới điểm nghỉ dự kiến tiếp theo là bản Nậm Mạ, chúng tôi quyết định ngủ đêm đầu tiên trên nhà nổi giữa sông

IMG_2483.JPG


Đối diện bên kia sông là mỏm đá, nơi vua Thái Đèo Văn Long đặt dinh thự xưa.

IMG_2486.JPG


Ngay trước mắt là nơi 3 dòng nước gặp nhau: Nậm Tè ( Sông Đà ), Nậm Na, Nậm Lay. ba dòng nước cuộn lại thành những xoáy nước tít mù.

IMG_2500.JPG


Bữa ăn đầu tiên với mắm tép và canh trứng

IMG_2496.JPG


và chuyện phiếm chờ trăng lên. Trăng Sông Đà lên muộn, sáng rỡ

IMG_2493.JPG
 
Đi để cảm nhận truyện 'người lái đò sông Đà' nè. Vẫn đang chờ nội dung chinh phục sông của mấy anh
 
Sông Đà nhìn còn hoang sơ quá, thấy nước sông chảy có vẻ phù hợp cho mấy bạn thích chèo xuống vượt thác ấy ^^
 
Đội thuyền kayak

Tang tảng sáng. Những cơn mưa đầu mùa đến sớm đã làm cho dòng sông không còn vẻ hiền hòa lãnh đạm của con nước mùa đông, con nước trong và sẫm màu làm nên cái tên cho dòng sông – Sông Đà nghĩa là dòng sông đen. Giờ đây, màu xanh sẫm huyền bí ấy đã đượm màu phù sa, màu của mùa mưa, và cũng giờ đây, dòng nước cuộn chảy kia đã có ngầm ý đe dọa.

Đội thuyền của TBG chinh phục cơn sóng dữ Đà giang lần này có 5 thuyền kayak, và cũng như những hành trình dài ngày dọc sông, thêm một cano chở đồ và kéo thuyền khi cần thiết. 5 tay chèo đều là những gã gạo cội, từ bác Vndrake, người đã đem lại cảm hứng thuyền bè cho TBG, cho đến chú Bình từ SG, tay chuyên chơi các dòng sông dữ cấp 3-4 như ở Madagui. Lại có cả Tú, một cô giáo trường luật bám theo, cô này cao hơn mét 7, lòng thòng như cái sào. Đặc biệt, 2 tay chèo nhỏ tuổi trong đội TBG2 cũng tham gia chuyến đi này, Balo và Đức, 11 tuổi. Dù rằng trẻ con lắm, đang chèo thuyền lại thích lên bãi nghịch cát, rồi đang mưa ầm ầm đòi đi chèo thuyền... nhưng dẫu sao, cũng là những trải nghiệm thú vị đầu đời mà không dễ em bé nào cũng có được.

Trong chuyến đi này, dù rằng dự trù cấp độ sông cũng không quá dữ, chắc đến cấp 2++ đến 3, so với cấp 3++ đến 4 ở sông Madagui, nhưng lại có những bất trắc khác chưa lường hết, nên đồ bảo vệ của đội thuyền cũng khá cẩn thận. Áo phao là đương nhiên, mũ bảo hiểm phòng khi rơi xuống nước, dòng nước cuộn vào đá có thể gây nguy hiểm. Ngòai ra, đồ đạc cũng phải gói ghém kỹ càng với các túi chống nước 60-80 lit, phòng khi mưa gió, lật thuyền, vẫn chống nước tốt.


Ngay khúc quanh đầu tiên vòng quanh mỏm đồi, nơi có nhà của Đèo Văn Long, vua Thái xưa, sóng dữ đã cuồn cuộn. Nơi đây 3 dòng nước gặp nhau: từ phía Tây chảy về là dòng Nậm Tè (Sông Đà), từ Bắc trôi xuống là dòng Nậm Na, từ Nam ngược lên là dòng Nậm Lay. Ba dòng nước mùa mưa cuộn với nhau tại một điểm, tạo nên những dòng xoáy tít mù. Thuyền trôi vào những cơn xoáy lớn kiểu này có thể cứ xoay tròn bên trong mà không thóat ra được. Chưa kể, khi những xoáy này dồn nước xuống đáy sâu, gặp phải một cái mô đá bất thình lình, nước dồi ngược lại tạo thành một bóng nước dâng cao có khi tới cả mét. Gặp lúc đó, không vững tay chèo là lật thuyền như chơi. Ngồi trên thuyền kayak, gần như sát mặt nước, nhìn những con xoáy lừ lừ ngay bên cạnh mình, thi thỏang nước dội nghe bủm một cái, kể cũng khá là rợn mình.

Còn may chán là những dòng xoáy này nó không ở yên một chỗ mà di chuyển liên tục nên chỉ cần lựa lựa lúc nó chuyển hướng, bạn phải chèo cật lực theo hướng thóat của nó mới ra khỏi cái bẫy nước này.

Vừa thóat khỏi vùng xóay của ba con nước gặp nhau, sóng dữ đã bị ngay mấy rìa đá trước mặt chặn lại. Con sóng xoay tít thoắt cái giật ngay thành con sóng ngang dội thẳng vào triền đá rồi bật ngược lại. Gặp con sóng lắc ngang này thì chỉ có nước xoay thuyền thật nhanh, lao thẳng mũi vào con sóng mới thóat khỏi cơ lật thuyền. Con sóng ngang cao tới cả mét, chồm thẳng vào mạn thuyền, đến thuyền sắt to cũng còn nguy.

“Bám chặt thuyền, bỏ máy, không cần lái”

bác Lê Anh gào lên. Hùng SG đang lái cano, chợt thót tim khi con sóng dội cao tới hơn mét, nhấc bổng cái cano bơm hơi lên rồi hạ xuống mặt sông đánh cái rầm. Hú vía, suýt lật, Cano mà lật thì cũng rách việc, vì nó to, nặng, thêm cái máy và bình xăng khoảng hơn 80 kg, nên nếu lật chịu không thể lật lại trên sông - chỉ có mặc cho nó trôi vào bờ cát thì bơi theo rồi vớt lại thôi, khác với kayak, chuyện lật là bình thường, chỉ cần chờ trôi qua bờ sóng dữ là tự mình lật lại thuyền được.

Trên cao vòi vọi, cầu Hang Tôm mới đang được xây dựng, những nhịp dang dở còn đang cố vươn tới gần nhau,trên ở độ cao 70 mét. Cây cầu này sẽ được ghi nhận là một trong hai cây cầu cao nhất Việt nam. Cây cầu thứ hai, sẽ đón chúng tôi ở điểm kết thúc hành trình này, cầu Pá uôn. Dưới hạ lưu chừng 1 km, cầu Hang tôm cũ ìm lìm, cổ kính, đầu cầu, vẫn hai cây cổ thụ to lớn mọc ngang lưng núi, như một nét chấm phá trên những đường cong chắc khỏe. Đã có nhiều lần đi qua cây cầu này, cả trên cầu lẫn dưới cầu, nhưng chưa lần nào có cảm giác bồi hồi như lần này. Nhớ lần đầu qua đây, từ năm 1996, sau một hành trình dằng dẵng vòng quanh Tây bắc, chúng tôi đã sững người trước một cây cầu duyên dáng soi bóng bên dòng nước xanh ngắt, là một nét quyến rũ của Tây bắc. Rồi đến lần xuôi thuyền dưới sông, nhìn từ mặt nước lên, cây cầu hùng vĩ vạch một nét ngang trên nền trời xanh biếc, nối hai khe núi sâu thẳm ngót ngàn mét bên bờ sông Đà ở độ cao tới gần 40 mét. Hang Tôm xây từ đầu những năm 70, có cái tên thật lạ. Nhiều công trình trên toàn quốc đã đặt tên có nguồn gốc địa phương, nhưng ít thấy công trình nào lại đặt tên bằng một cái lý lẽ rất đơn giản như ở đây: có nhiều hang tôm. Hang Tôm bằng tuổi khá nhiều thành viên của TBG nhưng giờ đây, cây cầu trầm mặc bên bóng dòng sông, ung dung tự tại trong năm cuối cùng của cuộc đời mình!

Giã biệt Hang Tôm, chỉ mong là cây cầu không bị phá dỡ, để dẫu có trầm mình dưới mặt hồ mênh mông, chúng ta vẫn còn cơ hội để thăm lại nó, với một phương tiện hoàn toàn khác, đó là những bình khí lặn!

Từ Hang Tôm xuôi xuống là những vách núi dựng đứng. Dòng sông Đà tới đây xẻ đôi cao nguyên trên ngàn mét. Hữu ngạn là cao nguyên Sìn Hồ với độ cao trên 1500 mét, tả ngạn là vùng Tủa chùa, cũng cao tới 1200 mét. Thế nên dòng sông kẻ thành một khe sâu hoắm giữa vùng cao nguyên chất ngất núi này. Đã từng nghiên cứu kỹ nhiều dòng sông để vạch tuyến chèo Kayak, có thể nói, đây chính là một khúc sông kỳ vĩ nhất Việt Nam với những vách núi hùng vĩ và hoang sơ. Có những đoạn, những con sóng dữ từ ngàn năm qua đã bào mòn vách núi sâu hoắm thành một vách ngược, treo lơ lửng ở trên là những nhũ đá, những gốc cây mọc ngược xuống dưới, trông vô cùng quái dị. Sánh với nó, có lẽ chỉ có khúc sông Nho Quế ở Mã Pì Lèng bên Hà giang, nhưng khúc đó chỉ dài có vài cây số chứ không tới hàng chục cây như đoạn này. Cũng còn một con sông khác, nhưng đó là chuyện của chuyến đi sau!

Trên cao, vách tiếp vách. Dưới sông, ghềnh tiếp ghềnh. Tuy không quá dữ nhưng vượt những con ghềnh trong khe núi sâu thẳm cũng khá nhiều cảm xúc. Chen giữa những ghềnh đá thường là những bãi cát nhỏ hoặc những bãi đá cuội tròn xoe. Bao nhiêu năm nay, nước đã quăng quật những hòn đá này, rồi mài nó thành những hòn đá tròn xoe nhẵn thín. Trên những bãi cát dọc bờ sông, uể oải vẫn dăm chú bò nằm phơi nắng, không hề biết rằng, cái bãi cát mịn màng kia chẳng mấy chốc sẽ nằm sâu nơi đáy nước.
Ngay sau bãi sông mượt mà nhỏ nhắn, nơi dòng Nậm Mức nhập vào sông Đà, là một con ghềnh có tên là Nghé Con. Con ghềnh này được coi là dữ dằn nhất trong đoạn sông này. Từ xa, nghe tiếng nước réo vo vo, nhìn những lọn sóng nhấp nhô trắng xóa đã biết ngay là một con ghềnh hiểm. Thuyền bè tới đây đều phải hết sức cẩn thận. Dòng nước xóay thẳng vào vách đá, chồm qua những ghềnh đá ngầm rồi dội trở lại tạo nên những lạch nước sóng trùm lên hết thuyền. Thuyền kayak bơm hơi khá ổn định ngang, thuyền như một chiếc lá tre, khi sóng dềnh lên thì nó trượt trên bề mặt sóng, nên khá là khó bị lật. Đôi lúc chèo trên biển, sóng vào ướt hết thuyền, chúng tôi có muốn lật thuyền để nước ra cũng khá là vất. Ấy vậy mà ở khúc ghềnh hiểm hóc này, những lừng sóng ngang bất ngờ dội thẳng vào thân thuyền, lật úp nó dễ như trở bàn tay. Nhưng chính sự hiểm hóc của những con sóng, nơi tạo ra sự lo ngại của “ người lái đò Sông Đà”, nơi cũng từng có con thuyền sắt to không kịp trở tay trước con sóng dữ đã phải thúc thủ mà lật ngược, lại là nơi tạo cảm hứng cho những tay chơi thuyền vượt thác. Cái tên Nghé con cũng được đặt để so sánh con ghềnh như chú nghé mới lớn, luôn ***g lên ghếch sừng đòi đọ sức. Cũng phải nói thật là dù những ghềnh thác này được gọi là kinh hồn, song so với dân chơi thuyền vượt thác thì vẫn còn đơn giản lắm. Nó chỉ ở mức 2+ vì ghềnh thác khá đơn giản, sóng lớn nhưng không có mức chênh 1-2 mét mà chúng tôi đã thử sức ở Madagui, hay ở Ngòi Thia bên Nghĩa Lộ nên phải gọi chuyến này thuộc dòng touring kayak ( du ngoạn ) hơn là dòng whitewater kayak ( vượt thác )
 
Sáng sớm - khởi động thuyền bè ngay nơi ngã ba sóng nước

P5011959.JPG


Hai bác này cứ ca nô chạy phe phé.

P5010030.JPG


Mặc anh em ngụp lặn với sóng nước kinh hoàng ngay chỗ xóay của ba con nước

P5010034.JPG


Qua được đoạn sóng nước, thuyền nào cũng ngập nửa thuyền nước, phải dừng lại đổ ra.

P5010040.JPG


Ngay vòng sau bãi đá là cầu Hang tôm mới, đang giữ kỷ lục là cầu cao thứ 2 ở VN ( độ cao 70 m )

P5010062.JPG


Những con sóng dưới chân cầu cũng dữ dằn không kém. Sóng cao tới cả mét, đã nhấc bổng cả ca nô lên.

P5010196.JPG


Chỉ cách cầu mới khoảng 1 km về phía hạ lưu là cầu Hang tôm cũ.

P5010198.JPG
 
Cây cầu duyên dáng soi bóng bên dòng sông Đà xanh thẫm đã 40 năm nay. Cây cầu có tuổi ngang với tuổi của rất nhiều TBER

P5010205.JPG


Cây cầu đang trầm mặc những giây phút cuối cùng của mình. Đây là lần đầu tiên nhưng cũng sẽ là lần cuối cùng thuyền kayak chèo dưới chân cầu.

P5010078.JPG


Đã nhiều lần qua Hang Tôm, nhưng đây là lần cuối cùng còn được nhìn thấy nó. Sang năm, cầu sẽ ngập sâu dưới nước ?

DSC01276.JPG


Giã biệt Hang Tôm! Giã biệt cây cầu từng là điểm nhấn xinh đẹp trên cung Tây bắc.

IMG_2525.JPG
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,647
Bài viết
1,154,466
Members
190,156
Latest member
dulichanton-binhhung
Back
Top