What's new

[Chia sẻ] Ka Lăng - Thu Lũm - Coòng Khà, cắt rừng đến với tộc người La Hủ bản Là Si

Ka Lăng - Thu Lũm - Coòng Khà, cắt rừng đến với tộc người La Hủ bản Là Si

Đường link những chuyến đi trước:

1. Khám phá rừng quốc gia Xuân Sơn - Phú Thọ, bản Dù 05-12-2009: https://www.phuot.vn/threads/6777-Kh...ơn-Phú-Thọ
2. Khám phá rừng quốc gia Xuân Sơn - Phú Thọ, Bến Thân 30-01-2010: https://www.phuot.vn/threads/6777-Kh...ú-Thọ/page2
3. Hà giang - Lũng Tám - Phó Bảng - Lao Sang - chợ phiên Đồng Văn - Lũng Phìn -Mậu Duệ - Du Già 27-03-2010: https://www.phuot.vn/threads/4624-Hà...h-yêu-x/page8
4. Tà Xùa - Hang Chú - Pa Cư Sáng 09-07-2010: https://www.phuot.vn/threads/6777-Kh...ú-Thọ/page6
5. Mù Căng Chải - Chế Tạo - Bản Mù - Làng Nhì - Phình Hồ, cung đương thử thách tay lái và thần kinh thép 3-9-2010: https://www.phuot.vn/threads/10897-C...��n-kinh-thép
6. Hành hương về Tây Yên Tử, lên Ngọa Vân Am chiêm nghiệm Phật Pháp 09-10-2010: https://www.phuot.vn/threads/11904-H...m-Phật-Pháp
7. Hoàng Su Phì - Pờ Ly Ngài - Nàng Đôn - bản Pá - rẽ mây lên đỉnh núi Tây Côn Lĩnh 10-12-2010: https://www.phuot.vn/threads/14030-H...ây-Côn-Lĩnh
8. Hồi ức những chiến binh offroad Cò Nòi - Sông Mã - Điện Biên Đông 08-11-2007: https://www.phuot.vn/threads/14276-H...-năm-2007
9. Nào cùng offroad lên Hồng Ngài, Y Tý - tận hưởng cuộc sống giữa lưng trời 10-02-2011: https://www.phuot.vn/threads/15424-N...g-trời.
10. Vãn cảnh chùa Hồ Thiên, tham vấn thiền sư Thích Đạt Ma Trí Thông 10-04-2011: https://www.phuot.vn/threads/17368-Vãn-cảnh-chùa-Hồ-Thiên-tham-vấn-thiền-sư-Thích-Đạt-Ma-Trí-Thông
 
Re: Ka Lăng - Thu Lũm - Coòng Khà, cắt rừng đến với tộc người La Hủ bản Là Si

Chuẩn bị lên máy bay thôi.

Chuyển hành lý lên, xe có bạt che để khỏi ướt đồ của hành khách.

IMG_7492.jpg


Máy bay nhanh chóng cất cánh về Hà Nội.

Với thời tiết này thì chúng tôi có một chuyến off road trên mây khá ấn tượng.

IMG_7496.jpg


Một giờ sau thì đã nhìn thấy sông Hồng. Hạ cánh an toàn và về nhà thôi.

IMG_7499.jpg


Vậy là chuyến đi Ka Lăng - Thu Lũm - Coòng Khà, vào thăm bản Là Si của chúng tôi đã kết thúc khá thành công, Mặc dù thời gian không có nhiều nhưng chúng tôi cũng đã tới được nhiều nơi, gặp được nhiều người với những kỷ niệm rất đẹp. Càng đi càng thấy yêu hơn, quý hơn đất nước mình, bà con Việt Nam mình.
Không biết ở đâu đó của Việt Nam ta vẫn có những nơi như Là Si, có những con người đến bây giờ vẫn sống hoang dã giữa thiên nhiên như người La Hủ. Có lẽ đó là bản Búng ở trên dãy Trường Sơn chăng, nơi có dân tộc Đan Lai bao đời nay chỉ ngủ ngồi... năm ngoái đã định đi mấy lần nhưng mưa lũ lại phải hủy, thôi cứ thế đã, Tùy Duyên, Tùy Hỷ mà tính thôi...
 
Re: Ka Lăng - Thu Lũm - Coòng Khà, cắt rừng đến với tộc người La Hủ bản Là Si

Cảm ơn anh , theo dõi gần 2 tuần cuối cùng cũng đã hết . Hơi tiếc và mong muốn có dịp đi dc như anh .
 
Re: Ka Lăng - Thu Lũm - Coòng Khà, cắt rừng đến với tộc người La Hủ bản Là Si

Cái này đọc ở wiki, La Hủ cũng có trang phục và văn hóa riêng đấy chứ. Bác BTD confirm chi tiết cho anh em tham khảo:

Ở Việt Nam có khoảng 6.874 người La Hủ (1999) sinh sống ở huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu), gồm 3 nhóm địa phương: La Hủ Sư (La Hủ vàng), La Hủ Na (La Hủ đen) và La Hủ Phung (La Hủ trắng).

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người La Hủ ở Việt Nam có dân số 9.651 người, cư trú tại 16 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Tuyệt đại đa số gười La Hủ cư trú tập trung tại tỉnh Lai Châu (9.600 người, chiếm 99,47 % tổng số người La Hủ tại Việt Nam), ngoài ra còn có ở Thái Nguyên (20 người), các tỉnh còn lại có không nhiều hơn 10 người[2].

Ngôn ngữ

Ngôn ngữ của người La Hủ gần nhất với ngôn ngữ của người Di, thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến của hệ ngôn ngữ Hán-Tạng. Chữ viết của tiếng La Hủ sử dụng bộ chữ cái Latinh.
Đặc điểm kinh tế

Trước kia người La Hủ sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy và săn bắn, hái lượm. Công cụ lao động chủ yếu là con dao, chiếc cuốc. Từ vài chục năm nay, người La Hủ đã phát triển cây lúa nước và lúa nương làm nguồn lương thực chính và dùng trâu cày kéo. Đàn ông La Hủ đan ghế, mâm, chiếu, nong nia, v.v. bằng mây rất giỏi và đa số biết nghề rèn.
Hôn nhân gia đình

Trong gia đình La Hủ, chỉ có con trai mới được thừa hưởng tài sản của cha mẹ. Theo phong tục La Hủ, trai gái được tự do yêu nhau và quyết định hạnh phúc của mình. Sau lễ cưới, chàng rể phải ở gia đình nhà vợ 2-3 năm, sau đó mới được đưa vợ về ở hẳn với mình. Phụ nữ La Hủ sinh nở tại buồng ngủ của mình. Sau 3 ngày đứa bé được đặt tên, nếu trong 3 ngày đó, nhà có khách thì người khách này được mời đặt tên cho đứa bé.
Tục lệ ma chay

Người chết được chôn trong quan tài độc mộc. Trên mộ không dựng nhà mồ, không có rào bảo vệ.
Văn hóa

Người La Hủ có trên một chục điệu múa khèn. Thanh niên thích thổi khèn bầu. Các bài hát tuy thường dùng tiếng Hà Nhì nhưng có nhịp điệu riêng, trong đó từng ngày được xác định theo chu kỳ 12 con vật (hổ, thỏ, rồng, chấy, ngựa, cừu, gà, chó, lợn, sóc, trâu).
Nhà cửa

Người La Hủ lập bản trên sườn núi. Thực hiện định canh định cư, một số bản chuyển xuống địa bàn thấp hơn. Từ chỗ nhà cửa tạm bợ, nay họ đã làm nhà ở bền chắc hơn, phần lớn là nhà trệt với vách bằng phên. Trong nhà, bàn thờ tổ tiên và bếp bao giờ cũng đặt tại gian có chỗ ngủ của chủ gia đình.
Trang phục

Nam giới La Hủ mặc quần áo giống như các dân tộc khác ở vùng Tây Bắc. Phụ nữ mặc quần, ngày thường mặc áo dài xuống tới cổ chân, ngày lễ tết mặc thêm áo ngắn. Ở cổ áo, nẹp ngực, ống tay có thêu hoặc đáp vải các màu, có đính thêm xu bạc, xu nhôm và các bông chỉ đỏ.

Có ít hình ảnh về người La Hủ vào dịp Tết
http://m.tuoitre.vn/tin-tuc/Phong-su-Ky-su/21386,Tham-tet-som-nguoi-La-Hu.ttm
Và đây là La Hủ ở Nậm Xã
http://www.lyhocdongphuong.org.vn/v...-van-hoa-cac-dan-toc-viet-nam-nguoi-la-hu-71/
 
Last edited:
Re: Ka Lăng - Thu Lũm - Coòng Khà, cắt rừng đến với tộc người La Hủ bản Là Si

Hết rồi sao, tiếc quá không gặp được những người còn sống trong cánh rừng kia.
Chúc mừng bác đã về nhà an toàn
 
Re: Ka Lăng - Thu Lũm - Coòng Khà, cắt rừng đến với tộc người La Hủ bản Là Si

Cái này đọc ở wiki, La Hủ cũng có trang phục và văn hóa riêng đấy chứ. Bác BTD confirm chi tiết cho anh em tham khảo:

Ở Việt Nam có khoảng 6.874 người La Hủ (1999) sinh sống ở huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu), gồm 3 nhóm địa phương: La Hủ Sư (La Hủ vàng), La Hủ Na (La Hủ đen) và La Hủ Phung (La Hủ trắng).

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người La Hủ ở Việt Nam có dân số 9.651 người, cư trú tại 16 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Tuyệt đại đa số gười La Hủ cư trú tập trung tại tỉnh Lai Châu (9.600 người, chiếm 99,47 % tổng số người La Hủ tại Việt Nam), ngoài ra còn có ở Thái Nguyên (20 người), các tỉnh còn lại có không nhiều hơn 10 người[2].

Ngôn ngữ

Ngôn ngữ của người La Hủ gần nhất với ngôn ngữ của người Di, thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến của hệ ngôn ngữ Hán-Tạng. Chữ viết của tiếng La Hủ sử dụng bộ chữ cái Latinh.
Đặc điểm kinh tế

Trước kia người La Hủ sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy và săn bắn, hái lượm. Công cụ lao động chủ yếu là con dao, chiếc cuốc. Từ vài chục năm nay, người La Hủ đã phát triển cây lúa nước và lúa nương làm nguồn lương thực chính và dùng trâu cày kéo. Đàn ông La Hủ đan ghế, mâm, chiếu, nong nia, v.v. bằng mây rất giỏi và đa số biết nghề rèn.
Hôn nhân gia đình

Trong gia đình La Hủ, chỉ có con trai mới được thừa hưởng tài sản của cha mẹ. Theo phong tục La Hủ, trai gái được tự do yêu nhau và quyết định hạnh phúc của mình. Sau lễ cưới, chàng rể phải ở gia đình nhà vợ 2-3 năm, sau đó mới được đưa vợ về ở hẳn với mình. Phụ nữ La Hủ sinh nở tại buồng ngủ của mình. Sau 3 ngày đứa bé được đặt tên, nếu trong 3 ngày đó, nhà có khách thì người khách này được mời đặt tên cho đứa bé.
Tục lệ ma chay

Người chết được chôn trong quan tài độc mộc. Trên mộ không dựng nhà mồ, không có rào bảo vệ.
Văn hóa

Người La Hủ có trên một chục điệu múa khèn. Thanh niên thích thổi khèn bầu. Các bài hát tuy thường dùng tiếng Hà Nhì nhưng có nhịp điệu riêng, trong đó từng ngày được xác định theo chu kỳ 12 con vật (hổ, thỏ, rồng, chấy, ngựa, cừu, gà, chó, lợn, sóc, trâu).
Nhà cửa

Người La Hủ lập bản trên sườn núi. Thực hiện định canh định cư, một số bản chuyển xuống địa bàn thấp hơn. Từ chỗ nhà cửa tạm bợ, nay họ đã làm nhà ở bền chắc hơn, phần lớn là nhà trệt với vách bằng phên. Trong nhà, bàn thờ tổ tiên và bếp bao giờ cũng đặt tại gian có chỗ ngủ của chủ gia đình.
Trang phục

Nam giới La Hủ mặc quần áo giống như các dân tộc khác ở vùng Tây Bắc. Phụ nữ mặc quần, ngày thường mặc áo dài xuống tới cổ chân, ngày lễ tết mặc thêm áo ngắn. Ở cổ áo, nẹp ngực, ống tay có thêu hoặc đáp vải các màu, có đính thêm xu bạc, xu nhôm và các bông chỉ đỏ.

Cái này nhiều bạn cũng thắc mắc với tớ. Wiki là một từ điển mở, không phải là sách giáo khoa hay tài liệu chính thống, bản thân người điền vào đó không chịu trách nhiệm gì về những thông tin đưa lên. Bạn chỉ nên dùng để tham khảo có chọn lọc và phải kiểm chứng bằng nhiều tài liệu khác và tốt nhất là thực tế.
 
Re: Ka Lăng - Thu Lũm - Coòng Khà, cắt rừng đến với tộc người La Hủ bản Là Si

Mình có cái may mắn là vào và được đọc topic 1 lèo, không phải dài cổ chờ. Chân thành cảm ơn tác giả battramdao, ít người trẻ có đủ can đảm đam mê để đến được những nơi thâm sơn cùng cốc đó. Ảnh chụp rất tự nhiên phản ảnh được nét chân chất và hoang sơ của người La Hủ. Mong anh tiếp tục nuôi dưỡng những ước mơ của mình để chia sẻ với anh em.
 
Re: Ka Lăng - Thu Lũm - Coòng Khà, cắt rừng đến với tộc người La Hủ bản Là Si

Chào Battramdao
Tôi là người miền Nam và ít có cơ hội tiếp xúc với các dân tộc anh em miền núi phía Bắc, thú thật là rất mù mờ về họ, thấy các chuyến đi bạn chụp hình và giới thiệu đây là người Hà Nhì, Dao Đỏ, Mông, Thái...rất ngưỡng mộ, bạn có thể mô tả giúp tôi làm sao có thể nhận biết, phân biệt được các dân tộc thông qua trang phục, cách ăn mặc của họ, hoặc có đường link nào giới thiệu về các dân tộc và hình ảnh của họ bạn post giúp tôi nhé. Chân thành cảm ơn.

Thực ra thì rất khó để nhận biết được hết 54 dân tộc Việt Nam qua quần áo họ mặc, cách tốt nhất là hỏi trực tiếp họ là dân tộc gì, phong tục tập quán thế nào thôi. Bản thân tôi cũng rất hay bị nhầm lẫn nếu chỉ nhìn bên ngoài.
 
Re: Ka Lăng - Thu Lũm - Coòng Khà, cắt rừng đến với tộc người La Hủ bản Là Si

Không ngại vất vả quyết tâm đến cùng để thỏa cái đam mê khám phá cảnh vật, con người... của Batramdao thật đáng nể. Là một thành viên của nhóm phượt lần này, cho dù nếu có ko phải về trước tôi cũng ko dám chắc mình có dũng khí để cùng Battramdao đi đến Lasi mà có lẽ chúng tôi sẽ loanh quanh Thu Lũm chờ đợi thôi. Hy vọng lần phượt tới tôi sẽ ko bỏ lỡ bất kỳ điều gì. Cảm ơn đồng đội Battramdao một lần nữa.
 
Re: Ka Lăng - Thu Lũm - Coòng Khà, cắt rừng đến với tộc người La Hủ bản Là Si

Cảm ơn bạn Battramdao vì những chia sẻ trong các chuyến đi. Tôi rất ấn tượng khi lần đầu theo dõi chuyến đi Hồ Thiên của bạn. Và lần này thì lại càng cảm thấy lôi cuốn và xúc động trước những trải nghiệm thú vị mà bạn đem lại. Cầu chúc bạn có thêm nhiều cuộc hành trình độc đáo khác nữa!!!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,463
Bài viết
1,153,069
Members
190,097
Latest member
bonghongvu
Back
Top