What's new

[Chia sẻ] Hà Tây quê hương tôi

Thưa các sếp, thưa các ACE ( phượt tử --> phượt tiên) trong gia đình phượt nói chung.

Thưa các ACE phượt Hà Tây nói riêng.

Mặc dù bác zanghoang đã có một topic " lượt phượt đất Hà Tây" và bác Chitto cũng đã có topic " Hà Tây quá khứ lại về quá khứ". Nhưng em thấy có gì đó chưa được trọn vẹn.

Sau bao ngày nung nấu, hôm nay em quyết định lập một topic về quê hương Hà Tây, nơi em sinh ra và lớn lên, nơi đầy ắp kỷ niệm tuổi thơ. Một mảnh đất giầu truyền thống, mảnh đất nổi tiếng với cái tên " đất trăm nghề".

Nếu cứ mãi mang cái tên Hà Sơn Bình, Hà Tây hoặc vẫn là Hà Nội như những năm 90 thì em đâu có nhiều tâm trạng như lúc này. Từ lúc biết nhận thức thì Hà Tây đã là quê hương em, nơi chôn rau, cắt rốn. Em nhận thấy một sự nối tiếc ngay khi có tin đồn rằng: Hà Tây sẽ nhập về Hà Nội. Rồi cái gì đến cũng đã đến, ngày 01-08-2008 Hà Tây đã chính thức về Hà Nội, rồi mang cái tên Hà Nội II, thật không gì đau bằng.

Em chắc rằng nhiều ACE cũng có tâm trạng như em. Nhiều ACE cũng yêu Hã Tây như em.

Với hoài niệm Hà Tây, em kính mong các ACE phượt cùng em xây dựng topic này. Cùng em đưa những bức ảnh quê hương, những kỷ niệm về mảnh đất con người Hà Tây.
 
Tương Đường Lâm - Đâu chỉ cự đà

Tương là loại nước chấm độc đáo trong văn hóa ẩm thực Việt Nam, độc đáo từ cách chế biến đến thưởng thức. Tương Bần, tương Cự Đà hay tương Nam Đàn thì nhiều người đã biết tiếng thế nhưng nhắc đến tương Đường Lâm chắc hẳn nhiều người còn chưa biết đến.
Đường Lâm (Sơn Tây — Hà Nội) là một ngôi làng với kiến trúc cổ kính, từ lâu được lưu truyền là làng “một ấp hai vua”. Tới đây ta sẽ gặp lại hình ảnh làng quê Việt thân thương với bến nước, cây đa hay những con đường làng quanh co, uốn lượn trên những quả đồi... Đến với ngôi làng cổ xứ Đoài này, bạn còn được khám phá những nét thú vị trong ẩm thực nơi đây như mía mật, kẹo bột Đông Sàng, chè tươi Cam Lâm, gà Mía… Và đặc biệt là tương chùa Mía nổi tiếng với chất lượng không hề thua kém tương của ngôi làng cách đó không xa đã được nhiều người biết đến là tương Cự Đà (Thanh Oai).
Trang chủ » 360 độ thông tin » Ẩm thực » Châu Á » Việt Nam » Tương Đường Lâm
Tương Đường Lâm
28/04/2009
Tương là loại nước chấm độc đáo trong văn hóa ẩm thực Việt Nam, độc đáo từ cách chế biến đến thưởng thức. Tương Bần, tương Cự Đà hay tương Nam Đàn thì nhiều người đã biết tiếng thế nhưng nhắc đến tương Đường Lâm chắc hẳn nhiều người còn chưa biết đến.

Đường Lâm (Sơn Tây — Hà Nội) là một ngôi làng với kiến trúc cổ kính, từ lâu được lưu truyền là làng “một ấp hai vua”. Tới đây ta sẽ gặp lại hình ảnh làng quê Việt thân thương với bến nước, cây đa hay những con đường làng quanh co, uốn lượn trên những quả đồi... Đến với ngôi làng cổ xứ Đoài này, bạn còn được khám phá những nét thú vị trong ẩm thực nơi đây như mía mật, kẹo bột Đông Sàng, chè tươi Cam Lâm, gà Mía… Và đặc biệt là tương chùa Mía nổi tiếng với chất lượng không hề thua kém tương của ngôi làng cách đó không xa đã được nhiều người biết đến là tương Cự Đà (Thanh Oai).

Nghề làm tương ở Đường Lâm có từ thời xa xưa, được truyền từ đời này sang đời khác, nhà nào trong làng cũng có vài chum tương dành ăn cả năm. Người Đường Lâm luôn tự hào tương làng mình ngon chẳng kém tương Bần, chính vì thế khi về làng cổ Đường Lâm du khách dễ dàng nhận thấy nhà nhà đều có một vài vại tương phơi ngoài sân. Tương Đường Lâm có vị đậm, bùi rất riêng. Tương được làm từ gạo nếp, đỗ tương, ngô và muối. Cho đến nay người Đường Lâm vẫn giữ cách làm tương truyền thống bằng tay và dùng nước mưa tự nhiên. Đây chính là nét khác biệt không nơi nào còn có được. Tương Đường Lâm trở thành một nét riêng để lưu giữ chút hồn quê trong món ăn của làng.

Người Đường Lâm thường làm tương vào khoảng tháng 5, tháng 6 vì đây là thời điểm thích hợp nhất cho việc ủ mốc, ngả tương, tương sẽ ngấu và thơm ngon hơn. Tương được người Đường Lâm và dân quanh vùng ưa dùng trong các bữa ăn gia đình như chấm rau luộc, ăn với thịt trâu, thịt bò hay kho cá. Người trong làng rất chú ý đến các công đoạn làm tương như kén gạo nếp, đậu tương và đặc biệt chú ý trong việc làm mốc, nước đỗ, lúc đổ mốc vào ngâm... Vì vậy tương Đường Lâm có mùi vị rất riêng, rất đặc trưng khác hẳn với tương Cự Đà, tương Bần…

Đến Đường Lâm đắm mình trong không gian tĩnh tại, thanh khiết của làng cổ, của những ngôi chùa cổ kính, du khách không chỉ được khám phá một thắng cảnh, di tích mà còn được tìm hiểu nhiều nét ẩm thực độc đáo. Và khi về nhiều người không quên mang theo vài lít tương làm quà cho người thân cũng là để mang theo chút hồn làng cổ về với cuộc sống thường ngày.

Nếu là người yêu tương truyền thống, Đảm bảo Cự đà để mốc, Nam đàn để khô
 
Chùa Mía
Bước qua cổng Tam quan, phía bên phải là tòa Bảo tháp cử phẩm Liên Hoa thờ vọng Xá lợi Phật

982011132158646.jpg
Gian thờ các vị La Hán
982011132621498.jpg
Các vị La Hán
98201113257421.jpg
Pho tượng Phật Bà nổi tiếng của chùa
092-Tuong%20Quan%20Am%20tong%20tu.jpg

Ảnh từ: vncgarden.com
Dân làng vẫn thường ngợi ca:
"Nổi danh chùa Mía làng ta,
Có pho Tống Tử Phật Bà Quan Âm"​
Tượng bà Chúa Mía
092-Tuong%20Ba%20Chua%20Mia.jpg

Ảnh từ: vncgarden.com
 
Làng Đường Lâm còn nhiều điểm đến hấp dẫn như:

- Những gia dình làm tương truyền thống
lang-co-duong-lam-voi-nghe-lam-tuong-d03a.jpg

Nguồn:amthuc365.vn

khoahoc_biankhoahoc_duonglam_nhaco200nam_4_resize.jpg

Nguồn:itaexpress.com.vn​
Những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi
98201113296330.jpg

982011132753396.jpg

Ban thờ
982011133017748.jpg

Câu đối
982011132040760.jpg
 
Last edited:
- Lăng Ngô Quyền
l(5).jpg

Nguồn: dantraonha.com
Ngoquyen-langmo.jpg

Nguồn: cuocsongviet.com​
Hàng ruối cổ thụ, ngàn năm tuổi ngày xưa Ngô Quyền dùng buộc voi, ngựa
Duoi%201.jpg

Nguồn: vacne.org.vn

50772928.jpg
 
- Đình thờ Phùng Hưng ( Đình Tổng) nằm đối diện chùa Mía
117201193638879.jpg


117201193753208.jpg

- Đền thờ Phùng Hưng- tại quê ông, Cam Lâm -Đường Lâm
images477494_220px_DenPhungHung1.jpg

Nguồn: baodaklak.vn
Hậu cung

tuongphunghung.jpg
 
Tây Đằng, một thị trấn lớn, trung tâm của Huyện Bavì. Nơi có ngôi đình Tây Đằng nổi tiếng, đình được xây vào khoảng thế kỷ 16 thờ thánh Tản Viên và được biết đến là một trong những ngôi đình cổ nhất Việt Nam
Đình quay hướng chính nam, nhìn về ngon núi Ba Vì.
982011111348488.jpg
 
Gần 500 năm tồn tại, đình Tây Đằng cũng nhiều lần tu sửa, và mất đi vài nét nguyên bản.

Ngày xưa đình có hệ thống sàn âm, lát bằng gỗ cách mặt đất chừng 80cm, trong những năm chiến tranh, quân Pháp đã bắt phá đi và lát gạch như bây giờ
982011122258654.jpg


Đình có nhiều hoa văn trạm trổ công phu nhưng không theo quy tắc đối xứng, mà thiên về những điều giản dị trong cuộc sống, những phong tuc tập quán của 3 miền đất nước

98201111838152.jpg

Đánh hổ
san-ho-cham-go-dinh-tay-dang-ha-tay-tk-16_resize.jpg


982011122426341.jpg


982011111216242.jpg


982011111158770.jpg
 
Ban thờ thánh Tản Viên
9820111193941.jpg


98201111911905.jpg


Hệ thống cột
982011122244680.jpg


Một cây cột còn khá nguyên bản, với hoa văn hoạ tiết

982011111320287.jpg


Một cái giếng cổ
982011122317861.jpg


9820111224782.jpg


Hồ bán nguyệt
982011121849501.jpg
 
Bông hồng
98201111133678.jpg

Nụ hồng
982011111249779.jpg

Cụ ông giản dị và nhiệt huyết với việc đình, việc làng.
982011111331648.jpg

Lão bá trông coi đình là người giản dị, nhiệt tình, sau khi say xưa kể về ngôi đình đã kể cho chúng tôi nghe một câu truyện về hai bức hình trên, truyện là:
Trong thời gian tu sửa đình ( khoảng 2004), có một anh thợ mộc trong tốp thợ, lúc nhàn rỗi anh đã lấy hai miếng gỗ để khắc cho đỡ buồn. Một miếng anh khắc hình bông hoa hồng rồi đem tặng cho một chị nấu ăn, miếng còn lại anh khắc nụ hồng để giữ lại.
Thời gian trôi qua, việc tu sửa đình đã xong, hai người trở về nhà và mang theo hai tấm hình đó. Không lâu sau anh này lấy vợ, nhưng mãi vẫn chưa có con. Chị kia thì mãi cũng không lấy nổi một tấm chồng. Cả hai gia đình lo lắng rồi đi xem thầy, hai ông thầy đều phán rằng: hai người đó có nợ với đình, chùa nên một người không thể có con và người kia không lấy được chồng. Muốn có con và có chồng thì hai người phải trả được nợ ( vay mượn hay lấy gì của đình của chùa thì phải trả)
Hai người về nhà nghĩ mãi mới biết vật gì họ đã lấy của đình, chùa. Rồi họ làm mâm lễ tạ tội và gửi lại 2 tấm gỗ.
Thời gian sau chị kia bén duyên và lấy chồng, vợ anh kia cũng có tin vui rồi sinh em bé….

Đến thăm đình các bạn vẫn thấy hai tấm hình đó được ghim trên hai cây cột phía bên phải của đình Tây Đằng.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
57,364
Bài viết
1,159,399
Members
190,550
Latest member
thietbinas
Back
Top