What's new

[Chia sẻ] (Iran) Những cây cầu ở Isfahan

Iran, trên tin tức thời sự, là một xứ sở của những con người rắc rối và cực đoan. Đối với du khách, đó là một đất nước hiền hòa, an toàn, đẹp, và văn minh. Họ không văn minh theo kiểu, nói thế nào nhỉ, trọn vẹn vật chất và tinh thần như phương Tây. Cái văn minh của họ thiên về tinh thần và lối sống nhiều hơn, bạn có thể cảm thấy điều đó dễ dàng khi tiếp xúc với họ. Về vật chất họ không thừa mứa nhưng hoàn toàn no đủ, hơn ta rất nhiều. Tất nhiên con người ở đó rất sắc sảo và thích tranh cãi về chính trị, bạn đừng nên nói chuyện thời sự chính trị với họ, họ sẽ nói hay hơn bạn nhiều.
Nếu đến Iran thì đừng bỏ qua Isfahan. Đó có thể là thành phố đẹp nhất Iran. Đó là lời khuyên mà bạn sẽ thấy khắp nơi trên Internet. Isfahan được lưu truyền là thành phố đẹp nhất trong thế giới Hồi giáo. Với một người yêu thích thế giới hồi giáo như tôi thì mọi thành phố cổ Hồi giáo đều đẹp cả, còn Isfahan thì cực đẹp.
Isfahan có những thứ khó có thể đẹp hơn được: những cây cầu, những mái vòm nhà thờ hồi giáo (nhất là Imam Mosque và Lotfollah Mosque), khu bazaar, và vùng nông thôn xung quanh mà bạn có thể thấy từ cửa sổ tàu hỏa chạy từ Tehran đến: những vườn cây trái mọc trên đất đai khô cằn, những tháp nuôi chim bồ câu trông như những lô cốt của thời trung cổ.
Và nếu bạn thích những cây cầu thì bạn phải đến Isfahan, những cây cầu ở Isfahan thì không đâu đẹp hơn được. Tôi chụp mấy bức ảnh về một trong nhiều những cây cầu đó, cầu này hình như là cầu Siosepol. Nếu google thì sẽ ra nhiều hình đẹp, còn hình của tôi thì trình chụp rất lởm, tuy nhiên có thể hé lộ phần nào vẻ đẹp của cây cầu. Có lẽ, ngay cả trong mơ, người ta cũng chỉ thấy những cây cầu đẹp đến như vậy mà thôi.





















Và nữa, mới hôm qua tôi đọc được rằng giáo sĩ Alexandre Rhodes, người được coi là cha đẻ chữ viết theo lối latinh của Việt Nam, mất ở Isfahan và còn mộ ở thành phố này. Có lẽ ông đã nhiều lần đi qua những cây cầu này chăng.
 
Bạn Gau Misa sắp đi được Iran chưa?

Hai bức tranh đó có điểm chung là vẽ tả thực các cô gái, chắc là kiểu người đẹp, 'hot girl' thời đó. Nhìn chung văn hóa đạo Hồi không khuyến khích vẽ tả thực con người và các con vật, vì "sáng tạo là quyền năng của riêng thượng đế và bắt chước điều đó là phạm thượng". Mặc dù không có luật nào chính thức cấm việc này, song ở các công trình công cộng thì hiếm khi thấy hình tả thực người và con vật (cá nhân mình chưa từng thấy lần nào ở những xứ Hồi giáo mình qua là Thổ, Iran và Tân Cương). Chính vì cái lệ này mà người Hồi giáo thành ra rất giỏi tạo ra những họa tiết trang trí hình học (hình như có từ 'kỷ hà') như ở những đền đài của họ.

Nhưng đây là trong phòng kín của cung vua, và vua thì bên ngoài thì đứng đắn còn bên trong thì ... ở đâu và thời đại nào cũng vậy :)
 
Hành trình Iran của mình kết thúc tại sân bay Imam Khomeini. Sau chặng xe bus từ Isfahan. Đường xe bus từ Isfahan về Tehran rất buồn tẻ, không có cảnh đẹp như tuyến đường tàu hỏa. Vậy ai đi Tehran - Isfahan thì hãy đi tàu.

Xe chạy qua thành phố Qom, thành phố tôn giáo và là nơi được coi là nhiều thánh thần và tu sĩ nhất nước.

Sân bay Imam Khomeini khá mới và hiện đại. Thủ tục xuất cảnh cũng nhanh gọn mặc dù các cô cảnh sát cộp dấu mặt lạnh lẽo và hình sự. (vẫn hơn Việt Nam, công an nhập/xuất cảnh ở Việt Nam thì vừa lạnh lẽo, hình sự, vừa thêm khoản lấc láo).

Vào nhà vệ sinh, các cậu quét dọn (thanh niên trẻ) liên tục chào khách và lịch sự chỉ đường 'this way Sir, western toilet'. Là xứ Hồi giáo nên hầu hết toilet công cộng là dạng xổm và xịt nước, không có giấy. Còn đây là sân bay quốc tế nên có loại western và khách nước ngoài được chỉ dẫn tận tình. Tình trạng sạch sẽ cũng tốt và 'người dùng' cũng thấy có thiện cảm.

(Nói đến chuyện này là vì xứ sở tiếp theo mình tới là Trung Hoa vĩ đại, với kỳ quan số 1 là các nhà vệ sinh kinh dị, đã được phủ sóng suốt từ bờ biển phía đông sang miền viễn tây Tân Cương.)

Rời Tehran, bay qua Pamirs, Tian Shan, hạ cánh ở Urumqi. Và dù toilets không sạch, Tân Cương vẫn là mảnh đất thần tiên...
 
Hai hôm nay vừa coi ống dòm và coi bài của bác, cả hai thứ đều rất thích. Em biết đến Iran cũng chỉ qua sách báo và phim ảnh, đặc biệt là phim Ago. Nếu không có cách mạng hồi giáo 1979 thì Iran không biết sẽ phát triển rực rỡ đến đâu, ôi cách mạng !
 
Đọc bài của bác thì khát khao đặt chân đến xứ sở này trỗi dậy, nhưng cái passport của e có visa Israel, như thế chắc khó phải ko bác?
 
Đọc bài của bác thì khát khao đặt chân đến xứ sở này trỗi dậy, nhưng cái passport của e có visa Israel, như thế chắc khó phải ko bác?

Mình ko biết.

Nhưng mình nghĩ trường hợp xấu nhất thì bạn vẫn luôn có thể bỏ cái passport đó đi. Báo mất. Làm cái mới. Các trang visa cũ thì chụp lại để làm hồ sơ xin visa các nước sau này nếu cần.
 
Đây là cuốn phrasebook tiếng Batư (Farsi) mình dùng ở Iran. Có sách này không phải lo gì về ngôn ngữ nữa, chỉ cần mình biết tiếng Anh là đi thoải mái.

IMG_7978_zpskxoe3yie.jpg
[/URL][/IMG]

IMG_7979_zpsess9oegy.jpg
[/URL][/IMG]
 
Thật ra kế hoạch ban đầu của mình không phải là kết thúc chuyến đi sau khi thăm Isfahan. Mình đã định đi tiếp về phía nam, qua Bam, Zahedan, rồi sang Pakistan, đi Karakoram Highway, qua biên giới vào Tân Cương, lên Tây Tạng, xuống Nepal, Ấn Độ. Nhưng điểm nút cổ chai của hành trình này là mình phải hoàn thành chuyến đi qua Tây Tạng trước mùa đông. Và sau khi đã tận hưởng những ngày tươi đẹp ở Châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ trước đó, khi đặt chân tới Iran vào ngày 15/10 năm 2007 thì sự việc đã rõ ràng là mình sẽ không kịp qua Tây Tạng trước mùa đông. Do vậy mình phải cắt ngắn chuyến đi Iran và bỏ Pakistan ra khỏi hành trình – một điều mình vẫn còn day dứt đến giờ, và Pakistan vẫn là một món nợ chưa trả.

Chuyến bay từ Tehran đến Urumqi (Trung Quốc) xuất phát lúc khoảng 1-2 giờ sáng và đến nơi lúc 5h. Năm 2007 chưa xa nhưng vào thời điểm đó chưa có Google Map, Google Earth (ít nhất là đối với mình). Và mình cũng chỉ biết đến Wikimapia vài tháng sau đó. Nếu lúc đó mình đã có những thứ này thì mình sẽ không ngủ trên chuyến bay này như mình đã ngủ.

Khi mình mở mắt ra lúc 4 rưỡi sáng và nhìn ra ngoài cửa sổ, dưới cánh máy bay là một cảnh tượng kinh ngạc: trùng trùng lớp lớp các đỉnh núi tuyết phủ trắng xóa, một số chóp đã ửng lên một màu hồng tinh khôi và mê hoặc của những tia nắng đầu tiên. Sau này, nhìn trên GoogleMap, thì khi đó máy bay đang bay qua đâu đó trên dãy Pamir hay Tienshan (Thiên Sơn) ở Kyrgyzstan. Trước đó, máy bay đã bay qua những nước Turkmenistan, Uzbekistan, Tajikistan – có rất nhiều sa mạc và núi tuyết đã bay qua.

Chắc hẳn mình đã bỏ lỡ một đoạn dài những cảnh đó, vì chỉ 5-10 phút sau khi mình mở mắt, núi dần kết thúc và một miền đất bằng phẳng mênh mông màu nâu sẫm bắt đầu. Đó là Tân Cương, với những bồn địa (vùng đất thấp, bằng phẳng) bao quanh bởi những dãy núi lớn.
 
Bạn Gau Misa sắp đi được Iran chưa?

Hai bức tranh đó có điểm chung là vẽ tả thực các cô gái, chắc là kiểu người đẹp, 'hot girl' thời đó. Nhìn chung văn hóa đạo Hồi không khuyến khích vẽ tả thực con người và các con vật, vì "sáng tạo là quyền năng của riêng thượng đế và bắt chước điều đó là phạm thượng". Mặc dù không có luật nào chính thức cấm việc này, song ở các công trình công cộng thì hiếm khi thấy hình tả thực người và con vật (cá nhân mình chưa từng thấy lần nào ở những xứ Hồi giáo mình qua là Thổ, Iran và Tân Cương). Chính vì cái lệ này mà người Hồi giáo thành ra rất giỏi tạo ra những họa tiết trang trí hình học (hình như có từ 'kỷ hà') như ở những đền đài của họ.

Nhưng đây là trong phòng kín của cung vua, và vua thì bên ngoài thì đứng đắn còn bên trong thì ... ở đâu và thời đại nào cũng vậy :)


Bạn đi ngược dòng con đường tơ lụa từ bắc Iran lên, ghé qua Uzbekistan, đặt biệt là thành phố Bukhara thì bạn sẽ thấy sự giao thoa văn hóa mạnh mẽ ở đây. Ở các thánh đường hồi giáo ở xứ này, và ngược dòng về Trung hoa, các thánh đường dần xuất hiện với các họa tiết Long Phụng đi kèm với các họa tiết trang trí điển hình của Hồi Giáo hay Ba Tư. Mình đặc biệt ấn tượng với các thánh thường ở Bukhara, Samakand, Kokand ở Uzbekistan. Và các thành đường ở Tajikistan.
 
Mình ko biết.

Nhưng mình nghĩ trường hợp xấu nhất thì bạn vẫn luôn có thể bỏ cái passport đó đi. Báo mất. Làm cái mới. Các trang visa cũ thì chụp lại để làm hồ sơ xin visa các nước sau này nếu cần.

Những bạn bè mình gặp ở Iran đều nói là nếu bạn có visa Isrsel thì ko dc cấp visa Iran đâu! Nên bạn tốt nhất nên thay PP mới. Visa Iran hiện tại rất dễ dàng xin VoA được ở các sân bay lớn nên bạn yên tâm. Khi tới sbay, chỉ cần chuẩn bị 2 ảnh 4x6, 40 Euros hoắc 45$ cùng với booking khách sạn cho ngày đầu tiên ở Iran, Tehran chẳng hạn. Nhớ kèm theo tên và số điện thoại liên lạc của ksan nghen.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,434
Bài viết
1,147,195
Members
193,499
Latest member
buyoldgmailaczrf
Back
Top