What's new

[Chia sẻ] [Kashmir Du Ký] ... Và nơi đây bình minh yên tĩnh

Chúng tôi cởi bớt áo len, tạm biệt cái lạnh tê người của Ladakh để đáp chuyến bay về lại Delhi nắng cháy. Chuyến bay dài chưa đầy 55' chứa đựng nhiều điều bất ngờ hơn tôi nghĩ. Ngồi cạnh tôi là một người đàn ông đứng tuổi điềm đạm và có khuôn mặt đặc trưng của người Ladakhi. Sau khi chào hỏi và được biết tôi từ Việt Nam đến, ông rất bất ngờ và dành toàn bộ thời gian trên chuyến bay để chuyện trò và kể cho tôi nghe những kỷ niệm "nhỏ" mà ông đã có với người Việt Nam ...

Năm 1984, khi đó ông còn là đại diện ngoại giao của vùng Ladakh, bang Jammu & Kashmir, ông tiếp xúc với người Việt Nam lần đầu tiên (ông phát âm rất chuẩn cái tên Việt Nam này), đó là cố bộ trưởng bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch. Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch khi đó cùng một số tướng lĩnh cao cấp có chuyến thăm chính thức đến Ấn Độ và dành 4 ngày để đi quanh khu vực Kashmir, ông là trưởng phái đoàn đón tiếp và là lần đầu chính thức đón người Việt Nam đến Ladakh ...

Bố của ông trước đây là đại sứ Ấn Độ tại Mông Cổ, chị gái ông học tiếng Nga ở thủ đô Ulanbato. Trong 1 lần đi thăm chị mình, ông được 1 người bạn của chị ông nấu mời 1 bữa cơm trưa. Đó là 1 lưu học sinh Việt Nam tại Mông Cổ mà ông chỉ còn nhớ được tên là "Hạnh", cũng là lần đầu ông được ăn món ăn Việt Nam mà ông ấn tượng đến tận bây giờ.

Mới đó mà đã gần 28 năm ... Ông nói với tôi sản vật đến từ Việt Nam gần gũi nhất với gia đình ông bây giờ là cá basa! Cá basa được được bầy bán rất nhiều ở các chợ vùng Ladakh và được người dân ở đây ưa chuộng bởi giá cả hợp lý và chất lượng hảo hạng :)

Chúng tôi tiếp tục trao đổi về những chuyện thường nhật, về gia đình và những điều cá nhân. Lúc máy bay sắp hạ cánh, ông trầm ngâm nói 1 điều làm tôi ấn tượng mãi: thế hệ của tôi và con trai con gái ông rất may mắn! Đúng thế, tôi thấy mình may mắn được sinh ra trong 1 thành phố anh hùng giữa 1 đất nước anh hùng, giống như con cái ông vậy. Tôi lớn lên khi tiếng súng gươm đã lui vào quá khứ, và chỉ được nghe về Kashmir cùng những chiến sự xung đột giữa Ấn Độ - Pakistan nhưng chưa bao giờ thực sự biết về miền đất đó. Hôm nay tôi xin dành bài viết này để viết về 1 góc nhỏ của Kashmir - vùng Ladakh - nơi đây, tôi biết rằng, bình minh yên tĩnh ^^

=====

Một vài hình ảnh giới thiệu về vùng Ladakh, tháng 5 năm 2011:

Những ngọn núi cao cheo leo ...

IMG_9679.jpg


... hay những thung lũng xanh mùa tuyết tan

IMG_0051.jpg


... Cuộc sống thanh bình dưới chân dãy Karakoram:

IMG_9745.jpg


IMG_9726.jpg


IMG_9623.jpg


... Và đặc biệt những di chỉ Phật giáo hiện hữu khắp nơi nơi:

IMG_9815.jpg


IMG_9998.jpg


... Một Ấn Độ rất khác so với những gì tôi đã hình dung!
 
Ngày 6: Pangong Tso

Nhờ vào 2 lần qua lại Khardungla Pass khi đi thung lũng Nubra trong mấy ngày trước mà chúng tôi không quá sốc với độ cao trên 5000m của Changla Pass, nhưng cái lạnh ở đây thì kinh người! Không một cơn gió nhưng Changla Pass làm người ta rùng mình vì sự ảm đạm có phần thê lương và cảm giác lạnh từ trong ra ngoài. Do không gần biên giới và một phần vì còn khá sớm nên Changla Pass rất ít người qua lại cũng như hiếm thấy binh lính đồn trú.

IMG_0852.jpg


IMG_0849.jpg


IMG_0847.jpg


Tê cóng người, chúng tôi chui ngay vào xe và tiếp tục hành trình, hy vọng khi xuống thấp sẽ đỡ run cầm cập hơn ...

IMG_7760.jpg


IMG_7779.jpg


Đường xuống từ đèo Changla khá đẹp, nếu đây là tháng 9-10 khi tuyết đã tan thì hẳn dưới cái nắng trong xanh của Ladakh, con đường này sẽ lý tưởng cho du khách chụp ảnh thưởng ngoạn:

IMG_7784.jpg


IMG_0854.jpg
 
Ngày 6: Pangong Tso

Màu trắng dần dần ít đi và thay thế bằng màu nâu của đất cùng những lạch nước tan từ tuyết chảy hiền hòa, chúng tôi đã qua đoạn đường khắc nghiệt nhất:

IMG_7801.jpg


IMG_7812.jpg


IMG_7815.jpg


Khung cảnh xung quanh lúc nào cực kỳ sống động, cậu lái xe tinh ý chạy chầm chậm giữa những hẻm núi để chúng tôi kịp ngắm thiên nhiên Ladakh ôn hòa ngoài cửa kính:

IMG_0860.jpg


IMG_0857.jpg


IMG_0858.jpg
 
Ngày 6: Pangong Tso

Nếu thích bạn có thể nhờ xe dừng lại để thoải mái ra ngoài chụp ảnh, đây là đoạn đường đẹp nhất trong hơn 150 cây số giữa Leh và hồ Pangong, thảm động thực vật tuy không phong phú nhưng đặc sắc và hiếm gặp, riêng tôi mới chỉ thấy những hình ảnh này qua máy tính trước khi đến Ladakh.

IMG_0859.jpg


IMG_0866.jpg


IMG_0868.jpg


IMG_0863.jpg


IMG_0867.jpg


... Và phía cuối con đường lúc này là dải hồ Pangong giấu mình giữa những dãy núi, chúng tôi chỉ còn cách hồ vài cây số:

IMG_0869.jpg
 
Ngày 6: Pangong Tso

Hồ Pangong dài hơn 130 cây số, phía Tây nằm hẳn về địa phận Ấn Độ (chỉ có 40% diện tích hồ), phía Đông kéo dài sang địa phận Trung Quốc, cụ thể thuộc về Tây Tạng. Đã từ lâu du khách bị cấm hoàn toàn việc chạy về phía Đông của hồ vì khu vực này cho đến nay vẫn còn nằm trong tranh chấp, tuy rằng tiếng súng đã ngưng hẳn sau xung đột biên giới Trung-Ấn (Sino-Indian War) năm 1962.

Xe chúng tôi chạy chậm dần và dừng sát mép hồ, đã gần trưa nhưng lúc này mây đang phủ kín trời làm chúng tôi vô phuơng thấy được màu xanh ngọc nổi tiếng của Pangong Tso ...

IMG_0891.jpg


Những hình ảnh đầu tiên của Pangong qua ống kính của tôi:

IMG_0872.jpg


IMG_0870.jpg


IMG_0876.jpg


IMG_0877.jpg


IMG_0873.jpg
 
Ngày 6: Pangong Tso

Cùng với hồ Tsomori, hồ Pangong luôn là điểm đến cho những người yêu thích thiên nhiên rộng lớn và cảnh trời nước mênh mông. Ladakh chưa đông khách và dấu ấn Phật giáo trong vùng cũng chưa sâu đậm như người anh em bên phía kia dãy Hy Mã, nhờ vậy mà Pangong còn khá hoang sơ và không mang tính biểu trưng tôn giáo cao như các hồ thiêng Tây Tạng. Mặt trời chưa ló qua được mây, chúng tôi trong lúc chờ bóng nắng thì xoay ra chụp những góc khác nhau của Pangong Tso.

Đây là phía Tây của hồ:

IMG_7847.jpg


IMG_7848.jpg


Vùng giữa hồ, không rõ bên kia có gì ...

IMG_0918.jpg


Chim chóc vừa bay vừa kêu thảng thốt, có vẻ như sự hiện diện ven bờ của chúng tôi quấy quả đến buổi sáng của chúng :D

IMG_0888.jpg


IMG_0889.jpg
 
Ngày 6: Pangong Tso

Chúng tôi đi bộ một đoạn ven hồ và tranh thủ bắn tỉa loài cư dân gần như độc nhất ở đây:

IMG_7895.jpg


IMG_7908.jpg


IMG_7896.jpg


Được biết hồ Pangong tuy là hồ nước mặn nhưng vào mùa đông là mặt hồ đóng băng cả, cũng là cách mà người địa phương vượt qua bên kia biên giới trong điều kiện cấm chèo thuyền ở đây :D Chúng tôi tìm được một stupa đá hiếm hoi ở mép nước nên cũng đua đòi xếp 1 cái khác nhỏ hơn bên cạnh, sau này bạn đọc đi qua có khi vẫn còn thấy y nguyên ở đây chăng?

IMG_0938.jpg


Đã đến giờ ăn trưa, chúng tôi quyết định ăn nhẹ ngay cạnh hồ và đợi thêm một lúc để mặt trời (có thể) lên. "Nhà hàng" có thể tìm thấy dựng ngay gần hồ:

IMG_0969.jpg


Và tất nhiên sẽ là món masala tea cay cay ngọt bùi để xoa dịu cái lạnh trong ngày nhiều mây:

IMG_0950.jpg
 
Ngày 6: Pangong Tso

Một số gia đình Ấn Độ cũng đang lái xe đến hồ. Hỉnh ảnh này trở nên quen thuộc hơn từ bộ phim "3 Idiots" năm 2010 khi rất nhiều đoạn trong phim lấy bối cảnh thiên nhiên Kashmir, trong đó có vùng hồ Pangong

IMG_0942.jpg


Chờ đợi mãi đến gần 2h chiều, mây tản đi trong chốc lát và chúng tôi mới kịp thấy những mảng trời xanh hiếm hoi trên cao, màu nước Pangong cũng dịu bớt phần xám xịt

IMG_0976.jpg


IMG_0953.jpg


IMG_0965.jpg


Không thể nán lại quá lâu, mặc dù tiếc nuối vì thời tiết không chiều lòng người, chúng tôi phải rời Pangong Tso để về lại Leh trước khi trời tối. Cảnh hồ cuối cùng khi quay lại chụp trước lúc xe leo đèo:

IMG_0985.jpg
 
Ngày 6: Pangong Tso

Trên đường ra thấy khá nhiều xe lúc này mới chạy về hướng Pangong, chắc các nhóm này sẽ cắm trại ngủ lại quanh hồ vì sau giờ chiều là đường về Leh gần như không có người đi để đảm bảo an toàn.

IMG_0989.jpg


Chúng tôi lại lướt qua những cảnh đẹp hoang sơ vắng bóng người của Ladakh:

IMG_0993.jpg


IMG_0995.jpg


IMG_0997.jpg


... Leh lúc này chỉ còn cách gần 1 giờ chạy xe, đã thấy bóng chiều về trên thủ đô ... chúng tôi đã có bữa ăn tối cuối cùng của hành trình Kashmir trong cảm giác ấm cúng sau nửa ngày rét run và đói bụng :D

IMG_1009.jpg


IMG_1014.jpg


IMG_7980.jpg
 
Xin lỗi làm loãng topic của anh Yika nha nhưng ngắm hồ Pangong trong thời tiết không thuận lợi này đúng là "hụt hẫng" và "tiếc nuối" quá :((...

Em đóng đinh ở đây, nghe anh kể hết cuộc hành trình ^ ^
 
Ngày 7: từ biệt Ladakh

@ paven e: thanks e, công nhận là ức cực, mà thời tiết nó thế nên a phải ấm ức ra về chứ biết dư lào :D hành trình đến ngày đi Panggong đã coi như kết thúc mấy ngày thăm Ladakh rồi ý, đoạn về sau này chỉ còn ghé Delhi trước khi về quê.

===

Ngày cuối không vội vàng, chúng tôi thong thả ăn sáng trước khi ra sân bay, chuyến bay từ Leh về Delhi khởi hành lúc 10.30. Sau màn kiểm tra kỹ lưỡng (gồm cả việc tự khai vào sổ thời gian lưu trú kèm tên khách sạn ở Leh cho đến việc mở hành lý và tháo giầy), tất cả cũng đã yên vị trên máy bay và cuộc gặp gỡ tình cờ với ông Narboo như 1 đoạn kết có hậu sau 6 ngày du ký Ladakh đầy cảm hứng. Ngay trước khi rời máy bay, ông còn kịp ghi cho tôi địa chỉ trang web của hotel mà gia đình ông giờ đang mở ở Leh với lời nhắn: "my place is silently beautiful!". Không biết còn dịp nào chúng tôi gặp lại nhau, bạn đọc nếu có Ladakh trong danh mục những điểm đến tham quan thì có thể xem xét thêm về Hotel Shambhala của ông Narboo: http://www.hotelshambhala.com/

Tháng 5 vẫn còn là mùa thấp điểm ở Ladakh, trời vẫn còn lạnh và nhiều mây, nhưng Delhi thì đã thừa nắng gió. Chỉ có vài tiếng ở Delhi, chúng tôi không biết làm gì để tiêu hết thời gian nên mua vé tàu cao tốc chạy vào trung tâm, đi thăm Lăng mộ vua Humayun (Humayun's Tomb). Gửi bạn đọc vài hình ảnh lang thang nơi này:

IMG_1035.jpg


IMG_1036.jpg


IMG_1043.jpg


IMG_1047.jpg


Xây theo kiến trúc Mughal (tương tự kiến trúc của Taj Mahal), Hamayun là sự kết hợp đối xứng chuẩn mực của mái vòm, của chính, cửa sổ, các gian phòng rộng lớn mà bên ngoài là tường đá phiến trắng-đỏ, bên trong là không gian rộng lớn và mát mẻ.

IMG_1049.jpg


IMG_1052.jpg


IMG_1063.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,485
Bài viết
1,153,180
Members
190,103
Latest member
Penguin1
Back
Top