Bản thân tôi thì cũng không rõ về bác Hiến, nhưng cũng nhớ về lần triển lãm trước ở Bảo tàng Mỹ thuật, cũng đã có những bức tượng này rồi. Lần ấy có thêm một số bức khác mà lần này không có, cũng như lại không có một số bức lần này.
Lần ấy ở BT Mỹ thuật, tôi có đi ngắm khá lâu, và tình cờ nghe chuyện của mấy người tham quan, cũng có tuổi, thì có thấy nói rằng mặc dù các bức tượng đều đề từ rất lâu, toàn thế kỷ 11, 12, 13, 14, nhưng thực ra không hoàn toàn đúng thế.
Hình thức, phong cách của các bức tượng đúng là có từ những thời đó, như các tượng Phật đời Tống, đời Nguyên,... tuy nhiên những bức trưng bày không nhất thiết là làm từ đời đó, mà các đời sau làm bắt chước tượng cổ. Các tượng vẫn là tượng cổ, nhưng không cổ đến mức thế, và có cả tượng làm gần đây nữa, nhưng vẫn đề là thế kỷ bao nhiêu bao nhiêu đó.
Cho nên cái niên đại đề dưới bức tượng không nhất thiết phải là khi bức tượng đó được làm. Do đó độ quý giá cũng không đến mức quá lớn.
Bên cạnh đó tôi cũng nhận thấy vài chi tiết nhỏ. Chẳng hạn cả mấy đoàn vào thì bác Hiến đều nói là cái tượng Phật nằm nghiêng nghiêng bằng ngọc, mà khi làm phải nấu trong dấm (bạn Vova có viết đấy), giá của nó là "mấy chục triệu đô". Tôi thấy nói quá hơi nhiều.
Hoặc lúc bác ấy giải thích về pho tượng Phối ngẫu với người tham quan, thì thú thực tôi không chấp nhận được! Không biết có phải vì thấy người xem là người bình thường mà bác ấy cố tình nói thế không, chứ bác ấy nói tư tưởng Phật giáo là "vẫn khuyến khích người ta phải có thú vui gia đình, sinh con đẻ cái", thật không chấp nhận nổi.
Tương tự là việc các bức tranh la-hán được chú thích là "phác thảo tượng chùa Tây Phương" thì theo tôi là không chính xác, có thể nói là lập lờ để làm tăng giá trị. Theo tôi biết thì các tượng chùa Tây Phương đều được khắc theo hình ảnh của một cuốn sách của Trung Quốc vẽ về các Tổ, tất nhiên các nghệ sĩ đã thổi hồn Việt vào. Tuy nhiên bản thân quyển sách của TQ kia cũng là nguyên mẫu của nhiều bức tranh vẽ la-hán khác, và bản thân sách cũng có thể lại là vẽ theo các tranh khác trước đó. Như thế nên cái hình ảnh các vị la-hán trông giống tượng chùa Tây Phương thì không có nghĩa nó là phác thảo của tượng.
Triển lãm và các tác phẩm rất đẹp, rất quý, không thể phủ nhận điều đó. Tuy nhiên do tính hay nghi ngờ, nên tôi có những phân vân. Còn báo chí Việt Nam thì ...
Còn chụp ảnh thì vẫn chụp.