Máy bay hạ cánh xuống sân bay Phú Bài lúc 4 giờ chiếu . Chúng tôi bình thản bước lên xe buýt của sân bay để đi vào thành phố ( giá vé : 45.000 / người ) . Ra quốc lộ 1A , đã thấy ngay không khí Phật Đản với hàng loạt cờ Phật giáo đang phần phật tung bay trên đường ... Không khác mấy so với cách đây 49 năm ...
HUẾ .... Mùa Phật Đản 1963 ....
Cờ Phật giáo tung bay trên khắp các nẻo đường trong sự hân hoan đón mừng ngày Phật Đản ở cố đô . Trên đường từ Huế đi Quảng Trị , Ngô Đình Thục , anh của tổng thống đương thời Ngô Đình Diệm , người luôn có tham vọng biến Việt Nam cộng hòa thành một quốc gia Công giáo toàn tòng đã cảm thấy bức bối trước hình ảnh này ....Ngay sau đó là một cú gọi khản cho tổng thống .
Ngày 6.5.1963 (trước lễ Phật Đản 2 ngày), Phủ Tổng thống ở Sài Gòn gởi Công điện số 5159 cho các tỉnh yêu cầu các địa phương bắt buộc các tôn giáo thực hiện nghiêm túc quy định của chính phủ về việc treo cờ tôn giáo. Vì đây là thời điểm trước Phật Đản nên Tỉnh trưởng Thừa Thiên không dám thực hiện Công điện của Phủ Tổng thống mà đến xin ý kiến Cố vấn Ngô Đình Cẩn. Ngô Đình Cẩn không kỳ thị Phật giáo và lại có mối quan hệ thân mật với Thượng toạ Thích Trí Quang nên ông ta vừa ra lệnh cho Tỉnh trưởng chuyển thông điệp đến Thích Trí Quang yêu cầu ban Tổ chức lễ Phật Đản thông báo cho toàn thể tín đồ Phật giáo đừng treo cờ Phật giáo trong ngày lễ, vừa yêu cầu Tỉnh trưởng đánh điện về Phủ Tổng thống xin chỉ thị. Nhưng khi nhận tin báo từ Tỉnh trưởng, Thượng tọa Thích Trí Quang trả lời không tán thành lời yêu cầu đó
Buổi tối, Thượng tọa Thích Trí Quang nhận được Công điện 5159 của Phủ Tổng thống về việc cấm treo cờ tôn giáo. Lãnh đạo Tổng hội Phật giáo Việt Nam ở Miền Trung họp khẩn tại chùa Từ Đàm từ 21 giờ ngày 6/5/1963 đến 02 giờ sáng ngày 7/5/1963. Sau đó, Thượng tọa Thích Trí Quang soạn ba văn bản phản đối Công điện 5159 của Phủ Tổng thống để gửi cho Hội Phật giáo Thế giới, Chính quyền Ngô Đình Diệm, và Tổng hội Phật giáo Việt Nam ở Sài Gòn. Ngay hôm sau, chính quyền Tỉnh yêu cầu Phật giáo ở Huế không gửi ba văn bản trên và mời Thích Trí Quang đến họp tại tư dinh Cố vấn Ngô Đình Cẩn. Trưa hôm đó (7/5), tại Huế, chính quyền cho cảnh sát đến từng nhà buộc dân chúng phải hạ cờ Phật giáo. Điều này gây bất bình cho các chức sắc và tín đồ Phật giáo.
Lãnh đạo Phật giáo Miền Trung và tỉnh Thừa Thiên (Hòa thượng Tịnh Khiết, cùng các Thượng tọa Thích Trí Quang, Mật Nguyện, Thiện Minh, Thiện Siêu, Mật Hiển, Thanh Trí) cùng nhiều tăng ni và khoảng 500 Phật tử đến Tòa Hành chính Tỉnh để phản đối hành động của chính quyền. Tỉnh trưởng giải thích với phái đoàn là cảnh sát đã làm sai lệnh cấp trên và đồng ý cho Phật tử được treo cờ Phật giáo. rồi cho xe phóng thanh đi thông báo tin trong thành phố Huế chính quyền cho phép treo cờ Phật giáo trước 21 giờ theo đúng yêu cầu của Phật giáo.
Sáng ngày 8/5/1963 (ngày Phật Đản), lúc 06 giờ 30, nghi lễ rước Phật từ chùa Diệu Đế đến chùa Từ Đàm đã diễn ra như thông lệ . Cảnh sát có mặt nhưng không ngăn cản hay đàn áp.Sau đó Lễ Phật Đản diễn ra tại chùa Từ Đàm . Không khí có vẻ hơi căng thẳng với bài diễn văn gay gắt của Thượng tọa Thích Trí Quang, lên án chế độ phân biệt đối xử đối với tôn giáo, kỳ thị Phật giáo trong chín năm qua và đề cập chuyện cấm treo cờ Phật giáo trong khi chỉ hai ngày trước cho treo công khai cờ Vatican. Bài diễn văn đã khích động lòng bất mãn của Phật tử lên cao. Tiếp theo sau là phần nghi lễ diễn ra bình thường.
Buổi tối ngày 8/5/1963 nhiều Phật tử tụ tập trước đài phát thanh Huế chờ nghe bài diễn văn của Thượng tọa Thích Trí Quang đã được thu âm nhưng đài phát thanh từ chối phát bài diễn văn.
Lúc 21 giờ số người tụ tập tại đài phát thanh Huế lên đến khoảng 6000 người. Sau đó, Thượng tọa Trí Quang, Mật Nguyện, Mật Hiển và Đức Tâm đến đài phát thanh để hỏi lý do không phát thanh bài diễn văn. Tỉnh trưởng Thừa Thiên cũng đến đài phát thanh để đối thoại với các chức sắc Phật giáo.
Trong khi lãnh đạo Phật giáo và tỉnh trưởng đang thảo luận, chính quyền dùng vòi rồng giải tán đám đông. Trong khuôn viên đài phát thanh xảy ra hai vụ nổ làm tình hình xấu đi bất ngờ. Các xe bọc thép và binh lính bắt đầu nổ súng.Đám đông trở nên hỗn loạn . Nhiều người ngất xỉu , bị thương .... Máu đã đổ .
Trật tự vãn hồi lúc 24h. Có 8 người chết (trong đó có 7 trẻ vị thành niên từ 12 đến 17 tuổi) cùng nhiều người khác bị thương nằm ở ngoài phòng Chương trình và trong khuôn viên đài phát thanh. Xe cứu thương đến chở người chết và bị thương đi bệnh viện. Chính quyền đến trước đài phát thanh loan báo : "Chính quyền được tin đêm nay Việt Cộng sẽ xâm nhập phá hoại một vài cơ quan công quyền trong thành phố, chính quyền đã ban hành lệnh giới nghiêm, vậy yêu cầu đồng bào giải tán"
Chiều ngày 9/5/1963, văn phòng Tổng Trị Sự GIÁO HỘI TĂNG GIÀ VIỆT NAM nhận được báo cáo về việc xảy ra tại đài phát thanh Huế đêm 8/5/63, do Phật giáo Trung phần chuyển tới. Tổng trị sự giáo hội trung ương liền triệu tập cuộc họp khẩn vào lúc 19 giờ cùng ngày và ra quyết định gửi kháng thư cho tổng thống Ngô Đình Diệm phản đối việc cấm treo cờ Phật giáo và đàn áp Phật giáo đêm 8/5/1963; tổ chức lễ cầu siêu cho các nạn nhân tại đài phát thanh Huế rồi rước bài vị từ chùa Ấn Quang tới chùa Xá Lợi vào ngày 21/5/1963.
Ngày 10/5/1963, các vị lãnh đạo Phật giáo họp tại chùa Từ Đàm, hoạch định đường lối và phương pháp tranh đấu bảo vệ Phật giáo và đòi hỏi công bằng xã hội. Một bản Tuyên Ngôn được soạn thảo, nêu ra năm nguyện vọng của Phật giáo. Bản Tuyên Ngôn này được gửi tới tổng thống Ngô Đình Diệm
Cũng trong ngày 15/5/1963, phái đoàn Tổng Hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với đại diện các tổ chức Phật giáo khác gặp tổng thống Ngô Đình Diệm để trao bản Tuyên Ngôn ngày 10/5/1963, đồng thời giải thích năm nguyện vọng của Phật giáo. Sau 3 giờ thảo luận Tổng thống chỉ hứa hẹn mơ hồ và quy trách nhiệm gây ra biến cố đài phát thanh Huế cho những người cộng sản
Ngày 1/6/1963, một cuộc biểu tình và tuyệt thực lớn được tổ chức
Ngày 3/6/1963, cảnh sát và quân đội có vũ trang chặn đường không cho đoàn biểu tình đến chùa. Quần chúng ngồi xuống đường, chắp tay hướng về chùa Từ Đàm cầu nguyện thì bị cảnh sát dùng lựu đạn cay, lựu đạn khói và chó nghiệp vụ giải tán. Thiền sư Trí Thủ tới can thiệp để giải tán đoàn biểu tình. Mọi người về tới Bến Ngự thì bị một lực lượng cảnh sát khác tấn công bằng lựu đạn cay và lựu đạn khó
Ngày 4/6/1963 cảnh sát phong toả các chùa Từ Đàm, Báo Quốc và Linh Quang. Quần chúng kéo lên chùa nhưng bị ngăn lại. Đám đông áp dụng chiến thuật ngồi xuống đường cầu nguyện. Lựu đạn cay, lựu đạn khói và chó nghiệp vụ được sử dụng để giải tán khiến 142 người bị thương, trong đó 49 người bị thương nặng.....